Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

QUY HOẠCH LÀNG NGHỀ tề lỗ, Yên Lạc Vĩnh Phúc,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 53 trang )

Đại học Tài Nguyên và Môi Trƣờng Hà Nội

2016
QUY HOẠCH LÀNG NGHỀ TỀ LỖ,
YÊN LẠC, VĨNH PHÚC
Mức ồn tại khu vực:

-0-

GVHD : TS. Phạm Thị Mai Thảo
Nhóm 5
1, Lê Việt Hƣng
2, Nguyễn Thành Chí
3, Nguyễn Thị Thu Hiền
4, Nguyễn Diệu Thúy
5, Nguyễn Hà Phƣơng
6, Nguyễn Khánh Ly
7, Nguyễn Tố Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TỀ LỖ ......................................................................... 7
1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................................... 7
1.1.1.Vị trí địa lý: ............................................................................................................................ 7
1.1.2.Địa hình .................................................................................................................................. 8
1.1.3.Khí hậu ................................................................................................................................... 8
1.1.4.Thủy văn ................................................................................................................................. 8
1.1.5.Thổ nhƣỡng ............................................................................................................................ 9
1.1.6.Hệ sinh thái khu vực ............................................................................................................... 9
1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................................................................... 9


1.2.1. Dân số và mức sống : ............................................................................................................ 9
1.2.2. Văn hóa xã hội :................................................................................................................... 10
1.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế : .............................................................................................. 10
1.3. Những hạn chế và lợi thế trong quá trình phát triển: .................................................................. 12
1.3.1. Lợi thế ................................................................................................................................. 12
1.3.2. Hạn chế ................................................................................................................................ 12
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TỀ LỖ ................................................. 14
2.1.Đánh giá tổng quan...................................................................................................................... 14
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng ........................................................................................... 14
2.3. Môi trƣờng nƣớc ........................................................................................................................ 16
2.3.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nƣớc ................................................................................. 16
2.3.2. Nguồn tiếp nhận .................................................................................................................. 16
2.3.3.Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .................................................................................................... 17
2.4. Môi trƣờng không khí ................................................................................................................ 19
2.4.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm không khí ......................................................................... 19
2.4.2. Chất lƣợng môi trƣờng không khí khu vực ......................................................................... 20
2.4.3. Ô nhiễm môi trƣờng không khí do các hoạt động ............................................................... 20
2.6. Chất thải rắn ............................................................................................................................... 23
2.6.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn .............................................................................................. 23
2.6.2. Khối lƣợng và thành phần chất thải rắn............................................................................... 24
2.6.3. Ảnh hƣởng đến đời sống ..................................................................................................... 24
3. Liệt kê các 3 vấn đề mang tính cấp thiết ....................................................................................... 27
3.1 Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải sản xuất ....................................................................................... 27
3.2 Thu gom, phân loại chất thải rắn ở Tề Lỗ ............................................................................... 27
3.3 Chất lƣợng môi trƣờng không khí trong khu vực ................................................................... 27
1


CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH
HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025 .................................................................................................................... 28

3.1. Nhóm các chƣơng trình BVMT ƣu tiên 1 ( giai đoạn 2016-2020) ............................................. 28
3.1.1 Nâng cao năng lực quản lí môi trƣờng làng nghề ................................................................... 28
3.1.2. Quy hoạch tập trung ................................................................................................................ 32
3.1.3. Xử lí, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng tại làng nghề Tề Lỗ ...................................... 34
3.2. Nhóm các chƣơng trình BVMT ƣu tiên 2 ( giai đoạn 2020-2025) ............................................. 36
3.2.1. Tiếp tục Nâng cao năng lực quản lí và ý thức ngƣời dân môi tại trƣờng làng nghề .............. 36
3.2.2. Quy hoạch không gian làng nghề ............................................................................................ 39
3.2.3. Cải thiện môi trƣờng tại làng nghề Tề Lỗ ............................................................................... 40
CHƢƠNG IV. TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG .............................................................................................................................................. 44
4.1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng .................................................................................................... 44
4.2. Sở Khoa học Công nghệ ............................................................................................................. 45
4.3. Sở Xây dựng ............................................................................................................................... 45
4.4. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ ............................................................................................................... 45
4.5. Sở Tài chính ............................................................................................................................... 45
4.6. Các huyện, xã trên địa bàn tỉnh .................................................................................................. 45
4.7. Các tổ chức, cơ quan có liên quan .............................................................................................. 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 46
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 48
Phụ lục: Phiếu điều tra........................................................................................................................... 49

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần và chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt khu dân cƣ
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt
Bảng 2.3. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại thôn Trung Hậu
Bảng 2.4. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại thôn Lý Nhân
Bảng 2.5. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại thôn Nhân Trai

Bảng 2.6. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại thôn Phú Thọ
Bảng 2.7. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại thôn Giã Bàng
Bảng 2.8. Kết quả phân tích hiện trạng môi trƣờng không khí
Bảng 2.9. Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực làng nghề Tề Lỗ
Bảng 2.10. Ƣớc tính lƣợng chất thải rắn phát sinh
Bảng 2.11. Thành phần của rác thải sinh hoạt
KÝ HIỆU VÀ VIÉT TẮT
ĐTM
KCNLN
QCVN
QH
QHMT
QHCQ
QLMT
UBND
VSMT
COD
BOD5
DO
TSP
TSS
ADB

Đánh giá tác động môi trƣờng
Khu công nghiệp làng nghề
Quy chuẩn Việt Nam
Quy hoạch
Quy hoạch môi trƣờng
Quy hoạch cảnh quan
Quản lý môi trƣờng

Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh môi trƣờng
Chemical Oxygent Demand - Nhu cầu oxi hoá học
Bio-Oxygent Demand - Nhu cầu oxi sinh hoá
Disolved Oxygent - Hàm lƣợng oxi hoà tan trongnƣớc
Total Suspended Particulate - Bụi lơ lửng tổng số
Total Suspended Subtances - Tổng chất rắn lơ lửng
Asian Developmen Bank (Ngân hàng phát triển Châu á)

3


MỞ ĐẦU
Sự cần thiết
Từ trƣớc đến nay, trong quá trình lập các phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của một địa phƣơng còn có khuyết điểm là chƣa gắn với quy hoạch môi trƣờng. Vì
vậy nhiều phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế không đảm bảo đƣợc tính phát triển
bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển có quy hoạch trong sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo đƣợc khả năng khai thác và sử dụng hợp lý
và lâu dài các nguồn tài nguyên tái tạo đƣợc và không tái tạo đƣợc, giảm thiểu đƣợc
mức độ ô nhiễm môi trƣờng cho đời sống cộng đồng, tránh đƣợc những sự cố, rủi ro
về môi trƣờng.
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội thì khi tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội cần thiết phải xây dựng phƣơng án quy hoạch môi trƣờng. Tuy nhiên, vấn đề quy
hoạch môi trƣờng từ trƣớc đến nay vẫn chƣa đƣợc các nhà hoạch định quan tâm một
cách đúng mức. Hiện tại, công tác quy hoạch môi trƣờng đƣợc thực hiện chủ yếu là
xây dựng một phƣơng án quy hoạch bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở nghiên cứu mối
quan hệ giữa hiện trạng môi trƣờng với hiện trạng kinh tế - xã hội và dự báo về biến
động môi trƣờng trong mối quan hệ với các mục tiêu quy hoạch phát triển, từ đó đề
xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật - môi trƣờng nhằm đảm bảo đƣợc sự phát triển

theo chiều hƣớng bền vững, giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trƣờng.
Đƣờng lối bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong thời kỳ CNH-HĐH đất
nƣớc của Đảng đã đƣợc Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua là: “ Phát triển KT-XH gắn
chặt với BVMT, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo và môi trƣờng tự nhiên,
giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai,
của sự biến động khí hậu bất lợi. Bảo vệ và cải tạo môi trƣờng là trách nhiệm của toàn
xã hội, tăng cƣờng quản lỷ Nhà nƣớc đi đồi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi
ngƣời dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trƣờng trong mỗi quy hoạch, kế
hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trƣờng là
một tiêu chỉ quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”
Trong những năm qua ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã tiến hành
triển khai, thực hiện nhiều đề tài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của các
cấp tỉnh, huyện hay xã nhƣng đều chƣa đề cập một cách nghiêm túc đến bảo vệ môi
trƣờng, chƣa coi môi trƣờng nhƣ là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch
phát triển. Sự xem nhẹ đó đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa sự phát triển các
ngành kinh tế với bảo vệ môi trƣờng đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống.
Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây
đã tạo nên những chuyển biến tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phƣơng, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao thu
nhập của nhân dân, giảm đói nghèo, nâng cao dân trí....cũng nhƣ đem lại một nguồn
thu đáng kể cho ngân sách quốc gia.
4


Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế của các làng nghề thì vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng tại các làng nghề cũng đang ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối đối với
các cấp quản lý và đối với chính cuộc sống của ngƣời dân tại các làng nghề và các
vùng phụ cận.
Tề Lỗ là một xã thuộc huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, nơi phát triển rất mạnh nghề thu

gom, tháo dỡ và tái chế phế liệu, cơ khí gò hàn... các hoạt động trên đã góp phần tăng
thu nhập cho ngƣời dân, giá trị sản xuất từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng
mạnh theo các năm, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng công nghiệp - thƣơng mại
dịch vụ - nông nghiệp.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của phát triển kinh tế vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng cũng ngày một gia tăng, hầu hết các cơ sở thu mua, tháo dỡ và tái chế sắt thép
phế liệu còn rất sơ sài, diện tích chật hẹp, không có hệ thống thu gom, xử lý và thoát
nƣớc thải, hệ thống xử lý khí thải, chất thải rắn. Hệ thống điện nƣớc lắp đặt tuỳ tiện
không an toàn, đặc biệt hệ thống giao thông xuống cấp nghiêm trọng gây ô nhiễm môi
trƣờng do bụi, nƣớc thải, nƣớc mƣa,....
Việc tiến hành một biện pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ là quy hoạch môi trƣờng
làng nghề là rất cần thiết nhằm quản lý tốt các chất thải của làng nghề Tề Lỗ đang có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy hoạch môi trƣờng làng nghề Tề Lỗ - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
nhằm:
- Nghiên cứu tổng thể tự nhiên kinh tế xã hội xã Tề Lỗ và hiện trạng ô nhiễm môi
trƣờng trên địa bàn xã Tề Lỗ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề: Xác định các thành phần
môi trƣờng của xã Tề Lỗ, quản lý tốt chất thải làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng bằng các chính sách, quy định, biện pháp kinh tế, kỹ thuật.
- Đề xuất các giải pháp quản lý làng nghề Tề Lỗ - huyện Yên Lạc gắn với công tác bảo
vệ môi trƣờng.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng
- Quy hoạch môi trƣờng là một khoa học liên ngành, liên quan đến các lĩnh vực tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Các đối tƣợng sau đây đƣợc phân tích, đánh giá về định lƣợng,
định tính trong quy hoạch môi trƣờng làng nghề Tề Lỗ:
+ Yếu tố tự nhiên
+ Yếu tố kinh tế
+ Yếu tố xã hội

+ Yếu tố tài nguyên và môi trƣờng Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
+ Làng nghề Tề Lỗ theo ranh giới xã Tề Lỗ đƣợc xác định trong quy hoạch phát triển
xã Tề Lỗ đến năm 2020.

5


+ Khu công nghiệp làng nghề Tề Lỗ với diện tích 72,32ha nằm ở phía bắc của xã Tề
Lỗ.
- Các yếu tố môi trƣờng: Nƣớc, không khí, tiếng ồn và chất thải rắn
Phạm vi thời gian: Từ nay đến năm 2020

6


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TỀ LỖ
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý:

( Theo quyết định số 859/QĐ-UBND tỉnh vĩnh Phúc )
Tề lỗ là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Yên Lạc, với diện tích tự nhiên 4,12
2
km . Đặc điểm vị trí địa lý của xã nhƣ sau:
- Phía Đông tiếp giáp xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc
- Phía Tây tiếp giáp xã Bình Dƣơng - huyện Vĩnh Tƣờng
- Phía Nam tiếp giáp 2 xã Yên Đồng và Nam Hồng - huyện Vĩnh Tƣờng
- PhíaBắc tiếp giáp xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc

Do vị trí nằm tiếp giáp với các địa phƣơng của hai huyện Vĩnh Tƣờng và Yên Lạc nên

7


xã có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc phát
triển thƣơng mại, dịch vụ và giao thông vận tải hàng hoá.
1.1.2.Địa hình
Địa hình của xã tƣơng đối bằng phẳng, với độ cao trung bình thấp, có nhiều mộng
trũng xen lẫn các hồ đầm nhỏ, không bị hạn hán kéo dài, không bị úng lụt lâu ngày rất
thích hợp cho việc phát triển các loại cây lƣơng thực, cây rau và nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.3.Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng xã Tề Lỗ mang đầy đủ các đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nền nhiệt độ cao và thuộc chế độ nhiệt nóng, phân hoá ra hai mùa nóng lạnh rõ
rệt. Mùa đông tƣơng đối dài và lạnh, mùa hè nóng với nhiệt độ trung bình thƣờng lớn
hơn hoặc bằng 27°C. Khu vực này thƣờng xuất hiện khá nhiều dông và mƣa phùn,
ngoài ra còn xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ gió khô nóng, bão, sƣơng
mù, sƣơng muối, tuy nhiên tần suất tƣơng đối thấp.
-Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24,9oC, trong đó, cao nhất là 29,8oC (tháng 6) và
nhiệt độ thấp nhất là 16,6oC (tháng 1).
-Độ ẩm trung bình trong năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng 8) là
85%, tháng thấp nhất (tháng 12 ) là 73-74%.
-Tổng lƣợng mƣa trung bình trong năm đạt dao động trong khoảng 13501500mm, riêng ở khu vực xã Tề Lỗ , có lƣợng mƣa đo đƣợc từ 1500-1600mm. Do đó
khu vực này thuộc chế độ mƣa vừa.
Mùa mƣa nằm trong các tháng 5- tháng 10 với lƣợng chiếm tới 83-86% tổng
lƣợng mƣa trong năm. Trong mùa mƣa, lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều, ba tháng
giữa mùa mƣa (tháng 6- tháng 8) có lƣợng mƣa khá lớn đạt khoảng 200-300
mm/tháng. số ngày mƣa trong năm dao động trong khoảng 140-145 ngày.
1.1.4.Thủy văn
Với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, khu vực có nhiều mộng trũng ngập nƣớc và
các kênh tiêu nƣớc nội đồng. Ngoài ra, do nằm trong lƣu vực của sông Phan và sông

Hồng nên rất thuận lợi cho việc tƣới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu ở địa
phƣơng. Do tác động của hệ thống đê bao ven sông Hồng nên khu vực này đƣợc tiêu
nƣớc chủ yếu qua hệ thống các kênh ngòi nhỏ chạy trong nội đồng.
Sông Hồng bao bọc phía Nam của huyện Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc và Mê Linh, đây
là đoạn sông có hiện tƣợng cƣớp dòng tạo nên nhiều đảo nổi trong lòng sông, vì vậy
mặt nƣớc sông Hồng trong năm rất lớn. Vào mùa đông, lòng sông ở đây xuất hiện các
đảo nổi lớn và chia thành 2 dòng nhỏ. Vào mùa lũ mặt nƣớc sông rộng, trung bình tới
2km.

