Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thiết kế phần mềm hệ thống trên nền tảng android hỗ trợ công tác chăm sóc và phục vụ bệnh nhân tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Thế Dũng,
thầy đã tận tình giúp đỡ, định hướng cho em trong suốt quá tình tìm hiểu, nghiên
cứu và thiết kế đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ban giám hiệu và các thầy cô trong
khoa Công nghệ điện tử viễn thông – Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông. Thầy cô đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện học tập và nghiên cứu
trong những năm tháng học tại nhà trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người bạn luôn ở bên
động viên và giúp tôi hoàn thiện tốt đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6/2016
Sinh viên
Phạm Văn Phương

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong đồ án này là do tôi tổng hợp và thực hiện. Mọi tham
khảo trong đồ án này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời
gian địa điểm và công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Văn Phương

2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

1

LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC

3

DANH SÁCH HÌNH ẢNH 6
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU

8

9

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE CÁC BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 11
1.1 Đặt vấn đề

11

1.2. Mục tiêu

14

1.2.1. Mục tiêu chung 14
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 14

1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nguyên cứu

15

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
1.3.2. Nội dung nghiên cứu

15

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

15

1.4 Nhận xét kết quả đạt được 15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
2.1. Hệ điều hành Android
2.2. Lịch sử phát triển

17

18

2.3. Các phiên bản19
2.3.1. Các phiên bản phát hành trước thương mại (2007-2008)
2.3.2. Các phiên bản thương mại

20

2.4. Kiến trúc của hệ điều hành Android


27

2.4.1. Tầng hạt nhân Linux (Linux Kernel layer)
2.4.2. Tầng Library và android runtime
3

28

27

19

17


2.4.3. Tầng Application Framework 29
2.4.4. Tầng Application

29

2.5. Các thành phần cơ bản của một ứng dụng Android

30

2.5.1. Activity 30
2.5.2. Intent

32

2.5.3. Service


32

2.5.4. Content Provider34
2.5.5. View

34

2.5.6. Lưu trữ dữ liệu 35
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG
KHÔNG DÂY

37

3.1. Giới thiệu về truyền thông không dây

37

3.2. Các công nghệ truyền thông không dây trong dân dụng 38
3.2.1. Hồng ngoại ( IR )

38

3.2.2. Sóng vô tuyến ( RF )

38

3.2.3. Wifi

39


3.2.4. Bluetooth 41
3.3. Ứng dụng công nghệ truyền thông không dây
3.4. Thiết bị sử dụng trong sản phẩm

43

3.4.1. Module thu – phát dải tần 2.4Ghz
3.4.2. Module Bluetooth HC05

43

43

46

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ, XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG CHẠY TRÊN
NỀN TẢNG ANDROID

50

4.1. Ý tưởng bài toán

50

4.2. Mô tả bài toán

50

4.3. Sơ đồ khối hệ thống 50

4.4. Nguyên lý hoạt động 51
4.5. Thiết kế xây dựng phần mềm hệ thống
4

52


4.5.1. Môi trường lập trình
4.6. Lưu đồ thuật toán

52

54

4.7. Thiết kế phần mềm 56
4.7.1. Giao diện chính 56
4.7.2. Giao diện giám sát

57

4.7.3. Giao diện lịch sử57
4.7.4. Giao diện thiết lập

58

4.7.5. Giao diện kết nối Bluetooth

58

4.8. Hình ảnh sản phẩm 59

4.9. Tính năng của sản phẩm

61

4.10. Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm 61
4.10.1. Ưu điểm 61
4.10.2. Nhược điểm
4.11. Kết luận

62

62

TỔNG KẾT 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC

65

5


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Phân loại của Maslow phản ánh thứ bậc của các nhu cầu
Hình 2.1. Logo biểu tượng hệ điều hành Android

