Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quản lý điểm sinh viên đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.83 KB, 30 trang )

BỘ CÔNG AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CAND

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Tên đề tài:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC TẬP TRƯỜNG T36
Giáo viên hướng dẫn: Thượng úy Phạm Thị Thảo
Nhóm học viên thực hiện:
1.

Nguyễn Văn Trung

Lớp B3D4

2.

Lê Văn Trường

Lớp B3D4

3.

Trịnh Văn Chung

Lớp B3D4

Bắc Ninh, năm 2016
DANH MỤC HÌNH ẢNH


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, máy tính điện tử, chủ yếu là máy vi tính đã và đang xuất
hiện ngày càng nhiều trong xí nghiệp, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính xã
hội...., ngày càng thâm nhập vào khắp các mặt hoạt động của nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, máy tính điện tử chỉ mới phục vụ công việc văn phòng như soạn
thảo văn bản là chính mà chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo giúp con người
trong các lĩnh vực quản lý, tự động hóa để tăng năng suất lao động. Một trong
những nguyên nhân chính là Việt Nam còn thiếu rất nhiều những nhà phân tích.
Đó chính là những chuyên gia tin học có thể phân tích (tìm hiểu, khảo sát...) sự
hoạt động của các xí nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức hành chính xã hội... để
thiết kế các hệ thống tin học phục vụ công tác quản lý trong mọi lĩnh vực.
Môn học Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng
trong quá trình đào tạo những cán bộ phân tích nói trên. Hiểu đượcc tầm quan
trọng đó của môn học, cùng với những kiến thức đã tích lũy trong suốt quá trình
học tập tại trường đại học Kỹ Thuật - Hậu Cần CAND cùng với kĩ năng của bản
thân, nhóm chúng tôi đã triển khai phân tích đề tài quản lý điểm của sinh viên
trương T36.
Trong khoảng thời gian ngắn và chưa có kinh nghiệm trong thiết kế phân
tích phần mềm cũng như sơ đồ ngữ cảnh của đề tài vì vậy không tránh khỏi
những sai sót. Bài báo cáo có tham khảo một số bài trên mạng , rất mong được
sự đánh giá, nhận xét của cô cùng sự góp ý của các bạn cho đề tài được hoàn
thiện hơn.

2


1. Phát biểu bài toán
Trong thời đại ngay nay, thời đại mà CNTT đang phát triển và lên ngôi đã
mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người trên các lĩnh vực khác nhau. Trong
đó công tác giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu

cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Với việc sử dụng những phương pháp
truyền thống trong giảng dạy và quản lý đã làm mất rất nhiều thời gian cũng như
công sức của thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục. Và CNTT đã xuất hiện làm
thay đổi rất nhiều trong công tác giáo dục cụ thể là trong công tác quản lý, giảng
dạy và học tập trong các nhà trường.
Đối với mỗi nhà trường nói chung và trường T36 nói riêng việc quản lý
điểm của học sinh là một trong những công việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Trên thực tế việc quản lý này được thực hiện bằng phương pháp phổ thông như
quản lý điểm cá nhân, bảng điểm tổng kết…rất cồng kềnh, mất thời gian và ben
cạnh đó đối với công tác quản lý của Nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn.
Với mục đích giúp cho công tác quản lý điểm trong trường học được
thuận tiện, dễ dàng hơn và sự kiểm soát của Nhà trường cũng được chặt chẽ
chúng tôi đã khảo sát và tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ ĐIỂM”.
Bài toán quản lý điểm đặt ra các vấn đề như sau: thể hiện được mô hình tổ
chức quản lý sinh viên theo khóa, theo lớp, theo các loại hình đào tạo. Quản lý
các môn học của các lớp theo học kỳ và kết quả học tập của sinh viên đối với
các môn học đó. Hệ thống còn phải cho phép tạo ra các báo cáo từ kết quả học
tập của sinh viên nhằm phục vụ công tác điều hành huấn luyện như: tổng kết kết
quả học tập theo kỳ, theo năm, theo khóa; in danh sách thi lại; in bảng điểm học
kỳ; in bảng điểm cá nhân.
Ngoài các chức năng chính như trên, hệ thống này còn cần thêm một số
chức năng khác như: cập nhật các loại danh mục dữ liệu (danh mục lớp, danh
mục loại hình đào tạo, danh mục ngành học, .... ); các chức năng sao lưu và phục
hồi dữ liệu; các chức năng trợ giúp.
2. Quy trình nghiệp vụ
2.1. Điểm kiểm tra thường xuyên
- Kết thúc các bài kiểm tra, kết quả của mỗi học viên sẽ được giáo viên
giảng dạy tổng kết và trả cho học viên.
- Điểm các bài kiểm tra được giáo viên giảng dạy gửi lên phòng đào tạo.


