Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.08 KB, 158 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AN
ĐT
An ninh điều tra
AN
ND
An ninh nhân dân
AN
QG
An ninh quốc gia
BLH
S
Bộ luật hình sự
BLT
THS
Bộ luật tố tụng hình sự
CAN
D
Công an nhân dân
CQĐ
T
Cơ quan điều tra
CSĐ
T
Cảnh sát điều tra
CSN
D
Cảnh sát nhân dân

ND
Hội đồng nhân dân


TAN
D
Tòa án nhân dân
TTH
S
Tố tụng hình sự
UBN
D
Ủy ban nhân dân
UBT
VQH
Ủy ban thường vụ Quốc
hội
VKS Viện kiểm sát nhân dân
3
ND
VKS
NDTC
Viện kiểm sát nhân dân
tối cao
XHC
N
Xã hội chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
T
rang
Mở đầu 5
Ch
ương 1

Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các
quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
với các đối tượng đặc biệt
1
1
1.1. Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp
dụng các biện pháp ngăn chặn
1
1
1.2. Các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an
liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối
với các đối tượng đặc biệt
2
6
1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
các đối tượng đặc biệt
3
7
1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
với các đối tượng đặc biệt
4
1
Ch
ương 2
Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
các đối tượng đặc biệt 5
5
2.1. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn với các đối tượng đặc biệt
5

5
2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
các đối tượng đặc biệt
6
6
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn
đối với các đối tượng đặc biệt
8
9
Ch
ương 3
Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc
áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc
biệt
9
6
3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
9
6
5
3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
1
07
Kết luận 1
24
Danh mục tài liệu tham khảo 1
27

Phụ lục 1
30
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định rất quan trọng
của luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn
trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nhưng khi áp dụng với một
người sẽ tác động, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích cơ bản của họ và môi
trường chính trị, xã hội xung quanh, đặc biệt, đối với những người là đại biểu
cơ quan dân cử, đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân, văn nghệ sĩ,
nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người
nước ngoài. Đối với các đối tượng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền tự do của họ để
bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn liên quan đến nhiều
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đến việc đảm bảo các yêu cầu
chính trị, nghiệp vụ trong công tác điều tra. Do địa vị pháp lý và đặc điểm
nhân thân của họ, nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thường tác động ảnh
hưởng đến các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là
những vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng hoặc dễ gây tác động mạnh
đến dư luận và phản ứng của số đông quần chúng có liên quan.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho
thấy, tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt gây ra ngày càng phổ biến
6
đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Kết quả đấu tranh đã đem lại nhiều kết quả tốt, kinh
nghiệm hay cần được tổng kết bổ sung cho lý luận để nhân rộng, nhưng bên
cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
điều tra tội phạm, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu
trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và ngành Công an

và tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước
ta.
Để rút ra những kinh nghiệm hay từ thực tiễn đấu tranh và khắc phục
những hạn chế trong lý luận góp phần thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn trong thời gian tới, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với các đối tượng đặc biệt một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận,
đánh giá một cách toàn diện, chính xác khác quan về thực tiễn áp dụng trong
giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá tình giải quyết vụ án hình sự.
Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương
diện lí luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng
mắc trong thực tế. Nhưng các vấn đề đó chỉ mang tính chung chung mà chưa
đi sâu vào một nhóm đối tượng cụ thể nào.
Với góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp ngăn chặn đã có, một
số tác giả đề cập đến trong các tác phẩm " Những điều cần biết về bắt, giữ,
khám xét " của Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ - Nhà xuất bản CAND
(1983). Đây là một trong những tác phẩm đấu tiên luận giải các vấn đề liên
quan đến các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó tập trung vào các biện
pháp có tính cưỡng chế cao như bắt, giữ người. Trong giai đoạn này BLTTHS
7
chưa ra đời vì vậy việc phân tích chúng chỉ ở bước đầu tìm hiểu các vấn đề
liên quan. Cuốn " Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam " của
Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên - Nhà xuất bản Pháp lý 1993. Đây là
tác phẩm ra đời sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực được bốn năm. Các tác giả
tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTHS về các biện pháp bắt
người, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã phân tích một số
vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp bắt người,
tạm giữ, tạm giam. Cuốn " Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình
sự Việt Nam” của Nguyễn Mai Bộ - Nhà xuất bản CAND 1997. Tác phẩm này

