Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề cương ôn thi môn hệ điều hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.51 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
Môn: hệ điều hành
1) nhân của hệ điều hành (Kernel) là gì? Trình bày các nguyên tắc xây dựng
HĐH
Trả lời:
Khái niệm HĐH: : Là phần mềm quản lý phần cứng, Là nền tảng cho các chương
trình ứng dụng hoạt động, Làm cầu nối giữa người sử dụng máy vi tính với máy vi
tính
Nhân của HĐH là:
_ Là phân cốt lõi thực hiện các chức năng cơ bản nhất của HĐH.
_ HĐH gồm nhiều thành phần: quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ, thành phần
không quan trọng như mạng…. HĐH chỉ tải phần quan trọng vào bộ nhớ gọi là
nhân
Đặc điểm của nhân:
_ Nhân to chứa nhiều thành phần hơn, không mất thời gian tải khi cần tới nhưng lại
chiếm nhiều bộ nhớ hơn nên ít có chỗ cho các chương trình ứng dụng.
_ Nhân được chạy trong chế độ đặc quyền hay là chế độ của nhân, các chương
trình bình thường chạy trong chế độ người dùng.
_ Tiến trình chạy trong nhân được toàn quyên truy cập tài nguyên. Trong khi
chương trình ứng dụng chỉ truy nhập tài nguyên thông qua HĐH
_ Một chương trình ứng dụng muốn sử dụng tài nguyên phải thông qua chế độ
nhân để kiểm tra tính an toàn và đúng đắn.
Các nguyên tắc xây dựng HĐH:
_ Có khả năng mở rộng (extensibility): có thể nâng cấp dễ dàng nhờ vào kiến trúc
phân lớp, thiết kế đơn thể.
_ Dễ mang chuyển (portability): có thể thi hành trên nhiều cấu trúc phần cứng (bao
gồm nhiều họ CPU khác nhau)
_ Có độ tin cậy cao (reliability): có khả năng phục hồi lỗi, đảm bảo an toàn và bảo
mật.
_ Có tính tương thích mạnh (compatability): có thể thi hành nhiều ứng dụng.
_ Hiệu quả thực hiện tốt (perfomance): bảo đảm thực hiện hiệu quả với các cơ chế


quản lý nội bộ, IPC, hỗ trợ mạng …
2) tiến trình là gì? Tiểu tiến trình là gì? So sánh các đặc điểm giống và khác
nhau giữa tiến trình với tiểu tiến trình, giữa tiến trình với chương trinh
Trả lời:
a) Tiến trình là: là một chương trình đang xử lý, sở hữu một con trỏ
lệnh, tập các thanh ghi và các biến. Để hoàn thành tác vụ của mình,
một tiến trình có thể cần đến một số tài nguyên như CPU, bộ nhớ
chính, các tập tin và thiết bị nhập/xuất


b) Tiểu tiến trình là một cơ chế cho phép có nhiều dòng xử lý trong cùng 1
tiến trình
c) Một chương trình là 1 thực thể thụ động, chứa các chỉ thị điều khiển mày
tính để tiến hành 1 tác vụ nào đó; khi cho thực hiện các chỉ thị này, chương
trình chuyển thành tiến trình, là 1 thực thể hoạt động, với con trỏ lệnh xác
đinh chỉ thị kế tiếp sẽ thi hành, kèm theo tập các tài nguyên phục vụ cho
hoạt động của tiến trình
Các phần mềm trong hệ thống được tổ chức: thành một số những tiến
trình (process).
Mô hình song song giả lập: Là cách chuyển đổi bộ xử lý qua lại giữa các
tiến trình để duy trì hoạt động của nhiều chương trình cùng lúc, điều này tạo
cảm giác có nhiều họat động được thực hiện đồng thời.
Sự khác nhau giữa tiến trình và chương trình: Tiến trình là thực thể hoạt
động <> Chương trình là thực thể thụ động. Chương trình ko phải là tiến
trình. Thông thường 1 chương trình sinh ra nhiều tiến trình khi nó thực thi
b) Một tiểu tiến trình là: Một đơn vị xử lý cơ bản trong hệ thống. Một tiểu
trình xử lý tuần tự đoạn mã của nó, sở hữu một con trỏ lệnh, tập các thanh
ghi và một vùng nhớ riêng.
Đặc điểm của tiểu tiến trình:
Một tiểu tiến trình cũng có thể tạo lập các tiến trình con.