3


2.2. Điểm kết thúc môn học
- Phòng đào tạo in "Danh sách học viên đủ điều kiện kiểm tra kết thúc
môn học" và "Danh sách học viên không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn
học" và gửi cho cán bộ coi thi kết thúc môn học.
- Điểm thi được phòng khảo thí nhập và gửi về phòng đào tạo, sau đó
bảng điểm được gửi về cho học viên và phòng QLHV.
2.3. Điểm tổng kết
- Kết thúc mỗi học kỳ, kết quả học tập của mỗi học viên sẽ được phòng
đào tạo nhận từ giáo viên giảng dạy và lưu lại rồi tổng kết điểm gửi về cho từng
lớp và phòng QLHV.
- Việc quản lý điểm của học viên sẽ được theo dõi trong suốt quá trình
học tập của học viên tại trường. Khi học viên có sự thay đổi điểm cho từng môn
(thi nâng cao điểm, thi lại) sẽ được cán bộ phòng đào tạo cập nhật vào bảng
điểm của học viên.
2.4. Một số công thức tính điểm của học viên:
Tính điểm tổng kết môn học:
M=70%m1 + 20%m2 + 10%m3
Trong đó:
+ m1 là điểm kết thúc học phần.
+ m2 là điểm kiểm tra.
+ m3 là điểm chuyên cần.
Tính điểm trung bình chung học tập:

4



Trong đó:
+ A là điểm trung bình học tập.
+ ai là điểm của học phần thứ i.
+ ni là số tín chỉ của học phần thứ i.
+ n là tổng số học phần.
Khi học viên ra trường, kết quả học tập của học viên trong suốt quá trình học
sẽ được lưu thành một bảng điểm và lưu kèm hồ sơ của học viên.
2.5. Phân loại học viên
o Xuất sắc: 9 < = A < = 10
o Giỏi: A > = 8.0.
o Khá: 7 < = A < 8.
o Trung Bình Khá: 6 < = A < 7.
o Trung Bình: 5 < = A < 6
o Yếu: 3.5 < = A < 5.
o Kém: 0 < = A < 3.5.
3. Phạm vi của bài toán
- Trong khuôn khổ thời gian có hạn, chúng tôi sẽ đi xây dựng phần mềm
quản lý điểm học viên trong trường T36 với người quản lý là cán bộ phòng đào
tạo.
- Phạm vi khảo sát: trường T36.
- Đối tượng khảo sát: học viên, giáo viên, cán bộ P1.
- Đối tượng quản lý phần mềm: nhân viên P1.
 Phân quyền

- Sinh viên: là những người có nhu cầu xem thông tin điểm của các sinh
viên. Họ chỉ có quyền xem điểm.
- Giáo viên: người có quyền xem và kiểm tra thông tin điểm. Họ có quyền
xem điểm.
- Cán bộ P1: có tất cả các quyền quản lý điểm: xem, thêm, sửa, xóa…


5


4. Yêu cầu
4.1. Yêu cầu chức năng
-

Hệ thống lưu trữ tất cả chi tiết về thông tin học viên, điểm, danh
mục…Kết quả của học viên phải lưu trữ tối thiểu 5 năm.
Tự động tính điểm tổng kết và in kết quả cho sinh viên.
Cung cấp thông tin điểm khi học viên muốn tra cứu.
Thống kê chi tiết kết quả học tập của học viên.

4.2. Yêu cầu phi chức năng
-

Hệ thống tin cậy và chính xác, giao diện thân thiện dễ sử dụng, truy
cập dữ liệu nhanh chóng.
Đảm bảo bí mật cho người điều hành hệ thống.
Phải vận hành tốt trong tương lai khi số học viên tăng.
Phải có tính linh hoạt cao.