8


1.1.5.Thổ nhưỡng
Phần lớn đất của xã Tề Lỗ là đất phù sa của sông Hồng. Tổng diện tích đất tự
nhiên đƣợc thống kê năm 2014 là 411,03 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 261,37
ha, đất chuyên dùng là 103,64 ha, đất để ở là 47,02 ha.
1.1.6.Hệ sinh thái khu vực
Là vùng đồng bằng đƣợc bồi đắp phù sa bởi hai con sông lớn chảy qua là Sông
Hồng và Sông Phan phần lớn địa bàn là đất nông nghiệp. Hệ sinh thái khu vực mang
đậm nét của hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
Các loài cây lƣơng thực có lúa tẻ, lúa nếp, ngô, khoai lang, các loại cây họ đậu.
Đây là những cây lƣơng thực truyền thống đƣợc trồng phổ biến ở địa phƣơng.Các loại
cây rau ngoài mục đích sử dụng trực tiếp trong các hộ gia đình còn cung cấp cho thị
trƣờng bên ngoài nên chủng loại khá đa dạng và phong phú. Các loại rau ăn lá có cải
bắp, cải sen, cải bẹ xanh, rau muống đƣợc trồng ở các chân mộng nƣớc hoặc thả bè
trên sông hoặc ao, hồ. Các loại rau dền, rau mồng tơi, đƣợc trồng phổ biến tại các
mộng cao.
Các loại cây rau lấy quả nhƣ họ bầu bí có bí đao, dƣa chuột, dƣa hấu.... Các loại
cây họ đậu nhƣ đậu côve, đậu xanh, đậu dải. Các loại thuộc họ cà chua nhƣ ớt, cà
chua, cà pháo, cà bát,... Các loại rau gia vị nhƣ húng láng, tía tô, rau dăm, thì là, rau

mùi, hành ta, mùi tàu, xả, hành hoa, ...đƣợc trồng ở các khu vực có chân mộng cao
ừung bình và các gò, đồi nhỏ.
Hệ động vật rất nghèo nàn, các động vật hoang dại có chuột, một số loài bò sát,
ếch nhái, một số loài cá nƣớc ngọt. Còn lại chủ yếu là các động vật nuôi nhƣ trâu, bò,
lợn gà, vịt, ngan....
Tóm lại, về điều kiện tự nhiên, Yên Lạc có những lợi thế sau:
Tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì khá đã
đƣợc khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí nhiều công trình sản xuất kinh
doanh và phát triển kinh tế xã hội.
Mạng lƣới sông ngòi chạy qua địa bàn khá thuận lợi cho giao thông và du lịch
sinh thái phát triển.
Nguồn nƣớc mặt quanh năm, có thể phục vụ hiệu quả cho sản xuất và đời sống
của ngƣời dân trong xã.

1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và mức sống :
Xã Tề Lỗ có tổng số dân vào năm 2015 là 7018 ngƣời, mật độ dân số tƣơng ứng
1560 ngƣời/km². Xã Tề Lỗ có đến 75% số hộ tham gia nghề thu mua, tái chế phế liệu,
nhiều gia đình giàu lên nhờ nghề này. Công việc nhiều, thu nhập cao nên nông dân ở
đây chẳng mấy mặn mà với đồng ruộng, nhiều diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang.
9


Năm 2015, ƣớc tổng thu nhập trên địa bàn toàn xã đạt trên 375 tỷ đồng; thu
nhập bình quân đầu ngƣời của xã đạt gần 45 triệu đồng/ngƣời/năm. Đây là mức thu
nhập mơ ƣớc của rất nhiều xã trong huyện và trong tỉnh. Sự phát triển về kinh tế đã tạo
đà mạnh mẽ cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.
1.2.2. Văn hóa xã hội :
a.Công tác giáo dục:

Công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn xã luôn đƣợc quan tâm củng cố xây
dựng, đặc biệt là về các điều kiện cơ sở vật chất. Hiện nay cả ba trƣờng (mầm non, tiểu
học và THCS) đã đƣợc trang bị đầy đủ những điều kiện cơ bản phục vụ cho việc giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Số học sinh của năm học 2015-2016 của cả ba cấp Mầm non, Tiểu học và
THCS là 1.282 em. Trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi đến trƣờng Mầm non và Tiểu học đạt
100%, các cấp đều liên tục giữ vững danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh, tổ chức kỳ thi cuối
cấp đảm bảo an toàn, 2/3 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia về chất lƣợng giáo dục đại trà.
Nhờ sự quan tâm và đầu tƣ đúng đắn của chính quyền địa phƣơng cùng với sự
cố gắng của các cán bộ giáo viên và nhân dân trên địa bàn xã, ngành giáo dục đã đạt
đƣợc một số thành tựu nhƣ: cấp tiểu học và trung học cơ sở có nhiều học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh, nhiều trƣờng đƣợc công nhận là trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Năm
2016, số học sinh đỗ đại học và cao đẳng nhiều hơn năm cũ.
b. Công tác y tế :
Trên địa bàn xã hiện có 2 cơ sở y tế, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đã đƣợc qua
các lớp tập huấn và bồi dƣỡng nghiệp vụ nên có tinh thần và thái độ phục vụ tận tình,
chu đáo vì ngƣời bệnh. Trong năm 2006 các cơ sở y tế trên địa bàn xã đã tổ chức khám
bệnh cho 8.514 lƣợt ngƣời.
Trong đó:
- Khám tại cơ sở y tế là: 4.628 lƣợt ngƣời.
- Khám tại cộng đồng: 3886 lƣợt ngƣời. Công tác tiêm chủng định kỳ cho trẻ
em đƣợc thực hiện theo đúng các kế hoạch hàng năm.
c. Văn hóa :
Trong năm 2015, có 1.383 hộ gia đình đạt 4 tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm
89,6% số hộ đăng ký, có 4/5 làng đạt làng văn hoá cấp tỉnh và cấp huyện, 5/5 làng có
sân văn hoá, thể thao, riêng sân văn hoá thể thao trung tâm của xã đã đƣợc đầu tƣ xây
dựng với tổng kinh phí là 270 triệu đồng. Đây là nơi phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí
của nhân dân trên địa bàn xã
Trong công tác bảo trợ xã hội, tổng các đối tƣợng chính sách đƣợc quản lý, chi
trả trợ cấp xã hội, trợ cấp ƣu đãi là 235 ngƣời.

1.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế :
Trong thời kỳ đổi mới, với tinh thần thống nhất cao trong Đảng, tạo sự đồng
thuận trong nhân dân địa phƣơng, sự quyết tâm cao trong lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, sự
10


điều hành của chính quyền địa phƣơng. Đảng bộ và nhân dân Tề Lỗ đã phát huy những
tiềm năng, những thế mạnh để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ đó đã thu đƣợc
nhiều kết quả khả quan, kinh tế - xã hội có bƣớc phát triển, diệm mạo nông thôn đã có
nhiều khởi sắc, đời sống tinh thần nhân dân ngày một đƣợc nâng lên. Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ xã, đến nay đã có nhiều chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã đạt và
vƣợt mục tiêu đề ra.
Kinh tế tăng trƣởng đều và giữ ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều
hƣớng tích cực. Tổng giá trị sản xuất trên các lĩnh vực năm 2015 là 50 tỷ 220 triệu,
bình quân thu nhập đầu ngƣời 8,8 triệu đồng/ngƣời/năm. Đến năm 2014 tổng giá trị
sản xuất ƣớc đạt 71 tỷ 978 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời 12,4 triệu
đồng/ngƣời/năm.
Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 02 của
huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nghị quyết 03 của tỉnh uỷ về
phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi. Để thực hiện có hiệu quả, địa
phƣơng đã triển khai xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 34,73 ha; khu
chăn nuôi tập trung với diện tích 5,3 ha, tiếp tục xây dựng đề án, quy hoạch vùng sản
xuất hàng hoá với diện tích 20 ha, từng bƣớc đƣa nông nghiệp phát triển theo hƣớng
sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Thu nhập của cả năm 2015 là 65.706.000.000 đồng. Thu nhập bình quân đầu
ngƣời đạt 8.858.000 đồng/ngƣời/năm, trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp:
- Tổng sản lƣợng lƣơng thực: 3.580 tấn

