LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy Lê Quang Khôi cùng
với các thầy, cô ở Khoa Dược - Điều Dưỡng và Trung Tâm Đào Tạo Chuẩn Đầu
Ra trường Đại Học Tây Đô đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức
quý giá trong học tập cũng như những kinh nghiệm cuộc sống vô giá của quý
thầy cô cho chúng em, để sinh viên trang bị cho bản thân đầy đủ hành trang
bước vào đời. Kỹ năng làm việc nhóm là một đề tài tưởng chừng như rất quen
thuộc, nhưng khi buớc vào học tập tìm hiểu và thực hành thì bản thân em nhận
thấy làm việc nhóm còn rất mới mẽ, phong phú và cần bao nhiêu là kiến thức tài
liệu, đặc biệt là việc hòa hợp cá thể vào trong tập thể rất khó khăn và thầy là
người đã tận tâm chỉ dạy, dìu dắt cho chúng em biết và thực hiện được kỹ năng
làm việc nhóm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Khôi đã hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học trên lớp, những tình huống để nhóm thảo luận, giúp chúng em
hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của việc làm việc nhóm. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy, em nghĩ mình rất khó có được những
kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm cũng như hoàn thành bài thu hoạch này.
Bài thu hoạch này được hoàn thành trong thời gian ngắn, bước vào một
lĩnh vực tuy không mới nhưng đầy tính chuyên môn cao cùng những kiến thức
phong phú, với em khi đến với những kiến thức này bản thân còn rất nhiều bở
ngỡ và hạn chế. Do vậy, khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báo của quý thầy cô cùng các bạn để em có thể củng
cố kiến thức của mình trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và
gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành Khóa học Kỹ năng mềm
này.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2016
Sinh viên
Lê Anh Thư
1
1. Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví
dụ minh họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây: “Tại sao trong các tổ chức
có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia
phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công
việc?”
Cuộc sống hằng ngày có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều yêu cầu mới cho mỗi
cá nhân. Để hoàn thiện chính mình và đáp ứng yêu cầu của thời đại, mỗi cá nhân
đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Bản thân tôi là một sinh
viên và là lực lượng rất trẻ, chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, lao động. Thế
nhưng tôi đang phải đối mặt với nhu cầu của hội nhập, những thay đổi trong
phát triển kinh tế và những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Do đó, việc
trang bị những kỹ năng sống cho bản thân trước khi tôi bước vào đời là một việc
làm hết sức cần thiết.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu
cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là
hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và
bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người
phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc
rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẩn
với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân.
Bất kể là bạn đang ở vị trí, cấp bậc nào thì cũng không thể thiếu một trong
hai năng lực này. Nếu nhân sự chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về
chuyên môn trong công việc đảm trách hay còn gọi là “Năng lực chiều sâu” thì
vẫn chưa đủ để đánh giá được mức độ hiệu quả trong công việc. Thế nên, hầu
hết các doanh nghiệp cũng như mỗi nhân viên thường băn khoăn trước câu hỏi:
“ Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật
chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo
ra hiệu quả cao trong công việc?”
Mấu chốt cốt lõi để có thể trả lời cho các trăn trở đó nằm ở việc thiếu đánh
giá về “Năng lực chiều rộng”. Đây chính là năng lực để có thể làm việc hiệu quả
với những cộng sự khác trong một tập thể phức tạp hay nói cách khác là “tinh
thần làm việc nhóm”. Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, làm việc
nhóm không chỉ là một giá trị văn hóa của tổ chức, mà nó còn là giá trị của cá
nhân. Bởi không ai có thể thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình; Tổ
chức cũng không thể thành công nếu không có sự phối hợp làm việc nhịp nhàng
giữa từng cá nhân và giữa các phòng ban với nhau.
Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn
giản vì không ai có thể thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình và ngược
2
lại một tổ chức cũng không thể thành công nếu không có sự phối hợp làm việc
giữa từng cá nhân, giữa các phòng ban với nhau. Một tổ chức có các chuyên gia
phân tích đẳng cấp, nhưng chỉ là phân tích trên lý thuyết mà không có sự hỗ trợ
của các nhân viên kỹ thuật chuyên sâu, thì các phân tích vẫn là lý thuyết, mãi
mãi cũng không thực hiện được. Ngược lại, nếu các nhân viên kỹ thuật chuyên
sâu chỉ làm việc theo bản năng, không cần có sự phân tích của các chuyên gia
xem việc đó có nên thực hiện hay không thì có thể sẽ gây thiệt hại về thời gian,
công sức, tiền bạc…cho tổ chức đó. Đối với người Việt, “Kỹ năng làm việc
nhóm” đã được nói đến nhiều nhưng hình như chưa thực hiện nó theo đúng
nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ
của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt. Còn trong triết lý quản lý của
người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta luôn chú trọng vào
phương thức làm việc nhóm trong tất cả các loại hình: kinh doanh, tiếp thị, quan
hệ khách hàng... và đặc biệt được nhấn mạnh trong sản xuất.
Để xây dựng một nhóm làm việc dựa trên tinh thần đồng đội, chúng ta phải
tạo ra môi trường mà các thành viên cảm thấy tự tin, thoải mái, và tin tưởng lẫn
nhau để cùng nhau làm việc, hợp tác, hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu chung đã
được đặt ra. Điều cơ bản, những thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến
của mình cho tập thể được cấp trên đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được
phần thưởng xứng đáng, không có sự không rõ ràng ảnh hưởng đến quyền lợi
của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được định hướng rằng thành
quả của tập thể có từ sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân. Ngay cả ông bà ta
từ xưa cũng đã có câu:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Vì vậy trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật
chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra
hiệu quả cao trong công việc là do từng cá thể trong một tập thể chưa thể hiện
tinh thần làm việc nhóm hiệu quả, còn e ngại trong việc nói ra ý kiến của bản
thân, môi trường làm việc chưa tạo được cho nhân viên thoải mái, tự tin, mạnh
dạng đóng góp kiến thức, kinh nghiệm của họ. Những mâu thuẫn xảy ra trong
quá trình làm việc nhóm do sự bất đồng quan điểm hay sự chênh lệch về chiều
sâu kiến thức và chiều rộng kinh nghiệm của từng cá thể. Do đó, một tổ chức
phải sáng suốt chọn ra người trưởng nhóm công tư phân minh, có tư duy, nhận
thức, trình độ và quyết đón trong công việc, có tinh thần đoàn kết và hết lòng vì
tập thể thì tổ chức đó sẽ có phương pháp giải quyết công việc triệt để và đạt
3
được hiệu quả cao trong công việc. Chỉ có đoàn kết mới tạo được sức mạnh lâu
dài và bền bỉ để đạt được mục tiêu mà cả một tập thể mong muốn.
2. Anh/chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong
quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp
đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc
nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?
Những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp và
làm việc nhóm:
* Quá trình giao tiếp của bản thân:
- Điểm mạnh:
+ Biết lắng nghe với đối phương;
+ Vui vẻ, hoạt bát;
+ Nói vào trọng tâm của vấn đề;
+ Hòa đồng với mọi người;
+ Đồng cảm với người khác;
+ Dùng từ ngữ gần gũi, bình dị giúp đối phương dễ hiểu vấn đề;
+ Thân thiện trong ngôn ngữ và hành động, dễ đồng cảm với người trực
diện.
- Điểm yếu:
+ Thờ ơ với người mới gặp lần đầu;
+ Không thích nơi đông người, đôi khi rụt rè ít nói;
+ Đôi khi không dùng được lời lẽ trong ngôn ngữ để diễn giải cho một vấn
đề nào đó để đối phương hiểu;
+ Quá thẳng thắng trong lời nói nên không được lòng người khác.
+ Nói đớt chữ ‘T” nên thiếu tự tin.