4.3. Yêu cầu hệ thống
-

Giao diện trực quan, tiện dụng
Có thể sử dụng 24/24, đáp ứng hàng trăm lượt truy cập cùng lúc
Hệ thống chạy trên nền web, người dùng truy cập thông qua trình
duyệt mọi lúc mọi nơi
Có chức năng gửi email tới người dùng

Có khả năng bảo mật, phân quyền truy cập tốt, mỗi loại người dùng
chỉ có thể sử dụng một số chức năng riêng
Việc tính toán điểm phải chính xác, đáng tin cậy
Phải có tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng đầy đủ hệ thống.

5. Hiện trạng của hệ thống
Ưu điểm:
-

Không tốn tiền để làm phần mềm.
Khó bị mất mát thông tin hàng loạt.

Nhược điểm:
-

Không tự động cập nhật thông tin học viên.
Mất nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm.
Tốn nhiều thời gian để nhập điểm vào bảng điểm và không được hổ trợ
chỉnh sửa lỗi ngay trong lúc nhận dạng điểm.
Xử lý thông tin lâu.
Mất nhiều không gian để lưu hồ sơ khi học viên quá đông.
Việc báo cáo không được làm tự động.
Tốn nhiều nhân lực để quản lý.
Dễ sai sót trong quá trình nhập điểm.

6


6. Giải pháp đề xuất
Quản lý điểm hệ thống điểm học tập của học viên trường T36 là một trong

những công việc quan trọng trong trường T36 nói riêng và của ngành Công An
Nhân Dân nói chung. Việc đưa bài toán quản lý điểm học tập của học viên trong
trường sẽ mang lại nhiều sự tiến bộ và thay đổi việc học tập, rèn luyện, phấn đấu
của từng học viên.
Sau khi tìm hiểu, khảo sát quy trình quản lý điểm hiện tại của trường, thu
thập các mẫu: bảng điểm tổng kết, bảng phân loại và thông qua những ưu điểm
và nhược điểm của hệ thống hiện tại đã nêu ở trên nên chúng tôi đề xuất xây
dựng phần mềm quản lý thông tin về điểm học tập chạy trong ứng dụng Access
trên màn hình destop với người quản lý cán bộ phòng đào tạo như sau:


Xây dựng hệ thống các môn học và thiết lập công thức tính cho từng môn
học thuộc Khoa.



Xây dựng phần mềm quản lý thông tin của cá nhân học viên về điểm
trong quá trình học tập như: tìm kiếm, sửa, cập nhật điểm học tập của
từng môn học của học viên trong tuần, tháng, cả học kỳ và phần mềm này
còn quản lý về điểm của học viên từng lớp, sau đó là của khóa.



Xây dựng phần mềm có thể xuất kết quả bảng điểm của các học viên
trong một lớp trong học kỳ hay năm học.



Xây dựng phần mềm có thể xuất kết quả học tập của học viên để tiến hành
các thao tác khen thưởng, xét tốt nghiệp,…




Xây dựng phần mềm có tính bảo mật, phân quyền cho người dùng.



Xây dựng phần mềm quản lý điểm gọn nhẹ, chiếm không gian lưu trữ
nhỏ, chỉ cần số ít cán bộ lớp với máy vi tính cá nhân là có thể giải quyết
được.



Xây dựng phần mềm khắc phục kịp thời những hạn chế, những khó khăn
thường gặp như: không truy xuất được điểm học tập của học viên trong
những tháng trước kia, không lọc ra những học viên có cùng tên và họ,…
so với phần mềm khác hoặc trên giấy tờ.



Xây dựng phần mềm của giải quyết những vấn đề phức tạp, không quá
mất nhiều thời gian để tính toán điểm cho mỗi học viên trong từng tuần,
tháng, năm .



Sử dụng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu khách quan như nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả cao hơn so với hệ thống cũ.

7





Giao diện phù hợp với nhiều người, dễ sử dụng, dễ hiểu, dễ nắm bắt đối
với mọi đối tượng sử dụng.

7. Xác định các tác nhân và UseCase
7.1. Danh sách tác nhân của hệ thống
STT

Tác nhân

Mô tả

1

Học viên

Là những học viên có nhu cầu xem kết quả học tập
ở khoa mà mình đang học.

Phòng đào tạo

Là những người có quyền quản lý như giáo viên,
được quyền đăng nhập vào hệ thống để thực hiện
những chức năng như: quản lý điểm, quản lý lớp
học, quản lý môn học, quản lý học viên, quản lý
khóa học và thống kê in ấn.