- Ổn định lƣơng thực quy ra thóc: 492 kg/ngƣời/năm
+ Chăn nuôi:
- Đàn trâu bò: 300 con, trong đó bò sinh sản là 188 con
- Tổng đàn lợn: 10.500 con
- Nuôi trồng thuỷ sản đạt 94 tấn
- Giá trị sản xuất từ sản xuất nông nghiệp đạt 15.134.000.00,0 đồng
+ Giá trị sản xuất từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt
18.304.000.000,0 đồng
+ Giá trị sản xuất từ thƣơng mại dịch vụ phấn đấu đạt: 17.290.000.000,0 đồng
Phấn đấu cơ cấu các ngành kinh tế nhƣ sau:
- Nông nghiệp: 29,8%
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 36,1%
- Thƣơng mại – dịch vụ: 34,1%
Bên cạnh đó, Tề Lỗ phát triển nghề thu mua phế liệu “một vốn bốn lời”. Với lợi
nhuận cao, ngƣời dân đã tràn ra ruộng tập kết phế liệu. Từ nhu cầu thực tiễn này, năm
2004, UBND tỉnh cho phép phát triển Dự án Cụm công nghiệp – làng nghề chợ sắt Tề
11


Lỗ với tổng diện tích 24,1 ha cho ngƣời dân thuê lâu dài (49 năm) theo mô hình: cơ sở
sản xuất kinh doanh và nhà ở... Dự án đã đem lại lợi ích kinh tế thiết thực.
Cùng với việc phát triển những làng nghề trên bà con nông dân còn tích cực tham
gia sản xuất nông nghiệp với các mô hình nhƣ mô hình trồng ớt, mô hình sản xuất lúa
giống Khang dân đột biến cấy máy đem lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân.
Tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Tề Lỗ do UBND đề xuất lâu nay cũng đƣợc
thực hiện một cách rất nghiêm túc và hiệu quả. Bƣớc vào xây dựng nông thôn mới, Tề
Lỗ mới đạt 8/19 tiêu chí gồm: Trƣờng học, bƣu điện, thu nhập, cơ cấu lao động, hình
thức tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, văn hóa và an ninh, trật tự xã hội. Trong 11
tiêu chí chƣa đạt, xã gặp nhiều khó khăn trong thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn
hóa và tiêu chí môi trƣờng vì nơi đây là làng “mổ xe” ô tô, xe máy lớn nhất miền Bắc,

với 600-700 bãi mổ xe lớn nhỏ và trên 1.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực này.
Với việc tích cực dồn ghép ruộng đất, hình thành cánh đồng mẫu lớn và việc tạo
mọi điều kiện thuận lợi để 250 doanh nghiệp phát triển, xã Tề Lỗ trở thành một trọng
những địa phƣơng có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất huyện Yên Lạc, với
46 triệu đồng/ngƣời/năm. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Tề Lỗ hoàn thành 19/19
tiêu chí chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trƣớc 1 tháng so với thời gian đăng ký.
Đến 30/8/2015, địa phƣơng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn
mới, về trƣớc 1 tháng so với thời gian đăng ký hoàn thành với UBND huyện Yên Lạc.
1.3. Những hạn chế và lợi thế trong quá trình phát triển:
1.3.1. Lợi thế
Với truyền thống sản xuất lâu đời, lực lƣợng lao động trẻ dồi dào, thị trƣờng tiêu
thụ ổn định, ngƣời dân Tề lỗ tập trung đầu tƣ chiều sâu phát triển nghề.
Diện tích đất nông nghiệp hiệu quả ngày càng đƣợc chính quyền và ngƣời dân Tề
Lỗ quan tâm nhiều hơn phát huy những thế mạnh vốn có để từng bƣớc theo sát “Tiến
trình phát triển nông thôn mới”.
Vấn đề việc làm cho ngƣời dân nông thôn đƣợc giải quyết tốt tại chỗ. Ngoài ra,
làng nghề thu hút nhiều lao động ngoài địa phƣơng. Ðời sống của ngƣời dân từng bƣớc
đƣợc cải thiện, nhiều hộ khá giả, bộ mặt nông thôn có đổi thay tích cực.
Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ luôn đƣợc nhân
dân đồng tình ủng hộ và nhiệt tình tham gia. công tác xoá đói, giảm nghèo luôn đƣợc
quan tâm và thực hiện có hiệu quả, đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 6%, tỷ lệ giảm nghèo là
0,5%, không có hộ đói. Công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc các đối tƣợng chính
sách thƣờng xuyên đƣợc quan tâm và thực hiện có hiệu quả thiết thực.
1.3.2. Hạn chế
Do một số hộ dân cố tình cản trở việc thu hồi giải phóng mặt bằng nên tiến độ
thực hiện dự án cụm công nghiệp làng nghề còn chậm, việc sản xuất các ngành nghề
đan xen trong các khu dân cƣ gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của
nhân dân. Giá cả thị trƣờng trong những nằm gần đây biến động mạnh làm cho các
12



hoạt động kinh doanh của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Số lƣợng thuỷ cầm giảm
mạnh do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm, gây thiệt hại lớn về kinh tế (ƣớc tính
khoảng 1 tỷ đồng trong năm 2015).
Trong công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cán bộ y tế chƣa chủ động sáng
tạo trong xây dựng đề án chuẩn y tế, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn,
chƣa có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ.
Công tác truyền thông dân số chƣa đạt yêu cầu về tuyên truyền kế hoạch hoá gia
đình, tỷ lệ sinh còn cao, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chƣa đƣợc giảm xuống đáng kể.
Công tác văn hoá hoạt động không thƣờng xuyên và mang tính thụ động, chƣa
đẩy mạnh để phát triển thành phong trào, một phần là do nhân dân còn tập trung vào
kinh doanh dịch vụ.
Sự phối hợp giữa lực lƣợng công an các thôn xóm chƣa tốt do đó, trên địa bàn
còn xảy ra nhiều tệ nạn nhƣ cờ bạc, số đề…
Công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân chƣa thƣờng xuyên, việc hiểu rõ
giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong quy chế dân chủ còn tách rời.

13


CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TỀ LỖ
2.1.Đánh giá tổng quan
Theo kết quả điều tra, hiện nay tại khu vực xã Tề Lỗ có 1028 hộ dân tham
gia kinh doanh, thu mua, tái chế phế liệu. Tổng giá trị sản xuất từ hoạt động của
làng nghề đạt khoảng 8.450 triệu đồng chiếm khoảng 28,2% tổng giá trị sản xuất của
các ngành kinh tế trên địa bàn xã (số liệu năm 2006).
Các cơ sở sản xuất kinh doanh phần lớn đều có quy mô nhỏ, xen lẫn với khu
dân cƣ, một số cơ sở tập trung thành cụm hai bên tuyến quốc lộ 2C. Tất cả
đềukhông có ranh giới rõ rệt giữa khu vực sản xuất và khu vực sinh hoạt tại cơ sở.
Thiết bị, công nghệ: Do hoạt động ở làng nghề chủ yếu là tháo dỡ, tái

