Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Áp dụng biện pháp phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tại xã bình minh – thanh oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.37 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THẢO

Tên đề tài:
“ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÕNG, CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GIA SÖC, GIA CẦM
TẠI XÃ BÌNH MINH - THANH OAI - HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Liên thông chính quy
: Thú Y
: Chăn nuôi thú y
: 2012 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THẢO
Tên đề tài:
“ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÕNG, CHẨN ĐOÁN,


ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GIA SÖC, GIA CẦM
TẠI XÃ BÌNH MINH - THANH OAI - HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Liên thông chính quy
: Thú Y
: K9 – LTTY
: Chăn nuôi thú y
: 2012 – 2014
: ThS. Dƣơng Thị Hồng Duyên

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với
xã hội", việc trang bị cho người học kiến thức thực tế về nghề nghiệp trước
khi ra trường là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự đồng ý và giới thiệu của khoa
Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi được thực tập
tại xã Bình Minh – Thanh Oai – Hà Nội. Đến nay tôi đã thực tập xong và
hoàn thành chuyên đề thực tập tôt nghiệp của mình dưới sự cố gắng, tinh thần

làm việc khẩn trương của bản thân và sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của cô giáo
hướng dẫn thực tập cũng như các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chuyên môn
UBND xã Bình Minh.
Vậy cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Dương Thị Hồng Duyên đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND và cán bộ thú y xã Bình
Minh – Thanh Oai – Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt chuyên đề.
Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi thú y đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập này.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, với trình độ và thời gian có hạn,
bước còn nhiều bỡ ngỡ với với chuyên đề thực tập và công tác phục vụ sản
xuất nên chuyên đề không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 3.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất……………………………...41
Bảng 3.2: Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Bình Minh –
Thanh Oai – Hà Nội......................................................................42
Bảng 3.3: Tình hình mắc bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nuôi tại xã Bình
Minh – Thanh Oai – Hà Nội.........................................................43
Bảng 3.4

Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị cho đàn gia súc, gia cầm
tại xã Bình Minh – Thanh Oai – Hà Nội………………………...45



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

THCS:

Trung học cơ sở

KHKT:

Khoa học kĩ thuật

Nxb:

Nhà xuất bản

cs:

Cộng sự

PTS:


Phó tiến sĩ

ThS:

Thạc sĩ


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành nội dung thực tập ................................................ 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề ............................................................... 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân ................................................................... 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực tập ........................................................... 2
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề .............................. 11
1.5. Tổng quan tài liệu................................................................................. 11
1.5.1. Cơ sở của việc chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm ........... 11
1.5.2. Cơ sở của việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm ......................... 13
1.5.3. Một số bệnh thường gặp ............................................................... 15
1.5.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................... 28
PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 32

2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32
2.3. Địa điểm, thời gian tiền hành ............................................................... 32
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 32


2.3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp điều tra ................................................................... 32
2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................... 33
2.4.3. Phương pháp sử lý số liệu ............................................................. 34
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 35
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất ..................................................................... 35
3.1.1. Công tác tuyên truyền vận động ................................................... 35
3.1.2. Công tác vệ sinh thú y ................................................................... 36
3.1.3. Công tác tiêm phòng ..................................................................... 37
3.1.4. Công tác khác ................................................................................ 37
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề ................................................................ 38
3.2.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Bình
Minh – Thanh Oai – Hà Nội ................................................................... 38
3.2.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nuôi tại xã Bình
Minh – Thanh Oai – Hà Nội .................................................................. 39
3.2.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị cho gia súc, gia cầm tại xã Bình
Minh – Thanh Oai – Hà Nội ................................................................... 40
PHẦN 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................ 44
4.1. Kết luận ................................................................................................ 44
4.2. Tồn tại .................................................................................................. 44
4.3. Đề nghị ................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
I. Tài liệu tiếng việt ..................................................................................... 46

II. Tài liệu dịch từ nước ngoài..................................................................... 47
III. Tài liệu tiếng Anh.................................................................................. 47


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những
bước tiến mới. Song song với ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng đã và đang là
ngành chính chiếm vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế nước nhà. Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm chính, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người và cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho
ngành trồng trọt, đồng thời tận dụng được các sản phẩm dư thừa trong đời sống
sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu,
là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy mà
ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng, năng suất cũng
như chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, ngành chăn nuôi còn gặp
không ít khó khăn, đó là vấn đề dịch bệnh. Hiện nay người chăn nuôi thường gặp
một số khó khăn trở ngại như gia súc mắc phải một số bệnh truyền nhiễm gây tổn
thất khá lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Do kỹ thuật không đảm bảo, vệ sinh
chuồng trại không phù hợp, không tiêm phòng vacxin hoặc có tiêm phòng nhưng
không đúng quy trình kỹ thuật, tập quán chăn nuôi lạc hậu cũng làm cho chăn nuôi
đạt hiệu quả kinh tế thấp.
Xã Bình Minh thuộc huyện Thanh Oai - Hà Nội, đa số người dân sống
bằng nghề nông nghiệp, phát triển kinh tế theo kiểu tăng gia sản xuất bằng hình
thức chăn nuôi trong các hộ gia đình, với quy mô vừa và nhỏ dưới nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên việc chăn nuôi hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do

dịch bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm gây chết hàng loạt
làm thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất tại địa phương, được sự phân
công của Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên,