Một tiến trình có thể sở hữu nhiều tiểu tiến trình
Ví dụ: các tiểu trình trong một tiến trình
Sự khác nhau giữa tiến trình và tiểu trình:
Tiến trình
Các tiến trình tạo thành các thực thể
độc lập. mỗi tiến trình có tài nguyên
và môi trường riêng
Các tiến trình là hoàn toàn độc lập
với nhau, chúng liên lạc với nhau
thông qua cơ chế mà HĐH cung cấp

Tiểu tiến trình
Các tiểu trình trong một tiến trình lại
chia sẻ không gian địa chỉ chung
Một tiểu trình có thể truy xuất đến
Stack của tiểu trình khác trong cùng
tiến trình

3) để sử dụng CPU một cách hiệu quả, HĐH cần phải giải quyết những
vấn đề gì?
Trả lời:
Để sử dụng hiệu quả CPU, sự đa chương cần được đưa vào hệ thống
Sự đa chương là: Sự chuyển đổi nhanh chóng giữa các tiến trình. Sự đa
chương được tổ chức bằng cách lưu trữ nhiều tiến trình trong bộ nhớ tại một
thời điểm, và điều phối CPU qua lại giữa nhiều tiến trình trong hệ thống


Bộ điều phối: Bộ phận thực hiện chức năng đa chương của HĐH. Hệ điều
hành chịu trách nhiệm sử dụng một thuật toán điều phối để quyết định thời
điểm cần dừng hoạt động của tiến trình đang xử lý để phục vụ một tiến trình

khác, và lựa chọn tiến trình tiếp theo sẽ được phục vụ.

Ví dụ về sự đa chương:

4) trong quá trình tổ chức điều phối, HĐH sử dụng các loại danh sách
nào?
Trả lời:
Hệ điều hành sử dụng hai loại danh sách để thực hiện điều phối các tiến trình là ds
sẵn sàng (ready list) và ds chờ đợi (waiting list)
_Danh sách sẵn sàng (readly list - RL): Gồm các tiến trình đang thường
trú trong bộ nhớ chính và ở trạng thái sẵn sang tiếp nhận CPU để xử lý.
_Danh sách chờ đợi (Waiting list): Gồm các tiến trình đang xử lý mà cần
đợi một thao tác nhập/xuất hoàn tất, yêu cầu tài nguyên chưa được thỏa mãn,
yêu cầu tạm dừng…
_Danh sách tác vụ (Joblist): Gồm các tiến trình bắt đầu đi vào hệ thống


Khi một tiến trình bắt đầu đi vào hệ thống, nó được chèn vào ds tác vụ (job list).
Ds này bao gồm tất cả các tiến trình của hệ thống. nhưng chỉ những tiến trình đang
thường trú trong bộ nhớ chính và ở trạng thái sẵn sàng tiếp nhận CPU để hoạt động mới
được đưa vào ds sẵn sàng
Bộ điều phối sẽ chọn một tiến trình trong ds sẵn sàng và cấp CPU cho tiến trình đó.
Tiến trình được cấp CPU sẽ thực hiện xử lý, và có thể chuyển sang trạng thái chờ khi xảy
ra các sự kiện như đợi một thao tác nhập/xuất hoàn tất, yêu cầu tài nguyên chưa được
thỏa mãn, được yêu cầu tạm dừng…khi đó tiến trình sẽ được chuyền sang một ds chờ đợi
Hệ điều hành chỉ sử dụng một ds sẵn sàng cho toàn hệ thống, nhưng mỗi một tài
nguyên (thiết bị ngoại vi) có một ds chờ đợi riêng bao gồm các tiến trình đang chờ được
cấp phát tài nguyên đó
Quá trình xử lý của một tiến trình trải qua những chu kỳ chuyển đổi qua lại giứa ds
sẵn sàng và ds chờ đợi. đầu tiên, tiến trình mới được đặt trong ready list, nó sẽ đợi trong

ds này cho đến khi được chọn để cấp phát CPU và bắt đầu xử lý. Sau đó xảy ra một trong
các tình huống sau:
 Tiến trình phát sinh 1 yêu cầu 1 tài nguyên mà hệ thống chưa thể đáp ứng,
khi đó tiến trình sẽ được chuyển sang ds các tiến trình dang chờ tài nguyên
tương ứng
 Tiến trình có thể bị bắt buộc tạm dừng xử lý do 1 ngắt xảy ra, khi đó tiến
trình được dưa trở lại vào ds sẵn sàng để chờ được cấp CPU cho lượt tiếp
theo
Trong trường hợp đầu tiên, tiến trình cuối cùng sẽ chuyển trạng thái blocked sang
trạng thái ready và lại được đưa trỏ vào ds sẵn sàng. Tiến trình lặp lại chu kỳ này cho đến
khi hoàn tất tác vụ thì được hệ thống hủy bỏ khỏi ds điều phối
5) mục tiêu cần đạt được của việc điều phối giữa các tiến trình?
Bộ điều phối không cung cấp cơ chế, mà đưa ra các quyết định. Các hệ điều hành
xây dựng nhiều chiến lược khác nhau để thực hiện việc điều phối, nhưng cần đạt được
các mục tiêu sau:


Sự công bằng: các tiến trình chia sẻ CPU một cách công bằng, không có tiến trình
nào phải chờ đợi vô hạn để dược cấp phát CPU
Tính hiệu quả: hệ thống phải tận dụng được CPU 100% thời gian
Thời gian đáp ứng hợp lý: cực tiểu hóa thời gian hồi đáp cho các tương tác của
người sử dụng
Thời gian lưu lại trong hệ thống: cực tiểu hóa thời gian hoàn tất các tác vụ xử lý
theo lô (thực hiện lần lượt công việc theo những chỉ thị định trước)
Thông lượng tối đa: cực đại hóa số công việc được xử lý trong một đơn vị thời
gian
Tuy nhiên không thể thỏa mãn tất cả các mục tiêu kể trên vì bản thân chúng có sự
mâu thuẫn với nhau mà chỉ có thể dung hòa chúng ở mức độ nào đó
6) Trình bày các nguyên tắc của chiến lược diều phồi FIFO?
Trả lời:

_CPU được cấp phát cho tiến trình đầu tiên trong danh sách sẵn sàng có yêu
cầu là tiến trình được đưa vào hệ thống sớm nhất. Đây là thuật toán điều
phối theo nguyên tắc độc quyền.
_Sau khi CPU được cấp phát cho tiến trình, CPU chỉ được tiến trình tự
nguyện giải phóng khi kết thúc xử lý hay khi có một yêu cầu nhập/xuất.
Ví dụ:
Tiến trình
Thời điểm vào RL
Thời gian xử lý
P1
0
24
P2
2
3
P3
5
3
Trình tự xử lý theo FiFO được biểu diễn qua bảng sau:
Thời gian
0
2
5
24
27
30
P sử dụng CPU
P1
P2
P3

RL
P2
P2, P3
P3
Trạng thái P
P1 vào P2 vào P3 vào P1 KT P2KT P3KT
Trình tự :P1 P2 P3
7) trình bày các nguyên tắc của chiến lược diều phối RR?
Trả lời:
_Khi RL được đưa vào xử lý, bộ điều phối lần lượt cấp phát cho từng tiến
trình trong danh sách một khoảng thời gian sử dụng CPU như nhau gọi là
quantum.
_Khi tiến trình hiện tại hết sử dụng CPU đã hết thời gian quantum cho phép,
HĐH thu hồi CPU và cấp cho tiến trình kế tiếp trong danh sách. Tiến trình
hiện tại được đưa trở lại vào cuối RL để đợi cấp phát CPU trong lượt kế tiếp.
Nếu tiến trình kết thúc hay bị khóa trước khi hết thời gian quantum HĐH
cũng lập tức cấp phát CPU cho tiến trình kế tiếp. Đây là thuật toán điều phối
theo nguyên tắc không độc quyền.


Ví dụ:
Tiến trình
P1
P2
P3

Thời điểm vào RL
0
2
5


Chiến lược điều phối RR:
Thời gian
0
2
P sử dụng CPU P1(24)
RL
P2(3)
Trạng thái P
P1 vào P2 vào
14
P1(16)
P3 KT

18
P1(12)
-

4
P2(3)
P1(20)

22
P1(8)
-

Thời gian xử lý
24
3
3

5
7
11
P1(20) P3(3)
P1(20),P3(3) P3(3) P1(16)
P3 vào
P2KT
26
P1(4)
-

30
P1 KT

Thứ tự cấp phát: P1 P2 P1 P3 P1 P1 P1 P1
8) trình bày các nguyên tắc của chiến lược diều phối SJF độc quyền?
Trả lời:
- Đây là giải thuật điều phối với độ ưu tiên
- Mỗi khi chuẩn bị cấp phát CPU cho một tiến trình, bộ điều phối sẽ xác
định tiến trình có yêu cầu thời gian ngắn nhất trong RL và cấp phát
CPU cho tiến trình đó.
- Sau khi được cấp phát CPU tiến trình đó sẽ xử lý cho đến khi kết thúc.
Ví dụ:
Tiến trình
Thời điểm vào RL Thời gian xử lý
P1
0
24
P2
2

3
P3
5
3
Thời gian
P sử dụng CPU
RL
Trạng thái P

0
P1
P1 vào

Thứ tự cấp phát: P1 P2 P3

2
P2
P2 vào

5
P2, P3
P3 vào

24
P2
P3
P1 KT

27
P3

P2KT

30
P3KT


9) trình bày các nguyên tắc của chiến lược diều phối SJF không độc
quyền?
Trả lời:
- Mỗi khi có một tiến trình được đưa vào RL bộ điều phối sẽ dừng thực
hiện tiến trình hiện tại để xác định tiến trình nào yêu cầu CPU có thời
gian ngắn nhất và cấp phát CPU cho tiến trình đó.
- Ví dụ:
Tiến trình
Thời điểm vào RL Thời gian xử lý
P1
0
24
P2
2
3
P3
5
3
Thời gian
P sử dụng CPU
RL
Trạng thái P