chếphế liệu nên công nghệ rất đơn giản. Hầu hết các máy móc, thiết bị đều quá cũ
vàlạc hậu, lại chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu đƣợc thu mua lại của các nơi khácnên
không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Một số máy móc thiết bị đƣợc mua từ nguồn hàng cũ
của Trung quốc qua đƣờng biên giới Lạng Sơn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng : Hệ thống điện chắp vá, đấu nối thiếu khoa học nên
rất dễ xảy ra sự cố chập gây cháy nổ. Hệ thống cấp nƣớc sạch chƣa có trong khu làng
nghề cũng nhƣ trong các thôn dân cƣ, hệ thống thoát nƣớc sơ sài hoặc không hoạt
động do bị tắc nghẽn bởi chất thải rắn. Hệ thống giao thông chƣa đƣợc quy hoạch
chi tiết và cũng chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ của địa phƣơng. Các hoạt động xây
dựng, cơi nới nhà xƣởng sản xuất của các hộ dân chủ yếu mangtính chất tự phát, do
đó gây nên tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh rấtmanh mún, đặc biệt trong
khu vực cụm dân cƣ 2 bên tuyến Quốc lộ 2C.
Tất cả các yếu tố trên gây khó khăn cho công tác quản lý các cơ sở hạ tầng cũng
nhƣ công tác quản lý môi trƣờng khu vực. Tình trạng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng tại khu vực làng nghề Tề Lỗ đòi hỏi cần phải có các giải pháp quy
hoạch, đầu tƣ, quản lý và công nghệ nhằm đƣa Tề Lỗ thoát khỏi tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng nhƣ hiện nay, đồng thời cũng dần hình thành tại khu vực này một
cụm công nghiệp làng nghề hoạt động có hiệu quả lớn về kinh tế và thân thiện với môi
trƣờng.
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng
Qua điều tra, khảo sát và nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng làng nghề Tề Lỗ cho
thấy nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề là nguồn thải từ các hoạt động sau:
Hoạt động thu gom phế liệu: Hoạt động thu gom trên địa bàn thƣờng tập
trung thu gom các phƣơng tiện giao thông cơ giới cũ ở khắp nơi về tháo dỡ nhƣ các
loại ôtô cũ, các loại máy công trình cũ nhƣ máy ủi, máy xúc, …
Hàng ngày có hàng chục thậm chí vài chục các loại xe thanh lý đƣợc đƣa về làng
từ khắp nơi trong cả nƣớc. Các xe đƣa về hầu hết đã cũ, thậm chí nát, chính vì vậy
trong quá trình thu gom về làng dầu mỡ, đất đá từ các xe này rơi vãi gây ra nguồn ô
nhiễm đáng kể cho môi trƣờng làng nghề.
14



Hoạt động tháo dỡ phế liệu: Đây là hoạt động chính của làng nghề Tề Lỗ. Toàn
xã có hơn 300 hộ tham gia hoạt động tháo dỡ. Trung bình hàng ngày luôncó từ 3040 xe, máy công trình đủ các loại đƣợc tháo dỡ tại làng. Có ngày cao điểm số xe,
máy công trình đƣợc tháo dỡ tại làng nghề lên đến 80 chiếc.
Phƣơng pháp tháo dỡ thƣờng là thủ công, chỉ bằng sức ngƣời. Các công cụtháo
dỡ hết sức thô sơ nhƣ: búa đinh, cờ lê, mỏ lết, búa chim, xà beng, đục,…
Phế liệu tháo dỡ đƣợc chủ yếu là sắt, nhôm, nhựa, cao su. Khối lƣợng sắt hàng
ngày đƣợc tháo dỡ lên đến 20-30 tấn, 4-5 tạ nhôm, nhựa. Ngoài ra còn vàitạ cao
su, dẻ, mút bị bỏ đi. Đây chính là nguồn rác thải rắn rất lớn đang làm ônhiễm môi
trƣờng làng nghề.
Trong quá trình tháo dỡ các xe, máy cũ bụi bay mù mịt, dầu mỡ từ các xe cũnày
chảy tràn, rơi vãi là nguồn gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nƣớc tại làng nghề.
Công cụ tháo dỡ thô sơ, phƣơng pháp thủ công nên hoạt động tháo dỡ phế liệu đã
gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Độ ồn tại cơ sở đang có hoạt động tháo dỡ
có thể lên đến 97dB.
Hoạt động tái chế phế liệu: Tại làng nghề Tề Lỗ, phế liệu đƣợc tái chế chủyếu
là kim loại gồm sắt, nhôm. Có 265 hộ tham gia nghề tái chế, số lƣợng phế liệu
đƣợc tái chế mỗi ngày trung bình là 8-10 tấn. Hàng ngày các hộ tái chế nàyđã thải
ra một nguồn lớn các khí độc hại nhƣ SO2, khói, bụi và xỉ than,… Ngoài ra nƣớc
thải trong quá trình tái chế nhƣ nƣớc thải mạ, nƣớc rửa và làm mát máy,…
không đƣợc xử lý mà đổ thẳng ra hệ thống thoát nƣớc gây ô nhiễm môi trƣờng.
Công nghệ tái chế lạc hậu, các máy móc sử dụng là máy cũ đƣợc mua lại từ các
nơi và từ Trung Quốc đem về nên trong quá trình tái chế gây ra ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng.
Hoạt động cơ khí gò hàn: Toàn xã có 280 hộ tham gia hoạt động cơ khí gò hàn.
Hầu hết các hộ này đều gò hàn thùng bệ ô tô, máy công trình và gia công làm mới,
sửa chữa, lắp ráp các xe ô tô, máy công trình cũ. Hoạt động cơ khí gò hàn chủ yếu
bằng thủ công với các phƣơng tiện thô sơ và lạc hậu. Hoạt động này gây ra tiếng ồn,
bụi và thải ra các rác thải rắn. Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng

ồn và ô nhiễm nguồn nƣớc tại làng nghề.
Hoạt động đun nấu trong sinh hoạt: Toàn xã chỉ có 30% số hộ đun nấu
bằng ga, còn lại 70% số hộ vẫn dùng than tổ ong, củi làm nguồn nhiên liệu trong đun
nấu hàng ngày. Hoạt động đun nấu thải ra khí SO2, COx, bụi than là nguồn gây ô
nhiễm không khí.
Hoạt động giao thông: Toàn xã có 3.5km đƣờng Quốc lộ và hơn 20km
đƣờng giao thông liên thôn liên xã đã đƣợc bê tông hoá. Tuy nhiên do hoạt động
chuyên chở, bốc dỡ nguyên vật liệu, phế liệu diễn ra hàng ngày bằng các xe tải lớn,
đƣờng lại không đƣợc duy tu sửa chữa nên chất lƣợng đƣờng xuống cấp
nghiêm trọng. Mặt đƣờng bị bong tróc, xuống cấp, nhiều ổ gà và nhiều rác bụi.

15


Đƣờng vào làng nghề đoạn gần 5km rất gập ghềnh khó đi, đặc biệt vào
những mùa mƣa gần nhƣ lúc nào cũng đặc quánh vì bùn, ngày nắng thì bụi mù mịt.
Mặt khác xe ôtô chạy rầm rậpvới tần suất 300-400lần/ngày trong đó xe tải cỡ lớn
chiếm khoảng 30%, đây chính là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí.
Hoạt động nông nghiệp: Toàn xã có hơn 1500 hộ dân trong đó chỉ có 35% hộ
dân sản xuất nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp có sử dụng phân bón, thuốc
trừ sâu và các hoạt động chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không
khí.
2.3. Môi trƣờng nƣớc
2.3.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nước
Nguồn phát sinh nƣớc thải chủ yếu là quá trình sinh hoạt của nhân dân và nƣớc
mƣa chảy tràn trên bề mặt khu vực làm cho nƣớc mặt bị nhiễm dầu mỡ,BOD5, COD
cao.
Tính đến hết năm 2015 tổng số dân của xã Tề Lỗ huyện Yên Lạc là 7018
ngƣời, ƣớc tính trung bình một ngày đêm thải ra một lƣợng nƣớc thải là
492,86m3(trung bình khoảng 70 lít/ngƣời.ngày) và phần lớn trong số đó đƣợc thải

