Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân bổ nguồn lực với công bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 6 trang )

Xem các mô hình kinh tế bàn gì về việc phân bổ nguồn lực như thế nào sẽ đảm bảo mục
tiêu công bằng xã hội và công bằng thành quả.
1. Mô hình Kuznets
Năm 1955, Simon Kuznets đề xuất mô hình về mối quan hệ giữa mức phát triển và tình
trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được thể hiện theo hình chữ U ngược. Ông
giả thuyết rằng, bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi
ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các
yếu tố liên quan đến cầu. Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, công
nghệ và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ
thấp vai trò của lao động không có kỹ năng. Sau đó, kỹ thuật mới liên tục xuất hiện, còn
thể chế thì thay đổi chậm hơn. Nhờ đó, thu nhập của đại bộ phận lao động (chuyên môn
kém) cũng được cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu sản phẩm lại được
chú trọng.
Mối quan hệ này được chia là 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: đối với một quốc gia thì đây là giai đoạn đầu kinh tế chưa tăng trưởng, thu
nhập bình quân thấp, bất công trong phân phối thu nhập thấp.
Giai đoạn II: kinh tế có tăng trưởng, thu nhập bình quân tăng, bất công cũng tăng theo.
Giai đoạn III: kinh tế phát triển, thu nhập bình quân cao, tình trạng bất công lại giảm.
Như vậy, theo Kuznets, chỉ cần đạt đến một mức độ phát triển cao nhất định thì tình
trạng bất bình đẳng sẽ tự khắc giảm xuống, nhà nước không phải sử dụng các biện pháp
can thiệp để đạt được mục tiêu công bằng xã hội và công bằng thành quả.
Hạn chế của mô hình Kuznets là không giải thích được nguyên nhân nào tạo ra sự thay
đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển và sự khác biệt giữa các nước về xu thế thay
đổi này, nhiều khả năng do họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng
và bất bình đẳng.
2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis
Cơ bản nhất trí với mô hình của Kuznet nhưng A. Lewis đã tiến thêm một bước, giải
thích được nguyên nhân của xu thế thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển.
Trước hết, bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô
sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày
càng tăng lên nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Như vậy,


trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản
vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động công nhân đưa lại. Ở giai đoạn
sau bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa được thu hút vào khu vực thành thị


(sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất.
Nhu cầu lao động ngày càng tăng thêm đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến
giảm bớt sự bất bình đẳng. Trong mô hình này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả của
tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Bất bình đẳng ở đây
cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn
và họ cũng là những người sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra tích lũy, mở rộng sản
xuất, vì thế bất bình đẳng đồng thời là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà
kinh tế ủng hộ mô hình này còn cho rằng các cố gắng để phân phối lại thu nhập “một
cách hấp tấp, vội vã” sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng: một mức độ phân phối lại hợp lý thực sự có thể
tăng cường tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu thu nhập tăng kéo theo tỉ lệ tỷ
lệ tiết kiệm tăng, trong trường hợp này bất bình đẳng tăng sẽ dẫn đến tiết kiệm tăng, bất
bình đẳng giảm sẽ kìm hãm tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thu nhập tăng kéo theo tỷ lệ tiết
kiệm biên giảm dần, trong trường hợp này bất bình đẳng giảm sẽ làm tăng tiết kiệm trong
nền kinh tế. Điều này được rút ra từ các số liệu nghiên cứu của các nước đang phát triển,
ở những nước này có xu hướng là, khi người giàu tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng của họ
tăng cao (hướng vào những hàng hóa xa xỉ), vì thế, xu hướng tiết kiệm biên rất thấp và tỉ
lệ tiết kiệm trung bình của họ có thể thấp hơn những người kém giàu có hơn. Như vậy,
với những nước đang phát triển, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua tiết kiệm đầu tư. Hay nói cách khác có thể kết hợp giữa công bằng và tăng
trưởng kinh tế bằng cách áp dụng một mức độ phân phối lại hợp lý.
3. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau
Mô hình được đúc kết qua kinh nghiệm phát triển của những quốc gia có nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Ở những quốc gia này, sự phát triển được bắt đầu bằng cách “tước đoạt của
những kẻ tước đoạt”. Nhà nước tiến hành công hữu hóa các nguồn lực chủ yếu của phát