0

P1(24)
P1 vào

2
P2(3)
P1(22)
P2 vào

5
P3(3)
P1(22)
P2 KT, P3 vào

8
P1(22)
P3 KT

30
P1 KT

Thứ tự cấp phát: P1 P2 P3 P1

10) tiến trình có đặc điểm gì?
Trả lời:
Điểu phối hoạt động của các tiến trình là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi hệ điều
hành khi giải quyết phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau để có thể đạt được mục tiêu để
ra. Một số đặc điểm của tiến trình cần được quan tâm như tiêu chuẩn điều phối:
Tính hướng xuất/nhập của tiến trình (I/O - boundedness): khi một tiến trình
nhận được CPU, chủ yếu nó chỉ sử dụng CPU đến khi phát sinh một yêu cầu nhập xuất?
hoạt động chủ yếu của các tiến trình như thế nào thường bao gồm nhiều lượt sử dụng

CPU, mỗi lượt trong một thời gian khá ngắn
Tính hướng xử lý của tiến trình (CPU - boundedness): khi một tiến trình
nhận được CPU, nó có khuynh hướng sử dụng CPU đến khi hết thời gian
dành cho nó. Hoạt động như thế của các tiến trình thường bao gồm một số ít
lượt sử dụng CPU, nhưng mỗi lượt trong một thời gian đủ dài


Tiến trình tương tác hay xử lý theo lô: người sử dụng theo kiểu tương tác thường
xuyên yêu cầu được hồi đáp tức thời đối với các yêu cầu của họ, trong khi các tiến trình
của tác vụ được xử lý theo lô nói chung có thể trì hoãn trong một thời gian chấp nhận
được
Độ ưu tiến của tiến trình: các tiến trình cụ thể được phân cấp theo một số tiêu
chuẩn đánh giá nào đó, một cách hợp lý, các tiến trình quan trọng hơn (có độ ưu
tiên cao hơn) cần được ưu tiên hơn
Thời gian sử dụng CPU của tiến trình: một số quan điểm ưu tiên chọn
những tiến trình đó sử dụng CPU nhiều thời gian nhất vì hy vọng chúng sẽ
cần ít thời gian nhất để hoàn tất và rời khỏi hệ thống. tuy nhiên cũng có quan
điểm cho rằng các tiến trình nhận được CPU trong ít thời gian là những tiến
trình phải chới lâu nhất, do vậy ưu tiên chọn chúng
Thời gian còn lại tiến trình cần để hoàn tất: có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi
trung bình của các tiến trình bằng cách cho các tiến trình cần ít thời gian nhất để hoàn tất
được thực hiện trước. tuy nhiên đáng tiếc là rất hiếm khi biết được tiến trình cần bao
nhiêu thời gian nữa để kết thúc xử lý
11) MMU là gì? Trình bày cơ chế MMU trong kỹ thuật phân đoạn? hãy
giải thích cơ chế MMU cho hệ thống phân đoạn sau?
Trả lời:
MMU (memory management unit): Là một cơ chế phần cứng được sử
dụng để thực hiện chuyển đổi địa chỉ ảo thành địa chỉ vật lý vào thời điểm
xử lý.
Chương trình của người sử dụng chỉ thao tác trên các địa chỉ ảo, không bao giờ

nhìn thấy các địa chỉ vật lý. Địa chỉ vật lý thật sự ứng với vị trí của dữ liệu trong bộ nhơ
chỉ được xác định khi thực hiện truy xuất đến dữ liệu
Phân đoạn :
Chương trình của người sử dụng chỉ thao tác trên các địa chỉ ảo, không bao giờ
nhìn thấy các địa chỉ vật lý. Địa chỉ vật lý thật sự ứng với vị trí của dữ liệu trong bộ nhơ
chỉ được xác định khi thực hiện truy xuất đến dữ liệu
Không gian địa chỉ là: Một tập các phân đoạn
Các phân đoạn:Là những bộ nhớ có kích thước khác nhau và có liên hệ
logic với nhau.
Mỗi phân doạn gồm: Số hiệu phân đoạn và độ dài (offset)
Các bước chuyển đổi địa chỉ:
•Bước 1: Tách số đoạn là n bít bên trái của địa chỉ logic
•Bước 2: Sử dụng số đoạn là chỉ số vào bảng đoạn tiến trình để tìm vị trí bắt
đầu địa chỉ vật lý của đoạn.


