Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.96 KB, 59 trang )

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC TẬP
STT

HỌ TÊN

MSSV

1

Đỗ Thái Hưng

60901096

2

Hà Xuân Thành

61002980

3

Lê Thành Trịnh

61003615

4

Lương Duy Quốc Thịnh

61003203


5

Lưu Hoàng Minh

60901553

6

Nguyễn Hữu Tài

61002814

7

Nguyễn Nhật Trường

61003711

8

Nguyễn Trần Đông Hưng

61001400

9

Nguyễn Trung Quãng

61002609


10

Trương Nhật

61002284

11

Võ Đình Trí

61003603

12

Vũ Đỗ Thành Tâm

61002875

13

Vũ Văn Luân

61001860

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại nhà máy Nông Dược Bình Dương, chúng em xin
chân thành cảm ơn quý ban lãnh đạo cũng như các phòng ban, phân xưởng của nhà máy

đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em có thể tham quan, nghiên cứu và có những
hiểu biết mới trong khoảng thời gian thực tập. Chúng em cũng xin cảm ơn anh Lân, anh
Tiến, anh Triển và các cô chú trong nhà máy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giải đáp
mọi thắc mắc của chúng em xuyên suốt quá trình thực tập. Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn
thầy Nguyễn Sỹ Xuân Ân đã định hướng và giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành tốt
kỳ thực tập tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2014

2


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG
Nhận xét :
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2014

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhận xét :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2014

4


MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NÔNG DƯỢC BÌNH DƯƠNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Tổng quan công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam
Tên tiếng anh : VIETNAM PESTICIDE JOINT STOCK COMPANY (VIPESCO)
Trụ sở chính : 102 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM.
Công ty được công bố thành lập ngày 19/04/1976 với tên gọi ban đầu là Công ty
thuốc sát trùng Miền Nam.
Theo quyết định số 70/HC – TCLĐ, ngày 24/02/1990 của Tổng cục Hóa Chất,
Công ty đổi tên thành Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, là thành viên của Tổng
công ty hóa chất Việt Nam, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập.
Năm 2006 công ty cổ phần hóa và chuyển thành Công ty Cổ phần thuốc sát trùng
Việt Nam.
 VIPESCO có nhiều chi nhánh trực thuộc gồm:

- Trụ sở chính

Địa chỉ : 102 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
- Chi nhánh 1 – Hà Nội
Địa chỉ: số 02, Triệu Quốc Đạt, Hà Nội
5


- Chi nhánh 2 – Huế
Địa chỉ: Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
- Xí nghiệp Bình Triệu
Địa chỉ: 204 Kha Vạn Cân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP.HCM
- Nhà máy nông dược Bình Dương
Địa chỉ: 138 ĐT 743, phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông dược
Địa chỉ: 127 Lê Lợi, P.4, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

1.2. Nhà máy nông dược Bình Dương

Nhà máy nông dược Bình Dương ( tên cũ là chi nhánh 3 hay xí nghiệp thuốc sát
trùng Thanh Sơn) ngày nay là một đơn vị sản xuất trực tiếp thuộc quyền điều
hành của công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO). Năm 1960,
nhà máy bắt đầu hoạt động. Nhà máy khởi đầu là một phân xưởng chuyên sản
xuất đồng sunphat và cung cấp cát, phụ gia cho nhà máy chính ở Gò Vấp. Năm
1978, nhà máy trở thành một đơn vị sản xuất, gia công hoàn thành sản phẩm,
hoạt động trong quy chế quản lý chung của công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt
Nam.
2. Địa điểm xây dựng và sơ đồ bố trí mặt bằng
2.1. Địa điểm xây dựng

Nhà máy nông dược Bình Dương nằm trên địa bàn xã Bình Thắng, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Dương.

2.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng

Diện tích của công ty hiện nay là 3,5 ha (cho 2 khu vực sản xuất).
3. Sơ đồ bố trí nhân sự

Tổng số công nhân viên hiện nay của Nhà Máy là hơn 120 người (một số lao
động thời vụ) trong đó nữ chiếm 19% (theo quy định chung của tổng công ty, số
lao động nữ không bố trí làm trực tiếp trong dây chuyền sản xuất, chủ yếu đưa
vào khâu phục vụ, bao bì,…). Tỷ lệ lực lượng gián tiếp và quản lý chiếm 30%.

