Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng quần áo thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.26 KB, 10 trang )

BÀI TẬP MARKETING
MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING

Chủ đề:
Phân tích những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng quần áo thời
trang. Phân tích sự khác nhau (nếu có) giữa các nhóm khách hàng (già hơn vs trẻ
hơn; thành thị vs nông thôn; nhóm theo thu nhập...)
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (có sẵn) và số liệu sơ cấp (quan sát & phỏng vấn) để
minh họa cho bài viêt.
Bài làm:
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Theo George E.Belch (trích cuốn Advertising and Promotion) trước khi thực
hiện một chiến dịch tiếp thị, một điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết sơ bộ
diện mạo của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác thị
trường mục tiêu. Một trong những câu hỏi mà doanh nghiệp cần tìm câu trả lời đó
là: Khách hàng nghĩ như thế nào? Họ cần cái gì? Động cơ gì khiến họ quyết định
mua sản phẩm?… Đó chính là việc doanh nghiệp nghiên cứu về: hành vi người tiêu
dùng.
Hành vi người tiêu dùng có thể được định nghĩa “là sự tương tác năng động
của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó
con người thay đổi cuộc sống của họ” (Peter D.Bennet – Định nghĩa các thuật ngữ
Marketing)
1


Vấn đề hành vi người tiêu dùng luôn được tất cả các doanh nghiệp đặt lên
hàng đầu trong các chiến lược marketing, và ngành hành quần áo thời trang trong
nước cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về quần áo thời
trang ngày càng trở nên hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã
sáng tạo ra các nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm


may mặc. Quần áo giờ đây không chỉ là công cụ để bảo vệ con người khỏi tác động
của thời tiết mà còn thể hiện được cá tính, tâm trạng thậm chí địa vị xã hội của
người mặc chúng. Người xưa thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” trên thực tế,
phần lớn mọi người lại đánh giá người khác qua trang phục cùa họ, chính vì vậy
lựa chọn cho mình những bộ trang phục thời trang phù hợp ngày càng được tất cả
mọi người đề cao tầm quan trọng như một cách chuyển tải thông điệp về bản thân
mình.
Để tiếp cận người mua hàng quần áo thời trang một cách có hiệu quả từ đó
đưa ra các sản phẩm phù hợp đem lại thành công cho doanh nghiệp, nhà quản lý
cũng như những người làm Marketing phải nghiên cứu những mong muốn, nhận
thức, sở thích và các hành vi lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó
nghiên cứu phân tích về hành vi mua hàng quần áo thời trang là một công việc
quan trọng để có thể đưa ra được một chiến lược marketing có căn cứ.
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
MUA QUẤN ÁO THỜI TRANG:
1.
-

Đối tượng nghiên cứu:
Khái niệm quần áo thời trang: là các sản phẩm quần, áo, phụ kiện được sản
xuất trong và ngoài nước. Là những sản phẩm có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ
ràng, do doanh nhiệp Việt Nam hoặc nước ngoài sản xuất, được phép kinh
doanh và phân phối tại Việt Nam.

-

Khái niệm nhóm khách hàng: gồm cả giới tính nam và nữ, ở các độ tuổi
khác nhau (trẻ hơn và già hơn); các khu vực địa lý khác nhau (thành thị và
nông thôn); và nghề nghiệp khác nhau (các mức thu nhập khác nhau).


2


2.

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng quần áo thời
trang

Hành vi của người mua hàng quần áo thời trang chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố
chính: Văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.
-

Nền Văn hóa:

Nền Văn hóa là yếu tố cơ bản quyết định đến hành vi mua hàng của con người.
Đặc biệt đối với các sản phẩm quần áo thời trang, nền Văn hóa là sự ảnh hưởng
mang tính kế thừa và tích lũy từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành mà con người
có thể có được những giá trị, nhận thức, sở thích, hành vi từ chính những người
thân trong gia đình mình. Mỗi nền văn hóa lại có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo
nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập xã hội cho những thành viên
của nó. Các nhánh văn hóa cũng tạo nên những phân khúc thị trường quan trọng,
việc nghiên cứu chi tiết và kỹ lưỡng các nhánh văn hóa sẽ giúp cho những người
làm marketing thiết kế ra các sản phẩm thời trang và các chương trình marketing
theo các nhu cầu của các nhánh văn hóa đã nghiên cứu.
-

Tầng lớp xã hội:

Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Các
tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội,

được xếp theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan
tâm và hành vi. Những nhà khoa học xã hội đã xác định có bảy tầng lớp xã hội như
sau:


Tầng lớp thượng lưu lớp trên (khoảng 1%): Là những người sống

bằng tài sản thừa kế và có những gia đình danh giá nổi tiếng, họ ăn mặc theo xu
hướng không cầu kỳ nhưng tinh tế. Tuy chiếm số ít nhưng họ vẫn là một nhóm
tham khảo đối với người khác trong chừng mực là các quyết định tiêu dùng của họ
được để ý và được các tầng lớp xã hội khác bắt chước theo.