•Bước 3: So sánh offset, được biểu diễn bởi m bít bên phải, với chiều dài
đoạn. Nếu nó lớn hơn chiều dài thì địa chỉ sai.
•Bước 4: Địa chỉ vật lý mong muốn là tổng của địa chỉ vật lý bắt đầu đoạn
và địa chỉ lệch
Hãy giải thích cơ chế MMU cho hệ thống phân đoạn sau:

12) trình bày cơ chế MMU trong kỹ thuật phân trang? Giả sử đã có tiến
trình A và B trong bộ nhớ chính. Hãy giải thích cơ chế MMU cho hệ
thống phân trang sau:
_ tiến trình C (gồm 3 trang C1, C2, C3) được đưa vào bộ nhớ chính
_ sau đó tiến trình B được giải phóng khỏi bộ nhớ chính
_ tiến trình D (gồm 5 trang D1,D2,D3, D4, D5) lại tiếp tục được đưa vào
bộ nhớ chính
Số khung trang

1
A1
2
A2
3
A3
4
B1
5
B2
6
?
7
?


10000
?
Bộ nhớ chính
Trả lời:
Bộ nhớ chính là gì?


Bộ nhớ chính là thiết bị lưu trữ duy nhất thông qua đó CPU có thể trao đổi
thông tin với môi trường ngoài.
Frame number là gì?
Phân bộ nhớ vật lý thành các khối (block) có kích thước cố định và bằng
nhau, gọi là các khung trang (page frame)
Các tiến trình cũng được chia thành các khối có cùng kích thước với
khung trang và được gọi là trang (page). Một danh sách trang trốn được

HĐH duy trì.
Khi cần nạp một tiến trình để xử lý, các trang của tiến trình sẽ được nạp
vào những khung trang còn trống.
Một tiến trình kích thước N trang sẽ yêu cầu N khung trang tự do
Cơ chế MMU trong kỹ thuật phân trang
_Mỗi phần tử trong bảng trang cho biết các số hiệu khung trang bắt đầu của
vị trí lưu trữ trang tương ứng trong bộ nhớ vật lý.
_Chuyển đổi địa chỉ:
Mỗi địa chỉ phát sinh bởi CPU được chia thành hai phần:
Số hiệu trang (p):
Địa chỉ tương đối trong trang (d):
Kích thước của trang do phần cứng qui định
Kích thước của một trang thường là lũy thừa của 2
_Các bước thực hiện chuyển đổi địa chỉ:
Tách số trang là n bit bên trái nhất của địa chỉ logic ( Trong đó 2^n là kích
thước trang)
Sử dụng số trang là index vào bảng trang tiến trình để tìm số khung p
Địa chỉ vật lý bắt đầu của khung là p*2m

p: số hiệu trang
f: khung trang
d: địa chỉ tương đối trong bảng


13) trong HĐH Windows XP, tập tin có những thuộc tính gì? Hãy cho biết
ý nghĩa của những thuộc tính đó?
Trả lời:
Tên thuộc tính
ý nghĩa
Bảo vệ

Ai có thể truy xuất được và bằng cách nào
Mật khẩu
Mật khẩu cần thiết để truy xuất tập tin
Người tạo
Id của người tạo tập tin
Người sở hữu
Người sở hữu hiện tại
Chỉ đọc
0 là đọc ghi, 1 là chỉ đọc
ẩn
0 là bình thường, 1 là chỉ đọc
Hệ thống
0 là bình thường, 1 là tập tin hệ thống
Lưu trữ
0 đã được backup, 1 cần backup
ASCII/binary
0 là tập tin văn bản, 1 là tập tin nhị phân
Truy xuất ngẫu nhiên
0 truy xuất tuần tự, 1 truy xuất ngẫu nhiên
Temp
0 là bình thường, 1 là bị xóa khi tiến trình kết
thúc
Khóa
0 là không khóa, khác 0 là khóa
Độ dài của record
Số byte trong 1 record
Vị trí khóa
Offset của khóa trong mỗi record
Giờ tạo
Ngày và giờ tạo tập tin

Thời gian truy cập cuối cùng Ngày và giờ truy xuất tập tin gần nhất
Thời gian thay đổi cuối cùng Ngày và giờ thay đổi tập tin gần nhất
Kích thước hiện thời
Số byte của tập tin
Kích thước tối đa
Số byte tối đa của tập tin
14) bảng quản lý tập tin, thư mục là gì? HĐH Windows XP sử dụng loại
bảng quản lý tập tin, thư mục nào?
Trả lời
Khái niệm
_ trước khi tập tin được đọc, tập tin phải được mở, để mở tập tin hệ thống
phải biết đường dẫn do người sử dụng cung cấp và được định vị trong cấu
trúc vào đầu thư mục (directory entry).
_ Directory entry cung cấp các thông tin cần thiết để tìm kiếm các khối. tùy
thuộc vào mỗi hệ thống, thông tin là địa chỉ trên đĩa của toàn bộ tập tin, số
hiệu của khối lệnh đầu tiên, hoặc là số I-node
Cài đặt
_Bảng quản lý thư mục tập tin thường được cài đặt ở phần đầu của đĩa
_Bảng là một dãy các phần tử có kích thước xác định


_Mỗi phần tử được gọi là một entry. Mỗi entry sẽ lưu thông tin về tên, thuộc
tính, vị trí lưu trữ… của một tập tin hay thư mục
Ví dụ: quản lý thư mục trong CP/M:
CP/M:
số hiệu khối trên đĩa
tên ext
Mã người dùng