2
dưới sự hướng dẫn của cô ThS. Dương Thị Hồng Duyên, tôi tiến hành nội dung
thực tập: “Áp dụng biện pháp phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm tại xã Bình Minh – Thanh Oai - Hà Nội”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành nội dung thực tập
Tình hình dịch bệnh hiện nay trên đàn gia súc, gia cầm trên cả nước đang
bùng phát mạnh, đặc biệt là dịch Lở mồm long móng, tai xanh… trên đàn gia
súc có có tốc độ lây lan nhanh. Do vậy, là một cán bộ thú y tương lai, việc tham
gia công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tại địa
phương là hết sức cần thiết.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
- Đang học ngành thú y có trình độ đại học, đã được học các môn cơ sở và
chuyên ngành như: sinh lí vật nuôi, sinh hóa, nội khoa, ngoại khoa, bệnh truyền
nhiễm gia súc, gia cầm...
- Đã được tiếp cận với thực tiễn sản xuất thông qua các đợt thực tập nghề
nghiệp ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, kinh ngiệm thực tế chưa có nhiều,
do vậy thông qua đợt thực tập tốt ngiệp là cơ hội thuân lợi để học hỏi về chuyên
môn từ đó nâng cao tay nghề của bản thân góp phần vào sự phát triển chung của
ngành chăn nuôi thú y.
- Có khả năng đọc tài liệu khoa học về chuyên môn, với sự hướng dẫn, giúp
đỡ của thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là ThS. Dương Thị Hồng Duyên.
- Bản thân có sức khỏe tốt để tham gia hoạt động tốt công tác chăn nuôi
thú y xã.

1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực tập
1.3.2.1.Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bình Minh là xã thuộc vùng bán sơn địa năm ở phía bắc của huyện Thanh
Oai, cách trung tâm huyện 9 km địa hình rộng với diện tích tự nhiên toàn xã là
672,3 ha. Địa giới hành chính được xác định:


3
- Phía Bắc giáp xã Bích Hòa.
- Phía Đông giáp xã Cự Khê và xã Mỹ Hưng.
- Phía Tây giáp xã Thanh Cao và xã Cao Viên.
- Phía Nam giáp xã Thanh Mai và xã Tam Hưng.
Là xã có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế - xã
hội bởi có hai trục đường quốc lộ là 21B và 427 chạy qua.
* Địa hình, đất đai
Địa hình của xã bị chia cắt khá phức tạp với độ cao, thấp không đồng đều
mang đặc thù của xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Với địa hình không đồng đều, đất
vùng trũng được phân bố nằm rải rác trong phạm vi toàn xã đã gây không ít khó
khăn cho việc bố trí, lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi…
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trng sản
xuất nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng trở lên quan trọng hơn đối với những
địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như xã Bình Minh. Vấn đề sử
dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một
địa phương.
Bình Minh là xã có tổng diện tích tự nhiên trung bình trong huyện. Trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn chiếm tới 52,10% tổng diện tích,
nhóm đất chưa sử dụng đến năm 2012 giảm còn 1,19 ha, chiếm 0,18% tổng diện
tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do các vùng đất trũng được cải
tạo, khắc phục thoát nước đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất cây

rau. Diện tích mặt nước sông ngòi là 39,97 ha. Đây là nguồn tài nguyên nước rất
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Với diện tích
ngày càng giảm thì vấn đề trồng và phát triển cây gì có hiệu quả trên những thửa
đất của hộ nông dân là điều rất quan trọng. Nhà nước cần có những chủ trương,
chính sách hỗ trợ, khuyến khích để khai thác triệt để tư liệu sản xuất đất đai quý
hiếm này đồng thời phát huy được thế mạnh về đất đai của vùng.
* Giao thông, thủy lợi
- Về giao thông: Toàn xã có 11,6 km đường trục xã và liên xã trong đó tỷ
lệ cứng hóa đạt 90,38%. Các tuyến đường trục xã và liên xã đảm bảo cho các
loại xe cơ giới đi lại song đến mùa mưa đường trũng bị ngập nhiều, lưu lượng xe


4
cơ giới đi lại nhiều gây nên khó khăn cho việc đi lại giao lưu phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương và khu vực. Đường thôn, ngõ, xóm tổng chiều
dài 37 km được phân bố trên địa bàn 10 thôn và các trục đường nối các thôn.
Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cùng ngân
sách hỗ trợ một phần, đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo phát huy nội lực của
nhân dân tổ chức bê tông hóa được 35 km đạt 94,59%, tạo điều kiện việc đi lại
giao lưu và buôn bán được thuận lợi.
- Về thủy lợi: Trên địa bàn xã có 9 trạm bơm cục bộ do địa phương quản
lý để phục vụ tưới cho trên 200 ha đất canh tác nông nghiệp được phục vụ tưới
nước từ hệ thống công trình thủy lợi Bảo Sơn. Nguồn nước bơm phục vụ sản
xuất được lấy từ song Tiêu Sái chạy qua địa bàn xã. Các trạm bơm điện chủ yếu
được xây dựng từ những năm 1980 – 1992, có 4 trạm bơm được sửa chữa nâng
cấp từ năm 1995 – 2000 nên cơ bản các trạm đã xuống cấp, vận hành chi phí
cao, hiệu quả thấp không đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân
địa phương.
* Thời tiết, khí hậu
Xã Bình Minh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh
hưởng của khí hậu vùng Đồng bằng Sông Hồng. Thời tiết trong năm được chia

làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng: ẩm, mưa nhiều còn mùa
lạnh: hanh, khô và mưa ít.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng
5,6,7,8 lên tới 35 - 36,50C. Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 12, 1, 2 xuống
còn 15 - 170C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 64,5%.
Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm là 960 mm.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.650 – 1.812 mm/ năm. Tháng có
lượng mưa lớn nhất lên tới 900 mm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 17 24 mm.