Tầng lớp thượng lưu lớp dưới (khoảng 2%): là những người có thu

nhập cao hay giàu có nhờ tài năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay
trong kinh doanh. Họ có xu hướng ăn mặc theo xu hướng lịch sự, đắt tiền, lựa chọn

3


những thương hiệu lớn tạo ra sự khác biệt và có khoảng cách đối với tầng lớp cấp
dưới hơn.


Tầng lớp trung lưu lớp trên (12%): Những người trung lưu lớp trên

không có địa vị của gia đình hay giàu có gì đặc biệt. Họ chủ yếu quan tâm đến con
đường danh vọng. Họ đã có được những cương vị như những người chuyên nghiệp,
nhưng người kinh doanh độc lập và cán bộ quản trị của công ty. Họ là thị trường tốt

cho việc phát triển các sản phẩm thời trang đẹp lịch sự, đắt tiền nhưng phổ biến
hơn.


Tầng lớp trung lưu (32%): Tầng lớp trung lưu là những người công

nhân cổ trắng và xanh có mức lương trung bình, sống ở khu khá hơn của thành phố
và cố gắng làm những việc đúng đắn. Họ hay mua những sản phẩm phổ biến “để
theo kịp xu thế”.


Tầng lớp công nhân (38%): Tầng lớp công nhân gồm những công

nhân cổ xanh có mức lương trung bình và những người sống theo “lối sống của
tầng lớp công nhân”, bất kể thu nhập, trình độ văn hóa hay công việc. Tầng lớp
công nhân phụ thuộc nhiều vào họ hàng và những người thân về những ý kiến tham
gia về chuyện mua sắm quần áo. Họ là thị trường cho chủng loại quần áo thời trang
thông dụng bởi tiêu chí của họ đặt lên hàng đầu là sự tiện dụng và giá thành rẻ.


Tầng lớp hạ lưu lớp trên (9%): Tầng lớp hạ lưu lớp trên là những

người đi làm, không sung túc, mặc dù mức sống hơi cao hơn mức nghèo khổ một
chút. Họ làm những công việc lao động phổ thông và hưởng lương rất thấp, mặc dù
họ luôn phấn đấu để vươn lên tầng lớp cao hơn. Họ không phải thị trường tiềm
năng cho bất kỳ loại sản phẩm thời trang nào do việc thường xuyên mua sắm và
theo các xu hướng Model không có trong danh mục cần thiết.


Tầng lớp hạ lưu lớp dưới (7%): Tầng lớp hạ lưu lớp dưới là những


người hưởng trợ cấp, bị nghèo túng rõ ràng và thường không có việc làm hay việc
kiếm tiền không đàng hoàng. Đối với họ thời trang chỉ là việc có gì mặc nấy. Nói
chung, tầng lớp hạ lưu không phải là đối tượng của chiến lược Marketing cho bất
kỳ sản phẩm nào.
-

Yếu tố xã hội

4


Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như
các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội.


Nhóm tham khảo: Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một

người. Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực
tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Có những
nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp,
mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Ví dụ như trường hợp chị Nguyễn
Thị An (nhân viên Ngân hàng VIB ) chị cho biết văn phòng nơi chị làm việc mọi
người thường xuyên trao đổi về các nhãn hiệu thời trang yêu thích, trước đây chị
không hề biết về thời trang công sở G2000 (Hồng Kông) nhưng sau khi được các
đồng nghiệp tư vấn và nhận thấy họ mặc đồ của nhãn hiệu này rất đẹp, giờ đây chị
đã là khách hàng quen thuộc của mặt hàng G2000.


Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan


trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người
mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Và gia đình riêng của người
đó, tức là vợ chồng và con cái. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan
trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm
Marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái
đến việc mua sắm các loại quần áo thời trang khác nhau. Không chỉ ở Việt Nam,
phụ nữ các nước đa phần đều giữ vai trò “tay hòm chìa khoá” của gia đình. Tức là
người mẹ, người vợ hay con gái chịu trách nhiệm mua sắm các vật dụng, hàng hoá
thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và thậm chí ngay cả việc mua sắm quần áo cho
cả gia đình. Nhiều gia đình, đức ông chồng giao hẳn việc mua sắm cho vợ Một
nghiên cứu mới ở Anh cho kết quả là: cứ 60 giây có 74% phụ nữ nghĩ về mua sắm.
Phụ nữ Úc trung bình dành khoảng một năm và tốn 150.000 USD để mua sắm
trong cuộc đời mỗi người. Cá biệt, nhiều phụ nữ chi tiền vào quần áo, giày dép, túi
xách và mỹ phẫm tốn gấp ba lần so với thu nhập của họ. Điều đó chứng tỏ rằng phụ
nữ là đối tượng quan tâm hàng đầu của nghành may mặc quần áo thời trang.


