Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đề tài nghiên cứu đk đưa lan hoàng thảo trầm trắng in vitro ra ngoài môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 48 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1................................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3
1. Giới thiệu chung về họ lan (Orchids) và chi lan Hoàng thảo (Dendrobium).................3
1.1. Phân loại thực vật học họ lan và chi lan Hoàng thảo..............................................3
1.2. Đặc điểm thực vật học của họ lan...........................................................................6
1.3. Đặc điểm của chi lan Hoàng thảo (Dendrobium)....................................................9
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới và ở Việt Nam..................12
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa lan trên thế giới...................12
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở Việt Nam.....................................13
3. Các phương pháp nhân giống hoa lan..........................................................................15
3.1. Nhân giống vô tính................................................................................................15
3.2. Nhân giống hữu tính (gieo hạt).............................................................................16
3.3. Nhân giống in-vitro...............................................................................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................22
Chương 3:.............................................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................................26
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới cây lan Hoàng thảo trầm trắng in-vitro trong
giai đoạn vườn ươm..........................................................................................................26
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cây đến sự sinh trưởng của cây lan Hoàng thảo
trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm..................................................................29
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới đến cây lan Hoàng thảo trầm trắng in-vitro
trong giai đoạn vườn ươm................................................................................................32
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch nước tưới đến cây lan Hoàng thảo trầm
trắng trong giai đoạn vườn ươm...................................................................................33
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sự phát triển của cây lan
Hoàng thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm..........................................35
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sự phát triển của cây lan Hoàng


thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm..........................................................37
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phát triển của cây lan Hoàng thảo
trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm..................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................43
Trên đây là những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được, tuy nhiên do điều kiện thời
gian hạn hẹp nên chúng tôi chưa thể mở rộng nghiên cứu tất cả các chế độ chăm sóc cho
cây lan Hoàng thảo trầm trắng sau khi đưa ra môi trường tự nhiên, và không so sánh được
khả năng ra hoa, chất lượng hoa so với cây mọc trong tự nhiên. Chúng tôi mong rằng sẽ có
những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn chế độ chăm sóc cho cây lan Hoàng thảo
trầm trắng sau khi đưa ra ngoài môi trường.........................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................44


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài

Nghiên cứu điều kiện đưa lan Hoàng thảo trầm trắng in-vitro ra
ngoài môi trường
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên cây hoa lan Hoàng thảo trầm trắng
(Dendrobium anosmum var. alba)
3. Mục tiêu
Nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc khi cho cây lan
Hoàng thảo trầm trắng (Dendrobium anosmum var. alba) in-vitro trong giai
đoạn vườn ươm.
4. Kết quả chính
1. Trong các giá thể sử dụng để đưa cây lan Hoàng thảo trầm trắng invitro ra vườn ươm thì xơ dừa là giá thể phù hợp nhất.
2. Mật độ cây phù hợp nhất để đưa cây lan Hoàng thảo trầm trắng invitro ra vườn ươm là 1 cây/ khóm.
3. Trong các dung dịch nước tưới sử dụng để tưới cho cây lan Hoàng
thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm thì nước máy là dung dịch

phù hợp nhất.
.

4. Chế độ nước tưới phù hợp nhất cho cây lan Hoàng thảo trầm trắng in-

vitro trong giai đoạn vườn ươm là 1 lần/ 2 ngày.
5. Chế độ chiếu sáng phù hợp nhất cho cây lan Hoàng thảo trầm trắng
in-vitro trong giai đoạn vườn ươm là trồng trong bóng râm.
6. Sử dụng phân bón qua lá sẽ giúp cây lan Hoàng thảo trầm trắng invitro giai đoạn vườn ươm sinh trưởng, phát triển tốt hơn.


MỞ ĐẦU
Hoa là biểu tượng cho vẻ đẹp và điều thánh thiện. Mỗi loài hoa có màu
sắc, hương thơm đặc trưng cho từng loài, cho từng vùng, từng miền.Từng loài
hoa lại tượng trưng cho tính cách của mỗi người, mỗi biểu tượng trong cuộc
sống, đại diện cho tình yêu, tình bạn, tình cảm con người. Hiện nay hoa đã trở
nên phổ biến rộng rãi đối với tất cả mỗi người, là món quà, là thông điệp trao
nhau trong những ngày lễ, ngày kỉ niệm, ngày họp mặt. Hoa cũng được xem
như một vật trang trí trong nhà tăng vẻ mỹ quan, gần gũi với thiên nhiên.
Nhiều lễ hội về hoa đã được tổ chức ở các quốc gia [34], [35].
Trong đó, hoa lan hiện được nhiều người rất quan tâm và không những
cảm mến trước vẻ đẹp của hoa mà còn thắc mắc, tìm hiểu cách sinh tồn của
lan trong tự nhiên. Lan rất đa dạng phong phú về màu sắc, hương thơm,
chủng loại và đặc biệt là phân bố rộng khắp thế giới. Người trồng lan thường
được ví như một nghệ nhân, còn người thưởng thức vẻ đẹp của chúng được
xem như là nghệ sĩ [34].
Từ đây, nghề trồng lan dần được phát triển và trở thành ngành công
nghiệp có lợi nhuận cao ở một số nước: Thái Lan, Đài Loan, Singapore,
Malaysia [4]. Chơi lan không chỉ là thú vui thể hiện trình độ văn hóa cao của
xã hội mà còn đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia, đồng thời,

nó lại là một cách tận dụng lao động thừa cũng như lao động yếu của người
lớn tuổi. Vì vậy, nghề trồng lan đã trở thành ngành trồng trọt có giá trị kinh tế
cao [31]. Bắt kịp thị hiếu này, hiện nay đã có khá nhiều cơ sở kinh doanh hoa
lan ra đời với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau [35].
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thích hợp cho
sự phát triển của nhiều loài phong lan [6]. Theo cuốn Phong lan Việt Nam của
Trần Hợp thì Việt Nam có 137 - 140 chi gồm trên 800 loài lan. Chi
Dendrobium là chi lớn thứ hai trong họ phong lan với nhiều chủng loại rất đa
dạng và phong phú có khá nhiều loài cây đẹp như: Thái bình, Long tu, Giả
hạc, Thủy tiên… [7]. Lan Hoàng thảo trầm trắng có tên khoa học là
1