17

Hình 2.2. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android


17

12

Hình 2.3. Bảng phân phối phiên bản Android toàn cầu từ tháng 12 2009
Hình 2.4. Phiên bản Android 1.0 20
Hình 2.5. Phiên bản Android 1.1 21
Hình 2.6. Phiên bản Android 1.5 21
Hình 2.7. Phiên bản Android Donut 1.6 22
Hình 2.8. Phiên bản Android 2.0 22
Hình 2.9. Phiên bản Android 2.2 22
Hình 2.10. Phiên bản Android 2.3 23
Hình 2.11. Phiên bản Android dành riêng cho máy tính bảng 23
Hình 2.12. Giao diện Android 4.0 Ice Cream Sandwich 24
Hình 2.13. Phiên bản Androi 4.1 24
Hình 2.14. Giao diện Androi 4.2 Jelly Bean

25

Hình 2.15. Phiên bản Android 4.3 25
Hình 2.16. Giao diện Andoid 4.4 Kitkat 26
Hình 2.17. Phiên bản Android 5.0 26
Hình 2.18. Giao diện ứng dụng mới trong phiên bản 6.0

27

Hình 2.19. Kiến trúc của hệ điều hành Android 27
Hình 2.20. Lược đồ vòng đời của Activity

31


Hình 2.21. Sử dụng Intent để trao đổi thông tin giữa 2 chương trình 32
Hình 2.22. Lược đồ vòng đời của Service

33

Hình 2.23. Ví dụ mô hình dữ liệu thông tin số điện thoại trong máy 34
Hình 3.1. Truyền thông không dây

37

Hình 3.2. Mô hình truyền thông không dây
Hình 3.3. Hồng ngoại và ứng dụng

38
6

37

19


Hình 3.4. Sơ đồ khối máy phát sóng vô tuyến đơn giản 39
Hình 3.5. Sơ đồ khối của máy thu sóng vô tuyến đơn giản
Hình 3.6. Wifi

39

39


Hình 3.7. Các thế hệ chuẩn Wifi 40
Hình 3.8. Bluetooth 41
Hình 3.9. Ứng dụng công nghệ truyền thông trong cuộc sống 43
Hình 3.10. Sơ đồ khối

44

Hình 3.11. Sơ đồ và chức năng các chân 45
Hình 3.12. Modul nRF24L01

46

Hình 3.13. Module Bluetooth HC05

46

Hinh 3.14. Sơ đồ chân HC05 V1. 47
Hình 3.15. Giao tiếp giữa vi điều khiển với HC05
Hình 4.1. Sơ đồ khối tổng quan của hệ thống
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống

50

51

Hình 4.3. Môi trường lập trình Android studio 52
Hình 4.4. Cấu trúc một project
Hình 4.5. Khu vực Res

53


54

Hình 4.6. Biểu tượng Run 54
Hình 4.7. Lưu đồ thuật toán giám sát

54

Hình 4.8. Lưu đồ thuật toán lịch sử

55

Hình 4.9. Lưu đồ thuật toán thiết lập

55

Hình 4.10. Lưu đồ thuật toán kết nối Bluetooth 55
Hình 4.11. Giao diện chính của hệ thống 56
Hình 4.12. Giao diện giám sát

57

Hình 4.13. Giao diện lịch sử

57

Hình 4.14. Giao diện thiết lập

58


Hình 4.15. Giao diện kết nối Bluetooth

59

Hình 4.16. Hình ảnh sản phẩm mô phỏng 59
7

48


Hình 4.17. Hình ảnh sản phẩm

60

Hình 4.18. Hình ảnh sản phẩm khi kết nối thiết bị

60

Hình 4.19. Hình ảnh sản phẩm hiển thị lịch sử và thông tin sản phẩm 61

8


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Sơ đồ chân HC05

48

Bảng 3.2. Các chân kết nối giữa HC05 với PC 48
Bảng 4.1. Thiết kế giao diện phần mềm 56