6


7


Thông tin liên lạc trong nhà máy được thực hiện bằng :
Các buổi họp điều độ sản xuất hàng tuần/tháng, họp tổ.
Các lệnh sản xuất - sửa chữa hàng tuần/tháng.
Sổ nhật ký – theo dõi sản xuất/sửa chữa/phát thải.
Các báo cáo định kỳ/đột xuất.
Thông báo trên bảng hoặc nói miệng.
3.1. Giám đốc chi nhánh
-

Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của nhà máy, chịu trách nhiệm trước tổng
công ty.
3.2. Phó giám đốc

Phụ trách sản xuất, nhận kế hoạch sản xuất từ công ty sau đó lên kế hoạch và

triển khai sản xuất cho nhà máy.
3.3. Kế toán trưởng

Có chức năng thực hiện chế độ tài chính và hạch toán tổng hợp các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, hạch
toán kinh tế theo nhà nước quy định, tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển sản
xuất hàng năm của nhà máy theo kế hoạch hàng năm của công ty giao cho.
3.4. Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động của nhà máy, đề xuất với ban giám đốc
trong việc quản lý và giải quyết các chính sách đối với các cán bộ và công nhân
viên như về tuyển dụng, cho thôi việc, nghỉ hưu,…theo chế độ chính sách của
công ty nhà nước; thực hiện các công tác văn thư, bảo quản lưu trữ công văn,
tổng hợp quản lý cơ sở vật chất thiết bị, phân phối dụng cụ như đồ bảo hộ lao
động, lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản, tham gia với các phòng
ban khác xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh, nhân sự, tiền lương cho nhà máy.
3.5. Phòng quỹ tiền lương

Đảm nhiệm chức năng quản lý, phân phối tiền lương và khen thưởng.
3.6. Phòng cung ứng vật tư

Thống kê, kiểm tra các phân xưởng xem các thiết bị có hư hỏng hay không,
nguyên liệu sản xuất có đảm bảo chất lượng hay không để đề xuất lên nhà máy
nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
3.7. Phòng y tế

8


Theo dõi, xác định chăm sóc sức khỏe cho toàn nhà máy. Khi có sự cố xảy ra,

phòng y tế có trách nhiệm về cấp cứu, xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ bảo
hiểm xã hội.
3.8. Nhân viên quản lý chất lượng

Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trước
khi xuất xưởng (kích cỡ, trọng lượng, bao gói, ghi nhãn, tính chất hóa lý của sản
phẩm, …).
3.9. Tổ trưởng và nhân viên bảo vệ

Luôn túc trực 24/24 để giữ gìn an ninh cho nhà máy, kiểm soát nhân viên ra vào
nhà máy, đề phòng người lạ xâm nhập, theo dõi đề phòng và chữa cháy khi có sự
cố xảy ra, bảo vệ cơ sở vật chất của công ty.
3.10. Tổ trưởng các phân xưởng

Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và phòng KCS về sản phẩm của phân
xưởng mình, bố trí phân công công việc cho công nhân trong phân xưởng.
3.11. Tổ trưởng môi trường

Đảm nhiệm chức năng quản lý, điều hành hệ thống xử lý môi trường theo dõi
việc vận hành các trạm xử lý tại công ty.
4. An toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy

Ngành thuốc sát trùng là một ngành sản xuất đặc thù, nếu không thận trọng sẽ
gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người lao động và môi trường, do đó vấn
đề an toàn lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi
trường luôn được nhà máy quan tâm lưu ý.
4.1. An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Công ty đang đầu tư nghiên cứu thay thế dần những sản phẩm có tính độc hại
cao, (gốc Clo- và phospho hữu cơ) bằng các loại sản phẩm mới, sản phẩm vi sinh

hay những sản phẩm ít độc hơn, mau phân hủy và không ảnh hưởng đến môi
trường. Đây là một chủ trương của nhà nước khi cho phép đăng ký sản phẩm mới
hay thực hiện duyệt xét danh mục thuốc bảo vệ thực vật hằng năm.
Đối với người lao động trực tiếp sản xuất được trang bị đầy đủ các phương tiện
phòng hộ cá nhân tốt nhất mà đơn vị có thể hiện nay: mặt nạ phòng độc sử dụng
than hoạt tính, khẩu trang vải, nón, găng tay, giày ủng,…, quần áo bảo hộ lao
động (một năm 3 bộ). Ngoài ra hằng ngày người lao động trực tiếp còn được
hưởng chế độ bồi thường bằng hiện vật thực hiện tại chỗ theo luật định.
9


Nhà máy có trang bị các phương tiện cần thiết như quạt, hút bụi, xe nâng … để
cải thiện tối đa môi trường lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Do hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là gia công nên yếu tố độc hại chủ
yếu là hơi và bụi phát sinh, nước thải hầu như không có mà chủ yếu là nước sau
quá trình xử lý hơi, bụi…
Nhà máy đã đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải của toàn đơn vị theo
phương pháp hóa sinh và một lò đốt rác hai cấp với tổng trị giá đầu tư hơn 1 tỷ
đồng.
Tại từng phân xưởng sản xuất, bân cạnh dây chuyền thiết bị sản xuất chính bao
giờ cũng đi kèm một hệ thống xử lý hơi bụi phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nguyên tắc xử lý chung của các hệ thống xử lý hơi bụi:
LỌC TAY ÁO