trực tiếp ra môi trƣờng mà không qua bất cứ một công trình xử lý nào. Nƣớc thải sinh
hoạt có chứa hàm lƣợng cao các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, các chất rắn lơ
lửng, chất dinh dƣỡng và vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra do hàm lƣợng các chất hữu
cơ cao và các chất dinh dƣỡng cùng các loại vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nƣớc
thải sinh hoạt quá lớn đã gây ra tình trạng ô nhiễm nặng cho nƣớc của các ao hồ,
đầm và đoạn sông Phan chảy qua khu vực. Hầu hết nƣớc mặt đều có có màu xám,
nâu đen, có nơi màu đen sậm và có mùi hôi, tanh khó chịu, làm cho động thực vật
trong nƣớc nhƣ cá, tôm, cua, các loài tảo, rong, bèo khó phát triển hoặc không sống
đƣợc.
Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm nƣớc ở làng nghề Tề Lỗ còn là nƣớc thải từ quá
trình sản xuất của 265 hộ sản xuất tái chế kim loại. Nƣớc thải sản xuất thƣờng
chứa các kim loại nặng, dầu mỡ, có nồng độ COD cao. Tải lƣợng nƣớc thải sản xuất
là 600-800m3/ngày, tất cả các loại nƣớc thải đều không đƣợc xử lý trƣớc khi xả thải
ra ngoài môi trƣờng. Bên cạnh đó các hoạt động tháo dỡ thu gom phế liệu cũng là
nguồn gây ô nhiễm nƣớc do dầu mỡ trong quá trình tháo dỡ thu gom chảy ra mặt đất,
nƣớc mƣa chảy tràn mang chúng tới các nguồn nƣớc.
2.3.2. Nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận nƣớc thải của khu vực làng nghề là hệ thống rãnh thoát,
cống, mƣơng thoát, ao hồ đầm trong làng nghề và sông Phan chảy qua khu vực xã
Tề Lỗ.
Hệ thống thoát nước: Hệ thống cống rãnh thoát nƣớc của các thôn dân cƣ trên
địa bàn xã là 10km. Tuy nhiên hệ thống cống thoát nƣớc thải và nƣớc mƣa này
cũng chƣa hoàn chỉnh do cao độ không đồng đều thống nhất, nên dễ gây úng ngập cục
16


bộ khi trời mƣa to. Diện tích ao hồ đang ngày càng bị thu hẹp do san lấp chuyển đổi
mục đích sử dụng. Các ao hồ có khả năng tiếp nhận và tiêu thoát nƣớc cho khu
vực làng nghề đều là các ao hồ nhỏ có tổng diện tích là 1.23ha.
Sông Phan: Đoạn chảy qua khu vực xã Tề Lỗ có chiều dài hơn 4km hiện

đang bị ô nhiễm đáng kể do sự xả thải nƣớc sinh họat và nƣớc thải sản xuất của
làng nghề Tề Lỗ.
2.3.3.Ô nhiễm môi trường nước
2.3.3.1. Nước thải sinh hoạt:
Theo QCVN 14: 2008 / BTNMT chất bẩn trong nƣớc thải tính cho một ngƣời
dân đƣợc xác định nhƣ sau: Chất rắn lơ lửng TSS50–55g/ngƣời.ngàyđêm; BOD5 của
nƣớc thải đã lắng: 30 – 35g/ngƣời.ngàyđêm; Phốt Phát (P2O5): 1,7g/ngƣời.
ngàyđêm và Clorua (Cl): 10g/ngƣời.ngày đêm.
Trung bình mỗi ngày lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của xã Tề lỗ thải ra trung bình là
682,86 m3 , phần lớn đƣợc thải thẳng ra môi trƣờng mà không qua bất kì hình thức xử
lý nào.
2.3.3.2. Nước thải trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, xã chƣa có hệ thống thoát nƣớc thải và sản xuất riêng biệt. Đặc biệt
với đặc tính nƣớc thải của các hộ sản xuất tái chế kim loại thƣờng chứa các kim loại
nặng, dầu mỡ, có nồng độ COD cao đƣợc thải vào hệ thống cống dẫn nƣớc.
Ƣớc tính với 265 hộ sản xuất sẽ thải một lƣợng nƣớc với lƣu lƣợng 600- 800 m3
mà không đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng. Do vậy, việc xả thải này có
tác động rất lớn đến môi trƣờng nƣớc của địa phƣơng và đặc biệt là sông Phan.
2.3.3.3. Nước thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp- chăn nuôi
Bên cạnh việc sản xuất, tháo rỡ các xe- máy công trình, toàn xã có hơn 1500 hộ
dân trong đó có khoảng 35 % trên địa bàn còn tham gia sản xuất nông nghiệp và đặc
biệt là chăn nuôi với quy mô hộ gia đình và quy mô lớn.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay sử dụng với một lƣợng lớn thuốc bảo vệ
thực vật, phân hóa học. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học với tần
hàm lƣợng vƣợt hƣớng dẫn sử dụng của sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ các thuốc- phân
hóa học này ngấm vào trong môi trƣờng đất và nƣớc. Đặc biệt, đa phần các loại chai
lọ, bao bì đựng thuốc này đƣợc vứt ngay tại đồng ruộng mà không đƣợc thu gom- xử
lý dƣới bất kì hình thức nào.
Hoạt động chăn nuôi với quy mô lớn, nhƣng đa phần các hộ dân chƣa đầu tƣ hệ
thống xử lý nƣớc thải ( hầm biogas ) mà đƣợc thải vào chung hệ thống dẫn nƣớc thải

sinh hoạt của địa phƣơng.
17


ST
T

Bảng 2.1: Tổng kết về môi trƣờng Nƣớc
Dự báo và diễn
Vấn đề môi trƣờng
Hiện trạng môi trƣờng
biến môi trƣờng
Tính đến hết năm 2015, tổng số dân của Trong tƣơng lai,
xã Tề Lỗ- huyện Yên Lạc là 7078
đời sống kinh tế
ngƣời,ƣớc tính một ngày đêm thải ra
phát triển, nhu
3
một lƣợng nƣớc thải là 682,86 m (
cầu sử dụng
trung bình 92 lít/ ngƣời.ngày đêm) và
nƣớc tăng thì dự
phần lớn trong số đó đƣợc thải trực tiếp báo mỗi ngày
ra môi trƣờng mà không qua bất kì một mỗi ngƣời sẽ
công trình xử lý nào. Bên cạnh nƣớc
thải vào môi
1. Ô nhiễm thải sinh hoạt chƣa qua xử lý, còn có
trƣờng khoảng
nƣớc từ các một lƣợng lớn nƣớc thải từ hoạt động
120- 130 lít

hoạt động chăn nuôi lợn của ngƣời dân sinh sống nƣớc thải. Dự
sinh hoạt cũng thải trực tiếp ra môi trƣờng mà
tính đến năm
không có bất kì một công trình xử lý
2020 với dân số
nào. Ngoài hàm lƣợng các chất hữu cơ khoảng 7300
cao còn có các chất dinh dƣỡng cùng
ngƣời, nhƣ vậy
các loại vi sinh vật gây ô nhiễm nặng
mỗi ngày đêm
cho các ao hồ,đầm và đoạn sông Phan
môi trƣờng tiếp
chảy qua khu vực.
nhận khoảng
912,5 m3.
Xã chƣa có hệ thống thoát nƣớc thải
và sản xuất riêng biệt. Nƣớc thải của
265 hộ sản xuất tái chế kim loại thƣờng
chứa các kim loại nặng, dầu mỡ, có
nồng độ COD cao đƣợc thải vào hệ
thống cống dẫn nƣớc thải với lƣu lƣợng
600- 800 m3 mà không đƣợc xử lý
2. Ô nhiễm môi trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.
trƣờng từ các hoạt Nƣớc thải chăn nuôi thƣờng có hàm
động sản xuất
lƣợng coliform cao , tập trung nhiều ở
thôn Lý Nhân. Toàn xã có hơn 1500 hộ
dân, trong đó có 35 % hộ dân hoạt
động sản xuất nông nghiệp có sử dụng
phân bón, thuốc trừ sâu là nguồn gây ô

nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, một phần
nƣớc này chảy vào kênh mƣơng, ao , hồ
, sông Phan…

Lƣợng nƣớc
thải hàng ngày
có xu hƣớng
tăng do mở rộng
quy mô sản xuất
của các hộ gia
đình.
Nồng độ các
chất ô nhiễm
tăng dẫn đến
tình trạng ô

Đánh giá
Tình trạng ô
nhễm nƣớc
trong tƣơng lại
đƣợc cải thiện.
Hàm lƣợng
các chất ô
nhiễm sẽ giảm