Dendrobium anosmum var. alba là một trong nhiều giống thuộc chi lan
Hoàng thảo. Cây lan này có hoa màu trắng và đặc trưng bởi hương thơm ngan
ngát mùi trầm. Đây là hương thơm hiếm gặp trong tự nhiên. Do đó, Hoàng
thảo trầm trắng đã trở thành đối tượng săn lùng của nhiều người chơi hoa nên
chúng đang đứng trước nguy cơ biến mất. Vì vậy cần có các biện pháp để
nhân giống và bảo tồn nguồn gen quý hiếm này.
Như đã biết, nhân giống hoa lan bằng phương pháp truyền thống cho hệ
số nhân giống thấp, còn nhân giống hữu tính bằng gieo hạt trong tự nhiên lại
rất khó khăn do cấu tạo đặc biệt không có nội nhũ của hạt lan, do vậy số
lượng lan mọc mới sau mỗi năm là không nhiều. Điều đó sẽ dẫn đến sự biến
mất của giống Hoàng thảo trầm trắng ngoài tự nhiên sẽ không xa.
Với công nghệ nhân giống in-vitro hiện nay, hệ số nhân giống từ một
trái lan cho ra một số lượng rất lớn: từ một trái lan ta có thể tạo ra được từ vài
ngàn cho tới một triệu cây con. Ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả
phải chăng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đồng thời có thể tạo ra những
giống lan lai theo ý muốn của con người. Việc ứng dụng nhân giống in-vitro
vào chi Dendrobium đã làm cho nó trở thành một loài hoa cắt cành có hiệu

quả không kém gì hoa hồng cắt cành [7], [26]. Cây hoa lan sau nuôi cấy invitro được đưa ra vườn ươm. Việc nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng, chế độ
chăm sóc khi cho cây con trong giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết. Xuất
phát từ ý nghĩa khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu điều kiện đưa lan Hoàng thảo trầm trắng in-vitro ra

ngoài môi trường.”
Mục đích của khóa luận:
Nghiên cứu điều kiện về giá thể, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc cây con
trong giai đoạn đầu chuyển sang vườn ươm, làm cơ sở cho việc đưa cây lan
in-vitro ra ngoài môi trường.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu chung về họ lan (Orchids) và chi lan Hoàng thảo (Dendrobium)
1.1. Phân loại thực vật học họ lan và chi lan Hoàng thảo
1.1.1. Phân loại họ lan
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan và cộng sự (1987) thì cây
hoa lan thuộc ngành thực vật hạt kín (Magnoliophyta), lớp 1 lá mầm
(Liliopsida), phân lớp hành (Liliidae), bộ lan (Orchidales), họ lan
(Orchidaceae) [14].
Trong thế giới các loài hoa thì hoa lan là một loài hoa cao cấp. Họ
lan rất đa dạng về chủng loại, là họ lớn thứ hai chỉ đứng sau họ Cúc
(Asteraceae) và cũng là họ lớn nhất trong lớp thực vật một lá mầm xuất
hiện trên hầu khắp thế giới, trừ châu Nam Cực [6]. Cho tới nay, các loài
lan đã được xếp thành một hệ thống phân loại chung gọi là Orchidaceace.
Trong đó, lan rừng đã xác định được 750 chi với trên 25.000 loài tự nhiên
và hơn 30.000 loài lan lai [16].

Theo tác giả Trần Hợp (1998) thì sự phân chia họ lan khá phức tạp.
Trước đây, họ lan được chia làm 3 họ phụ khá minh bạch, nhưng gần đây
do việc phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào nghiên cứu đặc tính di
truyền mà các nhà khoa học đã chia họ lan thành 6 họ phụ:
Apostasioideae,

Cypridioideae,

Neottioideae,

Orchidioideae,

Epidendroideae, Vandoideae. Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rãi trên
khắp thế giới. Trong đó, họ phụ Orchidioideae là phức tạp và có nhiều
giống nhất [5].
Cho tới nay, người ta phân loại họ lan là loại cây thân thảo, thân leo sống
lâu năm. Chúng có thể sống ở đất, nơi hốc vách đá, hoặc sống phụ, sống
hoại… Dựa vào khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống
khác nhau mà họ lan được chia thành 4 nhóm chính:

3


- Địa lan (Terrestrial): là những loài lan sống chủ yếu trên môi trường
đất, có thân giả dạng củ, rễ chùm.
- Phong lan (Epiphyte): gồm những loài sống chủ yếu trên thân cây tách
khỏi mặt đất, rễ bám vào các cây to và thân cành rủ xuống.
- Thạch lan (Lithophyte): gồm những loài có rễ bám vào kẽ đá núi có mùn rác.
- Hoại lan (Saprophyte): gồm những loài mọc trên lớp rêu hoặc gỗ mục.


Phong lan

Địa lan

Thạch lan

(Rhynchostylis gigantea) (Cymbidium iridioides) (Bulbophylum nutans)
Hình 1.1. Hoa lan trong tự nhiên

Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây mà họ lan được phân thành
hai nhóm: Nhóm cây đa thân (Symbodial) và nhóm cây đơn thân
(Monopodial) [3], [14] .
- Nhóm cây đa thân (Symbodial): Gồm các chi Cattleya, Dendrobium,
Cymbidium…Những cây trong nhóm này thì sinh trưởng không liên tục mà có
thời gian nghỉ. Căn cứ vào thời gian ra hoa mà chia làm 2 nhóm phụ:
• Nhóm có hoa bên nách lá như các chi: Dendrobium, Oncidium, Phaius…
• Nhóm có hoa ở đỉnh như các chi: Cattleya, Laelia…
- Nhóm cây đơn thân: Gồm các chi Phalaenopsis, Rhynchostylis,
Vanda… Những cây thuộc nhóm này tăng trưởng theo chiều cao, thân cây
ngày càng dài ra và có thể phân nhánh, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo
thân. Nhóm cây đơn thân được chia làm 2 nhóm phụ:
• Nhóm có lá mọc đối (Sareathirae) như Phalaenopsis…
• Nhóm có lá dẹp phẳng hay tròn (Campylocentrinae) như một số loài

thuộc chi Vanda, Luisia…

4





Ngoài giống lan thuộc hai nhóm đơn thân và đa thân còn có một số loài
thuộc nhóm trung gian giữa hai nhóm trên như giống Pachyphyllum.