5
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.680 giờ. Số giờ nắng trung
bình vào mùa hè là 6 - 7 giờ/ ngày. Trung bình số giờ nắng trong tháng là 23
ngày. Nhìn chung, khí hậu và thời tiết nơi đây tương đối thuận lợi và thích hợp
cho sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến tháng 6/ 2014 toàn xã có 607 hộ với 9594 khẩu chỉ có duy nhất
một dân tộc sinh sống phân bố đều tại 10 thôn trong xã.
Về lao động trong xã: Từ 2012 – 2014 số lao động tăng lên 2982 người
với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 29%, lao động có độ tuổi trung bình
từ 40 – 50 tuổi. Trong tổng số lao động thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
là nhiều nhất và đang giảm dần do có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn. Nguồn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp do đó, sau
mùa vụ số lao động nông nhàn khá cao, tình trạng dư thừa sức lao động khá phổ
biến, trong khi đó các ngành nghề khác thu hút sức lao động chưa tực sự phát
triển mạnh.
Về việc trẻ hóa đội ngũ lao động và phấn đấu số lao động có trình độ từ
trung học phổ thông trở lên ngày càng cao. Do điều kiện tự nhiên và kinh tế của xã

nên phần lớn thanh niên của xã làm trong các công ty hoặc đi xuất khẩu lao động.
Do nông nghiệp là ngành chủ đạo nên số hộ nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ
khá cao, năm 2012 là 8,4% tương đương 2046 hộ nên số khẩu nông nghiệp cũng
có tỷ lệ lớn. Song cơ cấu hộ nông nghiệp so với tổng số hộ có xu hướng giảm
dần qua các năm điều này giúp thúc đẩy kinh tế của xã có sự chuyển dịch đáng
kể. Trong những năm gần đây, chủ trương công nghiệp hóa nông thôn diễn ra
khá mạnh, qua 3 năm số hộ phi nông nghiệp trong xã tăng nhanh (bình quân
tăng 12,38%) làm số khẩu phi nông nghiệp cũng tăng.
* Y tế - văn hóa - giáo dục
- Về y tế: Xã có trạm y tế xã nằm ở khu vực trung tâm của xã, trạm y tế
tương đối khang trang, sạch sẽ, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trung


6
cấp, cao đẳng và đại học. Trong những năm qua, trạm đã thực hiện tốt các
chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh uốn ván,
sốt rét, viêm gan B, lao, bướu cổ, mù lòa, kế hoạch hoá gia đình...
- Về văn hóa: Phong trào "Toàn dân đoàn kết văn hóa xây dựng đời sống
văn hóa" được phát động mạnh mẽ và được quần chúng nhân dân đồng tình
hưởng ứng đã tạo nên được không khí sôi nổi trong các ngày lễ như: Ngày Quốc
tế lao động 1/5, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày
quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6... Tham gia các giải thể thao của
huyện như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... Hiện nay, mỗi thôn đều có nhà
văn hóa riêng, năm 2013 có 10/10 thôn đạt làng văn hóa cấp huyên, 5/10 thôn
đạt làng văn hóa cấp tỉnh.
- Về giáo dục: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm thực hiện
tốt có hiệu quả phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
+ Đối với mầm non: Được công nhận là trường chuẩn quốc gia, làm tốt
công tác vận động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo, không ngừng nâng
cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ.

+ Đối với hệ Tiểu học và THCS: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, hệ thống cơ sở ngày
càng được đảm bảo, nhờ vậy mà chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cấp.
+ Trong 6 tháng đầu năm 2014, xã đã tổ chức được 7 lớp chuyển giao
khoa học kĩ thuật trong đó có 5 lớp về trồng trọt, 2 lớp về chăn nuôi, ngoài ra xã
còn tổ chức tập huấn về phòng chống bão lụt, mở lớp đào tạo nghề cho đối
tượng chính sách.
1.3.2.3. Điều kiện sản xuất của cơ sở
* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
theo hướng công nghiệp hóa và đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo cơ chế
thị trường thì ngành chăn nuôi của xã ngày càng được đẩy mạnh và hiệu quả


7
chăn nuôi ngày càng được nâng cao. Nhân dân trong xã chủ yếu nuôi các loại
gia súc, gia cầm như trâu bò, lợn, gà, vịt...
+ Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò)
Chăn nuôi trâu, bò chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi, nó
không những cung cấp sức kéo cho nông nghiệp mà còn cung cấp các sản phẩm
như thịt, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến như xương, da..., cung cấp
phân bón cho cây trồng, làm giảm đáng kể chi phí mua phân bón.
Số lượng gia súc hiện có: Theo số liệu điều tra năm 2014 đàn trâu, bò của
xã là 209 con trong đó trâu là 94 con, bò là 115 con.
Thức ăn: Chủ yếu là tận dụng từ nông nghiệp như: cây ngô, cây lạc, khoai
lang, cám, tấm, cỏ, rơm rạ, chăn thả tự do ở các sườn mương bãi, bờ đê, bờ
ruộng. Nhìn chung chất lượng thức ăn còn thấp do người dân chưa quan tâm đến
vấn đề dinh dưỡng thức ăn cho trâu, bò nên khả năng sinh trưởng, phát triển của
trâu, bò chưa cao.
Giống: Ngày càng được bà con chú trọng, nhất là giống bò Laisind được