lần đầu tiên đề cập đến tất cả các biện pháp ngăn chặn được quy định trong
BLTTHS. Trong đó tác gia phân tích tương đối chi tiết các quy định của pháp
luật về các biện pháp ngăn chặn, luận giải và nêu ra các ý kiến xung quanh
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra còn có các tài liệu đơn lẻ, một số
bài viết trên các tạp chí Trật tự an toàn xã hội, tạp chí Toà án nhân dân, tạp
chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểm sát… Các tài liệu này cũng chỉ mới
khai thác được một số vấn đề về cách thức phương pháp áp dụng các biện
pháp ngăn chặn.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có một luận án tiến sĩ
nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án
hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thác sĩ khác nghiên
cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương hoặc đối
với đối tượng là người chưa thành niên. Trong một số tài liệu có tính chất
hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cuốn "Sổ tay điều tra
hình sự" - Nhà xuất bản CAND 1986, "Giáo trình chiến thuật điều tra hình
sự" của Trường Đại học CSND đã nêu rõ hơn về việc chỉ dẫn trong thực tế.
Song việc vận dụng đa dạng ở từng địa phương còn tuỳ thuộc nhiều vào các
8
hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo, các tài liệu trong các cuộc họp rút kinh
nghiệm của công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể qua điều tra vụ
án. Tuy nhiên trong đó vẫn chưa đề cập đến những vướng mắc, khó khăn
cũng như đưa ra giải pháp cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các
đối tượng đặc biệt.
Xuất phát từ tình hình đó cho nên tôi dã lựa chọn đề tài:" Áp dụng biện
pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt"
nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt, đưa ra

những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn,
trong đó chú trọng các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ đối các đối tượng
đó.
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu phải giải quyết được những
nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của các đối tượng đặc biệt;
làm rõ vai trò lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn, đồng thời liên hệ đến các chủ trương, chính sách hiện hành
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành Công an cũng như các văn bản
pháp lý quốc tế có liên đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó chỉ ra
những bất cập của những yêu tố pháp luật, chủ trương, chính sách và chỉ dẫn
nghiệp vụ về vấn đề này để có các kiến nghị nhằm hoàn thiện về lí luận và cơ
sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng
đặc biệt.
- Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối
tượng đặc biệt ở nước ta trong khoảng từ năm 2000 đến nay nhằm tìm ra
9
những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý
khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chăn đối với các đối tượng đặc
biệt cũng như những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn
tại đó.
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt
thực hiện trong thời gian tới và những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn. Từ đó, đưa ra các giải pháp trên các phương diện pháp lý,
các chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn
chặn nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung liên quan
đến các đối tượng đặc biệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với loại đối tượng đặc thù

là đại biểu cơ quan dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các
chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các
dân tộc thiểu số, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam trong qua trình giải
quyết vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước trong đó chú
trọng một số địa phương trọng điểm từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của
Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, sử dụng tiền sử áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối chiếu,
10
kết hợp việc khảo sát thực tế; phương pháp chuyên gia, phỏng vấn bằng cách
tọa đàm, trao đổi ý kiến với lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ làm công tác
nghiên cứu, các đồng nghiệp hoạt động thực tế trong lĩnh vực điều tra tội
phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp tích cực
cho việc hoàn thiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời góp phần
xây dựng cách thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các
đối tượng đặc biệt bên cạnh những thủ tục pháp lý tố tụng.
Về thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử
dụng khai thác trong quá trình biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, dạy
và học trong các trường Công an nhân dân; là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này từ
đó chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Công
an về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng trên trong thực tế.

6. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối
tượng đặc biệt
Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
- Phần kết luận
11
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT VÀ CÁC
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1.1. Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện pháp
ngăn chặn
1.1.1. Khái niệm đối tượng đặc biệt
Xuất phát từ góc độ địa vị pháp lý của công dân thì mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật [19]. Trong hoạt động tố tụng hình sự, mọi công dân
có vị trí tố tụng hình sự như nhau thì có quyền và nghĩa vụ như nhau, không
phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã
hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người
phạm tội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật đúng với tính chất, mức độ của
hành vi phạm tội. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, tính chất, mức độ phạm
tội như nhau thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp ngăn chặn
giống nhau... Trong phiên toà, những người tham gia tố tụng hình sự đều bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và các yêu cầu, tranh luận trước Tòa án.
Nhưng trong mỗi lĩnh vực, tùy thuộc vào vị thế và vai trò của mỗi người,
những hành vi của họ hoặc các hoạt động liên quan đến họ có những tác động,