1.1.2. Phân loại chi lan Hoàng thảo
Chi lan Hoàng thảo có tên khoa học là Dendrobium. Đây là chi lan
lớn thứ hai trong họ hoa lan chỉ sau chi Lan Lọng ( Bulbophyllum). Lan
Hoàng thảo là chi lan đa dạng và phong phú với hơn 1500 loài, hầu hết
nằm ở vùng Đông Nam Á. Theo báo cáo mới nhất của giáo sư Leonid
Averyanov, Việt Nam có khoảng 110 giống lan Hoàng thảo [34]. Lan
Hoàng thảo là giống biểu sinh, sống trên thân cây, màu sắc và hình dạng
hoa rất phong phú và đa dạng. Vì vậy mà các nhà khoa học đã chia thành
40 nhóm nhỏ. Trong đó tiêu biểu nhất là các nhóm:
- Nhóm thứ nhất có đặc điểm là lá xanh quanh năm, hoa thường mọc ở
gần ngọn và có nhiều màu sắc sặc sỡ. Các loài thuộc nhóm này là:
Dendrobium bigibbum, Dendrobium superbiens, Dedrobium phalaenopsis…
- Nhóm thứ hai có đặc điểm là các giả hành buông thõng xuống, mang
nhiều lá xanh hai bên, thường rụng lá vào mùa đông và hoa thường ở gần đốt
trên thân cây như: Dendrobium anosmum (Giả hạc), Dendrobium primulinum
(Long tu), Dendrobium aphyllum (Hạc vĩ) …
- Nhóm thứ ba: hoa mọc ở đỉnh, buông thõng xuống và có mùi thơm.
Các loài thuộc nhóm này như: Dendrobium farmeri (Thủy tiên trắng),
Dendrobium amabile (Thủy tiên tím)…
- Nhóm thứ tư: chùm hoa mọc thẳng đứng, hoa thường màu xanh hay
vàng, cánh môi có màu nâu với những hoa văn độc đáo. Các loài thuộc nhóm
này như: Dendrobium atroviolaceum, Dendrobium spectabile…
- Nhóm thứ năm: giả hành mọc thẳng có một lớp lông bao phủ, thường là
màu đen. Các loài thuộc nhóm này là: Dendrobium draconis (Nhất điểm
hồng)…
Dendrobium anosmum thuộc chi lan Hoàng thảo. Giống lan này có

đặc điểm là thân dài buông rũ xuống, hoa nở vào mùa xuân sau khi cây

5


đã rụng hết lá và hoa có hương thơm ngào ngạt. Hoa có hai màu sắc
chính là tím hồng và trắng.
• Vị trí phân loại của Dendrobium anosmum var. alba.
- Giới thực vật: Plantae.
- Ngành Mộc lan: Magnoliophyta.
- Lớp Một lá mầm: Monocotyliophyta.
- Bộ lan: Orchidales.
- Họ lan: Orchidaceae.
- Chi Hoàng thảo: Dendrobium.
- Loài: Dendrobium anosmum var. alba (loài Giả hạc trắng, hay Hoàng thảo
trầm trắng) [12], [14].

Phi điệp tím
(Dendrobium anosmum)

Hoàng thảo trầm trắng
(Dendrobium anosmum var. alba)

Hình 1.2. Hoa lan Phi điệp tím và Hoàng thảo trầm trắng

1.2. Đặc điểm thực vật học của họ lan
Hoa lan là loài hoa đẹp, đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình dáng.
Tuy có nhiều giống loài khác nhau song hoa lan cũng có những đặc trưng
riêng về cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), cơ quan sinh sản (hoa, quả và
hạt) mà không loài hoa nào có được.

1.2.1. Cơ quan dinh dưỡng
Khác với các cây trồng trên cạn hay những cây thủy sinh các loài lan lại
có đời sống ký sinh, bì sinh nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào vỏ cây rừng nhiệt đới
hoặc hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ hoại mục [5].
6


- Thân: thân cây hoa lan có thể rất ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh
và mang lá hay không mang lá. Theo Pfitzer (1882),hoa lan được chia thành
hai nhóm cây chủ yếu: Nhóm cây đa thân và nhóm cây đơn thân [5]. Thân có
thể ở các dạng sau:
Củ giả: xuất hiện ở các loài lan sống phụ. Đây là những đoạn thân phình
lớn tạo thành củ. Củ giả là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi
cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao. Đa số củ giả đều có màu
xanh bóng nên cũng làm nhiệm vụ quang hợp.
Thân: ở các loài cây đơn thân thường thì thân rất dài và phát triển không
có giới hạn. Cơ thể duy trì ở tư thế thẳng đứng nhờ vào các rễ chống đỡ để
vươn cao. Ngoài ra, một số loài thuộc giống Dendrobium và Epidendrum vừa
có giả hành lại vừa có thân.
Thân rễ (căn hành): chỉ gặp ở loài lan đa thân. Thân rễ là bộ phận nằm
ngang, bò dài trên giá thể hoặc ẩn sâu trong lòng đất. Thân rễ là nơi cấu tạo
các cơ quan dinh dưỡng mới, trên thân rễ có nhiều mắt sống, mắt chết hoặc
mắt ngủ. Mắt là nơi hình thành nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó, thân rễ
là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo
phương pháp tách nhánh thông thường.
- Lá: là xưởng chế tạo các chất dinh dưỡng bằng quang hợp. Lá có thể
mọc đối xứng hoặc không đối xứng qua gân chính, lá mọc sát nhau ở gốc
hay xếp cách có bẹ úp lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành
vẩy hay phình lên, mọng nước. Lá có nhiều hình dạng rất khác nhau tùy
chủng loại lan. Lá có thể có màu xanh bóng đậm hay nhạt tùy vào vị trí

sống của cây.
- Rễ: ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài
lan đơn thân, rễ mọc thẳng ra từ thân và thường xen kẽ với lá.
Lan phát triển hệ rễ khí sinh. Những rễ này được bao bọc bởi một lớp
mô hút dày và ẩm làm nhiệm vụ lấy nước, muối khoáng trên vỏ cây gỗ
hoặc từ nước mưa, không khí. Đồng thời, hệ rễ này sẽ giúp cây bám chặt
7


vào giá thể để giữ cây khỏi bị gió cuốn đi, ngoài ra nó còn chống đỡ cho
cây mọc cao vươn ra chỗ có nắng giữa đám tán cây.
1.2.2. Cơ quan sinh sản
- Hoa: hoa lan là một loài hoa đặc biệt, đẹp và quý phái. Đa số các
loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm, phân bố ở đỉnh, thân
hay nách lá. Hoa có nhiều hình dạng với những cánh hoa không đều thật
rõ rệt và cấu tạo của hoa lan rất phức tạp. Hoa lan thuộc loại hoa mẫu 3
và có đối xứng qua một mặt phẳng. Hoa có 6 cánh hoa gồm 3 cánh đài, 2
cánh bên và 1 cánh môi. Cánh môi thường có màu sắc và hình dạng đặc
biệt khác hẳn 2 cánh kia. Cánh môi có chức năng đặc biệt trong sự hấp
dẫn và thụ phấn nhờ côn trùng. Cánh môi cũng là vị trí để quyết định giá
trị thẩm mỹ của hoa lan. Ở giữa hoa có một trụ đơn đó là bộ phận sinh
dục của cây. Trụ gồm nhị và nhụy. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo,
cuống hoa phình to hình thành quả lan.
- Quả lan: thuộc loại quả nang, nở theo 3 - 6 đường nứt dọc, có dạng từ
quả cải nạc dài (Vanilla) đến dạng trụ ngắn phình ở giữa (ở đa số các loài
khác). Khi chín, quả mở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và
phía gốc. Ở một loài quả chỉ mở theo 1 - 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra,
và hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ quả bị mục nát.
- Hạt lan: hạt lan được hình thành trong quả thường tập trung thành
cụm hạt. Số lượng hạt trong một quả lan có thể từ 1500 - 3 triệu hạt [37].