Hơi bụi

Thu hồi, xử lý, thải bỏ

HẤP THỤ THAN
HOẠT TÍNH


XỬ LÝ ƯỚT

DUNG DỊCH KIỀM

Cho bay hơi
và cho đi qua
hệ thống xử lý
hóa sinh

4.2. Phòng cháy chữa cháy

Nhà máy theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu khi thực hiện ISO 9000 đã
xây dựng một thủ tục riêng về PCCC, đã thành lập đội PCCC có nghĩa vụ huấn
luyện hàng năm. Phương tiện PCCC cá nhân trang bị trong đơn vị tương đối đầy
đủ (máy bơm nước, bình chữa cháy 5-6 kg…). Tất cả đều được thường xuyên
kiểm tra để duy trì hiệu quả khi sử dụng.
10


Do nhà máy Nông dược Bình Dương sử dụng nhiều dung môi hóa chất độc hại
có tính dễ bắt lửa như xylen, toluen, cồn, aceton… nên việc PCCC được đặt lên
hàng đầu và vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất của nhà máy. Sau đây là
một số quy định về PCCC của công ty:
- Chấp hành đúng quy định PCCC của nhà nước ban hành.
- PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty, kể cả
-

-


-

-

-

-

khách hàng đến công tác tại công ty.
Tất cả các phân xưởng, phòng ban, kho vật tư hàng hóa, nơi làm việc phải
được trang bị đầy đủ các loại dụng cụ, phương tiện PCCC và bố trí những nơi
dễ thấy, dễ lấy, đồng thời dễ sử dụng và bảo quản tốt đề chữa cháy kịp thời với
hiệu suất cao.
Khi cần sử dụng hàn điện, hàn hơi ở khu vực nguy hiểm, phải có sự đồng ý
của người có thẩm quyền và áp dụng các biện pháp an toàn trước khi sử dụng.
Tuyệt đối cấm câu móc, sử dụng điện tùy tiện. CB.CNV khi hết giờ làm việc
ra về phải kiểm tra, tắt hết các thiết bị sử dụng điện, chấp hành các quy định
về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện.
Trước các hộp đựng vòi, bình chữa cháy và các lối đi, lối thoát hiểm không
được để các chướng ngại vật, làm cản trở cho việc bảo vệ, kiểm tra, cứu chữa
khi cần thiết.
Cấm đun nấu trong kho hàng, cấm hút thuốc trong toàn nhà máy. Không để
vật tư, hàng hóa áp sát vào bóng đèn, dây điện, đảm bảo khoảng cách an toàn
PCCC. Các loại nguyên vật liệu dễ cháy nổ phải để riêng ở các kho làm bằng
vật liệu chống cháy.
Trong sản xuất nơi sử dụng các loại hóa chất độc hại, phải có biển báo từng
loại và tính chất nguy hiểm, bảng hướng dẫn sử dụng và sơ cấp cứu.
Chú ý quản lý tất cả nguồn lửa, điện, nhiệt để thực hiện đúng các quy định về
an toàn PCCC, quy trình công nghệ, vệ sinh công nghiệp.
Ban bảo hộ lao động, cán bộ phụ trách PCCC Công ty và trưởng các đơn vị

chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các quy định về an toàn PCCC, thực hiện
đầy đủ kế hoạch huấn luyện, thực tập phương án PCCC theo định kỳ và đột
xuất.
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, CB.CNV phải báo ngay cho lực lượng cảnh sát
PCCC, điện thoại số 114 và Ban giám đốc công ty.
Tập thể đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nội quy an toàn PCCC sẽ được biểu
dương, khen thưởng. Ngược lại, những đơn vị, cá nhân nào vi phạm sẽ tùy
theo mức độ nghiêm trọng mà xử lý kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật.

11


5. Tổng quan về quy trình công nghệ
5.1. Nguyên liệu và các sản phẩm chính
5.1.1.
Nguyên liệu

Đa phần nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất gia công là nguyên liệu
nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Một số ít nguyên
liệu được tổng hợp từ các nhà máy liên doanh giữa công ty với các đối tác Hàn
Quốc và Trung Quốc. Các phụ gia hay chất độn như cát, kaolanh khai thác từ
các nguồn trong nước.
Thông thường một sản phẩm gồm 3 thành phần nguyên liệu:
- Hoạt chất (Active ingredients) : là thành phần chủ yếu tạo nên công dụng

sản phẩm (trừ sâu, trừ bệnh, trừ nấm…) Về tính chất các loại nguyên liệu
này đều là các chất độc dạng bột mịn và dạng lỏng có màu sắc đặc trưng
riêng với những mức độ khác nhau.
- Chất đệm (độn) hay dung môi (insert or solvent) : là thành phần trung tính
thêm vào cho đạt hàm lượng mong muốn khi gia công thuốc bảo vệ thực

vật.
- Chất phụ gia (additives) : là một hay nhiều chất được thêm vào với tỷ lệ
nhỏ (2-10) % nhưng có tác dụng gia tăng hoạt tính của thành phần chính,
tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm
trên thị trường. Chất phụ gia thường là tập hợp những chất hoạt động bề
mặt, chống bọt, tạo màu… khi dùng.
Các sản phẩm chính

5.1.2.