ảnh hưởng khác nhau đến đời sống chính trị, kinh tế và tình hình xã hội xung
quanh.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một trong những
biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc, tác động ảnh hưởng đến các quyền
và lợi ích cơ bản của người bị áp dụng. Ngoài mục đích ngăn chặn tội phạm,
ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động cản trở quá trình điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
12
với một người còn thể hiện thái độ, sự phản ứng của Nhà nước đối với hành vi
của họ. Mặc dù chưa bị coi là có tội, nhưng khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn,
uy tín, danh dự cá nhân bị tổn thương và tùy thuộc và vị thế, vai trò xã hội, công
tác của họ mà nó ảnh hưởng đến ngành, nghề họ làm việc; uy tín, danh dự tổ
chức mà họ tham gia; đến cuộc sống cộng đồng nơi họ sinh hoạt và thậm chí
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một quốc gia trên trường quốc tế.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng suy cho
cùng đều nhằm mục đích bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Chính vì vậy, khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, ngoài việc đảm bảo
các mục đích và yêu cầu của pháp luật còn phải đảm bảo các yêu cầu về chính
trị và nghiệp vụ. Xuất phát từ yêu cầu này, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã
có những hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động cưỡng chế liên quan đến các đối
tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các đối tượng đó
được gọi là các đối tượng đặc biệt.
Thuật ngữ các đối tượng đặc biệt đã được sử dụng trong một số văn bản
của Đảng và văn bản của Bộ Công an chỉ đạo công tác áp dụng các biện pháp
ngăn chặn như: Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét người, đồ
vật, nhà ở, thư tín, của người phạm pháp ban hành kèm theo quyết định số
435/QĐ ngày 06/6/1969 của Bộ trưởng Bộ Công an; Công văn Số 318/CV-
BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc báo cáo
xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt. Gần đây trong Chỉ

thị số 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm,
quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện
kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ
13
Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên và Hướng dẫn số 05 -
HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính trung ương về sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần Chỉ thị số 52-CT/TW ngày
16/3/2000 của Bộ Chính trị cũng nói về các đối tượng đặc biệt. Trong các văn
bản này không đưa ra định nghĩa các đối tượng đặc biệt, nhưng trong đó xác
định cụ thể các đối tượng đặc biệt và các vấn đề có liên quan đến việc xác định
đó là các đối tượng đặc biệt.
Trong Bản chế độ bắt, tạm giữ, tạm giam và khám xét người, đồ vật, chỗ
ở, thư tín của người phạm pháp, các đối tượng đặc biệt được quy định từ Điều
18 đến Điều 25 bao gồm: cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước; đảng viên
Đảng lao động Việt Nam; giám mục, linh mục, tu sĩ, hòa thượng, mục sự, giáo
sư đạo Cao Đài, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có tiếng, tầng lớp trên của
các dân tộc ít người; người phạm pháp thuộc loại gián điệp hoặc các vụ án phản
động có liên quan đến nhiều địa phương, liên quan đến tôn giáo, liên quan đến
vấn đề dân tộc ít người; người phạm pháp là người nước ngoài. [8]
Trong Công văn 318/CV - BNV, các đối tượng đặc biệt được xác định
bao gồm: người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh
tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên tuổi trong các dân tộc ít người; tri thức,
nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý
tới và người nước ngoài.
Trong chỉ thị 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 các đối tượng đặc biệt được
xác định bao gồm: người phạm tội là cán bộ, đảng viên; đối tượng trong các vụ
án gián điệp, đảng phái phản động; người phạm tội là chức sắc tôn giáo, là cán
bộ có uy tín trong các dân tộc ít người; là tri thức, văn nghệ sĩ, nhân sĩ có danh
tiếng; người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chính trị phản động hoặc
14

phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnh hưởng đến chính trị.
Từ những quy định đó ta thấy, đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện
pháp ngăn chặn được xác định là các đối tượng mà khi tiến hành áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với họ thường tạo ra các luồng dư luận, gây nên sự giao
động về tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân hoặc xuất hiện sự xung
đột về mặt pháp lý làm tác động, ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm về chính
trị, kinh tế dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, tuyên truyền nhằm làm
giảm uy tín của Đảng, của Nhà nước; chia rẽ sắc tộc, tôn giáo để chống phá Nhà
nước ta.
Với cơ sở để xác định các đối tượng đặc biệt như vậy, ta có thể thấy
những văn bản nêu trên đều đã liệt kê tương đối đầy đủ các đối tượng đặc biệt.
Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ do tình hình địa chính trị, chính sách
phá hoại của các thế lực thù địch cũng như tình hình kinh tế, xã hội trong nước
thay đổi thì tính nhạy cảm về chính trị của các đối tượng cũng thay đổi. Như
Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét quy định, thì trong giai
đoạn đó tất cả cán bộ, công nhân viên chức trong mọi lĩnh vực đều được xác
định là đối tượng đặc biệt. Nhưng đến giai đoạn sau này, khi nền công nghiệp đã
tương đối phát triển thì đây không còn là lực lượng cá biệt mà là một bộ phận
đông đảo trong cộng đồng, cho nên không phải mọi cán bộ, công nhân viên
chức đều được xác định là đối tượng đặc biệt mà chỉ là một bộ phận trong đó.
Các văn bản sau này đã có sự chắt lọc thu hẹp lại diện các đối tượng đặc biệt.
Tuy nhiên trong đó vẫn có những đối tượng tuy khi áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với họ phải tuân thủ những thủ tục đặc biệt nhưng vẫn không được xác
định là đối tượng đặc biệt, như cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an
nhân dân; cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân. Đối với sĩ
15
quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân và công nhân viên quốc phòng
mặc dù không quy định là đối tượng đặc biệt nhưng các trình tự thủ tục giải
quyết các vụ án liên quan đến họ đã có một hệ thống quân pháp tiến hành. Vì
vậy việc không đưa họ vào diện các đối tượng đặc biệt cũng được. Nhưng đối