9


LỜI NÓI ĐẦU
Y tế hay Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
bệnh, bệnh tật, thương tích và suy yếu về thể chất và tinh thần. Chăm sóc sức khỏe
được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều
dưỡng, dược, y tế liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nó đề cập đến
những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc
thứ 3, cũng như trong y tế công cộng.
Y tế Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh, mỹ phẩm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế. Nhưng
chi phí đầu tư cho y tế ở Việt Nam quá thấp so với các nước phát triển: Không đủ
bệnh viện, không đủ cơ sở y tế, thiết bị, thuốc men, không thu hút được nguồn
nhân lực và thiếu đào tạo. Điều này dẫn đến hiệu quả quản lý và vận hành hệ thống
y tế thấp. Trình độ cán bộ y tế vì thế mà bị ảnh hưởng.
Chăm sóc sức khỏe thông thường được coi như là một yếu tố quyết định
quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ tổng quát và hạnh phúc của mọi người
trên khắp thế giới. Một ví dụ của việc này là xóa bệnh đậu mùa trên toàn thế giới
vào năm 1980-WHO tuyên bố rằng căn bệnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại được
loại bỏ hoàn toàn bởi sự can thiệp chăm sóc sức khỏe. Nhưng chăm sóc sức khỏe
phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính
sách y tế tại chỗ. Hệ thống chăm sóc y tế là các tổ chức được thành lập để đáp ứng
nhu cầu sức khỏe của dân số. Trong mọi trường hợp, theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt đòi hỏi một cơ chế tài chính mạnh
mẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo và trả lương tốt; thông tin đáng tin cậy làm cơ sở
để ra quyết định và lập chính sách và cơ sở vật chất và hậu cần duy trì tốt để cung
cấp thuốc và công nghệ có chất lượng.

Đứng trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các tổ chức và các doanh
10


nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình
nhằm hiện đại hoá các hoạt động tác nghiệp của đơn vị mình. Mức độ hoàn thiện
tuỳ thuộc vào quá trình phân tích và thiết kế hệ thống. Và từ những vấn đề nêu
trên, trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp em đã tìm hiểu và phân tích bài
toán quản lý bệnh viện. Từ đó đưa đến quyết định thực hiện đề tài: “Thiết kế phần
mềm hệ thống trên nền tảng Android hỗ trợ công tác chăm sóc và phục vụ bệnh
nhân tại bệnh viện”.
Đề tài gồm các phần:
- Chương 1: Thực trạng công tác phục vụ và chăm sóc sức khỏe các bệnh
nhân tại bệnh viện.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ điều hành Android.
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết về Công nghệ truyền thông dây.
- Chương 4: Thiết kế, xây dựng phần mềm hệ thống chạy trên nền tảng
Android.
Tuy em đã rất cố gắng dựa trên kiến thức đã học và thực tế tại các cơ sở y tế
nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Sản phẩm mới mang tính chất thử nghiệm để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và làm
quen với thực tế. Em kính mong quý Thầy cô cùng bạn bè thông cảm và góp ý cho
em hoàn thiện đề tài để đạt được hiệu quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN THẾ DŨNG đã hết lòng giúp
đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành đồ án này.
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Phương

11



CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CÁC BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
1.1 Đặt vấn đề
WHO (1946) định nghĩa: “Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể
chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. WHO đã xác
định các hoạt động hướng đến sức khỏe cho mọi người phải dựa trên bốn lĩnh vực
chính, bao gồm: Thứ nhất, những cam kết chính trị, xã hội và sự quyết tâm đạt
được sức khỏe cho mọi người như một mục tiêu chính cho những thập kỷ tới. Thứ
hai, sự tham gia của cộng đồng, người dân và huy động các nguồn lực của xã hội
cho sự phát triển y tế. Thứ ba, hợp tác giữa các lĩnh vực khác nhau như nông
nghiệp, giáo dục, truyền thông, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, nhà ở.
Thứ tư, hệ thống đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe thiết yếu, thông tin khoa học, công nghệ y tế thích hợp.
Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và
tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội. Y tế công
cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: Dịch tễ học, sinh thống
kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng
học và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng.
Đối với dịch vụ khám chữa bệnh, có hai nét nổi bật, thứ nhất, mối quan hệ
giữa bệnh nhân và thầy thuốc, đặc biệt về mặt tâm lý và truyền thống thì mối quan
hệ này luôn được toàn xã hội quan tâm. Thứ hai, kết quả của dịch vụ, điều này phụ
thuộc nhiều yếu tố như: bản chất của từng loại bệnh, kỹ năng của thầy thuốc, quy
trình, công nghệ và trang bị kỹ thuật của bệnh viện, sự hợp tác giữa bệnh nhân và
thầy thuốc, khả năng tài chính, khả năng của nền y học hiện đại, đánh giá kết quả
một cách chính xác là một việc phức tạp, tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm nhận sức
khỏe của bản thân có cải thiện hay không qua một quá trình điều trị.
12