Hạt lan có kích thước rất nhỏ bé (họ lan còn được gọi là họ Vi tử). Do đó
mà hạt lan có thể được lan đi xa nhờ gió. Tuy nhiên, hạt lan có đặc điểm
là không có nội nhũ nên không chứa các chất dinh dưỡng giúp cho hạt nảy
mầm bởi vậy hạt lan thường rất khó nảy mầm trong điều kiện tự nhiên.
Người ta chỉ ra rằng chỉ có tối đa 1 - 5% hạt nảy mầm được trong tự nhiên
[32]. Trong khi đó, ở điều kiện in-vitro tỷ lệ nảy mầm lên tới 80% [20].

8


1.3. Đặc điểm của chi lan Hoàng thảo (Dendrobium)
1.3.1. Đặc điểm hình thái
- Rễ: thuộc loại rễ chùm, có màu trắng và nhỏ hơn rễ của một số loài lan
khác. Rễ có khả năng tái sinh mạnh, khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt.
- Thân: Hoàng thảo thuộc loại cây đa thân, thân dài được tạo bởi các đốt.
Trên các đốt có bẹ lá bao bọc, mỗi đốt có một mầm ngủ, mầm ngủ này có khả
năng tái sinh tạo thành một cơ thể mới. Hoàng thảo trầm trắng (Dendrobium
anosmum var. alba) có thân dài tới 1,2 m buông thõng xuống.
- Lá: lan Hoàng thảo có lá nhỏ mọc đối xứng nhau trên thân, lá dày màu
xanh đậm, lá dài 8 - 12cm, rộng từ 4 - 7cm. Lá thường rụng khi cây kết thúc
thời kỳ tăng trưởng để bước vào giai đoạn ra hoa [2].
- Hoa: Hoàng thảo có hoa với màu sắc phong phú và có độ bền dài.
Cuống hoa mọc ở đỉnh sinh trưởng của cây. Một thân có thể có từ 1 đến 4
cành hoa. Tùy vào giống, độ tuổi của cây và điều kiện chăm sóc mà số lượng
hoa trên mỗi cành ít hay nhiều. Hoa có khả năng đậu quả rất cao.
Hoa của lan Hoàng thảo trầm trắng thường mọc ra ở các đốt đã rụng lá,
hoa nở vào mùa xuân và lâu tàn. Hoa có hai màu chủ yếu: tím hồng và màu
trắng. Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều những biến thể khác: hồng nhạt,
hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím… [2]. Hoa có hương thơm ngan ngát mùi
trầm. Đây là hương thơm đặc trưng của lan Hoàng thảo trầm trắng, rất hiếm

gặp ở các loài lan khác.
- Quả: thuộc loại quả nang, khi chín nở theo các đường nứt dọc, quả dài
phình ở giữa, trong chứa rất nhiều hạt.
- Hạt: hạt lan rất nhỏ, lúc còn non có màu trắng, khi chín có màu vàng.
Hạt rất khó nảy mầm trong điều kiện tự nhiên nhưng nảy mầm tốt trong điều
kiện nhân tạo (môi trường in-vitro).

9


1.3.2. Đặc điểm sinh thái
- Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của
cây thông qua con đường quang hợp và hoạt động trao đổi chất. Nếu nhiệt độ
quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào của cây bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc
tế bào. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình quang hợp bị ngừng trệ
do tế bào bị mất nước làm cho nguyên sinh chất bị đặc quánh lại.
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan như
lan Bạch câu (Dendrobium crumenatum) nếu giảm đột ngột 5 - 6 0C trong vài
giây đồng hồ thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt [1].
Do vậy, cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ nhất
định. Với các loài lan khác nhau thì khoảng nhiệt độ này cũng không giống
nhau. Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của lan mà chia làm 3 nhóm:
• Nhóm cây ưa nóng: Dendrobium…Những loài lan này thường có
nguồn gốc nhiệt đới. Chúng chịu được nhiêt độ ban ngày không dưới 21 0C và
nhiệt độ ban đêm không dưới 18,50C.
• Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan thích hợp với
nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C và ban đêm không dưới 13,50C như
Vanda…
• Nhóm cây ưa lạnh: bao gồm những loài chịu được nhiệt độ ban ngày
không quá 140C và ban đêm không quá 130C. Chúng thường xuất xứ ở vùng

hàn đới, ôn đới và ở các khu vực núi cao vùng nhiệt đới như: Lycaste,
Cymbidium…
Hoàng thảo thuộc loại cây ưa nóng. Phần lớn các cây này thích hợp với
nhiệt độ ban đêm từ 10 - 16 0C và ban ngày 21 - 32 0C. Hoàng thảo rất đa dạng
về chủng loại do vậy với các loài khác nhau sẽ có nhiệt độ tương thích khác
nhau. Hoàng thảo trầm thích hợp với nhiệt độ ban đêm là 15,60C và ban ngày là
350C [1].

10


- Độ ẩm: độ ẩm thích hợp cây sẽ phát triển nhanh hơn, hoa cũng tươi tốt
và lâu tàn. Thông thường ẩm độ tương đối tối thiểu 70% thích hợp cho sự
tăng trưởng của nhiều loài lan. Mỗi loài lan thì có ẩm độ thích hợp riêng. Tuy
nhiên, ẩm độ lý tưởng vẫn là ẩm độ của vùng mà loài lan đó được tìm thấy [1].
Dendrobium thuộc loại ưa nước trung bình, cần ẩm độ thường xuyên liên
tục song không chịu được úng ngập hoặc ẩm độ quá cao. Ẩm độ thích hợp
cho Dendrobium vào ban ngày từ 40 - 60% và ban đêm từ 60 - 90% thì cây sẽ
phát triển tốt hơn.
- Ánh sáng: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng
phát triển của lan thông qua con đường quang hợp. Nhờ ánh sáng mà cây tổng
hợp được các chất dinh dưỡng giúp cho cây tăng trưởng nhanh. Nếu thiếu ánh
sáng cây sẽ yếu mềm, chậm phát triển và có thể không ra hoa. Nhưng nếu quá
nhiều ánh nắng sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc cây con bị chết .
Với mỗi loại lan khác nhau thì nhu cầu ánh sáng khác nhau. Dựa vào nhu
cầu ánh sáng của từng loài mà chia lan làm 3 nhóm [1]:


Nhóm cây ưa sáng: đòi hỏi nhiều ánh sáng như Vanda, Renanthera…




Nhóm cây ưa sáng trung bình: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng

khoảng 50 - 80% như Cattleya, Dendrobium…


Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các

loài: Phalaenopsis, Paphiopedilum…
Ánh sáng còn ảnh hưởng tới sự ra hoa của một số loài lan. Hầu hết các
loài thuộc chi Cattleya, Dendrobium…nếu thiếu ánh sáng sẽ không ra hoa.
Lan Hoàng thảo cần khoảng 70 - 80% ánh sáng trực tiếp vào mùa hè.
Trong điều kiện râm mát cây thường yếu, mọng nước và dễ nhiễm bệnh. Nếu
cường độ ánh sáng quá mạnh cây dễ bị cháy lá, héo. Do vậy cần cung cấp đủ
ánh sáng cho cây để cây phát triển tốt.
- Giá thể: đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng
phát triển tốt. Giá thể trồng lan nói chung và lan Hoàng thảo nói riêng có thể
11


chọn là than hoa, xơ dừa, sỏi nhẹ…đây là những giá thể dễ kiếm. Tuy nhiên,
để cây phát triển tốt cần lựa chọn những loại giá thể hoặc phối hợp các loại
giá thể cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Giá thể được coi
là tốt khi mà nó có khả năng giữ ẩm tốt nhưng có độ thông thoáng nhất định
giúp cho cây không bị úng.
Đối với lan Hoàng thảo trầm có thể trồng trên nhiều loại vật liệu khác
nhau như: mảnh cây dương sỉ, cành cây, mảnh gỗ, xơ dừa, than hoa…
- Dinh dưỡng: các loài lan nói chung và lan Hoàng thảo nói riêng thì yêu
cầu một lượng dinh dưỡng nhất định để sinh trưởng phát triển. Tuy không đòi

hỏi một lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: các nguyên
tố khoáng đa lượng, vi lượng và vitamin. Nếu đủ dinh dưỡng cây sẽ mau lớn,
ra hoa nhiều, hoa to hơn. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu đối với
các thành phần dinh dưỡng có khác nhau.
Tùy theo từng loại Dendrobium mà nhu cầu phân bón là khác nhau. Đối
với loại thân đứng thì yêu cầu về dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rất nhiều
phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau. Còn ở loại thân
thòng thì ăn phân yếu hơn nên phải sử dụng ở nồng độ thật loãng. Lan Hoàng
thảo cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông. Ta nên dùng phân
NPK 20 - 20 - 20 hoặc NPK 15 - 15 -15 để bón phân quanh năm và NPK 6 30 - 30 để kích thích cho ra hoa. Lượng phân bón quá nhiều là không cần thiết
vì ở hàm lượng cao cây dễ bị cháy lá và cháy rễ cây [1].
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa lan trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế vào những
năm 50 của thế kỷ 20, kim ngạch mậu dịch hoa và cây cảnh trên thế giới chưa
đạt 3 tỷ USD, nhưng đến năm 1985 đã lên tới 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh
đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng
10% mỗi năm [10]. Trong đó, Hà Lan là nơi xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới
12


chiếm 64,8% thị trường. Đức và Mỹ là hai quốc gia chiếm trên 50% thị trường
nhập khẩu hoa với các loại hoa phổ biến là cẩm chướng, đồng tiền, hồng, lan,
lily, lay ơn [16].
Hoa lan là loài hoa đẹp, quý phái và có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu hoa lan
ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đạt 1,8 tỷ
USD [6].
Tại Hà Lan, đất nước xứ sở của các loài hoa, với hoa lan họ tập trung
vào nghiên cứu nhân giống mới và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất

giống như Hồ Điệp và lan Hoàng hậu (Cattleya) [15].
Ở Nhật Bản cũng giống như Hà Lan nhưng công nghệ nuôi trồng lan Hồ
Điệp ở nước này đạt mức cao hơn, đặc biệt là công nghệ nhân giống bằng
nuôi cấy mô tế bào, do đó giá thành cây giống thấp hơn. Doanh thu năm 2000
của hoa lan cắt cành là 30 triệu yên Nhật.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước đứng đầu trên thế giới về xuất
khẩu hoa lan. Họ đã xây dựng những quy trình nhân giống sản xuất, nghiên
cứu và làm chủ công nghệ sản xuất, điều khiển ra hoa đồng loạt…Hàng năm,
Thái Lan đã xuất khẩu được 31,6 triệu cây con, trong đó Dendrobium chiếm
80%, Mokara 10% và Oncidium 5% với tổng giá trị 60 - 70 triệu USD. Tại
Malaysia, công nghiệp lan cắt cành tăng khoảng 7 triệu USD vào năm 1998
nhưng chỉ sau 4 năm đã đạt tới 20 triệu USD. Đài Loan có giá trị xuất khẩu lan
Hồ Điệp đạt sản lượng cao trên thế giới, doanh thu hàng năm từ hoa lan ở nước
này hơn 9,3 Đài tệ.
Như vậy, trên thế giới công nghiệp hoa là ngành đem lại lợi nhuận kinh tế
cho nhiều quốc gia và là ngành đã và đang có xu hướng phát triển mạnh trong
tương lai.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nghề trồng hoa ở Việt Nam phát triển khá
mạnh: Trước đây, cả nước có hai vùng hoa xuất khẩu chủ yếu là Đà Lạt
13


xuất khẩu được khoảng 7 - 10 triệu USD sang Singapore, Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản và vùng quanh Hà Nội xuất khẩu khoảng 3 - 4 triệu USD
sang Trung Quốc, Đài Loan…[15].
Cho đến năm 2009 xuất khẩu hoa đạt 14,2 triệu USD. Trong đó,
Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu hoa lớn nhất Việt Nam với kim
ngạch đạt 6,2 triệu USD tăng 50,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các
doanh nghiệp trồng hoa nước ta cũng đã đạt được những doanh thu cao