với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, xuất phát từ công tác
quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ trong ngành Công an, từ đặc
điểm của đối tượng phạm tội được nhìn nhận là người đại diện cho kỷ cương
phép nước, có hiểu biết nhất định về pháp luật và nghiệp vụ Công an, có mối
quan hệ với cán bộ, chiến sĩ trong ngành nên cũng cần có những quy định riêng,
nhưng hiện nay vẫn chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn.
Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản quy định về các đối tượng đặc biệt có thể xác định: Các đối tượng
đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn là các đối tượng mà xuất phát từ
đặc điểm nhân thân của họ, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn, bên cạnh việc
tuân thủ các thủ tục chung còn phải thực hiện các thủ tục đặc biệt nhằm đảm bảo
các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ.
Trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đánh giá sự tác động về mặt chính
trị, tính chất ngành nghề, tính đại diện, mức độ ảnh hưởng xã hội, có thể xác
định các đối tượng sau là các đối tượng đặc biệt: Đại biểu dân cử; đảng viên;
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người
thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên tuổi trong các
dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được
trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài.
1.1.2. Địa vị của các đối tượng đặc biệt
1.1.2.1. Đại biểu các cơ quan dân cử
16
Với thể chế chính trị của Nhà nước ta hiện nay, tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân. Để thực hiện quyền lực của mình, nhân dân bầu ra các
cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực Nhà nước. Các cơ quan
đó gọi là cơ quan quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, các cơ quan này bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thành viên của các cơ quan này là các
đại biểu của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo chế độ phổ thông đầu
phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động

của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng
tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họ được bầu ra
để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất
Đại biểu quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt. Họ là người đại diện cho
nhân dân, đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Đại biểu Quốc hội là cầu nối giữa cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với
nhân dân. Đại biểu quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
không chỉ ở đơn vị bầu cử mình mà còn là đại diện cho nhân dân cả nước; là
người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân là những đại biểu ưu tú ở địa phương được nhân
dân tín nhiệm bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa
phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân là cầu nối giữa nhân dân địa phương với
cơ quan quyền lực ở địa phương.
Vì vậy, những động thái, tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là tác
động, ảnh hưởng đến tính đại diện của nhân dân, ảnh hưởng đến việc chuyển tải
ý chí nguyện vọng của một bộ phận rộng lớn nhân dân đến cơ quan quyền lực.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng nêu trên, mặc dù
với mục đích để xử lý trách nhiệm cá nhân của họ đối với hành vi nguy hiểm
17
cho xã hội mà họ đã gây ra, nhưng đồng thời nó cũng tác động đến vị trí đại
diện cho nhân dân của họ. Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, họ sẽ bị hạn chế
một số quyền, ảnh hưởng đến việc tiếp thu ý kiến của nhân dân, trả lời yêu cầu
của nhân dân và chuyến tải ý chí, nguyện vọng của nhân dân đến cơ quan quyền
lực. Việc bắt họ cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan quyền lực đại
diện cho nhân dân. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Đại
biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đồng
thời phải tuân thủ một số thủ tục đặc biệt nhằm đảm bảo giải quyết tốt mối quan
hệ giữa trách nhiệm cá nhân của bản thân họ và vị trí đại diện cho nhân dân mà
họ đang nắm giữ.