Nhu cầu cơ bản của con người:
Theo bảng phân loại của Maslow phản ánh được những thứ bậc của nhu cầu
như sau:

Hình 1.1. Phân loại của Maslow phản ánh thứ bậc của các nhu cầu
Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu
đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở mức
độ cao hơn. Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy
chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất.
Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữa ích để làm nền tảng trong việc
nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu đòi hỏi sự
can thiệp điều dưỡng.
Nhu cầu cơ bản của người bệnh và chăm sóc:
Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản thì
thành phần của chăm sóc cơ bản gồm 14 yếu tố:
 Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp.
 Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng.
 Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết.
 Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện.
 Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
13


 Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo.
 Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt.
 Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.
 Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
 Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp.
 Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng.
 Giúp bệnh nhân lao động, làm việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô

dụng.
 Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
 Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học.
Trong giai đoạn hiện tại, một trong những lĩnh vực được coi trọng nhất và
là một trong những ưu tiên đặc biệt của ngành y tế để đầu tư, phát triển chính là y
tế điện tử. Y tế điện tử hay còn gọi là e-health được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như: Lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin nói chung và thông tin về
quản lý bệnh viện nói riêng như: quản lý bệnh nhân, dược, viện phí, quản lý thông
tin về lâm sàng, hành chính và tài chính của bệnh viện; cung cấp cơ chế để các
chuyên gia y tế ở khoảng cách xa thực hiện được các công việc chẩn đoán và điều
trị; nâng cao năng lực bằng cách đưa ra các khóa huấn luyện và đào tạo y học liên
tục, trực tuyến cho các sinh viên và nhân viên y tế; tạo nguồn thu từ phát triển các
thiết bị di động, đem lại những cách tiếp cận sáng tạo cho chăm sóc sức khỏe; tạo
khả năng thực hiện các nghiên cứu y sinh có mức độ phức tạp cao thông qua mạng
lưới tin học. E-health còn là các bệnh án điện tử, kê đơn thuốc trên hệ thống máy
tính, cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh được cập nhật, thay đổi hàng ngày và đảm bảo
an toàn cao, hỗ trợ cho hoạt động khám và điều trị sức khoẻ, cung cấp thông tin về
sức khoẻ tới người dân và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học. E-health cung cấp một nền tảng cho hoạt động xuất bản và cảnh báo
thông tin sức khoẻ và hoạt động quản lý hành chính.
14


Hệ thống bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe. Việt Nam có 1100 bệnh viện với hơn 180,000 giường được chia thành 3
tuyến: tuyến huyện, tuyến tỉnh do Sở Y tế quản lý và tuyến trung ương do Bộ Y tế
quản lý. Ngành y tế nói chung và mạng lưới khám chữa bệnh nói riêng đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và một số mặt hạn chế: Đầu tư cho y tế tuy
có tăng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; năng
lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhiều bệnh

viện đã xuống cấp. Hiện tượng quá tải, người bệnh nằm ghép đôi, ghép ba tại các
bệnh viện tuyến trung ương phổ biến và kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng tới chất
lượng điều trị và chăm sóc người bệnh; tác động mặt trái của cơ chế thị trường đã
làm gia tăng hiện tượng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ
kỹ thuật cao. Trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng, yêu
cầu về chất lượng ngày càng cao. Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, các kỹ
thuật điều trị tiên tiến được áp dụng rộng rãi, các loại biệt dược khác nhau được
đưa vào ứng dụng trong điều trị tạo nên một lượng thông tin đồ sộ mà các nhà
quản lý cần xử lý. Trước những thực trạng đó đòi hỏi bệnh viện phải đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông trong công tác quản lý và điều hành các
hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bênh cho bệnh nhân. Phát triển và ứng
dụng điện tử viễn thông trong quản lý hệ thống thông tin y tế là hoạt động hết sức
cần thiết và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về y tế, nâng
cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
nước ta đạt được nhiều kết quả tốt. Việc ứng dụng y tế điện tử đã góp phần đáng
kể trong công tác quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt áp
lực công việc cho cán bộ các cơ sở y tế đồng thời nâng cao chất lượng thông tin.
Tuy nhiên, trước sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ điện tử viễn thông (CNĐTVT) và trước nhu cầu thông tin phục vụ
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc ứng dụng CNĐTVT trong
15


lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.
Bên cạnh đó điện thoại thông minh đang ngày càng phát triển và phổ biến.
Chỉ với một smartphone bất kì cũng có thể truy cập vào mạng hay bất cứ ở đâu có
được các thông tin cần thiết phục vụ đời sống thực tế. Chính những ưu điểm vượt
trội điện thoại thông minh đã được ứng dụng ngày càng nhiều và phổ biến hơn.
Song vẫn hứa hẹn là một đích đến tiêu biểu cho các nhà nghiên cứu, cho những

mục đích phát triển đầy tiềm năng.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về hệ điều hành Android, các công nghệ truyền thông không dây
như RF, bluetooth. Từ đó, thiết kế xây dựng phần mềm hệ thống chuông giường
bệnh nhằm hỗ trợ bác sỹ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống có những chức năng như sau:
+ Có khả năng giám sát được các yêu cầu chăm sóc, phục vụ của bệnh
nhân.
+ Có khả năng giám sát các quá trình chăm sóc, phục vụ của bác sĩ (y tá).
+ Xây dựng được hồ sơ về quá trình chăm sóc, phục vụ của bác sĩ (y tá) đối
với các bệnh nhân.
+ Có khả năng kết nối, truyền nhận tín hiệu từ phần cứng (khối xử lý trung
tâm) qua môi trường không dây.
+ Có khả năng phục vụ và mở rộng dựa vào nhu cầu thực tế tại cơ sở.
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nguyên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
 Các trạm y tế, các bệnh viện vừa và nhỏ.
 Đội ngũ y tá, bác sỹ tại nơi nghiên cứu.
 Các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại nơi nghiên cứu.
16


Địa điểm nghiên cứu:
 Các trạm y tế xã:
+ Xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
+ Xã Vũ Hội, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
+ Xã Đông Hòa, tỉnh Thái Bình.

 Bệnh viện:
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
+ Bệnh viện trường Đại học Y dược Thái Bình.
Thời gian nghiên cứu: Từ 21/03/2016 đến 03/04/2016.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phục vụ và chăm sóc
sức khỏe các bệnh nhân tại trạm y tế, bệnh viện.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, thu thập và phân tích những thông tin, số liệu, tài liệu sẵn có liên
quan đến ứng dụng điện tử y tế ở Việt Nam hiện nay:
+ Các chủ trương, chính sách, tổ chức.
+ Các số liệu, thông tin, báo cáo về tình hình ứng dụng .
- Tìm hiểu việc ứng dụng và tiềm năng phát triển điện tử y tế ở lĩnh vực cụ
thể: khám chữa bệnh và điều trị, y tế dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tổng hợp và phân tích ý kiến của một số y tá, bác sỹ, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân sau khi phỏng vấn.
1.4 Nhận xét kết quả đạt được
Các trạm y tế đáp ứng được về nguồn nhân lực y tế theo chuẩn quốc gia về
y tế xã. Hơn nữa, trạm thường xuyên lập kế hoạch y tế và đánh giá các chương
trình y tế, điều chỉnh các hoạt động y tế phù hợp với mục tiêu của địa phương. Tuy
nhiên, cán bộ y tế chưa được đào tạo thường xuyên về chuyên môn, về quản lý.
Trạm chưa thực sự năng động trong việc tạo ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người dân như khám chữa bệnh, bán thuốc. Trong khi bảo hiểm y tế (BHYT) bị
17


quá tải trong chi trả khám chữa bệnh (160%) vẫn còn có nhiều người dân lạm dụng
thẻ người nghèo, thẻ BHYT để lĩnh thuốc về nhà dự trữ. Các nguồn kinh phí cho
trạm y tế còn hạn hẹp, số tiền thuốc/người/năm đạt 42 nghìn đồng là thấp so với
nhu cầu của người dân.