Quản trị viên

Là nhân viên quản trị hệ thống được quyền đăng
nhập vào hệ thống để thực hiện xem điểm, quản lý
người dùng.

2

3

7.2. Danh sách UseCase
STT

Usecase

Mô tả

Xem điểm

Hệ thống cho học viên xem bảng
điểm của mình sau khi nhập đúng
mã học viên, tên lớp.

Đăng nhập

Nhân viên phòng đào tạo và quản
trị viên cần đăng nhập đúng tài
khoản và mật khẩu của mình để có
thể thực hiện các thao tác cập nhật
thông tin cho hệ thống.


Kiểm tra tài khoản

Hệ thống kiểm tra tài khoản nhập
có chính xác với tài khoản từ cơ sở
dữ liệu hay không.

4

Kiểm tra mật khẩu

Hệ thống kiểm tra mật khẩu nhập
có chính xác với mật khẩu từ cơ sở
dữ liệu hay không.

5

Quản lý học viên

1

2

3

Chức năng này được người dùng sử
dụng để cập nhật thông tin của học
viên như thêm thông tin cá nhân
học viên mới hay xóa những thông
8



tin của học viên hay sửa thông tin
cá nhân.

6

7

8

9

10

11

Quản lý môn học

Chức năng này được người dùng sử
dụng để cập nhật thông tin của
môn học như thêm thông tin môn
học mới hay xóa môn học hay chọn
môn học cho lớp.

Quản lý điểm

Chức năng này được người dùng sử
dụng để cập nhật kết quả học tập
của học viên như thêm mới điểm

hay sửa điểm.

Quản lý khóa học

Chức năng này được người dùng sử
dụng để cập nhật thông tin của khóa
học như thêm thông tin kháo học
mới hay xóa khóa học viên hay sửa
thông tin khóa học.

Quản lý lớp học

Chức năng này được người dùng sử
dụng để cập nhật thông tin của lớp
học như thêm thông tin lớp học mới
hay xóa những thông tin của lớp
học hay sửa thông tin lớp học.

Thống kê in ấn

cho phép nhân viên phòng đào tạo
dùng để thống kê in ấn thông tin
của lớp học như : in bảng điểm theo
lớp, in bảng điểm theo năm học, in
danh sách học viên thi lại, in danh
sach học viên lưu ban, ... .

Quản lý người dùng

Chức năng này được người dùng sử

dụng để cập nhật thông tin cho
người dùng như thêm người dùng
mới hay sửa thông tin người dùng.

8. Biểu đồ UseCase
8.1. Biểu đồ UseCase tổng quát
Dựa vào hệ thống quản lý điểm học tập tại trường T36 ta có biểu đồ UC
tổng quát như sau:

9


Hình 1: Biểu đồ UC tổng quát

Học viên: chỉ có quyền xem điểm.
Nhân viên Phòng đào tạo: được quyền xem điểm và đăng nhập vào hệ
thống để có thể truy cập vào quản lý học viên, quản lý môn học, quản lý khóa
học, quản lý lớp học, quản lý điểm và thống kê in ấn.
Quản trị viên: có quyền xem điểm, đăng nhập để có thể truy cập quản lý
người dùng.
8.2. Biểu đồ UseCase chi tiết
a) Xem điểm

10


Hình 2: Biểu đồ UC tác nhân Nhân viên Phòng đào tạo

Hình 3: Biểu đồ UC tác nhân học viên


11


Hình 4: Biểu đồ UC tác nhân Quản trị viên

UseCase xem điểm cho phép các tác nhân học viên, nhân viên phòng đào
tạo và quản trị viên có thể tra cứu điểm học tập theo mã học viên, tra cứu theo
tên học viên hoặc tra cứu theo lớp. Sau đó kết quả điểm học tập của học sinh
được tra cứu sẽ xuất hiện.
b) Quản lý lớp học

12


Hình 5: Biểu đồ UC quản lý lớp học chi tiết

UseCase quản lý lớp học chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập
vào sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản
vừa đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có quyền thêm, sửa,
xóa thông tin lớp học. Nếu không hợp lệ thì sẽ bắt đăng nhập lại.
c) Quản lý môn học

Hình 6: Biểu đồ UC quản lý môn học chi tiết

UseCase quản lý môn học chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập
vào sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản
vừa đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có quyền thêm, sửa,
xóa thông tin môn học. Nếu không hợp lệ thì sẽ bắt đăng nhập lại.