1.1.2.2. Đảng viên Đảng công sản Việt Nam
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, [16,Tr.6] là thành tố hợp thành Đảng
Cộng sản - tổ chức chính trị cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và toàn bộ hệ thống
chính trị dưới sự giám sát của nhân dân. [16, Tr.5]
Đảng viên là người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động. Họ là tinh hoa, là hạt nhân của quần chúng nhân dân.. Tư
cách đạo đức của họ được coi là gương mẫu, hành động của họ được coi là
thước đo để quần chúng nhân dân noi theo. Vì vậy, họ có ảnh hưởng nhất định
đến cộng đồng xung quanh. Đồng thời, họ là đại diện của giai cấp vô sản tiến bộ
đang nung nấu tiến hành cuộc cách mạng vô sản để xóa bỏ áp bức bóc lột, xây
dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cho nên mọi hành động, lời nói của
họ đều bị các thế lực thù địch mổ xẻ để phát hiện ra những sơ hở thiếu sót từ đó
xuyên tạc, tuyên truyền để làm mất uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là lật đổ sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.
Đặc biệt, đối với những trường hợp có đảng viên không vững vàng về lập
18
trường tư tưởng, không vượt qua sự cám dỗ của đồng tiền hoặc do hạn chế về
mặt chuyên môn dẫn tới thực hiện hành vi phạm tội rất dễ bị lợi dụng để tấn
công vào uy tín của Đảng. Nếu chúng ta xử lý không kiên quyết sẽ bị tuyên
truyền là thiên vị, bao che cho đảng viên phạm tội, nếu xử lý không đúng cách
thức sẽ bị khuếch đại thành sự lụn bại về đạo đức của đảng viên ngày nay.
Những yếu tố đó đòi hỏi trong quá trình xử lý các vụ án có đảng viên phạm tội,
chúng ta phải linh hoạt, khôn khéo bảo đảm vừa xử lý đúng người đúng tội vừa
bảo vệ được uy tín cho Đảng.
1.1.2.3. Cán bộ1, chiến sĩ Công an nhân dân
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những người thuộc lực lượng nòng
cốt của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh

chống tội phạm và các vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự,
an toàn xã hội nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc, bảo vệ chế độ chính trị, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, bảo vệ cuộc
sống tự do, hạnh phúc, lao động hoà bình của nhân dân, tính mạng, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; bảo vệ chế độ kinh tế, sở hữu xã hội chủ
nghĩa, góp phần xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của
cuộc sống xã hội chủ nghĩa, nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhân dân.
[25,26]
Trong xã hội, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân được nhìn nhận là những
người có phẩm chất cách mạng, lập trường chính trị, có trình độ văn hoá, hiểu
biết pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ Công an nhân dân và
tính tổ chức kỷ luật cao. Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân
chính là sự hiện diện của quyền lực Nhà nước, quyền lực nhân dân. Hành vi của
19
họ chính là sự thể hiện thái độ của Nhà nước, là sự hiện diện của pháp luật trong
xử lý sự việc xảy ra.
Trong cơ chế hiện nay, các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội ngày càng đa dạng và phức tạp, hành vi của bọn tội phạm ngày càng tinh vi,
xảo quyệt đang đặt cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vào tình thế không chỉ
đấu tranh trực diện về trí và lực mà còn là cuộc đấu tranh tư tưởng trước những
cám dỗ của cuộc sống hưởng thụ, của đồng tiền. Cuộc đấu tranh cam go đó đã
làm cho một số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân bị giao động về lập trường tư
tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng để trở thành người phạm tội.
Chính những đặc điểm nêu trên của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã
làm cho các trường hợp phạm tội của họ trở nên đặc biệt, đòi hỏi quá trình đấu
tranh, giải quyết nói chung và quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng
phải tuân thủ những yêu cầu riêng biệt. Tính đặc biệt của những trường hợp này
thể hiện trên hai góc độ. Thứ nhất, họ là những người có chức năng, nhiệm vụ

đấu tranh phòng chống tội phạm, là sự hiện diện của Nhà nước, của thể chế
pháp luật trong việc bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân nhưng chính họ lại xâm phạm các lợi ích cần được
bảo vệ đó sẽ làm mất uy tín của lực lượng Công an nhân dân. Nếu các vụ việc
đó không được giải quyết thấu đáo, để đánh mất niềm tin yêu ở nhân dân, chắc
chắn đến một lúc nào đó từ chỗ là lực lượng bảo vệ nhân dân, sát cánh cùng
nhân dân bảo vệ bình yêu của cuộc sống sẽ trở thành lực lượng đối đầu với một
bộ phận nhân dân. Thứ hai, Đây là đối tượng phạm tội có hiểu biết nhất định về
pháp luật và nghiệp vụ Công an, vì vậy họ luôn có những thủ đoạn để đối phó
lại với lực lượng có thẩm quyền giải quyết. Hơn nữa, họ công tác trong cùng lực
lượng, vì vậy nếu không có các biện pháp để ngăn chặn kịp thời họ có thể thu
thập các tin tức có liên quan để đưa ra các đối sách nhằm xóa dấu vết, tiêu hủy
chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội của mình.
20
1.1.2.4. Người nước ngoài
Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, khái niệm người
nước ngoài được hiểu là người cư trú ở một nước nhưng không phải công dân
của nước đó; người nước ngoài ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt
Nam. [36]. Người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài và người không có quốc tịch. Người có quốc tịch nước ngoài là
người có quốc tịch một hoặc nhiều nước khác không phải là Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt
Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Để phân loại người nước ngoài,
tùy vào tiêu chí và yêu cầu nghiệp vụ mà có cách phân loại khác nhau.
Để xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam chúng ta
phân loại người nước ngoài theo hình thức cư trú. Theo tiêu chí này người nước
ngoài được phân thành hai loại: Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và
người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. Người nước ngoài thường trú là người
nước ngoài cứ trú không thời hạn tại Việt Nam. Đây là những người nước ngoài
được phép cư trú lâu dài tại Việt Nam chưa xác định thời điểm xuất cảnh. Họ