trong xuất khẩu: riêng lượng hoa xuất khẩu của Hasfarm ở Đà Lạt đã
đem lại doanh thu trên 4 triệu USD/năm.
Trồng hoa là ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cho nhiều quốc gia sản
xuất hoa cũng như ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của viện Di truyền Nông
Nghiệp, tại một số vùng, hoa là cây trồng cho thu nhập cao. Một số vùng ở Hà
Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời điểm, trên cùng diện tích thì
trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp
trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu đồng/ha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân
cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm từ sản xuất hoa [15]. Hiện nay, cả
nước đã có trên 5700 ha hoa. Với diện tích lớn như vậy đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm không chỉ là mở rộng diện tích trồng hoa mà
vấn đề chủ yếu cần quan tâm là chất lượng và hiệu quả bền vững. Việt Nam
có nguồn gen hoa phong phú đặc biệt là các loại lan bản địa có giá trị kinh tế
cao, thị trường hoa nội địa cũng như xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nhà
nước khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở
những nơi có điều kiện phù hợp do vậy Việt Nam rất có tiềm năng để phát
triển ngành sản xuất hoa. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất hoa ở Việt
Nam còn nhỏ lẻ, tự phát, lại thiếu thông tin về thị trường, giống, kỹ thuật và
các trang thiết bị. Do vậy sản phẩm hoa trong nước tuy đa dạng nhưng không
đạt về tiêu chuẩn chất lượng cũng như số lượng vì vậy tính cạnh tranh kém.
Ngay cả những giống hoa bản địa rất được yêu thích có giá trị kinh tế cao
14


nhưng chúng ta vẫn không cạnh tranh được với nguồn nhập nội do không có
quy trình nuôi trồng, sản xuất phù hợp, nguồn giống còn phụ thuộc vào tự
nhiên, không đồng đều về chất lượng. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến
lan Việt Nam tuy có giá trị cao nhưng lại không có quy trình nhân giống nên
lượng cung không đủ cầu và nước ta vẫn phải nhập hoa lan từ Thái Lan.

Dựa trên những điều tra, đánh giá về những điều kiện thuận lợi và khó
khăn trên, nhà nước ta đã đề ra các phương hướng sản xuất hoa trong thời
gian tới đó là: nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở
Việt Nam để khai thác hợp lý, tận dụng tiềm năng sẵn có của nguồn gen trong
nước, tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất, bảo quản, chế biến hoa, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, chế
biến, bảo quản hoa như nhà lưới, kho lạnh, nhà bảo quản, bến bãi [11].
3. Các phương pháp nhân giống hoa lan
Hoa lan được biết đến từ lâu. Có rất nhiều phương pháp nhân giống hoa
lan: phương pháp nhân giống vô tính, nhân giống hữu tính và phương pháp
nhân giống in-vitro.
3.1. Nhân giống vô tính
Đây là phương pháp nhân giống mà giữ lại được những đặc tính mong
muốn của cây mẹ, là phương pháp mà các cơ sở sản xuất dễ áp dụng. Tuy nhiên,
phương pháp này có nhược điểm là hệ số nhân không cao, trong quá trình thực
hiện các thao tác như tách bụi, chiết cành cây dễ bị tổn thương, suy yếu, nhiễm
bệnh và chết.
Nhân giống vô tính gồm các phương pháp:
- Tách bụi: phương pháp này thường áp dụng đối với các loài lan đa
thân như Cattleya, Dendrobium, Cymbidium…Ở mỗi gốc của giả hành thường
có ít nhất một mắt ngủ nên có thể tách mỗi giả hành thành một đơn vị để
trồng.

15


- Cắt khúc: thường áp dụng đối với các loài lan đơn thân như
Phalaenopsis. Những loài này ít khi mọc cây con ở gốc nhưng lại mọc cây
con ở trên đốt của cành hoa hoặc loài Dendrobium, Vanda, Aerides,
Ascocenda…chúng ta thường cắt thân thành từng khúc rồi để nơi râm mát

hoặc đem cắm trong nước có pha phân bón sau vài tháng cây con phát triển ra
rễ và đem trồng.
- Tách cây con: Những loài như Phalaenopsis hay Dendrobium thường
mọc cây non sau khi hoa đã tàn. Khi đó chúng ta vẫn tưới bón cho cây mẹ
như thường. Khi cây non ra rễ dài khoảng 4 – 5cm sẽ dùng dao kéo đã khử
trùng tách cây ra và đem trồng với những vật liệu cỡ nhỏ [5].
3.2. Nhân giống hữu tính (gieo hạt)
Trong thiên nhiên sự thụ phấn của hoa lan do côn trùng và chim chóc
thực hiện. Có hai phương pháp thụ phấn: sự tự thụ phấn và sự thụ phấn chéo.
Nếu sự thụ phấn có kết quả, khi đó bầu noãn sẽ từ từ trương to và tạo thành
quả. Mỗi quả có thể chứa 1500 đến 3 triệu hạt lan [37]. Hạt lan rất nhỏ, nhẹ
do đó có thể lan đi xa nhờ gió. Tuy nhiên, cấu tạo hạt lan rất đặc biệt đó là
không có nội nhũ tức là không có dưỡng chất để cung cấp cho hạt lan nảy
mầm. Vì vậy, trong tự nhiên chúng rất khó nảy mầm (tối đa 1 - 5% hạt nảy
mầm được trong tự nhiên) [32]. Theo Bernal (1909) hạt lan có thể nảy mầm
khi có sự cộng sinh với một số loài nấm cộng sinh (nấm mycorrhizal) và
những điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm của hạt lan
là rất thấp, thêm vào đó cây con nảy mầm thường rất yếu và còn phải đối mặt
với những loài sâu bọ ăn cây. Vì vậy số lượng lan nảy mầm và phát triển cho
tới khi trưởng thành là không nhiều.
3.3. Nhân giống in-vitro
Trong phòng thí nghiệm, với việc thay thế nấm cộng sinh bằng
đường và các chất dinh dưỡng khác, người ta đã thực hiện được việc gieo
hạt lan cho tỷ lệ nảy mầm cao. Bên cạnh đó, kỹ thuật nhân giống phát triển
người ta còn tiến hành nuôi cấy mô lan để tái sinh cây hoàn chỉnh.
16