triển kinh tế. Các nguồn lực sản xuất được phân phối lại cho các đơn vị nhà nước và
người sản xuất nhỏ trong công nghiệp cũng như nông nghiệp dưới hình thức sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể. Hệ quả của phương thức này là ngay lập tức, tình trạng bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập không còn đáng kể. Tuy nhiên, trong dài hạn có 2 hệ quả
có thể xảy ra: Một là, nếu những người chủ mới của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể có thể quản lí có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực
sản xuất tốt hơn các chủ cũ thì tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế được thực hiện.
Hai là, nếu những người chủ mới không thể quản lí có hiệu quả các tài sản và nguồn lực
thì tăng trưởng và phát triển không thể đảm bảo thực hiện. Thực tiễn cho thấy, hệ quả thứ
hai thường xuất hiện vì những người chủ mới chưa đủ kinh nghiệm và năng lực quản lí
kinh tế, đồng thời, khả năng tích lũy từ khu vực công và tập thể rất chậm. Như vậy, thực
hiện được công bằng trong phân phối thu nhập nhưng không thúc đẩy tăng trưởng và phát


triển kinh tế. Do đó, chỉ khi các nhà quản lý có đủ kinh nghiệm và năng lực quản lí kinh
tế, việc áp dụng mô hình này mới giúp chúng ta đồng thời thực hiện công bằng trong
phân phối thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H. Oshima
H. Oshima cho rằng có thể giảm tình trạng bất bình đẳng ngay trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á, đó là sản xuất
lúa nước có tính thời vụ cao và cho rằng nếu quá trình phát triển được bắt đầu từ khu vực
nông nghiệp thì khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay
từ giai đoạn đầu. Việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải
cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của Nhà nước về giống, kĩ thuật, đồng thời việc mở
rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn (vốn là khu vực
có thu nhập thấp trong xã hội) được tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng
cách thu nhập giữa xí nghiệp có qui mô lớn và xí nghiệp có qui mô nhở ở thành thị, cũng
như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn. Quá trình này có thể chia làm 2 giai
đoạn. Trong giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận
dụng được lợi thế về qui mô và có điều kiện áp dụng kĩ thuật mới. Sau đó do lợi ích của

cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kĩ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng
cách về thu nhập giảm dần. Theo Oshima, tiết kiệm sẽ được tăng lên ở các nhóm dân cư,
kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập ở họ dần dần thỏa mãn được các khoản
chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu
tư phát triển sản xuất và đầu tư giáo dục, đào tạo cho con em họ.
5. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank
Cũng giống với quan điểm của H. Oshima là tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng tuy
nhiên WB tập trung vào các chính sách phân phối lại. Phân phối lại cùng với tăng trưởng
kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với
thời gian, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi
quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa
chọn các giải pháp chính sách phân phối lại được xem là quan trọng. Nó bao gồm chính
sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng. Cần phải
có những chính sách phân phối lại tài sản vì nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công
trong phân phối thu nhập của hầu hết các cá nhân ở các nước đang phát triển là do sự bất
công trong sở hữu tài sản, gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập vì họ có thể đã
sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai,
thậm chí cả vốn nhân lực. Chính sách đã được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát
triển để phân phối lại tài sản chính là cải cách ruộng đất và tăng cường cơ hội giáo dục
cho nhiều người. Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách nói trên như cải cách ruộng đất
chỉ thực sự là công cụ có tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với


các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, chích sách tiêu thụ nông sản, chính sách
công nghệ. Nói cách khác, để đạt được hiệu quả chính sách, cần thiết xây dựng đồng bộ
hệ thống các chính sách có liên quan.

Việt Nam đã lựa chọn mô hình tăng trưởng nhấn mạnh công bằng và tiến bộ xã hội ngay
từ khi trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp. Các chính sách mà Việt Nam đã và đang
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu này bao gồm chính sách về y tế, giáo dục – đào tạo,

giải quyết việc làm cho người lao động, tín dụng cho hộ nghèo, chính sách xóa đói giảm
nghèo, định canh định cư và di dân phát triển kinh tế mới, chính sách giao đất, giao rừng,
hỗ trợ sản xuất, trợ giá, các Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó
khăn, … Thực tế tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả tốt, các mục
tiêu xã hội cũng đạt được thành tích đáng kể, nhất là xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, mục
tiêu đảm bảo công bằng vẫn chưa thực sự đạt được, mức độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập vẫn tiếp tục gia tăng.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững (ước lượng tới hơn 70 định
nghĩa khác nhau trên thế giới), trong đó về cơ bản các định nghĩa đều xuất phát và dựa
vào định nghĩa của Ủy Ban Môi Trường và Phát Tariển Thế Giới của Liên Hợp Quốc
cũng được gọi là Ủy Ban Brundtland vào năm 1987. Đó là:
"Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai“
Phát triển bền vững được xây dựng dựa trên 3 trụ cột là bền vững về kinh tế, bền vững về
xã hội và bền vững về môi trường.
Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế thể hiện
ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá
trình tăng năng suất lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường theo hướng tiến bộ. Mục tiêu của sự PTBV về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng
ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh
được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho các thế
hệ mai sau. Để đạt được sự PTBV về kinh tế, điều kiện tiên quyết phải có là:
-Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
-Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Đối với các nước đang phát triển, đó là xu hướng dịch chuyển các nguồn lực như vốn, lao
động, đất đai, … từ nông nghiệp có năng suất thấp sang công nghiệp, dịch vụ có năng