đếm số khối


17) ý nghĩa các cụm từ: thiết bị I/O, buffering, caching, spooling trong hệ
diều hành:
Thiết bị I/O: thiết bị nhập xuất
_Thiết Bị Xuất/Nhập cho phép máy tính thu nhận thông tin từ bên ngoài qua
thiết bị Nhập. Sau khi được xử lý bởi Hệ Điều Hành Trung Ương sẽ được
gửi kết quả công việc của nó đến Thiết Bị Xuất. Thiết bị nhập/xuất(thiết bị
I/O) có thể đc chia làm 2 loại là thiết bị khối và t/bị tuần tự.
+ Thiết bị khối là thiết bị mà thông tin đc lưu trữ trong nh khối có kích thước
cố định và đc định vị bởi địa chỉ. Chúng có thể đc truy xuất 1 khối ngẫu
nhiên và riêng biệt. kích thước thông thường của 1 khối là 128 bytes->1024
bytes.Vd như đĩa…
+ Thiết bị tuần tự là thiết bị mà việc gửi và nhận thông tin dựa trên là chỗi
các bits ko có xác định địa chỉ và ko thể thực hiện đc thao tác seek. Vd :màn
hình ,bàn phím , máy in……
Ngoài ra dựa vào 1 số tiêu chuẩn khác như công dụng, đơn vị truyền dữ liệu,
tình trạng lỗi, tốc độ truyền dữ liệu,biểu diễn dữ liệu…
có thể chia thành:
+ Thiết bị tương tác vs người: dùng để giao tiếp giữa ng sd và máy. Vd :
chuột, bàn phím……
+ Thiết bị tương tác trong hệ thống máy tính là các thiết bị giao tiếp nhau.
Vd: đĩa, băng từ, card giao tiếp…
+ Thiết bị truyền thông : modem, card mạng
Buffering: bộ đệm
Bộ đệm (BUFFER) hay bộ nhớ đệm là vùng nhớ tạm trong khi chờ đến lượt
vì CPU và các thiết bị khác không làm việc cùng tốc độ, HDH thì xử lý các
tiến trình có chia thời gian. Do đó cần có bộ đệm để chứa tạm thời. Bộ đệm
hoạt động theo cơ chế FIFO.
VD:
1. Khi ghi dữ liệu lên ổ cứng hoặc đọc dữ liệu từ ổ cứng cũng cần Buffer.

2. Khi hai máy tính truyền dữ liệu cũng cần Buffer…


Caching: là 1 vùng bộ nhớ nhanh quản lý các bản sao dữ liệu. Truy xuất tới
1 bản sao đc lưu trữ hiệu quả hơn truy xuất tới bản gốc. Sự khác nhau giữa
vùng đệm và vùng lưu trữ là vùng đệm chỉ có thể giữ bản sao của thành
phần dữ liệu đã có, còn vùng lưu trữ giữ vừa đủ 1 bản sao trên thiết bị lưu
trữ nhanh hơn của 1 thành phần nằm ở 1 nơi nào khác. Vùng đệm và vùng
lưu trữ có chức năng khác nhau tuy nhiên đôi khi 1 vùng bộ nhớ có thể đc
dùng cho cả 2 mục đích.
Vùng chứa(spooling): là vùng đệm giữ dữ liệu xuất cho 1 thiết bị như máy
in mà ko thể chấp nhận các dòng dữ liệu đan xen nhau. Dữ liệu xuất của mỗi
ứng dụng đc lưu trữ trong 1 tập tin riêng. Khi 1 ứng dụng k/thúc việc in thì
vùng chứa sẽ xếp tập tin chứa tương ứng cho dữ liệu xuất tới máy in. Trong
1 hệ điều hành, vùng chứa đc quản lý bởi 1 quá trình hệ thống chạy ở chế độ
nền. Trong 1 số hđh khác nó lại đc quản lý bởi luồng nhân.
Câu 18: Các phương pháp truy cập nhập/xuất của Hệ điều hành:
Có 3 phương pháp truy cập I/O đó là
• Thăm dò (Polling)
• Ngắt (Interrupt)
• DMA
Phương pháp thăm dò (Polling)
Cơ chế hoạt động:
+ CPU quản lý các danh sách thiết bị vào ra kèm theo địa chỉ các cổng giao
tiếp
+ Các thiết bị vào ra định kỳ cập nhật trạng thái sẵn sàng làm việc lên các bit
cờ trạng thái vào ra của mình. Bit cờ nhận 2 giá trị (1: có yêu cầu làm việc,
0: không có yêu cầu làm việc)
+ CPU định kỳ lần lượt “quét” các thiết bị vào ra để “đọc” các bit cờ trạng
thái vào ra