nuôi phổ biến nhất và loại giống này có ưu điểm vừa thích nghi với điều kiện
khí hậu nước ta, vừa phù hợp với phương thức chăn nuôi hộ gia đình, có khả
năng chống bệnh tật tốt.
Chuồng trại: Mặc dù đã được xây dựng kiên cố nhưng vấn đề vệ sinh thú
y chưa được cao, mặt khác người chăn nuôi còn cần nhiều phân bón cung cấp
cho ngành trồng trọt nên chuồng nuôi thường lầy lội, ẩm ướt nên tình hình dịch
bệnh vẫn còn xảy ra đặc biệt là vào mùa mưa.
Chăm sóc nuôi dưỡng: Đối với những hộ chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và quy
mô lớn thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng được chú trọng hơn, còn đa phần thì người
chăn nuôi chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng.
Thu nhập từ chăn nuôi trâu bò: Việc chăn nuôi trâu, bò là phục vụ sản
xuất cày kéo cho ngành trồng trọt và cung cấp phân bón, nuôi sinh sản và giết
thịt. Do giá trị sản phẩm thịt từ chăn nuôi trâu, bò cao nên thu nhập chăn nuôi
trâu, bò tương đối cao so với các ngành khác. Vì vậy, chúng ta cần có kế hoạch
đầu tư hợp lý để thúc đẩy hơn nữa trong việc cải tạo giống trâu, bò, nâng cao sản


8
phẩm thịt, nâng cao giá trị kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò. Do vậy, người chăn
nuôi cần có biện pháp khắc phục các dịch bệnh bằng cách vệ sinh gia súc, chăm
sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ trước khi dịch bệnh xảy ra.
+ Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn của toàn xã là 2262 con
Thức ăn: Những hộ chăn nuôi chủ yếu cho ăn theo phương thức công
nghiệp, sử dụng thức ăn chế biến sẵn như các loại thức ăn hỗn hợp, những hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ thì tận dụng thức ăn từ sản phẩm của nông nghiệp: ngô, khoai,
sắn, cám gạo kết hợp với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn viên. Các hộ chăn nuôi
đã chú trọng đến và quan tâm nhiều đến vấn đề dinh dưỡng thức ăn cho lợn, họ
đã biết phối trộn thức ăn với nhau để đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu
phần thức ăn cho đàn lợn, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và đảm bảo

được chất lượng thịt.
Giống: Được nhập các giống tốt như lợn Ỉ, lợn Móng cái, lợn Duroc, lợn
Yorkshire, lợn Landrace, lợn Pietrain đều là các giống lợn cao sản có giá trị kinh
tế cao khả năng sinh trưởng và cho chất lượng thịt cao
Chuồng trại: Quy mô xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi lợn phụ thuộc
vào kinh tế cũng như sự hiểu biết về kĩ thuật trong chăn nuôi, đa phần chuồng trại
được xây dựng thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, chuồng nuôi hợp vệ
sinh, có máng ăn máng uống, còn lại số ít hộ bố trí chuồng nuôi chưa được hợp vệ
sinh, chưa có hệ thống thoát nước, làm tồn đọng gây ô nhiễm môi trường. Đây
cũng là nguyên nhân làm cho mầm bệnh phát sinh, phát triển gây bệnh cho vật
nuôi làm ảnh hưởng đến năng xuất chăn nuôi.
Chăm sóc nuôi dưỡng: Đa phần các hộ chăn nuôi đều chú trọng quan tâm
đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, cân đối, đầy
đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Tuy nhiên, một số hộ nuôi ít thì vấn đề vệ sinh còn
kém, chưa đảm bảo như thức ăn còn bị ôi thiu, nấm mốc, gây ra các bệnh về
đường tiêu hóa, làm cho lợn chậm lớn, năng xuất thấp.


9
Thu nhập từ chăn nuôi lợn: Hàng năm trong chăn nuôi lợn cho thu nhập rất
cao so với các nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp, chủ yếu cung cấp thịt trong
vùng và xuất khẩu ra vùng lân cận, ngành chăn nuôi lợn được các hộ hưởng ứng
một phần tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, không tốn thời gian nhiều nên việc chăn
nuôi lợn được người dân địa phương nuôi với số lượng tương đối lớn.
+ Chăn nuôi gia cầm:
Tổng đàn gia cầm của toàn xã là 35950 con.
Thức ăn: Những hộ chăn nuôi, quy mô lớn thì hầu hết cho ăn theo phương
thức công nghiệp còn những hộ chăn nuôi nhỏ thì tận dụng thức ăn từ nông
nghiệp. Tận dụng nguồn thức ăn là sản phẩm phụ của gia đình và ngành trồng
trọt như: ngô, khoai, sắn, thóc, gạo... chủ yếu là nuôi thả với các hộ gia đình