Bảng 1.1 Các sản phẩm chính của nhà máy sản xuất
STT

Tên sản phẩm

Dạng sản
phẩm

Công dụng

Hoạt chất sử dụng

1

VIBAM 5H

Hạt

Trừ sâu


Dimethoate, BPMC

2

VIBASU 10H

Hạt

Trừ sâu

Diazinon

3

VIFURAN 3G

Hạt

Trừ sâu

Carbofuran

4

VIKITA 10H

Hạt

Trừ nấm bệnh


Iprobenphos

5

VIBEN C 50BTN

Bột

Trừ nấm bệnh

Benomyl,DOC

6

FOKEBA 20

Bột

Diệt chuột

Phosphur kẽm

7

VIMIPC 25BTN

Bột

Trừ sâu rầy


Isoprocarb

8

VIMONYL 72BTN

Bột

Trừ nấm bệnh

Metalaxyl,mancozeb
12


9

VI2,4D 8OBTN

Bột

Trừ cỏ

2,4D

10

NEW KASURAN 16,6

Bột


Trừ nấm bệnh

Kasugamycin+DOC

11

VIBASA 50ND

Lỏng

Trừ sâu rầy

BPMC

12

VIDECI 2.5ND

Lỏng

Trừ sâu rầy

Deltamethrin

13

SISHER 25ND

Lỏng


Trừ sâu rầy

Cypermethrin

14

VI2,4D 600DD

Lỏng

Trừ cỏ

2,4D Amine

15

VIFOSAT 480D

Lỏng

Trừ cỏ

Glyfosat IPA salt

16

VIFAST 5ND

Lỏng


Trừ sâu rầy

- Cybermethrin

17

VIBUTA 60ND

Lỏng

Trừ cỏ

Butachlor

18

VIFEL 50ND

Lỏng

Trừ sâu rầy

Phenthoate

19

VIPHENSA 50ND

Lỏng


Trừ sâu rầy

Phenthoate+BPMC

20

VIMOCA 20ND

Lỏng

Trừ sâu rầy

Ethoprop

5.2. Các công nghệ sản xuất

Các sản phẩm của nhà máy chủ yếu ở ba dạng : lỏng, hạt và bột tương ứng với 4
dây chuyền sản xuất khác nhau :
Công nghệ thuốc dạng lỏng.
Công nghệ thuốc dạng lỏng huyền phù.
Công nghệ thuốc dạng bột.
Công nghệ thuốc dạng hạt.
Những công nghệ trong nhà máy cho đến nay vẫn đang là gia công.
5.3. Quản lý bảo quản
-

Các loại thuốc bảo vệ thực vật (nguyên liệu cũng như sản phẩm) thông thường
cần phải được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo tránh ánh sáng trực tiếp. Việc
vận chuyển trong nội bộ cũng như lưu thông, phân phối cần phải nhẹ nhàng tránh
đổ vỡ gây ô nhiễm môi trường và cần một kiến thức xử lý sự cố khi rơi vãi, giảm

tối đa sự cố môi trường.
5.4. Các dạng năng lượng trong nhà máy

Nguồn cung cấp năng lượng chính cho sản xuất gia công chính là điện năng của
lưới điện quốc gia cung cấp qua hai trạm biến áp 540 và 560 KVA. Nhà máy
cũng trang bị một máy phát điện với công suất 150 KVA để dự phòng cho các
khâu sản xuất chủ yếu khi có sự cố trên lưới điện.
13


Ngoài ra ở một số phân xưởng có các thiết bị sấy/đốt được trang bị dầu đốt (oil
burner) sử dụng dầu DO hay KO để sấu khô bản sản phẩm hay tiêu hủy rác.
Về nguồn nước, nhà máy sử dụng nguồn nước của côn gty cấp thoát nước tỉnh
Bình Dương phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt, xử lý hơi bụi, khí thải. Quá
trình sản xuất gia công của nhà máy là quá trình hở bình thường không dùng đến
nước hay đòi hỏi các điều kiện đặc biệt về nhiệt độ hay áp suất.
Tại một số phân xưởng, do yêu cầu công nghệ được trang bị các bình chứa khí
nén (air compressor) hay thiết bị nâng (hoist) để phục vụ các hoạt động của thiết
bị trong phân xưởng. Các thiết bị đặc biệt này đều được kiểm tra định kỳ và được
cấp giấy phép hoạt động.
5.5. Thiết bị sản xuất