Vai trò và địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều

nhóm – gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Vị trí của người đó trong mỗi nhóm
có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Những người làm Marketing
5


đều biết rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của sản phẩm và nhãn hiệu thời trang. Ví
dụ như một vị quan chức hoặc một chính khách sẽ có phong cách ăn mặc quần áo
thời trang thể hiện được vị trí của họ trong xã hội, có thể là những bộ trang phục
không cầu kỳ bắt mắt nhưng phải toát lên sự sang trọng. Một số thương hiệu thời
trang nổi tiếng trên thế giới có những dòng sản phẩm thời trang riêng cho đối tượng

của mình như Louis Vutton, Hermes, D&G…Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay
đổi theo các tầng lớp xã hội và theo vùng địa lý.
-

Những yếu tố cá nhân



Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Con người khi sinh ra và lớn

lên đều phải sử dụng các sản phẩm may mặc thời trang trong suốt cuộc đời mình. Ở
mỗi độ tuổi và giai đoạn của chu kỳ sống thị hiếu của mọi người đều thay đổi chính
vì vậy việc mua sắm quần áo thời trang cũng được định hình theo giai đoạn của chu
kỳ sống của gia đình. Với trên 82 triệu người, đa phần là dân số trẻ, Việt Nam đang
trở thành thị trường tiềm năng tiêu thụ thời trang lớn của châu Á và thế giới. Hiện
có trên 140 thương hiệu nước ngoài từ cao cấp đến bình dân của Pháp, Ý, Mỹ, Tây
Ban Nha… và các nước châu Á chính thức vào Việt Nam. Tốc độ phát triển hàng
thời trang hiện nay trên 20%/năm với hàng may mặc thời trang thông dụng và
khoảng 30%/năm với hàng hiệu cao cấp độc quyền. Kết quả điều tra theo mẫu
2/10.000 do BSA tiến hành trong tháng 10.2008 cho thấy: mức chi tiêu bình quân
mua sắm quần áo, đồ thời trang hàng tháng chiếm tới 18% trên tổng chi tiêu của
những người trẻ, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định (độ tuổi 20- 45), đang sống
tại TP.HCM. Trong đó, 60% người tiêu dùng đã mua sắm với mức từ 150.000 500.000đ/tháng cho nhu cầu mặc đẹp của họ. Hiện nay 70% người tiêu dùng mua
đồ thời trang với tần suất đều đặn hàng tháng hoặc 2-3 tháng/lần, trong đó đa số
người tiêu dùng ở độ tuổi dưới 25 đi mua mỗi tháng ít nhất 1 lần, còn độ tuổi lớn
hơn 25 đi mua 2-3 tháng/lần. Tại Zen Plaza, thống kê từ số lượng 6.000- 7.000 hoá
đơn mua sắm mỗi ngày tại các gian hàng, có trên 30% hoá đơn trị giá từ 1
triệu đồng trở lên và chủ nhân của nó ở độ tuổi từ 22- 40. Theo kết quả nghiên cứu
người tiêu dùng của BSA cũng đã chỉ ra rằng Hơn 70% người tiêu dùng lớp trung
niên mong muốn thời trang mang lại cho họ sự tự tin và vẻ đẹp; trên 80% người

tiêu dùng trẻ tuổi mong đợi thời trang mang lại sự năng động và cá tính.

6




Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ

hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có
thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian),
tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng
vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.


Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng

lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối
sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ được thể hiện ra trong
hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn
diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình. Những người làm
Marketing sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm
theo lối sống.


Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách

khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. ở đây nhân cách có nghĩa là
những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối
nhất quán và lâu bền với môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng

những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín
đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích
hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối
tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm
và nhãn hiệu thời trang. Một khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thực
hiện gồm 193 sinh viên tại chức ở ba trường đại học trong Tp.HCM (sinh viên
trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM; sinh viên trường đại học Kinh tế
Tp.HCM; sinh viên trường Đại học mở bán công Tp.HCM) về hành vi mua hàng
quần áo thời trang cho thấy giá trị thể hiện bản thân và giá trị tiêu khiển là hai yếu
tố đóng góp quan trọng vào việc hình thành sự cuốn hút của người tiêu dùng vào
sản phẩm quần áo thời trang. Quần áo thời trang càng đóng vai trò quan trọng trong
cuộc sống của người tiêu dùng thì họ càng bị cuốn hút vào nó. Vì họ am hiểu về
sản phẩm nên họ sẽ tự tin trong các hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm này. Có
lẽ vì vậy mà họ càng tự tin khi chia sẽ quan điểm, kiến thức, và kinh nghiệm về sản

7


phẩm hay đưa ra các ý kiến ảnh hưởng đến những người khác trong việc lựa chọn
và sử dụng sản phẩm này
-

Những yếu tố tâm lý:

Việc lựa chọn mua sắm quần áo thời trang của một người còn chịu ảnh hưởng
của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.