Các cây con được tạo ra với số lượng lớn, đồng đều có chất lượng tốt
đã góp phần đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn bảo vệ nguồn tài

nguyên. Do đó số lượng loài lan được nhân giống in-vitro không ngừng
tăng lên.
3.3.1. Lược sử nuôi cấy mô hoa lan
Hoa lan là loài hoa có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn vì vậy,
nhu cầu về giống hoa đòi hỏi một con số rất lớn. Do đó, nhân giống hoa lan
bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã được sử dụng để sản xuất hàng loạt các
cây giống đồng đều về độ tuổi và chất lượng. Hoa lan là một trong những loài
hoa được nhân giống nhiều nhất.
Năm 1922, Knudson đã thành công trong việc gieo hạt lan trên môi
trường nhân tạo trong đó thay thế tinh bột bằng các đường đơn và bổ sung
muối khoáng cần thiết. Năm 1946, ông đã cho hạt lan nảy mầm thành công
trên môi trường cơ bản KC (Knudson C) với thành phần gồm agar, một lượng
muối khoáng và đường nhất định. Sau đó đã có nhiều nhà khoa học đã tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện môi trường nuôi cấy này.
Năm 1955, Morel đã nuôi cấy đỉnh chồi của giống Cymbidium bị nhiễm
virus với mục đích nhằm tạo cây sạch bệnh, nhưng lại phát hiện ra mẫu tăng
sinh nhanh trong môi trường dinh dưỡng cơ bản có chứa đường [22].
Năm 1956, White và Gautheret đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô
vào hoa lan. Đến năm 1960, Morel cũng khẳng định lan có thể nhân giống vô
tính bằng nuôi cấy mô [27]. Tiếp đến, năm 1963 Wimber cũng là người đặt
nền móng cho nhân giống in-vitro.
Đến nay, các môi trường nuôi cấy lan thường được sử dụng là Knudson
C (1946) và Vavin & Went (1949). Môi trường giàu khoáng như Murashige
& Skoog (1962) cũng được sử dụng và đem lại hiệu quả nhân giống cho nhiều
giống lan. Hiện nay, đã có khoảng trên 500 loài lan đã được nhân giống invitro với nhiều phương pháp: nảy mầm từ hạt, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nuôi
cấy lát cắt lá, thân...

17



3.3.2. Cơ sở khoa học
• Dựa vào tính toàn năng của tế bào
Gottlied Haberlandt lần đầu tiên đưa ra giả thuyết về tính toàn năng
của tế bào trong cuốn sách "Thực nghiệm về nuôi cấy mô tế bào tách rời".
Theo ông, tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật đa bào nào cũng đều có khả
năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Đó
chính là tính toàn năng của tế bào [13].
Tính toàn năng của tế bào chính là cơ sở lý luận của phương pháp nuôi
cấy mô tế bào thực vật. Cho đến nay, người ta đã hoàn toàn chứng minh được
khả năng tái sinh một cơ thể hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ [8].
• Dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào
Cơ thể thực vật trưởng thành gồm nhiều cơ quan có chức năng khác
nhau được hình thành từ nhiều loại tế bào. Tuy nhiên, tất cả các tế bào đó đều
bắt nguồn từ một tế bào ban đầu (tế bào hợp tử). Ở giai đoạn đầu, tế bào hợp
tử phân chia thành nhiều tế bào phôi sinh chưa mang chức năng riêng biệt
(chuyên hóa). Sau đó, các tế bào phôi sinh này tiếp tục được biến đổi thành
các tế bào chuyên hóa đặc hiệu cho các mô, cơ quan khác nhau.
Tuy nhiên, khi tế bào đã phân hóa thành các tế bào có chức năng chuyên
biệt, chúng không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình. Trong trường
hợp cần thiết, ở điều kiện thích hợp, chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh
và phân chia mạnh mẽ. Quá trình đó gọi là quá trình phản phân hóa tế bào,
ngược với quá trình phân hóa tế bào.
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, mẫu vật ban đầu phải trải qua giai
đoạn phản phân hóa để trở lại trạng thái phân sinh và tạo ra những mô, tế bào
không phân hóa, sau đó các tế bào và mô này sẽ tạo thành cây hay cơ quan
hoàn chỉnh thông qua quá trình tái phân hóa.
Như vậy, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình điều khiển sự
phát sinh hình thái của tế bào thực vật (khi nuôi cấy tách rời trong điều kiện
nhân tạo vô trùng) một cách có định hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân
hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật [8].

18


3.3.3. Các phương pháp nhân giống vô tính in-vitro
Quá trình thực hiện nhân giống in-vitro tạo ra các dòng vô tính. Theo
Shull (1912), dòng vô tính là một nhóm cá thể có kiểu gen tương tự nhau,
chúng được nhân bằng sinh sản vô tính, các dòng vô tính này sẽ được tạo ra
theo các phương thức sau:
- Tái sinh cây trực tiếp từ đỉnh sinh trưởng, phôi, ngọn chồi, chồi nách.
- Tái sinh cây gián tiếp thông qua giai đoạn hình thành mô seọ.
a) Tái sinh cây trực tiếp:
Từ mẫu nuôi cấy là quá trình mẫu sống (cơ quan, mô…) được nuôi
trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp, trong điều kiện vô trùng để
trực tiếp tạo chồi và cây hoàn chỉnh không qua giai đoạn mô sẹo. Theo
phương thức này, các mẫu được chọn cho nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng, phôi,
chồi đỉnh, chồi nách. Cây con được tạo ra bằng cách nuôi cấy đỉnh sinh
trưởng thông qua tái sinh trực tiếp là sạch virus, đồng nhất về mặt di truyền và
duy trì được tính trạng của cây mẹ.
b) Tái sinh gián tiếp:
Trong trường hợp này, mẫu nuôi cấy được đưa vào môi trường dinh
dưỡng nhân tạo phù hợp, trong điều kiện vô trùng, các tế bào sẽ thực hiện quá
trình giải biệt hóa để hình thành mô sẹo chứa các tế bào phôi hóa và từ mô
sẹo sẽ tái sinh thành chồi và cây con khi cấy chuyển chúng sang môi trường
dinh dưỡng có bổ xung chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ phù hợp. Mẫu
nuôi cấy ở đây là tất cả những phần sống của cây (đỉnh sinh trưởng, lá thân,
hoa…) đều có thể sử dụng được.
Trong nuôi cấy để tạo mô sẹo hoặc phôi, số lượng chồi tái sinh thu
được sẽ lớn gấp nhiều lần so với phương pháp tạo cơ quan trực tiếp, nhưng
thường kéo theo những biến dị soma. Do đó cần phải kiểm tra kỹ trước khi
đem nhân giống [15].