• Nếu gặp thiết bị có yêu cầu làm việc thì 2 bên tiến hành
trao đổi dữ liệu.
• Trao đổi dữ liệu xong, CPU thiết lập lại bit cờ cho thiết
bị vào ra vừa thực hiện trao đổi là 0 và tiếp tục “quét”
thiết bị khác.
Phương pháp ngắt (Interrupt):
Ngắt là một sự kiện mà CPU tạm dừng thực hiện một chương trình để thực
hiện một chương trình khác theo yêu cầu từ bên ngoài. Thông thường các


yêu cầu từ bên ngoài thường xuất phát từ các thiết bị vào ra. Các yêu cầu
này gọi là yêu cầu ngắt.
Đoạn chương trình mà CPU thực hiện trong thời gian ngắt được gọi là
chương trình con phục vụ ngắt. Chương trình con này được viết sẵn vào lưu
trong ROM. Mỗi chương trình con có nhiệm vụ riêng và thường đảm nhiệm
việc trao đổi dữ liệu với thiết bị vào ra.
Có 3 loại ngắt:
• Ngắt cứng: là các ngắt được kích hoạt bởi các bộ phận phần cứng gửi
đến chân NMI và INTR của CPU
• Ngắt mềm: là các ngắt được kích hoạt bởi các chương trình thông qua
lệnh gọi ngắt INT(N). N là số hiệu ngắt, N = 0÷255
• Ngắt ngoại lệ: là các ngắt do các lỗi nảy sinh trong quá trình hoạt
động của CPU
Các yêu cầu ngắt được gán một mức ưu tiên và khi nhận được nhiều yêu cầu
ngắt đồng thời thì CPU sẽ xử lý chúng theo mức ưu tiên định trước.
Phương pháp DMA
Phương pháp truy cập nhập xuất bằng DMA (Direct Memory Access) cho
phép thiết bị vào ra trao đổi dữ liệu trực tiếp với bộ nhớ theo khối mà không
thông qua CPU. DMA thích hợp khi cần trao đổi dữ liệu với khối lượng lớn
trong khoảng thời gian ngắn. Việc điều khiển quá trình trao đổi dữ liệu trực

tiếp giữa thiết bị vào ra và bộ nhớ được thực hiển bởi DMAC (DMA
Controller). DMA có tốc độ cao hơn nhiều lần so với vào ra bằng thăm dò
và ngắt.
19:

Tiện ích User Accounts trong Control panel của hệ điều Windows
XP:
- ý nghĩa các mục chọn
- Các kiểu Account
- Các tác vụ có thể thực hiện trong tiện ích này
Trả lời:
Ý nghĩa các mục chọn:
-Change an accout: cho phép người sử dụng thay đổi các thông số cho tài
khoản của mình như đổi tên và mật khẩu đăng nhập, hình ảnh đại diện, loại
tài khoản…
-Create a new accout: cho phép người sử dụng tạo một tài khoản sử dụng
mới.
-Change the way users log on or off: Thay đổi cách thức đăng nhập và
chuyển đổi tài khoản người dùng.
**Các kiểu Account:
-Computer administrator: Tài khoản Quản trị (tài khoản chính), người sử
dụng tài khoản này có tất cả các quyền trên hệ thống như được phép cài đặt
(Setup, Install) hoặc gỡ bỏ (UnInstall) chương trình, tạo thêm, sửa đổi hoặc


xóa các tài khoản và được quyền thay đổi các thiết lập khác trong
Windows...
-Limited: tài khoản hạn chế (tài khoản phụ), người sử dụng tài khoản này
chỉ được sử dụng các chương trình mà không có các quyền như Tài khoản
chính.

Các tác vụ có thể thực hiện trong tiện ích này là: tạo mới một tài khoản, thay
đổi các thông số của tài khoản như: tên tài khoản, mật khẩu, hình ảnh đại
diện, loại tài khoản, thiết lập hình thức đăng nhập với Welcome screen, thiết
lập chuyển đổi nhanh tài khoản sử dụng với Fast User Switching.
20

Thành phần bảo vệ có trong hệ điều hành Windows XP:
- Hiểu biết tổng quan
- Các vấn đề liên quan đến Security cho thư mục:
+ Yêu cầu để sử dụng được tính năng này
+ Thiết lập
+ Gỡ bỏ
+ Các loại quyền

Trả lời: Trong Windows XP có các thành phần bảo vệ chính như:
• Firewall: để bảo vệ người sử dụng khi kết nối Internet hay mạng LAN
nhằm ngăn chặn người dùng truy cập các thông tin không mong muốn
hoặc ngăn chặn người dùng bên ngoài truy cập bất hợp pháp các thông
tin của máy tính của mình.
• Password: là một hình thức bảo vệ tài liệu cho các tài khoản sử dụng
trên một máy tính dùng chung. Việc bảo vệ các tài liệu bằng Password
không có tính bắt buộc.
• Bảo vệ thư mục và tập tin: nhằm giúp người dùng có quyền truy cập
tài khoản quản trị có thể bảo vệ thư mục hay tập tin bằng cách thiết
lập tính năng tài khoản sử dụng khác có thể truy cập hay không hoặc
giới hạn quyền sử dụng tập tin đó.
Các vấn đề liên quan đến Security cho thư mục
+ Yêu cầu để sử dụng được tính năng này: tài khoản sử dụng phải là tài
khoản quản trị.
2