chỉ xuất cảnh khi muốn hồi hương và được Nhà nước ta và Nhà nước mà người
đó là công dân chấp nhận hoặc đến một nước thứ ba làm ăn, sinh sống hoặc bị
Nhà nước Việt Nam trục xuất. Loại người này đến Việt Nam có thể bằng việc
nhập cảnh để làm ăn sinh sống, đoàn tụ gia đình, nhập cảnh với mục đích tạm
trú nhưng sau đó xin thường trú tại Việt Nam do kết hôn với công dân Việt
Nam, là tù binh, hàng binh khi kết thúc chiến tranh không muốn trở về nước.
Người nước ngoài tạm trú là người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
Đây là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam tạm trú trong một thời
gian nhất định mà hết thời hạn đó họ phải xuất cảnh khỏi Việt Nam. Người
nước ngoài thuộc loại này bao gồm nhân viên thuộc cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia
21
đình họ; nhân viên và thành viên gia đình của họ thuộc các cơ quan đại diện tổ
chức, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Những
người được cử đến thăm hữu nghị, đàm phán ký kết, hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hoá xã hội; những người là chuyên gia, công tác viên, nghiên cứu sinh,
thực tập sinh, học sinh; những người đến thăm thân nhân, bạn bè, dưỡng bệnh,
an dưỡng; khách du lịch, thuỷ thủ đoàn, phi hành đoàn nước ngoài... Hiện nay ở
nước ta, người nước ngoài tạm trú chiếm số lượng rất lớn còn người nước ngoài
thường trú chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Pháp luật xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài tuỳ vào loại
người nước ngoài và tư cách của họ ở Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của
người nước ngoài được quy định trong cả pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Tùy thuộc vào địa vị pháp lý, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng
các chế độ pháp lý là chế độ đãi ngộ như công dân (National treatment), chế độ
đãi ngộ tối huệ quốc (Most the Favoured nation treatment), chế độ đãi ngộ đặc
biệt, chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc. [39]
Căn cứ vào các cơ sở xây dựng quy chế pháp lý cho người nước ngoài
nêu trên, địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam được chia thành bốn

loại:
Địa vị pháp lý của những người nước ngoài không thường trú và được
hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự. Địa vị pháp lý
của những người này thường gắn liền với địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức đại
diện nước ngoài tại Việt Nam. Địa vị pháp lý của người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam (ngoại kiều) về cơ bản được hưởng các quyền và gánh chịu các
nghĩa vụ pháp lý như công dân Việt Nam trừ một số quyền về bầu cử, ứng cử,
thực hiện nghĩa vụ quân sự, và thực hiện một số ngành nghề nhất định. Địa vị
pháp lý của những người tạm trú ở Việt Nam, họ đến Việt Nam với mục đích
22
đầu tư, kinh doanh, học tập, giải quyết các việc riêng hoặc tiến hành các hoạt
động khác. Những đối tượng này được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Điều
này đồng nghĩa với việc những người nước ngoài này được hưởng các quyền và
nghĩa vụ như công dân của một nước thứ ba nào khác ở Việt Nam. Địa vị pháp
lý của người tị nạn, người không quốc tịch. Quyền và nghĩa vụ của những người
này được viện dẫn từ công ước NewYork về quy chế người không quốc tịch
năm 1954 và Công ước Giơnevơ về quy chế người tị nạn, Công ước về vị thế
người tị nạn năm 1951. Theo đó, những đối tượng này chỉ được hưởng các
quyền về xuất nhập cảnh, các quyền về dân sự.
Khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, các hoạt động giải quyết vụ
án liên quan đến họ phải chịu sự chi phối đồng thời của hệ thống pháp luật trong
nước và hệ thống pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, cơ quan ngoại giao, lãnh sự
của quốc gia mà người phạm tội đó là công dân thường sử dụng quyền bảo hộ
công dân để can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án. Đây cũng là đối tượng mà
các thế lực thù địch thường lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi của họ, việc thăm
gặp để dò xét phát hiện những sơ hở thiếu sót của ta trong quá trình tạm giữ,
tạm giam để khuếch đại, xuyên tạc thành vấn đề nhân quyền, dân chủ nhằm gây
sức ép, đưa ra các yêu sách để chống phá Nhà nước ta. Do đối tượng người
nước ngoài phạm tội ở nước ta hiện nay đa dạng về quốc tịch nên dẫn tới sự đa
dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán. Điều này cũng gây không ít