chăn nuôi nhỏ, còn đối với các hộ chăn nuôi bán công nghiệp vừa là tận dụng
các nguồn thức ăn có sẵn vừa sử dụng một phần thức ăn công nghiệp như sử
dụng ngô để pha trộn các thức ăn đậm đặc. Một số hộ gia đình chăn nuôi theo
hình thức công nghiệp với số lượng lớn thì thức ăn chủ yếu là được chế biến sẵn
bán trên thị trường.
Giống: Nhập các giống tốt, siêu trứng, chuyên thịt như các giống gà ri, vịt
cỏ, ngan sen, các giống gia cầm nhập nội có khả năng tăng trọng nhanh có năng
xuất cao như gà lai mía, gà lương phượng, ngan pháp...
Chuồng trại: Đa phần đều có chuồng trại hợp vệ sinh, có đầy đủ máng ăn,
máng uống, kín đáo và khô ráo.
Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm: So với các ngành chăn nuôi khác thì thu
nhập từ ngành chăn nuôi gia cầm là tương đối cao, đáp ứng đầy đủ tiêu dùng của
người dân trong vùng và các vùng lân cận. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 50
hộ chăn nuôi từ 500 con trở lên và nguồn thu nhập chính của họ là chăn nuôi gia
cầm, tuy nhiên tổn thất từ dịch bệnh cũng làm cho giá cả ngành chăn nuôi gia
cầm không ổn định.
+ Chăn nuôi các loại gia súc khác
Chăn nuôi chó, mèo: Số lượng đàn chó mèo năm 2014 theo thống kê là
1585 con, các hộ chăn nuôi chỉ với mục đích giữ nhà và bắt chuột là chính,
một số ít nuôi kinh tế nhưng thu nhập kinh tế chưa cao, vì vậy mà người dân


10
chưa chú trọng đến phương thức chăn nuôi chó mèo, chưa quan tâm đến việc
chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng dịch, dịch bệnh vẫn thường xảy ra nhất là
những lúc chuyển giao thời tiết giữa các mùa như bệnh đường tiêu hóa, bệnh
đường hô hấp.
Chăn nuôi cá: Trong toàn xã hiện nay có 45 ha diện tích mặt nước nuôi
cá. Hằng năm cho thu nhập trung bình 367 tấn cá, thức ăn sử dụng để chăn nuôi
cá thường là rau, cỏ...

* Công tác thú y xã Bình Minh
Mạng lưới thú y xã tương đối đầy đủ, đứng đầu là trưởng thú y xã, cùng
với 10 thú y viên ở 10 thôn. Tất cả đội ngũ thú y cơ sở đều được đào tạo và dặn
kinh nghiệm. Thú y viên chịu trách nhiệm tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm
của địa phương. Họ tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh cho vật nuôi của toàn xã
và các xã lân cận. Đặc biệt một công việc quan trọng là thường xuyên kiểm tra,
giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh của địa phương để có biện pháp xử lý kịp
thời khi có dịch bệnh xảy ra.
Trong công tác phòng chống dịch thì biện pháp quan trọng nhất đó là tiêm
phòng vacxin tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi.
Công tác tiêm phòng được chia ra làm các đợt sau:
- Tiêm phòng định kì: tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm gồm 2 đợt:
Đợt 1: Vào tháng 3.
Đợt 2 : Vào tháng 8.
- Tiêm phòng bổ sung: tiêm các loại vắc xin theo kế hoạch của trạm thú y
huyện hoặc theo nhu cầu thực tế của địa phương.
- Tiêm phòng thường xuyên: Thường xuyên tiêm phòng các loại vắc xin
theo nhu cầu của các hộ chăn nuôi.
Các bệnh được tiêm phòng chủ yếu là các bệnh dễ lây lan như:
+ Bệnh ở trâu bò: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng.


11
+ Bệnh ở lợn: Bệnh dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở
mồm long móng, bệnh tai xanh.
+ Bệnh ở gia cầm: Bệnh cúm H5N1, Newcastle, tụ huyết trùng, Gumboro,
dịch tả vịt.
+ Bệnh ở chó: Bệnh dại.
1.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:

- Đảng ủy, HĐND xã Bình Minh: Trạm thú y huyện Thanh Oai luôn quan
tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho công tác thú y được diễn ra thuận lợi nhất, hỗ trợ
cho người chăn nuôi được nhận vacxin, thuốc sát trùng đầy đủ và kịp thời.
- Có hệ thống thú viên chặt chẽ (mỗi thôn có một thú y viên riêng), có trình
độ từ trung cấp trở lên, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm tại thôn phụ trách.
- Người dân có ý thức trong công tác phòng bệnh, luôn phối hợp với cán
bộ thú viên.
* Khó khăn.
- Mức độ đầu tư, chế độ chăm sóc, quản lý trong ngành chăn nuôi thực
hiện còn chưa tốt nên chưa phát huy hết lợi thế về chăn nuôi.
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác thú y của xã còn hạn chế.
1.4. Mục tiêu cần đạt đƣợc sau khi kết thúc chuyên đề
- Tham gia công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm tại địa phương.
- Giúp đỡ các nông hộ xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh, nhằm nâng
cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Từ đó nâng cao tay nghề trong việc phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở của việc chẩn đoán, điều trị bệnh gia súc, gia cầm
Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á thuộc khu vực nhiệt đới nóng ẩm,
mưa nhiều, với nhiều đồi núi, đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc sinh