suất lao động cao hơn; từ ngành già cỗi hoặc ít đổi mới sang ngành mới (thường là chế

biến, chế tạo) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, dần hình thành những ngành đóng vai trò
đầu tầu. Nếu chính sách biết hướng vào những ngành có tiềm năng trở thành đầu tầu ở các
giai đoạn phát triển khác nhau thì có thể tạo ra bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu ngành
và kèm theo đó là thúc đẩy tăng trưởng năng suất.
-Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm tăng năng lực
nội sinh.
Phát triển bền vững về xã hội được hiểu là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng
cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và
chăm sóc sức khoẻ cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc làm,
giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần
cho mọi thành viên của xã hội. Để PTBV về xã hội, các vấn đề phải được chú trọng là:
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động.
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
- Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc thông qua tại New York, đưa ra tầm nhìn, định hướng về phương thức thực hiện,
các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động để hướng tới phát triển bền vững trên toàn
cầu cho giai đoạn 15 năm tới. Theo đó, các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển Bền vững
(2016-2030), để thay cho Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã hết hạn vào cuối năm
2015 gồm 17 mục tiêu chung trong đó có đề cập tới xóa nghèo, xóa đói, sức khỏe tốt, giáo
dục chất lượng cao, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, giảm bất bình đẳng. Các
nguyên tắc chính của phát triển bền vững có đề cập tới nguyên tắc bình đẳng giữa các thế
hệ và nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ. (Xem thêm cụ thể 17 mục tiêu chung và
một số định hướng giải pháp tại />Để đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững, 9 nhóm xã hội chính cần tham gia một
cách tích cực nhất vào quá trình phát triển, đó là:
- Giới doanh nhân: Đây là đối tượng tác động tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế,
nhưng đồng thời cũng gây tác động tiêu cực góp phần dẫn tới hậu quả làm cạn kiệt tài
nguyên và suy thoái môi trường.



- Nông dân: Lực lượng đông đảo tham gia tích cực vào quá trình sản xuất nông, lâm
nghiệp, phát triển kinh tế, nhưng cũng đồng thời gây tác hại tàn phá môi trường. Chỉ vì
sinh kế mà họ đã khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên.
- Chính quyền địa phương: Là các cấp trực tiếp xây dựng, quản lý và chỉ đạo triển khai
thực hiện Chương trình PTBV trên địa bàn địa phương.
- Cộng đồng các nhà khoa học: Là lực lượng có vai trò quyết định về chất lượng và hiệu
quả của việc thực hiện Chương trình PTBV.
- Các dân tộc ít người: Đây là những người bản xứ đã được hình thành và sống lâu năm ở
những khu vực nhất đinh. Họ có các phong tục tập quán hàng ngàn đời về sử dụng tài
nguyên một cách hài hoà ( kiến thức bản địa). Mặt khác, hiện nay do sức ép về dân số và
phát triển kinh tế, ở nhiều nơi họ lại là những người khai thác tài nguyên ( nhất là rừng)
một cách bừa bãi. Trong PTBV, cả hai mặt trái ngược này cần phải được chú ý một cách
thoả đáng.
- Phụ nữ: Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Có hai khía cạnh quan trọng nhất
trong mối quan hệ của phụ nữ và PTBV. Một là, phụ nữ là người chịu ảnh hưởng trước
tiên của các tác động tiêu cực của sự phát triển không bền vững. Thứ hai là họ có vai trò
rất lớn trong tái tạo dân cư nhân loại, giáo dục thế hệ tương lai hướng tới PTBV, tạo ra và
quản lý các nhu cầu sử dụng tài nguyên Trái đất.
- Các tổ chức phi chính phủ ( NGO) ở nhiều nước: Thông thường các tổ chức NGO có
nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực quyền con người, giảm
nghèo và quản lý tài nguyên. So với các tổ chức Chính phủ, NGO ít bị những quyền lợi
chính trị quốc tế, thương mại, ngoại giao chi phối. Các NGO thường hiểu biết sâu sắc hơn
về các vấn đề địa phương, vì vậy họ dễ dàng thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển
cộng đồng.
Đây là 9 nhóm xã hội có vai trò rất quan trọng cần được huy động tham gia vào các hoạt
động của tiến trình PTBV.




×