khó khăn cho chúng ta trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ.
Những đặc điểm trên của người nước ngoài đòi hỏi khi áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài phải vừa đảm bảo tính nghiêm minh
của pháp luật quốc giaN, vừa phải phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời
không tác động xấu đến quan hệ bang giao giữa nước ta với các quốc gia khác
cũng như hình ảnh và môi trường đầu tư Việt Nam.
1.1.2.5. Các đối tượng đặc biệt khác
23
Ngoài các đối tượng nêu trên các đối tượng khác thuộc diện đối tượng
đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn bao gồm: người có chức sắc
trong các tôn giáo
; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri
thức có tên tuổi trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ
sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới.
- Người có chức sắc trong tôn giáo: Theo quy định tại khoản 10 Điều 3
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, chức sắc tôn giáo là người có chức vụ phẩm sắc
trong tôn giáo [28]. Theo quy định trong bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm
giam, khám xét thì các đối tượng đặc biệt bao gồm: Giám mục, linh mục, tu sĩ,
hòa thượng; mục sư, giáo sư trong đạo Cao Đài. Còn theo quy định tại Công văn
số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 thì người có chức sắc trong tôn giáo bao
gồm: giám mục, linh mục trong đạo Thiên Chúa; hòa thượng, thượng tọa, đại
đức trong đạo Phật; mục sư, giáo sư trong đạo tin Lành và người cầm đầu các
tôn giáo khác. Từ những quy định trên chúng ta thấy cần thống nhất về các đối
tượng được xác định là chức sắc tôn giáo.
Trước hết, để có chức sắc thì tôn giáo đó phải có tổ chức tôn giáo với một
hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được
Nhà nước công nhận. Các tổ chức tôn giáo hiện nay ở nước ta gồm có Giáo hội
Công giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hội thánh Tin Lành Việt
Nam -Miền Bắc, Hội thánh Tín Lành Việt Nam - Miền Nam; Hội Thánh Cao
Đài Tây Ninh, Ban Chỉnh, Tiên Thiên, Cầu Kho, Truyền Giáo, Chiếu Minh

Long Châu, Minh Chơn Đạo, Bạch Y và Minh Chơn Lý; Ban đại diện Phật
giáo Hòa Hảo; Uỷ ban đoàn kết những người Công giáo Việt Nam yêu tổ quốc,
yêu hòa bình; Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Khơme Nam bộ và các Tôn giáo
khác có mặt ở một số địa phương như:
Hồi giáo; B’hai; Ấn Độ giáo; Bửu Sơn
24
Kỳ Hương; Tứ Ấn Hiếu Nghĩa… [44, Tr.45].
Trong Công giáo, các chức sắc gồm có: Giám mục là người đứng đầu một
giáo phận [43, Tr.389]. Linh mục là chức sắc thấp hơn Giám mục và là người
cai quản một giáo xứ [43, Tr.571]. Linh mục còn được gọi là Cha xứ phụ trách
một xứ đạo trên một vùng lãnh thổ do giám mục quy định ranh giới để lãnh đạo
các tín đồ công giáo. Tu sĩ là người tu hành trong các tu viện công giáo. Thực
chất tu sĩ không phải là chức sắc tôn giáo, nhưng họ sống trong các dòng tu, tu
viện. Trong Bản chế độ bắt, khám xét có quy định tu sĩ là đối tượng đặc biệt
nhưng trong Công văn số 318/CV-BNV lại không quy định vấn đề này. Nhưng
tham khảo thêm quy định của Bộ Công an về các đối tượng phải theo dõi nghiệp
vụ, kiểm tra nghiệp vụ và căn cứ vào tầm ảnh hưởng của họ trong công đồng
công giáo cho nên khi cần áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ cũng phải
tuân thủ những yêu cầu riêng để tránh kích động giáo dân và tránh bị lợi dụng
để phóng đại thành vấn đề nhân quyền, đàn áp tôn giáo.
Trong Phật giáo, các chức sắc bao gồm: Hòa thượng, Thượng tọa, Đại
đức. Trong đó, Hòa thượng là chức sắc cao nhất của phật giáo [43, Tr. 446].
Trong đạo Tin Lành, các chức sắc bao gồm mục sư, giảng sư. Thực chất
chức sắc trong Đạo Tin Lành chỉ có mục sư, còn giảng sư (hay giáo sư, truyền
đạo, truyền đạo sinh) là thuật ngữ dùng để chỉ những người đã được đào tạo để
đi truyền đạo nhưng chưa được phong phẩm sắc mục sư. Tuy nhiên do đã được
đào tạo đồng thời tham gia truyền đạo cho các tín đồ vì vậy họ có tầm ảnh
hưởng nhất định đối với tín đồ đạo Tin Lành và được coi là một bộ phận cốt cán
của các giáo phái. Chính vì vậy mọi động thái liên quan đến họ đều được các tín
đồ chú ý và các thế lực bên ngoài quan tâm. Điều đó đòi hỏi chúng ta cũng phải