13



d) Quản lý học viên

Hình 7: Biểu đồ UC quản lý học viên chi tiết

UseCase quản lý học viên chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập
vào sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản
vừa đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có quyền thêm, sửa,
xóa thông tin học viên. Nếu không hợp lệ thì sẽ bắt đăng nhập lại.
e) Quản lý khóa học

Hình 8: Biểu đồ UC quản lý khóa học chi tiết

UseCase quản lý khóa học chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập
vào sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản
vừa đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có quyền thêm, sửa,
xóa thông tin khóa học. Nếu không hợp lệ thì sẽ bắt đăng nhập lại.

14


g) Quản lý điểm

Hình 9: Biểu đồ UC quản lý điểm chi tiết

UseCase quản lý điểm chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập vào
sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản vừa
đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có quyền nhập điểm, thêm
điểm mới, sửa điểm, xóa điểm và tính điểm học tập cho học viên. Nếu không

hợp lệ thì sẽ bắt đăng nhập lại.
h) In bảng điểm

15


Hình 10: Biểu đồ UC in bảng điểm chi tiết

UseCase in bảng điểm chỉ cho phép nhân viên phòng đào tạo truy cập vào
sau khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản vừa
đăng nhập. Nếu hợp lệ thì nhân viên phòng đào tạo sẽ có thể in các loại bảng
điểm như: bảng điểm học kỳ, bảng điểm theo lớp, bảng điểm cả năm, danh sách
thi lại. Sau đó sẽ gửi về các lớp, học viên có liên quan trong bảng điểm.
i) Quản lý người dùng

Hình 11: Biểu đồ UC quản lý người dùng chi tiết

UseCase quản lý người dùng chỉ cho phép quản trị viên truy cập vào sau
khi đăng nhập tài khoản vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản vừa đăng
nhập. Nếu hợp lệ thì quản trị viên sẽ có quyền thêm tài khoản mới, sửa thông tin
tài khoản, xóa tài khoản và thống kê các tài khoản đang dùng. Nếu không hợp lệ
thì sẽ bắt đăng nhập lại.
9. Tiến trình thực hiện
9.1. Học Viên
Sinh viên sau khi đăng nhập vào hệ thống sẽ bắt đầu quá trình tra cứu
điểm thi. Sinh viên sẽ tiến hành tra cứu điểm thi theo: Lớp, Mã Sinh Viên.


Tra cứu điểm thi theo Lớp:


-

Trên form tìm kiếm sinh viên lựa chọn khoa mà mình theo học

16


-

Hệ thống sẽ đưa ra danh sách các lớp trong khoa đó

-

Sinh viên lựa chọn một lớp, kỳ học (kỳ I, kỳ II, cả năm) và yêu cầu tra
cứu điểm

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm bảng điểm của lớp đó và đưa ra thông tin bảng điểm

-

Khi bảng điểm kỳ đó của lớp mà bạn tìm kiếm chưa được cập nhật vào cơ
sở dữ liệu thì hệ thống sẽ đưa ra thông báo cho sinh viên.



Tra cứu theo Mã Sinh Viên:

-


Trên form tra cứu sinh viên nhập mã sinh viên của mình

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu và đưa ra thông tin về sinh viên

-

Lựa chọn học kỳ cần xem điểm

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm và hiển thị các môn học trong học kỳ đó cũng như
điểm của các môn.

9.2. Cán bộ phòng đào tạo
Sau khi đăng nhập vào hệ thống thì cán bộ phòng đào tạo tiến hành cập
nhật thông tin của sinh viên vào trong hệ thống như: Khoa, Lớp, bảng điểm sinh
viên…và tiến hành in bảng điểm để đưa về các lớp.
a. Quản lý điểm


Thêm điểm mới

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-


Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn lớp chứa sinh viên cần thêm điểm

-

Hệ thống tìm kiếm và đưa ra danh sách sinh viên trong lớp đó

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn sinh viên và môn học cần thêm điểm

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành nhập điểm cho môn đó và yêu cầu lưu lại
dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa điểm đó vào trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống.



Sửa điểm sinh viên

-


Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

17


-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn lớp chứa sinh viên

-

Hệ thống tìm kiếm và đưa ra danh sách sinh viên trong lớp đó

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn sinh viên và môn học cần sửa điểm

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành sửa điểm cho môn đó và yêu cầu lưu lại
dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa điểm đó vào trong cơ sở dữ liệu của hệ

thống.