Tình trạng ô
nhễm nƣớc
trong tƣơng lại
đƣợc cải thiện.
Hàm lƣợng

các chất ô
nhiễm sẽ giảm

nhiễm ngày
càng nghiêm
trọng. Tuy nhiên
18


Chất lƣợng nƣớc mặt khu vực đang bị khi hình thành
suy giảm nghiêm trọng do hầu hết khu công nghiệp
lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa làng nghề thì
chảy tràn ( có chứa dầu mỡ trong quá lƣợng nƣớc thải
trình tháo dỡ thu gom chảy ra mặt đất, trong sản xuất n
nƣớc mƣa chảy tràn mang chúng tới đƣợc xử lý ở
nguồn nƣớc ) của khu vực không đƣợc khu vực xử lý
thu gom và xử lý trƣớc khi xả vào các nƣớc thải ở khu
nguồn tiếp nhận.

công nghiệp
trƣớc khi thải ra
môi trƣờng

3. Hệ thống thoát
nƣớc thải còn
nhiều bất cập

Tề Lỗ hiện đã có hệ thống cống rãnh
tiêu thoát dài hơn 10 km nhƣng dùng
chung cho cả nƣớc thải sản xuất và sinh

hoạt, chăn nuôi. Tuy nhiên , nhiều
đoạn kênh, mƣơng tiêu nƣớc bị lấp rác,
gây ứ trầm trọng. Hệ thống cống thoát
nƣớc thải cũng chƣa hoàn chỉnh do độ
cao không đồng nhát, nên dễ gây úng
ngập khi trời mƣa , làm nƣớc thải tràn
qua đƣờng đi gây mất mỹ quan, bốc
mùi hôi thối ảnh hƣởng tới sức khỏe
ngƣời dân

Xây dựng và
nâng cấp hệ
thống thoát nƣớc
trong khu
vực, xây dựng
hệ thống thoát
nƣớc riêng cho

Tình trạng ô
nhễm nƣớc
trong tƣơng lại
đƣợc cải thiện.
Hàm lƣợng
các chất ô
nhiễm sẽ giảm

sinh hoạt- sản
xuát nâng cao
chất lƣợng
đƣờng ống tiêu

thoát nƣớc.
Tổ chức nạo
vét, khơi thông
hệ thống cống
rãnh trong làng
thƣờng xuyên.

2.4. Môi trường không khí
2.4.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm không khí
Nguồn gây ô nhiễm không khí tại khu vực bao gồm:
- Bụi và các khí độc phát sinh từ hoạt động đun nấu với hơn 70% hộ dân
trong xã đun nấu bằng than tổ ong.

19


- Bụi và các khí độc phát sinh từ hoạt động thu gom và tháo dỡ phế liệu của 300
hộ dân trong làng nghề
- Bụi và khí độc phát sinh từ hoạt động tái chế phế liệu của 265 hộ dân
trong khu vực làng nghề.
- Bụi và các khí độc phát sinh từ các phƣơng tiện giao thông trong khu vực, từ
hoạt động xây dựng đang diễn ra hàng ngày trong làng nghề. Đặc biệt là các khí độc
sinh ra trong môi trƣờng kỵ khí tại hệ thống kênh mƣơng thoát nƣớc thải trong xã.
- Ngoài ra, từ hoạt động nông nghiệp trong khu vực nguồn gây ô
nhiễmkhông khí là hơi hoá chất BVTV phát tán trong quá trình phun, sử dụng.
2.4.2. Chất lượng môi trường không khí khu vực
Tại tất cả các điểm đo trên địa bàn xã, đặc biệt là khu vực các cơ sở tháo dỡ
phế liệu, các nút giao thông khu vực đều cho thấy nồng độ các chất khí độc hại nhƣ
CO, SO2, NO2 đều dƣới TCCP (đối với giá trị trung bình 1giờ). Nhƣ vậy có thể thấy
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực chƣa có những tácđộng lớn đến

môi trƣờng không khí thông qua sự đóng góp các loại khí độc hại(CO, SO2, NOx).
Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại các điểm đo cho thấy đều vợt quá QCVN 052013, với nồng độ dao động từ 570 – 2200 µg/m3, vƣợt QCVN từ 1,3-7,3 lần (trung
bình 1giờ). Nồng độ bụi cao tập trung tại các khu vực có nhiều phƣơng tiện qua lại
hoặc đang xảy ra các hoạt động tháo dỡ, vận chuyển phế liệu và xây dựng.
2.4.3. Ô nhiễm môi trƣờng không khí do các hoạt động
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi
+ Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 35 % hộ dân tham gia hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là mùi hôi thối bốc ra từ
quá trình chăn nuôi, còn do hoạt động đốt các phụ phẩm trong nông nghiệp nhƣ rơm,
rạ; bã- gốc cây ngô-đậu tƣơng …
Hoạt động sản xuất sản xuất tiểu thủ công nghiệp
+ Quá trình tháo rỡ , tái chế phế liệu trên địa bàn xã là nguồn gây ô nhiễm môi
trƣờng chính
+ Với khoảng hơn 500 hộ tham gia quá trình sản xuất đã thải ra một lƣợng lớn
chất thải ra môi trƣờng không khí nhƣ SO2, NO2, CO …. Từ các quá trình tháo rỡ, nấu
chảy kim loại, đốt các phế phẩm không tái chế đƣợc.
-

Hoạt động giao thông

+ Là một “ thủ phủ ’’ của tháo rỡ xe- máy công trình , cũ hỏng nên xã Tề Lỗ có
một lƣợng lớn phƣơng tiện giao thông di chuyển trên địa bàn. Với mật độ giao thông
tƣơng đối lớn là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng không khí,
đặc biệt là bụi và tiếng ồn từ các phƣơng tiện giao thông.

20


+ Xây dựng một số tuyến đƣờng, công trình trên địa bàn cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây ra lƣợng bụi lớn.

2.5. Tiếng ồn
Các nguồn gây ồn chính ở xã Tề Lỗ là:
- Từ các phƣơng tiện giao thông .
- Tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất đặc biệt là quá trình tháo dỡ ô tô, xe công
trình dùng búa và các máy cắt ô xy, tiếng ồn từ các cơ sở gò hàn cơ khí,…
Các giá trị mức áp âm đo tại các điểm khác nhau ở làng nghề Tề Lỗ đƣợc thể
hiện trong bảng sau:

STT

Bảng 2.2. Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực làng nghề Tề Lỗ
Vị trí đo
Mức áp âm
Leq

Lmax

Lmm

1

Cánh đồng Thôn Trung Hậu

64,9

76.4

29.3

2


Khu vực chợ

74.1

76.3

46.5

3

Sân UBND xã Tề Lỗ

59.4

71.8

50.7

4

Chùa thôn Nhân Lý

55.9

60.0

48.2

5


Cơ sở gò hàn Tuấn Hải

79.6

103.7

46.9

6

Cơ sở sản xuất Hùng Cảnh

78.3

95.3

51.2

QCVN 26:2010

75.0

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trƣờng Vĩnh Phúc)

21


Bảng 2.3: Tổng kết về môi trường không khí
STT


1

2

Vấn đề
môi
trƣờng

Ô nhiễm
không khí
từ các
hoạt động
giao
thông, xây
dựng cơ
sở hạ tầng

Ô nhiễm
môi
trƣờng
không khí
từ các
hoạt động
sinh hoạt,
sản xuất
của ngƣời
dân

Hiện trạng môi trƣờng


Dự báo và diễn biến
môi trƣờng

Xã Tề Lỗ có mạng lƣới giao thông
tƣơng đối phát triển để đáp ứng đƣợc
nhu cầu vận chuyển hàng hóa, xe - máy
cũ hỏng cho hoạt động sản xuất.
Mạng lƣới giao thông và lƣu lƣợng
phƣơng tiện tham gia ngày càng tăng để
phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dân
trong xã. Bên cạnh đó còn có các hoạt
động sửa chữa, nâng cấp và xây dựng
mới một số tuyến đƣờng trong xã để
thuận tiện cho hoạt động sản xuất của
ngƣời dân gây ra những tác động tiêu
cực đến môi trƣờng không khí: nhƣ
tiếng ồn và đặc biệt là bụi…
Bên cạnh việc xây dựng, nâng cấp
đƣờng xá là các hoạt động xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhà cửa trên địa bàn và đặc
biệt là việc xây đang xây dựng cụm
công nghiệp làng nghề Tề Lỗ , làm gia
tăng áp lực- tác động lên môi trƣờng
không khí : nhƣ tiếng ồn, bụi …

Khi hoàn thành một
số tuyến đƣờng trong
xã, đặc biệt là tuyến
đƣờng dẫn vào cụm

công nghiệp thì việc ô
nhiễm môi trƣờng do
hoạt động nâng cấp,
xây dựng đƣờng sẽ
giảm. Bên cạnh đó lƣu
lƣợng phƣơng tiện gia
thông trong tƣơng lai
tăng gây áp lực lớn lên
môi trƣờng không khí.
Hoạt động xây dựng
cơ sở hạ tầng là một
trong những nguồn gây
ô nhiễm môi trƣờng
không khí trong những
năm tới.