Các thiết bị sản xuất, gia công, trang bị của nhà máy gồm nhiều mức độ khác
nhau từ cơ khí đến điều khiển tự động hóa. Đa phần đều được chế tạo trong
nước, một số ít (bán tự động/tự động) được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan,
Hoa Kỳ, Đức… các thiết bị được sử dụng trong nhà máy chủ yếu là các thiết bị
khuấy trộn (rắn/lỏng), các thiết bị sàng, lọc, sấy,… Trong thời gian vừa qua, thực
hiện chủ trương của nhà nước trong tự động hóa sản xuất nhằm giảm bớt thời
gian tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại cho người lao động, nhà máy đã đưa vào
hoạt động các dây chuyền đóng bao tự động sản phẩm dạng hạt, bột và ra chai

dạng lỏng.
6. Quản lý chất lượng sản phẩm

Nhà máy thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9001:2000 đã
được Quacert (Việt Nam) đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Công ty nói chung và
nhá máy nói riêng đã trờ thành doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đầu
tiên tại Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000.
Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9000 công ty đã đưa
ra chính sách “ Chất lượng, kịp thời, thân thiện môi trường” để phổ biến đến toàn
thể công nhân viên chức trong công ty nhằm hiểu rõ và làm việc đáp ứng được các
yêu cầu đề ra trong chính sách này.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu : thông thường nguyên liệu được lấy mẫu kiểm tra
chất lượng ngay khi nhập vào nhà máy (kiểm tra đầu vào) trước khi đưa vào sản
xuất. Việc làm này do bộ phận đảm bảo chất lượng (QA) thuộc trung tâm nghiên
cứu của công ty thực hiện bằng phương pháp sắc ký khí (GC), sắc ký lỏng cao áp
(HPLC) hay định phân theo thể tích tùy theo từng loại nguyên liệu. Có nhiều chỉ
tiêu cần kiểm tra trong đó chỉ tiêu hàm lượng là chỉ tiêu đầu tiên phải đảm bảo.
14


Kiểm tra bán sản phẩm trên dây chuyền: các bán sản phẩm trên từng vị trí cụ thể
của dây chuyền lần lượt được nhân viên QA kiểm tra tại chỗ nhanh các chỉ tiêu chất
lượng đơn giản và cần thiết trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, các chỉ tiêu
phức tạp sẽ được chuyển sang bộ phận QA của công ty.
Kiểm tra sản phẩm cuối cùng : sản phẩm cuối cùng trước khi nhập kho được kiểm
tra chỉ tiêu chất lượng khác nhau theo các phương pháp thích hợp : quan sát, nhận
xét, cân đo thực tế, phân tích bằng thiết bị.
-


Các chỉ tiêu về bao bì.
Các chỉ tiêu về trọng lượng và thể tích (do nhân viên QA tại chỗ thực hiện).
Chỉ tiêu về nội dung (hàm lượng)...
Sau đó hoàn tất hồ sơ chứng thực chất lượng cho sản phẩm.

7. Định mức kinh tế kỹ thuật, giá thành sản phẩm

Nhà máy là một đơn vị hoạch toán báo sổ : nhận kinh phí, nguyên liệu vật tư… để
sản xuất theo kế hoạch được duyệt trước đó do công ty giao. Nhà máy không có các
hoạt động hay bộ phận có liên quan đến nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm,
các hoạt động mua bán (trừ các phụ tùng thay thế nhỏ), quản bá hay tiêu thụ sản
phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm cũng như các mức kinh tế kỹ thuật cũng không
thuộc nhiệm vụ của đơn vị.

15


PHẦN 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nhà máy nông dược Bình Dương chia thành 2 khu vực bao gồm 4 phân xưởng sản
xuất chính :
-

Phân xưởng sản xuất thuốc bột.
Phân xưởng sản xuất thuốc lỏng dạng huyền phù.
Phân xưởng sản xuất thuốc nước.
Phân xưởng sản xuất thuốc hạt.

Ngoài ra còn có 1 phân xưởng sấy cát để phục vụ cho việc sản xuất thuốc hạt và hệ
thống xử lý nước thải, khí thải.


16


CHƯƠNG 1. PHÂN XƯỞNG THUỐC BỘT
1.1.

Sơ đồ khối

1.2.