12
sống, phát triển của vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Những tác động
gây bệnh đó có thể là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc... chúng xâm
nhập vào cơ thể gia súc, gia cầm gây tổn thương và làm mất giá trị cân bằng
sinh học của cơ thể. Khi gia súc, gia cầm bị bệnh sẽ gây ra tác hại không nhỏ
đối với ngành chăn nuôi như số lượng gia súc, gia cầm bị bệnh tăng dẫn đến
sản lượng và chất lượng thịt, trứng, sữa và các sản phẩm khác giảm..., vật nuôi

bị bệnh thì khả năng lao tác bị giảm, ảnh hưởng tới thời vụ sản xuất và năng
xuất cây trồng giảm. Ngoài ra, khi đàn gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm
thì việc buôn bán, trao đổi vật nuôi phải ngừng lại. Chính vì những tác hại to
lớn đó mà việc chẩn đoán và điều trị kịp thời cho đàn gia súc, gia cầm mắc
bệnh là vấn đề bức thiết đặt ra.
Chẩn đoán bệnh là việc vận dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau
để phát hiện hết các triệu trứng, biểu hiện của bệnh nhằm đánh giá, phân tích
tổng hợp các triệu trứng và rút ra kết luận của bệnh. Một chẩn đoán đúng và sớm
là điều kiện trước tiên để đề ra biện pháp điều trị bệnh có hiệu quả cao. Các
phương pháp chẩn đoán gồm: Chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán
trong phòng thí nghiệm.
Yêu cầu của quá trình chẩn đoán bệnh cần phải làm rõ các nội dung sau:
Vị trí của cơ quan, tổ chức bị bệnh trong cơ thể, tính chất của bệnh, hình thái và
mức độ rối loạn trong cơ thể bệnh, nguyên nhân gây bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có
4 phương pháp sau đây được áp dụng:
+ Phương pháp điều trị bằng thuốc: sử dụng các loại dược liệu, hóa dược,
chế phẩm sinh học để điều trị bệnh.
+ Phương pháp vật lý trị liệu: Dùng các nhân tố vật liệu như ánh sáng, cơ
học, nhiệt... để điều trị bệnh.
+ Phương pháp điều trị bằng Protein: Dựa trên sơ sở hình thành kháng thể
của cơ thể khi có Protein lạ xâm nhập.


13
+ Phương pháp điều trị bằng điều hòa dinh dưỡng: Một số bệnh nội khoa
có nguyên nhân nuôi dưỡng kém như suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc
thức ăn,... chỉ cần điều hòa lại chế độ dinh dưỡng là bệnh tự khỏi.
Tóm lại, trong điều trị bệnh thông thường ở vật nuôi, ngoài việc xác định
triệu chứng, chẩn đoán chính xác bệnh, cần phải nắm vững nguyên tắc và

phương pháp điều trị bệnh. Trên cơ sở đó, vận dụng chính xác, phù hợp cho
từng trường hợp cụ thể mới nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh.
1.5.2. Cơ sở của việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
Phòng bệnh là việc sử dụng tất cả các biện pháp để bảo vệ vật nuôi không
bị mắc bệnh. Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi như sau:
- Vệ sinh phòng bệnh gồm:
+ Vệ sinh chuồng trại: Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, thu
gom phân mang ủ, giữ cho chuồng trại mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Sát trùng và vệ sinh chuồng nuôi bằng cách quét nước vôi đặc 20% xung quanh
chuồng nuôi hoặc dùng các loại thuốc sát trùng như Formol nồng độ 2% - 5%,
sút 2% hoặc Chloramin 0,5% - 2%.
+ Vệ sinh máng ăn, máng uống: Phải cọ rửa sạch rồi sát trùng bằng
Formol nồng độ 2% hoặc Cloramin 2%, sau đó đem phơi nắng.
+ Vệ sinh dụng cụ thú y: Bơm, kim tiêm, dao, kéo, pank, kim khâu... sát
trùng băng cồn 900 hoặc luộc trong nước sôi 30 phút.
+ Tăng sức đề kháng cho vật nuôi để giúp vật nuôi có sức đề kháng tốt
với bệnh tật. Ngăn ngừa bệnh dịch lây lan: cách ly trước khi nhập đàn, cách ly
con ốm với con khỏe, xử lý xác chết.
Khi có dịch bệnh xảy ra: đốt rồi chôn sâu, sát trùng chuồng nuôi và khu
vực xung quanh chuồng nuôi, tẩy trùng kỹ quần áo, giầy dép... của người tiếp
xúc với vật ốm, vật chết.
- Tiêm phòng vắc xin
Theo Phạm Sỹ Lăng và Lê Thi Ta
̣ ̀ i (1994) [6] cho biết: Các chế phẩm sinh
học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vắc xin. Các vắc xin đó được


14
chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. Khi chế bằng
mầm bệnh đã bị giết chết gọi là vắc xin chết và chế bằng mầm bệnh được làm