* Quá trình làm việc nhóm:
- Điểm mạnh:
+ Nhanh chóng hòa hợp vào tập thể;
+ Biết lắng nghe ý kiến của mọi người;
+ Tích cực đóng góp ý kiến;
+ Hòa đồng, vui vẻ;
+ Không phân biệt đối xử với mọi thành viên trong nhóm;
+ Chủ động với công việc được giao;
+ Mạnh dạng góp ý kiến của bản thân để nhóm giải quyết vấn đề hiệu quả
hơn;
+ Đặc lợi ích nhóm lên trên lợi ích cá nhân;
- Điểm yếu:
4
+ Đôi khi quá bảo thủ ý kiến của mình;
+ Hiểu được vấn đề nhưng không diễn đạt vấn đề bằng lời lẽ để mọi người
trong nhóm hiểu;
+ Dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh
của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần
đây:
Vào buổi học kỹ năng làm việc nhóm do thầy Lê Quang Khôi giảng dạy,
thầy đã đưa ra hai tình huống để các nhóm thảo luận. bản thân em là trưởng
nhóm Hợp Sức, nhóm gồm sáu thành viên, khi nhận hai tình huống thầy giao,
em đã chia ra 3 bạn (Thư, Trang Thư, Thêm) giải quyết tình huống 1, và 3 bạn
(Mận, Sáng, Ý) giải quyết tình huống 2. Sau thời gian 30 phút sẽ hợp lại để rút
ra kết luận chung của nhóm. Trong suốt quá trình làm việc nhóm em đã tích cực
đưa ra ý kiến cá nhân của mình và lắng nghe các ý kiến của các bạn còn lại. Sau
đó, chúng em đã tiến hành biểu quyết chọn ra ý kiến hay nhất để hoàn thành bài
tập mà thầy giao. Tuy trong quá trình đưa ra ý kiến và thảo luận có xảy ra những
cuộc tranh luận nhưng em vẫn giữ được không khí vui vẻ, ôn hòa giữa các thành
viên. Khi các bạn đưa ra những ý kiến nhận xét em luôn lắng nghe và trao đổi
qua lại để các thành viên có thể hiểu được ý của mình hơn, còn nếu ý kiến của
em không phù hợp em sẽ lắng nghe ý kiến của các bạn để rút kinh nghiệm cho
bản thân. Kết quả cuối cùng nhóm em đã giải quyết hai tình huống thầy giao
sớm nhất và nhận được điểm 9 của bài tập đó.
3. Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/Chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/Chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
- Ngày: 26/11/2016.
- Thời gian: Vào lúc 13h00’.
- Địa điểm: Phòng học F2-1 trường Đại Học Tây Đô.
- Môn học: Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
- Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Quang Khôi
- Nhóm Hợp Sức gồm tôi và 5 thành viên khác đã được thành lập.
- Mục đích tôi tham gia nhóm: vì các thành viên trong nhóm có cùng sở
thích, tính cách hợp nhau, là bạn thân của nhau từ đầu khóa học đến giờ. Từng
thành viên hợp sức lại sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn, lấy ý kiến của từng cá
nhân trong nhóm từ đó rút kết thành ý chung của nhóm nhằm đạt được hiệu quả
5
cao trong học tập. Cùng nhau trao dòi, học hỏi, giúp đỡ nhau vượt qua những
khó khăn trong học tập, cũng như là những vui buồn, trở ngại trong cuộc sống.
- Những thuận lợi khi tôi tham gia nhóm:
+ Các thành viên trong nhóm đều có mặt đầy đủ;
+ Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến;
+ Có sự trao đổi qua lại giữa các thành viên;
+ Nhóm trưởng phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên;
+ Các thành viên chủ động với công việc mình được giao;
+ Nhóm trưởng là người biết tạo sự hứng thú và động lực tốt để mỗi thành
viên hoàn thành tốt công việc của mình.
+ Mọi thành viên trong nhóm luôn đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích cá
nhân.