Bụi và các khí độc phát sinh từ hoạt
động đun nấu với hơn 70% hộ dân trong
xã đun nấu bằng than tổ ong. Tuy tạo ra
một lƣợng nhỏ nhƣng hoạt động đun
nấu này diễn ra trên toàn bộ xã. Hoạt
động sản xuất nông nghiệp, tạo ra một
lƣợng lớn khí thải từ quá trình đốt các
phụ phẩm trong nông nghiệp vào cuối
mỗi mùa vụ, hơi hoá chất BVTV phát
tán trong quá trình phun, sử dụng là một
trong những nguyên nhân chính tác
động lên môi trƣờng không khí.

Hoạt động sản xuất

nông nghiệp đƣợc xác
định là một trong
những ngành chính của
địa phƣơng cùng với
tái chế xe- máy cũ, vì
vậy sản xuất nông
nghiệp là một trong
những nguồn gây ô
nhiễm không khí chính
cùng với sản xuất tái
chế.
Khi cụm công nghiệp

Đánh giá

Tình trạng ô
nhiễm không
khí trong
tƣơng lai do
hoạt động xây
dựng vẫn là
một trong
những vấn đề
chính gây ô
nhiễm môi
trƣờng không
khí

Tình trạng ô
nhiễm không

khí trong
tƣơng lai một
phầm đƣợc cải
thiện. Hàm
lƣợng các chất
ô nhiễm sẽ
giảm

22


Bụi và các khí độc phát sinh từ hoạt
động thu gom và tháo dỡ phế liệu của
300 hộ dân trong làng nghề.
Bụi và khí độc phát sinh từ hoạt động
tái chế phế liệu của 265 hộ dân trong
khu vực làng nghề.
Nồng độ bụi lơ lửng ( TSS ) tại các
điểm đo cho thấy đều vƣợt quá QCVN 05
: 2013/ BTNMT với nông độ dao động từ
0,35- 2,20 mg/m3, vƣợt QCVN 05 từ 1,16
– 7,33 lần ( trung bình 1 giờ ).

3

Tiếng ồn
từ hoạt
động sản
xuất


làng nghề chƣa đi vào
hoạt động thì dự báo
hàm lƣợng các chất ô
nhiễm trong không khí
sẽ tăng , do mở rộng về
quy mô và số hộ hoạt
động thu gom- tháo dỡ
phế liệu
Tuy nhiên, dự tính đến
năm 2020, sau khi cụm
công nghiệp làng nghề
đi vào hoạt động, môi
trƣờng không khí đƣợc
cải thiện hơn trƣớc khi
chƣa có cụm công
nghiệp
Với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
Khi cụm công nghiệp
chính:
làng nghề chƣa đi vào
Từ các phƣơng tiện giao thông, chủ yếu
hoạt động thì dự báo
là các phƣơng tiệp vận chuyển vật liệu,
tiếng ồn sẽ tăng , do
phế liệu…
mở rộng về quy mô và
Từ các cơ sở sản xuất, đặc biệt là quá
số hộ hoạt động thu
trình tháo dỡ ô tô… trong quá trình này sử gom- tháo dỡ phế liệu,
dụng búa, các máy cắt..

do đó sức khỏe ngƣời
Mức áp âm tại các khu vực sản xuất là
dân trong khu vực này .
khá lớn, vƣợt QCVN 26: 2010/BTNMT
Tuy nhiên, dự tính đến
năm 2020, sau khi cụm
công nghiệp làng nghề
đi vào hoạt động, các
cơ sở sản xuất đƣợc
tách ra xa khỏi khu dân
cƣ, mức tiếng ồn sẽ
giảm

Tình trạng ô
nhiễm tiếng
ồn trong tƣơng
lai đƣợc cải
thiện.

2.6. Chất thải rắn
2.6.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại làng nghề Tề Lỗ
- Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt: Bao gồm chất thải rắn từ
các khu dân cƣ, từ các hoạt động dịch vụ và từ khu chợ.
- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề: Hoạt động thu gom
phế liệu, hoạt động tháo dỡ các loại xe và hoạt động tái chế phế liệu thải ra các
23


chất thải rắn chứa dầu mỡ và chất thải rắn độc hại phát sinh từ quá trình xử lý bề mặt,

mạ điện kim loại. Ngoài ra xỉ than vô cơ cũng là chất thải rắn của các cơ sở tái chế
phế liệu.
- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng đang diễn ra rất mạnh tại làng
nghề. Đó là các vật liệu xây dựng đƣợc đập bỏ từ các công trình cũ, là vật liệu xây
dựng rơi vãi trong quá trình xây dựng công trình mới.
2.6.2. Khối lƣợng và thành phần chất thải rắn
Với dân số 2015 khoảng 7018 ngƣời, bình quân mỗi ngày có khoảng 4 tấn rác
thải sinh hoạt đƣợc phát sinh trong khu vực (trung bình mỗi ngƣời dân thải ra khoảng
0,55 kg/ngày).
Thành phần của rác thải rất phức tạp do không đƣợc phân loại tại nguồn, theo số
liệu tổng hợp điều tra, thành phần của rác thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ
(chiếm 41,98%) và các thành phần khác không xác định (chiếm 33,64%). Các
thành phần khó phân huỷ nhƣ nhựa, cao su, vật liệu xây dựng, thuỷ tinh có lẫn
trong rác với tỷ lệ nhỏ nhƣng lại gây khó khăn lớn cho quá trình phân loại, xử lý và
phân huỷ rác.
- Đối với phế thải xây dựng
Các hoạt động xây dựng hiện đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã. Do đó, một
lƣợng lớn đất đá và các phế thải xây dựng đƣợc thải ra hàng ngày. Bên cạnh việc sử
dụng các loại phế thải xây dựng nhƣ đất, cát làm san nền, phần còn lạiđƣợc thải ra
ngay tại lòng đƣờng, các khu đất trống, các ruộng bỏ hoang xung quanh khu vực sản
xuất.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Bình quân mỗi ngày có khoảng 4 tấn rác thải sinh hoạt đƣợc phát sinh trong khu vực,
tỷ lệ thu gom này chỉ khoảng 60- 65 %. Phần còn lại tồn đọng tại các bãi trống, ven hồ
ao, các ngõ xóm và các bãi rác tự phát. Rác thải sinh hoạt trên địa bàn phát sinh chủ
yếu từ hoạt động hàng ngày của nhân dân trong địa bàn.
- Đối với chất thải rắn trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Thành phần chất thải rắn trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp này rất đa dạng,
chủ yếu là các loại chất thải rất khó phân hủy: cao su, nhựa, thủy tinh… bên cạnh đó
có cả một số loại chất thải nguy hại nhƣ: dẻ dính dầu mỡ …. Tuy nhiên tất cả các loại

chất thải trong quá trình sản xuất này không đƣợc phân loại mà đƣợc đƣa đến các điểm
tập kết rác thải nhƣ mọi chất thải sinh hoạt bình thƣờng khác.
2.6.3. Ảnh hƣởng đến đời sống
- Ảnh hƣởng đến mỹ quan và cản trở giao thông: Rác thải và phế liệu xây
dựng thải ra bừa bãi tại các ruộng bỏ hoang, hai bên đƣờng thậm chí ngay lòng
khiến cảnh quan khu làng nghề rất khó coi, mặt khác gây cản trở đối với các phƣơng
tiện giao thông trên đƣờng.
24


×