yếu đi sức gây bệnh gọi là vắc xin nhược độc. Trong thú y hiện nay đang sử
dụng 4 loại vaxin chính là vắc xin chết và vắc xin sống, vắc xin hỗn hợp và vắc
xin giải độc tố.
* Một số điều cần chú y khi sử dụng vắc xin:
- Trước khi dùng vắc xin phải kiểm tra kĩ, đảm bảo các tiêu chuẩn mới
được dùng.
- Vắc xin là thuốc thường được dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe,
chưa mắc bệnh.
- Hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của động vật.
Bình thường không nên dùng vắc xin cho động vật quá non và rất thận trọng với
động vật mang thai.
- Thời gian tạo miễn dịch ở động vật: Sau khi sử dụng vắc xin, động vật
sẽ tao được miễn dịch sau 2 - 3 tuần. Khi dùng vắc xin lần đầu thì động vật sớm
nhất sau một tuần mới có có khả năng miễm dịch nhưng kháng thể hình thành
chưa nhiều và giảm đi rất nhanh. Để tránh nhược điểm đó, phải sử dụng vắc xin
lần thứ 2 cách lần thứ nhất 3 - 4 tuần.
- Chất bổ trợ của vắc xin: Một số vắc xin được cho thêm chất bổ trợ với
mục đích giữ lâu kháng nguyên trong cơ thể động vật, tăng sức miễn dịch và kéo
dài thời gian miễn dịch.
- Liều sử dụng: Cần sử dụng vắcn xin (cho uống, nhỏ mắt hay tiêm) đúng
theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn của lọ thuốc.
Một số loại vắc xin thường được dùng trong thú y như sau:
- Vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò như vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, vắc
xin nhũ hóa tụ huyết trùng trâu bò, vắc xin nhiệt thán....
- Vắc xin phòng bệnh cho lợn như vắc xin đóng dấu lợn I (keo phèn), vắc
xin đóng dấu lợn II (nhược độc), vắc xin tụ huyết trùng lợn, vắc xin dịch tả lợn,
vắc xin phó thương hàn lợn, vắc xin sưng phù đầu...


15

- Vắc xin phòng bệnh cho gia cầm như vắc xin Newcastle hệ I, vắc xin
Newcastle hệ II đông khô chủng F, vắc xin dịch tả vịt đông khô...
- Vắc xin phòng bệnh cho chó như vắc xin dại tươi, vắc xin dại đông khô,
vắc xin phòng bệnh care (sài sốt chó).
1.5.3. Một số bệnh thường gặp
1.5.3.1. Bệnh tụ huyết trùng
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [7],
Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) [15], Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [14] cho biết:
Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của nhiều loài
đông vật. Bệnh tạo thành những điểm xuất huyết trên niêm mạc và thành mạc ở
da, ruột.
* Lịch sử bệnh và địa dư bệnh lý
Trên thế giới, bệnh tụ huyết trùng đã có từ lâu: Ở châu Âu (Pháp, Thụy
Sỹ, Đan Mạch, Liên Xô, Hungari, Braxin...), ở Châu Phi (Bắc phi, Ai Cập...), ở
Châu Á (Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan...)
Ở nước ta có bệnh khắp nơi, có khi chỉ có những ổ dịch lác đác, bệnh
thường hay xảy ra vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm.
* Căn bệnh
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida và vi khuẩn gây bệnh bại
huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm.
P. multocida là loại trực khuẩn cầu nhỏ, hình trứng hoặc hình bầu dục,
hình tròn, kích thước 0,25 - 0,4 x 0,4 - 1,5µm, vi khuẩn không có lông, không
hình thành nha bào. Trong cơ thể gia súc mắc bệnh hình thành giáp mô nhưng
khi nhuộm xem khó trông thấy. Vi khuẩn có sức đề kháng kém với ngoại cảnh,
nhiệt độ cao và các dung dịch sát trùng.
* Dịch tễ học
- Loài mắc bệnh: Bệnh tụ huyết trùng gây ra trên tất cả các loài động vật
kể cả con người. Động vật non cảm nhiễm mạnh hơn động vật trưởng thành.



16
- Đường xâm nhập của vi khuẩn: Đường tiêu hóa là đường xâm nhập
chính. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần trên.
* Triệu chứng
Bệnh ở trâu, bò
+ Thể quá cấp tính
Con vật có triệu chứng thần kinh, trở nên hung dữ (như điên), đập đầu vào
tường, có thể chết trong vòng 24 giờ (thể khác thường). Những con vật non từ 3
- 18 tháng giãy giụa, run rẩy, có triệu chứng thần kinh, rồi ngã xuống đất chết.
Có khi con vật đang ăn, đột nhiên bỏ chạy như điên rồi đứng lại, run rẩy, ngã
xuống, lịm đi và chết (thể kịch liệt).
+ Thể cấp tính
Thời kì nung bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, những triệu chứng nặng xuất hiện
đột ngột. Con vật mệt lả, không cử động, không nhai lại, bứt dứt, thân nhiệt tăng
nhanh trong vài giờ lên tới 40 - 42oC. Niêm mạc mắt, mũi đỏ ửng như màu gạch
rồi tái xám đi. Con vật chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi. Thường ngoài
những triệu chứng chung này con vật còn có những triệu chứng cục bộ như: có
những triệu chứng phổi, viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc có nước màu
vàng, trường hợp khu trú ở bụng có triệu chứng viêm ruột cấp tính lúc đầu đi
táo, rồi đi tháo có máu, sau cùng viêm phúc mạc có nước vàng; trường hợp khu
trú ở hạch lâm ba có triệu chứng viêm hạch ở mọi nơi, hạch bị sưng to, chỗ sưng
nóng và đau, thường sưng hạch sau hầu.
Thường bệnh tiến triển từ vài giờ đến 3 - 5 ngày, nếu bệnh chuyển sang
thể bại huyết thì con vật chết nhanh chóng trong khoảng 24 giờ. Ở trâu bệnh tiến
triển nhanh hơn bò. Trâu dễ mắc bệnh hơn có thể chết từ 90 - 95%, bò chết đột
ngột 5 - 10%
+ Thể mạn tính: Bệnh kéo dài, xuất hiện những bệnh mạn tính ở ruột, phổi
và cuống phổi, có khi cả ngoại tâm mạc. Thể này thường tiếp theo thể cấp tính
hoặc ghép với một số bệnh khác như bệnh dịch tả trâu bò. Bệnh tiến triển vài