Nguồn kinh phí chính của trạm y tế là lương cán bộ y tế, với thu nhập bình
quân hơn ba triệu đồng/người/tháng. Các nguồn khác không thường xuyên (dự án,
phi chính phủ). Người dân không tham gia đóng góp về tiền cho trạm y tế. Nguồn
thu từ các dịch vụ y tế như khám chữa bệnh, bán thuốc còn thấp.

18


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
2.1. Hệ điều hành Android

Hình 2.1. Logo biểu tượng hệ điều hành Android
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành
cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy
tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ
trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm
2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị
cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm và viễn
thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động.

Hình 2.2. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo giấy phép
Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã
19


cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết
được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có
một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức
năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10

năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng
từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh
phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010 và được các công ty
công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh
chỉnh và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết
quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã
xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của
Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam
mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự
án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa
Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác.
Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào
thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và
1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến
Android trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp
mặt trong "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.
2.2. Lịch sử phát triển
Khi ngành công nghiệp điện thoại di động sang một trang mới, một hệ điều
hành mở có thể dùng chung cho nhiều hãng điện thoại với những tùy chọn riêng
biệt law một lợi thế của Android. Dưới đây là những cột mốc trong quá trình hình
thành và phát triển của hệ điều hành Android:
- Tháng 10/2003, Android (inc) ra đời như một hãng phần mềm, với mục
tiêu tạo ra những thiết bị thông minh, đáp ứng nhu cầu của người dùng
20


- Tháng 8/2005, Google mua lại Android với toàn bộ nhân viên.
- Tháng 11/2007, Open Handset Alliance (OHA) – Liên minh thiết bị cầm
tay mở rộng ra đời với các thành viên Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom,

Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola, Nvidia,
Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile.
- Tháng 10/2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần mềm
mã nguồn mở.
- Tháng 11/2008, Liên minh OHA ra mắt gói phát triển phần mềm Android
SDK cho nhà lập trình. Theo đó, các công ty thứ ba được phép thêm những ứng
dụng của riêng của họ vào Android và bán chúng mà không cần phải hỏi ý kiến
Google.
- Tháng 12/2008, có thêm 14 thành viên mới gia nhập dự án Android được
công bố, gồm có ARM Holdings, Atheros Communications, Asustek Computer
Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp, và Vodafone Group Plc.
- Vào năm 2010, Google ra mắt loạt thiết bị Nexus, một dòng sản phẩm bao
gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android, do các
đối tác phần cứng sản xuất. HTC đã hợp tác với Google trong chiếc điện thoại
thông minh Nexus đầu tiên, Nexus One. Kể từ đó nhiều thiết bị mới hơn đã gia
nhập vào dòng sản phẩm này, như điện thoại Nexus 4 và máy tính bảng Nexus 10,
lần lượt do LG và Samsung sản xuất. Google xem điện thoại và máy tính bảng
Nexus là những thiết bị Android chủ lực của mình, với những tính năng phần cứng
và phần mềm mới nhất của Android...
2.3. Các phiên bản
Lịch sử phiên bản của hệ điều hành di động Android bắt đầu với bản
Android beta vào tháng 11 2007. Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0,
được phát hành vào tháng 9 2008. Android đang được phát triển bởi Google và
Open Handset Alliance (OHA) và đã có một số bản cập nhật cho hệ điều hành này
kể từ khi ra mắt.
21


Từ tháng 4 2009, phiên bản Android được phát triển dưới tên mã là chủ đề
bánh kẹo và phát hành theo thứ tự bảng chữ cái: Cupcake (1.5), Donut (1.6), Eclair

(2.0–2.1), Froyo (2.2–2.2.3), Gingerbread (2.3–2.3.7), Honeycomb (3.0–3.2.6), Ice
Cream Sandwich (4.0–4.0.4), Jelly Bean (4.1–4.3), KitKat (4.4), Lollipop (5.05.1.1). Vào 3 tháng 9 2013, Google công bố rằng 1 tỉ thiết bị đã được kích hoạt
hiện sử dụng Android OS trên toàn cầu.