Xóa điểm sinh viên

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn lớp chứa sinh viên

-

Hệ thống tìm kiếm và đưa ra danh sách sinh viên trong lớp đó

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn sinh viên và môn học cần xóa điểm

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành xóa điểm cho môn đó và yêu cầu lưu lại
dữ liệu


-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa điểm đó vào trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống.

b. Quản lý lớp học


Thêm lớp học mới

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành nhập thông tin cho lớp học đó và yêu cầu
lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.




Sửa thông tin lớp học

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn lớp

-

Hệ thống tìm kiếm và đưa ra danh sách sinh viên trong lớp đó

18


-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần sửa như tên học viên, ngày
sinh, quê quán, giới tính, chuyên ngành.

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành sửa thông tin lớp học và yêu cầu lưu lại

dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.



Xóa thông tin lớp học

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn lớp cần xóa

-

Hệ thống tìm kiếm và đưa ra danh sách học viên trong lớp đó

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần xóa trong lớp và yêu cầu lưu

lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.

c. Quản lý môn học


Thêm lớp học mới

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các môn có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành nhập thông tin cho môn học đó và yêu
cầu lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.




Sửa thông tin môn học

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các môn học có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn môn học

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành sửa thông tin môn học và yêu cầu lưu lại dữ
liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.

19


-


Xóa thông tin môn học

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các môn học có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn môn học cần xóa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần xóa trong môn học và yêu
cầu lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.

d. Quản lý học viên


Thêm học viên mới


-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khoa

-

Hệ thống đưa ra danh sách các lớp có trong khoa

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành nhập thông tin cho học viên đó và yêu
cầu lưu lại dữ liệu vào lớp học đã chọn

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa điểm đó vào trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống.



Sửa thông tin học viên

-

Cán bộ phòng đào tạo nhập mã học viên

-

Hệ thống đưa ra thông tin của học viên: họ tên, quê quán, ngày sinh, giới
tính, lớp, khóa, chuyên ngành ...


-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần sửa cho học viên, sửa thông
tin học viên và yêu cầu lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưu thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.



Xóa thông tin học viên

-

Cán bộ phòng đào tạo nhập mã học viên

-

Hệ thống đưa ra thông tin của học viên: họ tên, quê quán, ngày sinh, giới
tính, lớp, khóa, chuyên ngành ...

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần xóa cho học viên và yêu cầu
lưu lại dữ liệu

20



-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưu thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.

e. Quản lý khóa học


Thêm khóa học mới

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khóa học

-

Hệ thống đưa ra danh sách các khóa học

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành nhập thêm thông tin cho khóa học mới và
yêu cầu lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa lại vào trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống.




Sửa thông tin khóa học

-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khóa học

-

Hệ thống đưa ra danh sách các khóa học

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn khóa học

-

Cán bộ phòng đào tạo tiến hành sửa thông tin khóa học và yêu cầu lưu lại dữ
liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.



Xóa thông tin khóa học


-

Cán bộ phòng đào tạo chọn khóa học

-

Hệ thống đưa ra danh sách các khóa học

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn khóa học cần xóa

-

Cán bộ phòng đào tạo lựa chọn thông tin cần xóa trong khóa học và yêu
cầu lưu lại dữ liệu

-

Hệ thống kiểm tra thông tin và lưa thông tin đó vào trong cơ sở dữ liệu
của hệ thống.

g. Thống kê in ấn
-

Cán bộ Phòng đào tạo lựa chọn khoa

-

Tiếp đó lựa chọn xem sẽ in loại bảng điểm nào trong số các loại bảng

điểm: Bảng điểm môn học của lớp, kết quả học tập của sinh viên, danh

21


sách học viên thi lại, danh sách học viên lưu ban, danh sach học viên được
học bổng, danh sách học viên nợ môn.
-

Hệ thống sẽ tìm kiếm và lọc ra các sinh viên theo yêu cầu của cán bộ
phòng đào tạo đã chọn và hiển thị thông tin

-

Cán bộ phòng đào tạo yêu cầu in bảng điểm đó

-

Hệ thống kiểm tra máy in và tiến hành in bảng điểm theo yêu cầu của cán
bộ phòng đào tạo.