17
tuần và kết thúc bằng cách hoặc con vật khỏi có triệu chứng nhẹ dần đi, hoặc
con vật chết.
Bệnh ở lợn
+ Thể quá cấp tính: con vật ốm nằm riêng một chỗ, không ăn, không cử
động. Nhiệt độ thân nhiệt tăng 40 - 42oC, thường thấy thủy thũng ở cổ, thở khó,
khò khè. Những vết đỏ nâu hoạc đỏ tím xuất hiện ở cuống tai và cổ. Con vật
chết trong vòng 12 - 24 giờ.
+ Thể cấp tính: Bệnh bắt đầu như thể quá cấp tính nhưng có triệu chứng
không rõ rệt và sau đó thì phát những dấu hiệu như viêm phổi hoặc viêm màng
phổi, ho khan từng cơn, chảy nước mũi. Con vật lúc đầu đi táo sau đó ỉa chảy có
khi có máu hoặc cục máu do xuất huyết ruột. Có những vết tím trên da, hầu sưng
thủy thũng, lan rộng xuống vùng cổ và cằm. Bệnh tiến triển từ 3 - 12 ngày, con
vật gầy dần, ít ăn hoặc không ăn rồi chết. Tỷ lệ chết tới 80%. Nếu con vật không
chết thì bệnh chuyển sang thể mạn tính.
+ Thể mạn tính: Thể này thường tiếp theo thể cấp tính, con vật thở khó,
thở nhanh, thở khò khè, ho từng hồi, ho liên miên, nhất là khi bị đuổi bắt, lúc
vận động nhiều, ỉa chảy liên miên. Khớp xương bị viêm, sưng nóng đau, nhất là
ở đầu gối. Bệnh có thể kéo dài đến 6 tuần lễ.
Bệnh ở gia cầm
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] cho biết: Bệnh gây chết rất nhanh ở
gà trên một tháng tuổi và gà đẻ, liệt chân hoặc liệt cánh, tỷ lệ chết của đàn có thể
lên 70 - 80%.
+ Thể quá cấp tính: Bệnh xuất hiện nhanh và đột ngột. Bề ngoài gia cầm
hoàn toàn bình thường không có triệu chứng gì bỗng nhiên chết. Nếu quan sát
kỹ trước khi chêt có tháy gà ủ rũ cao độ, thân nhiệt tăng.
+ Thể cấp tính : Gia cầm bị bệnh yếu ớt, ủ rũ, đứng một nơi, từ mỏ và mũi
chảy nhiều dịch nhờn và lẫn bọt. Con vật thở khó, thở khò khè, thân nhiệt cao từ
42,5 - 43,5oC, lông xù, phân màu xám, vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mào,

tích tím bầm do tụ máu. Gà bị bệnh bỏ ăn, khát nước, yếu ớt và chết sau 3 ngày.


18
+ Thể mãn tính: Ở gà bệnh mào tích bị sưng, thủy thũng sau đó bị thoái
hóa cứng lại. Ngoài ra còn thấy gà bị què, ngoẹo đầu.
* Bệnh tích:
Ở tất cả các loài đều thấy khi mổ khám có xuất huyết, sung huyết ở dưới
da và có mầu hồng.
Bệnh tích viêm gan, viêm hạch, lách sưng, thủy thũng, xuất huyết, các
hạch màng treo ruột cũng sưng và xuất huyết.
Nếu ở gà thì thịt trắng nguyên như cắt tiết, gan có nhiều ổ hoại tử bằng đinh
ghim hoặc đầu tăm, gan sưng, lách tụ máu và sưng, phổi tụ máu màu nâu sẫm.
* Chẩn đoán:
- Chẩn đoán lâm sàng:
Đối với loài nhai lại cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như:
Bệnh nhiệt thán: Thịt đen, máu thâm đen, đặc, khó đông. Lá lách sưng
gấp 2 đến 3 lần, nát, nhão như bùn.
Bệnh dịch tả trâu, bò: Có bệnh tích đặc biệt như loét dạ múi khế, van hồi
manh tràng và trực tràng.
Đối với lợn cần phân biệt với các bệnh như:
+ Bệnh dịch tả lợn: Có dử thành sợi ở gốc mắt. Mổ khám trên ruột già có
nhiều vết loét hình cúc áo, lách nhồi huyết hình răng cưa, thận xuất huyết như
kim châm.
+ Bệnh đóng dấu lợn: Trên da xuất huyết nhiều hình thù khác, khi ấn tay
vào và buông tay ra để lại vết lõm.
+ Bệnh phó thương hàn: Chủ yếu ở lợn con theo mẹ sau cai sữa, ỉa chảy,
phân có mầu nâu, có mùi thối khắm, trên da xuất huyết đỏ.
* Phòng và điều trị:
- Phòng bệnh:

+ Phòng bệnh bằng vắc xin khi chưa có dịch
Đối với trâu, bò: Ở những vùng có lưu hành bệnh tổ chức tiêm phòng vắc
xin cho trâu, bò 6 tháng/ lần để đảm bảo cho trâu bò được miễn dịch trống lại vi
khuẩn tụ huyết trùng như: Vắc xin keo phèn, vắc xin P52, vắc xin nhũ hóa.
Đối với lợn: Vắc xin keo phèn tiêm dưới da 3 - 5 ml.


×