1

Trình bày hiểu biết về tính năng Tìm kiếm trong thành phần Quản lý
tập tin của hệ điều hành Windows XP:
- Các khả năng tìm kiếm
- Cách tìm kiếm


Đây là chương trình tiện ích giúp tìm kiếm các thông tin trong hệ thống, các
thông tin này có thể là các tập tin, thư mục, tìm một máy tính trong hệ thống
mạng hoặc tìm một người nào đó trong sổ địa chỉ Address book và ngoài ra
có thể tìm thông tin trên mạng Internet.
Cách tìm kiếm:
Truy cập công cụ Search bằng cách vào Start -> Search hoặc trong cửa sổ
của Windows Exeplorer chọn Search
Trong cửa sổ của công cụ Search có các lựa chọn sau:
Picture, music, or video: Tìm các tập tin hình ảnh, âm thanh hoặc video.
Đánh dấu vào các ô để chọn loại tập tin và nhập tên của tập tin muốn tìm, có
thể chỉ cần nhập một phần của tên tập tin, nếu để trống thì chương trình sẽ
tìm tất cả các các tập tin có trong hệ thống.
Documents: Tìm các tập tin tài liệu, văn bản, bảng tính,... Chọn các thời
điểm tạo tập tin hoặc chọn Don’t remember nếu không nhớ và nhập tên của
tập tin muốn tìm, có thể chỉ cần nhập một phần của tên tập tin, nếu để trống
thì chương trình sẽ tìm tất cả các các tập tin có trong hệ thống.
All files and folders: Tìm tất cả các tập tin và thư mục, nhập tên của tập tin
hoặc thư mục cần tìm, có thể nhập một hay nhiều từ có trong nội dung của
tập tin để tìm và chọn ổ đĩa cần tìm trong Look in.
Computers or peoples: Tìm một máy tính trong hệ thống mạng hoặc tìm
một người nào đó trong sổ địa chỉ Address book. Nếu chọn tìm People in
your address book thì sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép nhập các thông tin về

người muốn tìm, nhập một hoặc tất cả các thông tin và nhấn Find now để
tìm.
Ngoài các thiết lập tìm kiếm cơ bản, chương trình còn cho phép thiết lập các
kiểu tìm kiếm mở rộng hơn:
• Thời gian tập tin được tạo/sửa.
• Kích thước của tập tin.
• Chọn các thiết lập mở rộng.
• Chọn kiểu định dạng tập tin muốn tìm.
• Tìm trong các thư mục hệ thống.
• Tìm các tập tin và thư mục ẩn
• Tìm trong các thư mục con.
• Tìm chính xác tên theo chữ thường hoặc chữ hoa.
• Tìm trong các thiết bị sao lưu.
Nhấn nút Search để tìm và nhấn núc Back để quay lại phần lựa chọn tìm
kiếm. Các tập tin được tìm thấy sẽ hiển thị ở khung cửa sổ bên phải, có thể
nhấn nút phải chuột vào các tập tin này để hiện ra một Menu cho phép lựa


chọn các thao tác xứ lý. Nếu chọn Open Containing Folder thì thư mục có
chứa tập tin này sẽ được mở ra.
22:Trình bày hiểu biết về thành phần mạng của hệ điều hành Windows
XP:
- Cách chia sẻ/dừng chia sẻ thông tin lên mạng LAN
- Cách bật/tắt một kết nối mạng LAN
- Các kiểu kết nối mạng có thể khởi tạo trong Windows XP
+Cách chia sẻ/dừng chia sẻ thông tin trên mạng LAN:
Chọn thư mục muốn chia sẻ nhấn chuột phải, chọn Properties chọn
thẻ Sharing, nếu muốn chia sẻ thì chọn mục Share this folder, nếu muốn
dừng chia sẻ thì chọn mục Do not share this folder. Chọn OK để hoàn tất
thao tác.

+Cách bật tắt một kết nối mạng LAN.
Vào cửa sổ Windows trên thanh Menu chọn Control Panel/Network and
Internet Connections/Network Connections. Click chuột phải vào mục
Local Area Connection chọn Enable để bật hoặc chọn Disable để tắt kết
nối mạng LAN.
Các kiểu kết nối mạng có thể khởi tạo trong Windows XP là:
• Kết nối với mạng Internet
• Kết nối với mạng nội bộ (Intranet) thông qua kết nối mạng LAN,
VPN hoặc dial-up




×