9.3. Quản trị viên
Quản trị viên sau khi đăng nhập vào hệ thống sẽ bắt đầu quá trình quản lý
người dùng. Quản trị viên sẽ tiến hành tra cứu tài khoản người dung và thống kê
danh sách người dung hệ thống.
a.

Xem điểm




Tra cứu điểm thi theo Lớp:

-

Trên form tìm kiếm quản trị viên lựa chọn khoa mà mình muốn xem điểm

-

Hệ thống sẽ đưa ra danh sách các lớp trong khoa đó

-

Quản trị viên lựa chọn một lớp, kỳ học (kỳ I, kỳ II, cả năm) và yêu cầu
tra cứu điểm

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm bảng điểm của lớp đó và đưa ra thông tin bảng điểm

-

Khi bảng điểm kỳ đó của lớp mà bạn tìm kiếm chưa được cập nhật vào cơ
sở dữ liệu thì hệ thống sẽ đưa ra thông báo cho quản trị viên.



Tra cứu theo Mã Sinh Viên:

-


Trên form tra cứu quản trị viên nhập mã học viên muốn xem

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu và đưa ra thông tin về học viên

-

Lựa chọn học kỳ cần xem điểm

-

Hệ thống sẽ tìm kiếm và hiển thị các môn học trong học kỳ đó cũng như
điểm của các môn.

b.

Quản lý người dùng

* Thêm tài khoản: quản trị viên có quyền thêm mới tài khoản người dùng
khi một nhân viên phòng đào tạo có nhu cầu tạo một tài khoản mới cho mình.
Khi đó quản trị viên sẽ cung cấp form giao diện cho nhân viên phòng đào tạo
đăng ký tài khoản .

22


Hình 12: Form đăng ký tài khoản


Sau khi đăng ký thành công, một tài khoản người dùng đã được thêm vào
danh sách tài khoản người dùng.

Hình 13: Form đăng ký thành công

* Sửa tài khoản: người dùng có thể sửa thông tin trong tài khoản của mình
như: tên hiện thị, ngày sinh, giới tính, điện thoại hoặc thay đổi mật khẩu.
* Xóa tài khoản: quản trị viên có quyền xóa một tài khoản người dùng khi
tài khoản đó bị khóa hoặc người dùng không dùng nữa.
* Thống kê người dùng: quản trị viên sẽ thống kê danh sách các tài khoản
người dùng, tài khoản nào của quản trị viên, tài khoản nào của nhân viên phòng
đào tạo.
10. Biểu đồ lớp

23


10.1. Các lớp đối tượng
Xác định các lớp đối tượng: Học viên, Giáo viên, Môn học, Bảng điểm, Học kỳ
Lớp

Học viên

Thuộc tính

Phương thức

Họ tên học viên, mã
học viên, quê quán,
ngày sinh, giới tính,

lớp, khóa, chuyên
ngành, mã môn học.

Xem điểm, xem
mã học viên,
xem lớp, ....

Họ tên giáo viên,
khoa, lớp, môn dạy,
ngày bắt đầu, ngày kêt
thúc

Thêm giáo viên,
sửa thông tin
giáo viên, xóa
thông tin giáo
viên

Mã môn học, tên môn
học, khoa, giáo viên
giảng dạy, số tín chỉ,
học kỳ, năm học

Thêm môn học,
sửa môn học, xóa
môn học

Giáo viên

Môn học


24

Biểu diễn


Họ tên học viên, mã
Nhập điểm, sửa
học viên, mã lớp, mã
điểm, xóa điểm
môn học, điểm chuyên
cần, điểm kiểm tra,
điểm thi giữa học
phần, điểm thi kết
thúc, điểm trung bình,
học kỳ

Bảng
điểm

Học kỳ, năm học, lớp,
khóa

Thêm, sửa, xóa

Học kỳ

10.2. Mối liên kết giữa các lớp



Học viên với bảng điểm: 1 học viên có nhiều bảng điểm, 1 bảng điểm chỉ
có 1 học viên.



Học viên với môn học: 1 học viên có nhiều môn học, 1 môn học có nhiều
học viên.



Học viên với giáo viên: 1 học viên có thể có 1 hoặc nhiều giáo viên, 1
giáo viên có thể dạy nhiều học viên.



Học kỳ với môn học: 1 học kỳ có nhiều môn học, 1 môn học dạy trong 1
học kỳ

10.3 Mô hình lớp

25


×