Động cơ: Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có


nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Một số nhu cầu khác có
nguồn gốc tâm lý. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý, như
nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết
những nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người
hành động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng
lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một sự thôi thúc) là một nhu cầu
đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm
giảm bớt cảm giác căng thẳng. Chị Nguyễn Thanh Hòa (Giám đốc một Ngân hàng
lớn có trụ sở tại HN) cho biết, chị đã mua 1 bộ váy có giá trị 2.000$ để mặc trong
buổi lễ tuyên dương doanh nghiệp của chị đạt danh hiệu Sao vàng Đất Việt năm
2009. Động cơ của chị là muốn mình thật đẹp, lộng lẫy và sang trọng trong buổi lễ
quan trọng đó, và sâu hơn nữa, chị muốn tạo ấn tượng thật đặc biệt trong mắt quan
khách, đối tác và đối thủ.


Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề

người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ
sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận thức
khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác
nhân thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác,
thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy
xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình. Người ta
có thể có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình
nhận thức: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lựa và sự ghi nhớ có chọn
lọc.


Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri


thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh
8


nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri
thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của
những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và
sự củng cố. Một doanh nghiệp may thoi trang mới có thể tham gia thị trường bằng
cách vận dụng những sự thôi thúc mà các đổi thủ cạnh tranh đã sử dụng và tạo ra
những kiểu dáng tương tự, bởi vì người mua có khuynh hướng chuyển lòng trung
thành sang những nhãn hiệu tương tự hơn là sang những nhãn hiệu khác hẳn (khái
quát hoá) . Hay doanh nghiệp cũng có thể thiết kế nhãn hiệu của mình để tạo nên
một số những thôi thúc khác và đảm bảo có những tác nhân mạnh mẽ kích thích
chuyển nhãn hiệu (quá trình phân biệt).


Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có

được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
của con người. Đương nhiên, các nhà sản xuất rất quan tâm đến những niềm tin mà
người ta mang trong đầu mình về những sản phẩm và dịch vụ của mình. Những
niềm tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta
hành động theo những hình ảnh đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và cản
trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần thiết hành một chiến dịch để uốn nắn lại
những niềm tin đó.
III. KẾT LUẬN
Như vậy qua phân tích các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng quần áo thời
trang cho thấy cách lựa chọn mặt hàng thời trang của một người là kết quả của sự
tác động qua lại phức tạp giữa các yêu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong
số những yếu tố đó, có nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng của người làm

Marketing, tuy nhiên, chúng vẫn có ích lợi cho việc phát hiện những người mua
quan tâm nhiều nhất đến sản phẩm đó. Những yếu tố khác chịu ảnh hưởng của
người làm Marketing và gợi ý cho họ phải phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức
lưu thông và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của
người tiêu dùng.
Ngày nay, có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa thiết yếu
nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như quần áo thời trang. Khách hàng được

9


phép lựa chọn một trong số nhiều chủng loại, thương hiệu. Sự đa dạng này làm
tăng thêm nhu cầu của khách hàng.
Qua việc phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần
áo thời trang của phụ nữ, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, quyết định mua quần áo
thời trang của phụ nữ bị tác động ảnh hưởng mạnh nhất là nhóm nhân tố tâm lý của
khách hàng thể hiện qua một số đặc điểm là nhu cầu, nhận thức, niềm tin,… Hai
yếu tố còn lại là yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân cũng có tác động ảnh hưởng
đến hành vi mua quần áo của phụ nữ nhưng với mức độ thấp hơn (hệ số Beta nhỏ
hơn). Như vậy, để nắm được các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua quần
áo thời trang của phụ nữ thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quần áo thời
trang cần tâm trung vào yếu tố tâm lý của khách hàng khi họ đi mua sắm.
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng của khách hàng các doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác thị trường mục
tiêu của mình. Kết quả nghiên cứu đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp xây dựng
chương trình quảng bá thương hiệu, định vị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh
của thương hiệu trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Marketing – Trường Đại học Griggs.

2. Tài liệu: Quản trị Marketing - TS Nguyễn Thị Tuyết Mai
3. Tài liệu thống kê của Nielsen
4. Philip Kotler and Garry Armstrong – Principles of Marketing
5. Peter D.Bennet – Diffinition of Marketing terms
6. E. Belch – Advertising and Promotion.
7. www.vietnambranding.com

10



×