thận trọng khi xử lý hành vi phạm tội của họ.
Để xác định một người là chức sắc tôn giáo, trước hết người đó phải
thuộc tổ chức tôn giáo hợp pháp được Nhà nước công nhận và họ được tổ chức
25
phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử theo đúng hiến
chương, điều lệ của tổ chức và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền. Đối với những tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh thì
phải đăng ký với Chính phủ, Còn tổ chức tôn giáo hoạt động trong phạm vị một
tỉnh thì đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với tu sĩ tu trong các dòng
tu, tu viện đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dòng tu, tu viện đó đóng.
Còn đối với những cái gọi là đạo Vàng Chứ, đạo Thìn Hùng đều là
những tà đạo hoạt động mang nặng màu sắc mê tín dị đoan và các mục sư hoạt
động không hẳn mục đích vì đạo. Hay như cái gọi là Tín Lành Đêga chỉ là một
thực thể chỉ thấy qua đài phát thanh nước ngoài mà không thấy trong thực tế.
Đây là những hoạt động truyền đạo trái phép, nhằm phục vụ ý đồ chính trị rõ rệt
của các thế lực thù địch, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp
xây dựng đất nước theo định hướng XHCN của dân tộc ta. Chúng ta cần phải có
thái độ và biện pháp rõ ràng, nhất quán để loại bỏ.
Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống chính trị của mỗi
quốc gia. Vấn đề tôn giáo thường bị các thế lực thù địch lợi dụng phục vụ cho
mục đích chống phá Nhà nước ta. Con bài tôn giáo là hết sức lợi hại và được
nhiều quốc gia phương Tây coi là nhân tố trong đường lối đối ngoại. Để gây sức
ép trên trường quốc tế, ủng hộ các thế lực thù địch, phản động chống phá Nhà
nước ta, chúng ráo riết hoạt động thu thập các tin tức, tài liệu mà chúng cho rằng
Nhà nước ta vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để xuyên tạc, phóng đại
thành vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm quốc tế hóa vấn đề tôn
giáo ở Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ cần trong chính sách hoặc trọng việc giải
quyết các vụ việc cụ thể, nếu chúng ta sơ hở, mất cảnh giác lập tức sẽ bị thổi
phồng sự việc tạo cớ can thiệp vào vấn đề nội bộ đất nước ta.
- Người thủ lĩnh

, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên
tuổi trong các dân tộc ít người: Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân,
26
người có uy tín trong các dân tộc thiểu số là người có ảnh hưởng nhất định trong
cộng đồng không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng sự tín nhiệm ở các
vùng dân tộc thiểu số. Họ có thể là già làng; trưởng thôn, buôn, làng, bản; người
có học vấn cao trong dân tộc thiểu số, người thành công trong hoạt động kinh tế,
có công trong hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương… Những đối tượng này
không được xác định ổn định mà tùy thuộc và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và
yêu cầu chính trị, xã hội đặt ra. Các đối tượng này do được tín nhiệm trong cộng
đồng hoặc các lợi ích của cộng đồng gắn liền với các hoạt động của họ cho nên
họ được cộng đồng bảo vệ, tôn sùng. Khi các đối tượng này thực hiện hành vi
phạm tội, nếu chúng ta không có các cách thức, biện pháp hợp lý có thể kích
động cho cả cộng đồng dẫn tới những hành động ảnh hưởng đến trật tự, an toàn
xã hội hoặc có thái độ bất hợp tác với các cơ quan chức năng gây khó khăn rất
lớn cho quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài những đối tượng trên còn một nhóm đối tượng nữa đó là, nhân sĩ,
trí thức, văn nghệ sĩ có tiếng trong nước và thế giới. Đây là những người có
trình độ học vấn, những quan điểm, công trình nghiên cứu, những sản phẩm của
họ có tầm ảnh hưởng nhất định ở trong nước và quốc tế hoặc là những người
hoạt động văn hóa nghệ thuật thu hút được sự chú ý của công chúng trong nước
cũng như ở nước ngoài. Do tầm ảnh hưởng, và uy tín của họ cho nên, trong
trường hợp họ thực hiện hành vi phạm tội cần phải áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, chúng ta phải thận trọng, lựa chọn biện pháp hợp lý và tuân thủ những
trình tự, thủ tục thích hợp để tránh gây dự luận xấu trong xã hội, tác động tiêu
cực đến các đối tượng khác trong giới nhân sĩ, tri thức, văn nghệ sĩ ảnh hưởng
đến đường lối chính sách của Đảng và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để
xuyên tạc vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Tóm lại, trên đây là các đối tượng có nhân thân đặc biệt. Việc áp dụng
27

×