19


3.3.4. Quy trình nhân giống in-vitro
Nhân giống in-vitro là lĩnh vực sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
thực vật để nhân giống cây trồng trong ống nghiệm. Với phương pháp này,
hoàn toàn có thể tạo một quần thể cây trồng đồng đều, giữ nguyên đặc tính
của cây mẹ, có hệ số nhân giống và hiệu quả kinh tế cao, không tốn diện tích
nhân giống. Hiện nay có nhiều quy trình nhân giống in-vitro của nhiều loài
thực vật. Nhìn chung quy trình nhân giống in-vitro gồm các giai đoạn chung
[7], [12].
- Giai đoạn 1: Chọn mẫu
Lựa chọn đối tượng (có thể là thân, lá, củ) thích hợp để làm mẫu. Kết
quả của quy trình phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của mẫu. Quan trọng nhất
là đỉnh sinh trưởng, chồi nách, sau đó là hoa, đoạn thân, mảnh lá, rễ…. Mô
chọn để nuôi cấy thường là những mô có khả năng tái sinh cao, sạch bệnh, giữ
được các đặc tính sinh học quý của cây mẹ và ổn định. Cây được chọn để lấy
mẫu thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế cao. Tùy vào mục đích
nuôi cấy và đặc tính của loài mà chọn mẫu phù hợp. Nhưng chọn mẫu phải
chú ý đến tuổi mẫu, thời gian lấy mẫu, mùa vụ.
- Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy vô trùng
Mẫu phải được khử trùng trước khi cấy vào môi trường. Việc khử trùng
mẫu trong điều kiện vô trùng sẽ làm giảm khả năng nhiễm bệnh của mẫu nuôi
cấy. Tùy theo sự tiếp xúc của mẫu với môi trường mà lựa chọn hóa chất, chế
độ khử trùng cho phù hợp. Sau khi khử trùng, mẫu vô trùng được cấy vào môi
trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc trong bình nuôi.
- Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
Thành phần và điều kiện nuôi cấy phải được tối ưu hóa nhằm đạt được
mục đích nhân nhanh. Quy trình cấy chuyển để nhân nhanh chồi khoảng 1-2

tháng tùy loài cây. Nhìn chung giai đoạn 3 thường được thực hiện trong 10-36
tháng và không nên kéo dài quá lâu. Trong quá trình nhân nhanh người ta bổ
20


sung thêm các chất KTST thuộc nhóm auxin như: IBA, NAA, 2,4-D..., nhóm
cytokinin như: BAP, kinetin... và các loại vitamin khác nhau: B1, B2, B3, B5,
B6....
- Giai đoạn 4: Hình thành rễ
Khi đạt đến một kích thước nhất định thì các chồi tái sinh được chuyển
sang môi trường tạo rễ. Trong giai đoạn này, người ta thường bổ xung vào
môi trường nuôi cấy auxin có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Giai đoạn
này thường diễn ra 2-8 tuần.
- Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất trồng
Đây là bước cuối cùng của quy trình nuôi cấy in-vitro. Giai đoạn này
cây được chuyển từ điều kiện vô trùng của phòng thí nghiệm ra ngoài tự
nhiên. Nhìn chung các cây chuyển ra vườn ươm phải là cây hoàn chỉnh (có đủ
thân, rễ, lá) sinh trưởng tốt. Do vậy cây con vẫn còn hết sức non nớt, trạng
thái sinh lý, sinh thái vốn thích hợp với điều kiện phòng thí nghiệm nên khi
đưa ra ngoài tự nhiên rất dễ bị mất nước nhanh, nhiễm khuẩn và nấm bệnh, có
thể bị cháy lá do nắng. Vì vậy, việc huấn luyện theo hướng làm quen dần với
các điều kiện tự nhiên là rất quan trọng giúp đảm bảo tỷ lệ sống cao và sinh
trưởng tốt của cây giống. Điều này đòi hỏi việc thiết kế vườn ươm đảm bảo
các thông số kỹ thuật về ánh sáng, nhiệt độ, lưu lượng gió, độ ẩm… cũng như
khả năng kiểm soát các yếu tố này trước những điều kiện bất lợi của thời tiết.
Giá thể trồng cây có thể là đất, mùn cưa và bọt biển…

21



Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

cây đã tạo rễ, đủ chiều cao, số lá thì
tiến hành chuyển cây ra vỉ, lu
Hình 2.1. Hoa lan Hoàng thảo trầm trắng và cây lan Hoàng thảo trầm trắng con trong
phòng thí nghiệm trường Đại học Khoa học

Đối tượng nghiên cứu
Cây hoa lan Hoàng thảo trầm trắng

Vật liệu nghiên cứu
Cây con in-vitro có chiều cao từ 5-7

(Dendrobium anosmum var. alba) có hoa

cm, có khoảng 4-5 lá, rễ dài 3-5 cm,

màu trắng, cây khỏe mạnh, sạch bệnh

do phòng thí nghiệm Sinh học -

sau khi nở hoa, thụ phấn và đậu quả.

Khoa Khoa học Sự sống - Trường
Đại học Khoa học cung cấp.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Phòng thí nghiệm Sinh học - Khoa Khoa học Sự sống Trường Đại học Khoa học.

- Thời gian: từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Đưa cây con ra vườn ươm
Khi ống ươm có cơ chất dễ thoát nước, tơi xốp, giữ độ ẩm, trong
những ngày đầu tiên cần phủ nilon để giảm sự thoát hơi nước ở lá. Để tránh
22


cây con bị mất nước và mau héo dẫn đến chết, vườn ươm phải mát, cường độ
chiếu sáng thấp, độ ẩm cao.
* Bố trí thí nghiệm: Nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện qua việc
bố trí thí nghiệm dưới đây:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới cây lan Hoàng thảo
trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm
Cây con sau nuôi cấy đạt đủ chiều cao, số lá, số rễ được đặt ra điều kiện
ngoài phòng nuôi cấy 1 tuần, sau đó lấy cây ra khỏi bình, rửa sạch rễ rồi đưa
cây vào các giá thể thí nghiệm. Thí nghiệm được theo dõi sau 30 ngày. Các
giá thể thí nghiệm được bố trí lần lượt là:
- Cát

- Xơ dừa

- Than củi

- Trấu

- Mùn cưa
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cây đến sự sinh trưởng
của cây lan Hoàng thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm
Cây con in-vitro đạt đủ chiều cao, số lá, số rễ được bố trí, đưa ra ngoài

vườn trong 1 khóm được bố trí như sau:
- 1 cây/ khóm

- 3 cây/ khóm

- 2 cây/ khóm

- 4 cây/ khóm

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới đến cây lan Hoàng
thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm
 Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch nước tưới đến cây lan Hoàng thảo
trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm
Bố trí thí nghiệm tưới với dung dịch nước sạch và dung dịch MS trên
nền giá thể sơ dừa, với mật độ 1 cây/ khóm, sau đó theo dõi trong 30 ngày.
Chúng tôi sử dụng 4 loại dung dịch nước tưới là:
1. Nước máy

3. Nước máy + MS (tỷ lệ 1:1)

2. Nước máy + MS (tỷ lệ 2:1)

4. MS

 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sự phát triển của cây lan
Hoàng thảo trầm trắng in-vitro trong giai đoạn vườn ươm
23



×