- Khó khăn:
+ Có một số thành viên đùa giỡn trong quá trình thảo luận;
+ Một số thành viên còn làm việc riêng trong giờ học nhóm;
+ Xảy ra mâu thuẫn trong lúc tranh luận;
+ Một số thành viên còn rụt rè, chưa mạnh dạng đưa ra ý kiến của bản thân;
- Lợi ích thu được từ việc tham gia nhóm:
+ Hoàn thành bài báo cáo với số điểm mong đợi;
+ Nhóm là nơi để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm học tập, làm việc,
kinh nghiệm sống, cùng nhau tiến bộ trong học tập;
+ Khi tham gia nhóm thái độ, cảm xúc, hành vi cá nhân của người có thể
thay đổi theo chiều hướng tích cực;
+ Tận dụng khả năng, năng khiếu của từng thành viên tạo thành sức mạnh
tập thể;
+ Phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
+ Mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được hay làm
được mà hiệu quả chưa cao;
+ Các thành viên sẽ giúp đỡ được một cá nhân khi họ đang gặp những khó
khăn trong cuộc sống mà họ đang gặp phải;
+ Mọi người sẽ ngày càng gần gũi, hiểu nhau hơn qua những cuộc bàn luận
tranh cải trong quá trình làm việc nhóm.
4. Anh/Chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/Chị đã thực
hiện để hòa nhập nhóm?
* Quản lý thời gian:
- Đi họp nhóm đúng giờ;
- Sắp xếp thời gian lịch trình hợp lý;
6
- Quy định rõ thời gian hoàn thành công việc của mỗi cá nhân và của
nhóm;
- Thời gian họp không để kéo dài quá lâu;
* Quản lý cá tính:
- Kiềm chế cá tính của bản thân;
- Tôn trọng các thành viên trong nhóm;
- Nhắc nhở các thành viên không làm việc riêng trong khi đang bàn bạc
giải quyết vấn đề của nhóm;
- Khi có mâu thuẫn xảy ra thì bản thân tôi là trưởng nhóm, tôi tự rút kết
đưa ra kết luận cho nhóm.
5. Anh/Chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau
khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
* Qua ba buổi học chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm” đã giúp tôi học hỏi
nhiều kiến thức về tinh thần làm việc nhóm và rút kết được kinh nghiệm cho bản
thân để vận dụng kiến thức đó trong học tập, cũng như công việc. Từ những tình
huống và kiến thức thầy đã truyền đạt, tôi hiểu biết thêm nhiều kiến thức về làm
việc nhóm như:
- Nhận biết được tầm quan trọng và sự cần thiết phải cải thiện năng lực làm
việc nhóm trong môi trường học tập cũng như làm việc sau này;
- Hiểu được những khó khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm;
- Nhận biết rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của chính mình
trong quá trình làm việc với người khác;
- Quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm;
- Nắm được những nguyên tắc, quy trình, phương pháp để nâng cao hiệu
quả làm việc nhóm cho bản thân;
- Biết các công việc cần chuẩn bị cho buổi họp nhóm;
- Nắm rõ cách thức ra quyết định và giải quyết mâu thuẫn xung đột trong
nhóm.
* Bên cạnh những kiến thức có được tôi còn biết thêm được nhiều kỹ năng như:
- Kỹ năng lãnh đạo: người lãnh đạo phải làm sao khuyến khích động viện
mọi người cùng tham gia hoạt động nhóm, khuyến khích sự đóng góp ý kiến của
các thành viên, khuyến khích động viên khen ngợi các thành viên đúng lúc.
- Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe bằng đôi mắt của mình, nắm vững nội
dung của người nói, làm sáng tỏ điều nghe được.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin: nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục, nói
ngắn gọn, tập trung vào chủ đề, chú ý phản ứng của người nghe.
- Kỹ năng điều phối công việc: người lãnh đạo phải phân chia công việc cụ
thể theo từng khả năng của các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp phải tạo không khí vui vẻ đối với người đối
diện.
* Về mặt thái độ sau khi học môn “kỹ năng làm việc nhóm” đã tạo sự thay đổi
về thái độ cũng như cảm xúc của tôi theo chiều hướng tốt:
7
- Bỏ qua cái tôi của bản thân khi tham gia làm việc nhóm;
- Chú ý lắng nghe ý kiến của mọi người;
- Bản thân nhìn nhận ý kiến chưa đúng để học hỏi các bạn trong nhóm;
- Biết tôn trọng các thành viên trong nhóm;
- Có thái độ tự tin, thoải mái, năng động và nhiệt tình vì lợi ích chung của
nhóm.
8