Nguyên liệu và sản phẩm
Các nguyên liệu của nhà máy đa phần là nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á. Một số ít nguyên liệu được tổng hợp từ nhà máy liên doanh
giữa Công ty với các đối tác Hàn Quốc hay Trung Quốc. Nguyên liệu được đưa về
nhà máy sau đó được trộn thành các sản phẩm cần thiết cho thị trường.
17


Sản phẩm dạng thuốc bột của nhà máy có rất nhiều loại khác nhau trong đó có các
sản phẩm chính sau:
 VIBEN – C 50 WP.
Là thuốc phối chứa hai lọai hoạt chất benomyl 25 % + copper oxychlorua 25%
có tác dụng hỗ trợ cho nhau trong hiệu ứng ph òng trừ bệnh hại. Công dụng của
nó giúp phòng trừ bệnh vàng lá lúa, bệnh rỉ sắt hại cây cà phê.
Thành phần chính gồm:
- Benomyl.
Nhập từ Trung Quốc, có công thức phân tử là: C14H8N4O3
Công thức cấu tạo:

Tên hóa học: methyl-1-[(butylamino) carbonyl]-H-benzimidazol-2ylcarbamate, là tinh thể không màu, độ tan trong nước là 1,9-3,6 , bền với ánh

sáng, phân hủy trong môi trường ẩm.
- Copper Oxychloride.
Nhập từ Trung Quốc, có công thức phân tử: CuCl 2.3Cu(OH)2 Là tinh thể màu
xanh, hầu như không tan trong nước, tan trong dung dịch acid loãng.
 FOKEBA 20%
Là thuốc diệt chuột bột màu đen, thành phần chính là Zinc phosphide có công
thức phân tử là: Zn3P2
Công thức cấu tạo:

Là chất bột màu xám, không tan trong nước và Ethanol, tan trong Benzen và
Carbon disulfide, ổn định trong không khí khô nhưng phân hủy chậm trong
không khí ẩm.
 VI 2,4 – D 80 WP
Là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm có chứa 90% hoạt chất là 2,4 – D dạng muối Natri
tương đương với 80% 2,4 – D dạng acid. Thuốc dạng bột màu trắng hoặc trong
ửng hồng, mùi hôi, ít bay hơi, có tính hóa học bền vững.Thuốc có tác động nội
hấp chọn lọc, chủ yếu trừ cỏ lá rộng (cỏ hai lá mầm) như bồng bồng, cỏ mực, rau
18


dừa,…và một số cỏ lá khác như: cỏ chát, cỏ cháo, cỏ mọc trên ruộng lúa, mía,
bắp, cây công nghiệp.
Thuốc thâm nhập nhanh vào cây qua bộ phận rễ làm xáo trôn chức năng sinh
trưởng của rễ, ức chế quá trình quang hợp, làm thay đổi đột ngột cường độ hô
hấp trước khi chết, lá bị vàng úa… Thuốc không lưu tồn lâu ở trong môi trường,
ở trong đất 2,4 – D bị các vi sinh vật phân giải.
 APPLAUD – MIPC 25 WP
Là thuốc ít độc cho con người và gia súc, có công dụng trừ sâu rầy. Thuốc có
dạng bột thấm nước chứa 5% Buprofezin và 20% Isoprocard. Có tác dụng làm
ung trứng rầy, ngăn chặn rầy trưởng thành, không đẻ trứng được và diệt luôn cả

giai đoạn nhộng, phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen hại lúa…
Ngoài ra thuốc còn để phòng trừ rầy xanh hại chè, đậu, khoai… Các loại rệp và
bọ phấn trên rau, rệp sáp trên cây ăn trái.
Thành phần chính gồm:
- Isoprocard
Công thức phân tử: C11H15NO2
Công thức cấu tạo:

Là hoạt chất có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi. Có tác dụng trừ rầy non,
không diệt trứng.
- Buprofezin
Nhập từ Trung Quốc, có công thức phân tử: C16H23N3OS
Công thức cấu tạo:

Tên hóa học: 2-[(1,1 – dimethyl)imino]tetrahydro – 3 – (1 – methylethyl) – 5 –
phenyl – 4H – 1,3,5 – thiadiazin – 4 – one.
 VIMINPC 25PC

Thuốc có dạng bột thấm nước, mùi nồng, màu vàng chứa 25% hoạt chất…
Vimipc có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi, phòng trừ hữu hiệu rầy nâu, rầy
19


lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy bông, bọ xít, bù lạch. Thuốc có độ độc trung
bình với gia súc.
 NEW KASURAN 16,6WP

Thuốc phối từ hoạt chất cơ bản kháng sinh và hoạt chất khác có chứa gốc đồng.
Thuốc kháng sinh được chiết từ loại nấm tia. Chất kháng sinh Kasugamicin có
hiệu lực áp chế các loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nó còn có công hiệu trong

việc trừ một số nấm, đặc biệt là nấm đạo ôn than thư và đốm lá Cercospora
Oxychlorua đồng là chất trừ nấm gốc đồng hiệu lực áp chế và phòng ngừa trong
một số rất rộng: nấm, vi khuẩn và tảo. Vì thế nó có tác dụng phòng trị hầu hết các
bệnh hại lá, hoa, quả, cành non của các cây trồng hằng năm và đa niên.
New kasuran là sự phối hợp các ưu điểm của hai loại chất: một chất kháng sinh
có đặc tính nộ hấp – lưu dẫn mạnh và một chất có tác dụng tiếp xúc, khả năng
phòng ngừa từ xa rất cao, thuốc được dùng phổ biến để phòng trị các bệnh đạo
ôn, bạc lá lúa thối hạt lúa do vi khuẩn. Ngoài ra còn có công hiệu với tất cả các
bệnh nằm trong phổ hiệu lực của các thuốc gốc đồng.