Hình 2.3. Bảng phân phối phiên bản Android toàn cầu từ tháng 12 2009
2.3.1. Các phiên bản phát hành trước thương mại (2007-2008)
Android alpha:
Có ít nhất hai phiên bản nội bộ trong Google và OHA trước khi Android
beta phát hành vào tháng 11 năm 2007. Trong sự kiện quan trọng này, tên của
robot hư cấu đã được chọn, với các phiên bản khác nhau tên-mã "Astro Boy",
"Bender" và "R2-D2". Dan Morrill đã tạo ra một số biểu tượng đầu tiên, nhưng
hiện nay màu xanh trên Android logo được thiết kế bởi Irina Blok.
Android beta:
Android beta được phát hành vào 5 tháng 11 2007, trong khi bộ phát triển
phần mềm (SDK) được phát hành vào 12 tháng 11 2007. Ngày 5 tháng 11 được tổ
chức như "sinh nhật" của Android. Phiên bản beta của SDK được phát hành như
sau:

22


 Ngày 16 tháng 11 2007: m3-rc22a
 Ngày 14 tháng 12 2007: m3-rc37a
 Ngày 13 tháng 2 2008: m5-rc14
 Ngày 3 tháng 3 2008: m5-rc15
 Ngày 18 tháng 8 2008: 0.9
 Ngày 23 tháng 9 2008: 1.0-r1
2.3.2. Các phiên bản thương mại
- Android 1.0: ra mắt ngày 23/11/2008 với HTC Dream là dòng
smartphone thương mại dùng Android đầu tiên với kiểu dáng trượt kèm bàn phím

vật lý. Phiên bản Android 1.0 chưa được Google định hình tên mã, dù trước đó tên
gọi Astro Boy hay Bender được gán cho thế hệ đầu tiên này với đặc điểm, tính
năng thú vị phải kể đến như: Thanh thông báo kéo từ trên xuống cho phép người
dùng xem nhanh các thông tin ngày giờ, tin nhắn, cuộc gọi…, màn hình chính và
Widget: màn hình chính gồm các biểu tượng chương trình người dùng hay truy cập
và các Widget là các ứng dụng nhỏ trên màn hình chính, hoạt động và cung cấp
thông tin liên tục, tích hợp chặt chẽ với Gmail.

Hình 2.4. Phiên bản Android 1.0
23


- Android 1.1: ra mắt ngày 9/2/2009 tuy chưa chính thức áp dụng nhưng
Android 1.1 đã có tên Petit Four. Không bao gồm nhiều tính năng, phiên bản này
bổ sung một số chức năng mới cho Google Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo
gọi điện thoại đã có thể hiển thị hoặc ẩn khi gọi, chương trình SMS cho phép
người dùng lưu tập tin đính kèm.

Hình 2.5. Phiên bản Android 1.1
- Android 1.5 Cupcake: ra mắt ngày 30/4/2009. Cupcake, tên mã đầu tiên
áp dụng cho phiên bản Android. Cupcake mang nhiều tính năng mới như bàn phím
ảo có khả năng dự đoán từ đang gõ, từ điển từ ngữ do người dùng đặt ra, hỗ trợ
widget trên giao diện chủ, quay phim và phát lại video clip, lược sử thời gian cuộc
gọi, chế độ tự động xoay màn hình theo hướng sử dụng (screen rotation). Trình
duyệt web trong Cupcake có thêm khả năng sao chép/ dán (copy/paste).

24


Hình 2.6. Phiên bản Android 1.5

- Android 1.6 Donut: ra mắt ngày 30/9/2009. Donut khắc phục các chức
năng "lỏng lẻo" trong Cupcake, mở rộng chức năng tìm kiếm bằng giọng nói và ký
tự đến bookmark và danh bạ. Android Market giúp người dùng tìm kiếm và xem
các ứng dụng Android. Ứng dụng chụp ảnh và quay phim trong Donut nhanh hơn.
Hệ điều hành hỗ trợ màn hình có độ phân giải lớn hơn, hướng đến các thế hệ
smartphone màn hình lớn.

Hình 2.7. Phiên bản Android Donut 1.6
- Android 2.0 Eclair: ra mắt ngày 26/10/2009. Google tung ra Eclair, phiên
bản được nhận định là "bước đi lớn" của hệ điều hành này. Eclair cải tiến rất nhiều,
từ giao diện đến ứng dụng bên trong hệ thống. Ứng dụng chụp ảnh tăng cường

25


×