20


1.3.

Quy trình công nghệ

Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc bột
STT
1
2
3
4
5

TÊN THIẾT BỊ
Gàu chứa nguyên liệu
Máy trộn nguyên liệu
Thùng chứa
Thiết bị rung

Gàu tải

STT
8
9
10
11
12

6

Máy nghiền búa

13

7

Máy nghiền siêu mịn

14

TÊN THIẾT BỊ
Thiết bị phân ly
Quạt hút
Thiết bị lọc túi vải
Thiết bị trộn Nauta
Vít tải
Thùng chứa sản
phẩm
Máy nén


21


1.4.

Nguyên tắc hoạt động
Nguyên liệu được hệ thống palant vận chuyển đến bồn trộn Ribbon( năng suất 600
kg/h), thời gian trộn là 15 đến 20 phút. Tại đây, các thành phần nguyên liệu được
trộn đều và hỗn hợp trở nên đồng nhất. Sau đó đưa sang bồn chứa I( 4 m 3), tiếp đến
đưa qua máy nghiền búa 7.5 kW( nghiền cấp 1 : nghiền sơ bộ) năng suất 800 kg/h,
nghiền gián đoạn từng mẻ rồi cho xuống bồn chứa II( 4 m 3). Từ bồn chứa II, hỗn
hợp được đưa vào máy nghiền tinh 55 kW ( nghiền cấp 2 : nghiền mịn) năng suất
600 kg/h, kích thước cỡ hạt được nghiền vào khoảng 0.5 -0.75 mm, rồi tiếp tục cho
vào máy phân li để phân phân loại cỡ hạt, hạt nào có kích thước vào khoảng 0.50.75 mm thì được đưa đến thiết bị lọc tay áo, còn hạt nào không đạt yêu cầu sẽ được
đưa về máy nghiền mịn để nghiền lại, năng suất vào khoảng 800 kg/h. Nhờ van
quay, bán thành phẩm đưa xuống bồn chứa III(8 m 3) tại đậy sẽ có người kiểm tra
quá trình và chất lượng sản phẩm, vật liệu được vận chuyển nhờ trục vít tới gàu tải,
bán thành phẩm từ gàu tải được đưa lên máy trộn Nauta trộn sơ bộ thời gian trộn
khoảng 30 phút, khối lượng được trộn 2 tấn/mẻ, sau đó tháo liệu cho xuống bồn
chứa sản phẩm rồi qua hệ thống cân tự động, đóng gói.
Trong quá trình hoạt động, hệ thống máy nén hơi hoạt động với công suất 3,75 kW,
ở áp suất 6 at. Máy nén hơi có tác dụng mở, đóng các van và rủ bụi trong máy lọc
tay áo. Quạt hút có chức năng hút bụi thải ra ngoài, làm việc với công suất 1,5 kW.
Toàn bộ hệ thống đều hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường. Công suất
của toàn bộ phân xưởng là 5 tấn/ca.
Khi thùng chứa III chứa khoảng 2/3 thì sẽ có tín hiệu ngắt trục vít vận chuyển ở
khâu nghiền thô, không cho thành phẩm qua máy nghiền mịn, lúc này máy nghiền
mịn chạy không tải .
Ở thiết bị trộn Nauta có 1 hệ thống cân ,khi khối lượng thành phẩm khoảng 2 tấn sẽ

có tín hiệu ngắt không cho nhập liệu vào nữa .

1.5.

Sự cố trong từng phân đoạn, cách khắc phục.

 Palant
• Trước khi hoạt động: kiểm tra nguồn điện, đủ áp, đủ pha. Kiểm tra cáp, móc treo

vào đâu mỗi ca làm việc.
• Vận hành:
o Đóng cầu dao điện điều khiển chung.
o Sử dụng hộp điều khiển để điều khiển palant.
• Sự cố và cách khắc phục:
o Nếu cáp không an toàn, có hiện tượng xoắn, đứt phải yêu cầu thay ngay.
22


o Khóa móc treo, móc treo phải chắc chắn. nếu chưa thấy an toàn phải yêu cầu

sửa chữa.
 Máy nghiền búa
o Hỗn hợp sau khi ra khỏi máy nghiền búa được lấy mẫu để kiểm tra, nếu không

đạt kích thước cho phép thì cần nghiền lại, đến khi đạt mới cho qua máy
nghiền tinh.
o Trong quá trình hoạt động, các cánh búa có hiện tượng bảo mòn, do đó sẽ
được kiểm tra và thay định kỳ.
 Thiết bị trộn nauta
o Bán thành phẩm trong máy trộn được lấy mẫu để kiểm tra, nếu không đạt tiêu

chuẩn thì đem toàn bộ sản phẩm được làm lại, nếu sản phẩm không đạt độ
đồng đều thì được trộn thêm cho đến khi đạt.
1.6.

Các dạng năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ
Phân xưởng thuốc bột chủ yếu sử dụng năng lượng điện để chạy động cơ. Ngoài
ra còn sử dụng khí nén.

1.7.
Chi tiết thiết bị
1.7.1.
Máy nghiền mịn
1.7.1.1. Cấu tạo

Bảng chú thích
STT
1
2
3
4

TÊN CHI TIẾT
Ống nhập liệu
Buồng nghiền
Ống thoát sản phẩm sau nghiền
Khớp nối trục

STT
6
7

8
9

TÊN CHI TIẾT
Động cơ
Vít tải
Cánh búa
Chốt phân ly
23


5

Hộp đai truyền động

10

Khay đỡ

1.7.1.2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu từ thùng chứa được vít tải đưa vào buồng 1 và 2 nối tiếp nhau,
cách nhau một khoảng không gian hình nón cụt . Buồng thứ hai được thiết kế
có đường kính lớn hơn khoảng 10% so với buồng 1 để đạt được hiệu suất
nghiền cao hơn và dễ phân loại hơn. Giữa buồng 2 và quạt cũng có một
khoảng không gian hình nón cụt để tăng hiệu suất phân loại .
Sau khi nghiền đến kích thước cần thiết, hạt bột sẽ được quạt phẩy lên cửa
thoát và được thiết bị phân ly hút lên. Trục quay đặt ở trung tâm máy nghiền.
Trục quay được gắn với 2 lớp búa ở mỗi buồng. Lớp búa đầu tiên ở mỗi buồng
có 6 búa đặt nghiêng một góc X o so với phương nhập liệu. Lớp búa thứ 2 có 8

búa đặt thẳng góc. Các đầu búa được bố trí song song với khoang và phễu nón
của từng buồng sao cho tạo thành các khe hở rất hẹp.
Các lưỡi búa được thiết kế hợp với tiêu chuẩn để dễ dàng thay thế khi bị mài
mòn. Giữa lớp búa thứ 1 và thứ 2 của mỗi buồng sẽ có những chóp phân ly cố
định hướng về tâm buồng từ 4 hướng, giúp phân tách các hạt bột ra.
Kim loại lạ và các hạt bột có kích thước lớn, nặng sẽ bị lực phân ly đánh văng
ra, rơi vào các lỗ xả gần lớp búa thứ 2 ở mỗi buồng và được đưa ra ngoài thiết
bị bằng các vít tải nằm ngang đặt dưới các lỗ xả.
1.7.1.3. Đặc tính kỹ thuật

Trục truyền động:
Công suất yêu cầu
Tốc độ quay cực đại (rpm)
Số lượng cánh búa (1-1)
(2-1)
(1-2, 2-2)
Số lượng vòng P.S.A.
Kiểu vòng bi
Bôi trơn
V pulley phía bên máy nghiền
V pulley phía bên động cơ (50/60Hz)
V belt (50/60Hz)

4P
55kW
2400
6
6
8,8
4 vòng (2 cặp vòng)

2316
Dầu bôi trơn
5V-4
OD220
5V-4
OD360/OD300
5V1320/5V1320 (4 pcs.)

Khớp nối trục :
24


Công suất yêu cầu
Kiểu vòng bi
Bôi trơn

4P 0.2kW
6305LL
Mỡ bôi trơn

1/30

1.7.1.4. Kiểm tra và bảo dưỡng
 Kiểm tra thường nhật :

Chú ý kiểm tra các điểm sau:
• Kiểm tra tiếng động bất thường có phát ra từ trong buồng thiết bị không.
• Kiểm tra các vòng bi động cơ có phát tiếng động bất thường hoặc nhiệt

độ bất thường hay không.

• Kiểm tra, thêm hoặc thay dầu bôi trơn định kỳ.
• Kiểm tra dây đai truyền động.
• Kiểm tra động cơ.
 Bôi trơn
• Trục quay

Thay dầu sau 200 giờ vận hành cho lần đầu tiên, và 1000 giờ vận hành
cho các lần sau. Ngoài ra cũng có thể bố sung khi cần thiết.
Dầu bôi trơn yêu cầu : DAPHNI MECHANIC OIL #56 ( do Idemitsu sản
xuất) hoặc các loại dầu tương đương với JIS K2213 có thêm dầu cho
turbins #2.
• Khớp nối trục

Bôi trơn trước vòng bi, thay nhớt bôi trơn mỗi năm.

1.7.2.
Thiết bị phân ly
1.7.2.1. Cấu tạo

25


×