Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội (CATTLEYA, DENDROBIUM, ONCIDIUM) cho miền Bắc Việt Nam (luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG XUÂN LAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ GIỐNG HOA PHONG LAN NHẬP NỘI
(CATTLEYA, DENDROBIUM, ONCIDIUM)
CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2014


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục viết tắt

viii

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

xii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

3


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1

Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium

5

1.1.1

Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng

5

1.1.2

Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium

6

1.1.3

Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium


10

1.1.4

Cơ sở khoa học của việc nhập nội các giống lan lai

15

1.1.5

Cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung

17

1.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium trên thế giới

1.2.2

21

Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới và ở Việt Nam


1.3.1

18

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium ở Việt Nam

1.3

18

25

Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới

25


iv
1.3.2

Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở
Việt Nam

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Vật liệu nghiên cứu


32
45
45

2.1.1

Giống

45

2.1.2

Giá thể

47

2.1.3

Phân bón lá

48

2.1.4

Các chất có khả năng điều tiết sinh trưởng

48

2.1.5


Chất có khả năng kích thích ra hoa

49

2.1.6

Các vật liệu khác

49

Nội dung nghiên cứu

49

2.2
2.2.1

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium phù hợp với khu vực đồng bằng Bắc Bộ

2.2.2

49

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm cho
các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn


2.2.3

49

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất
cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn

2.2.4

50

Nghiên cứu một số biện pháp điều khiển ra hoa cho các giống lan
lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được
tuyển chọn

2.3
2.3.1

Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm

50
50

Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển
chọn một số giống hoa lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,

2.3.2

Dendrobium, Oncidium.


51

Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm

52


v
2.3.3

Các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho
các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn.

2.3.4

54

Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra
hoa cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium được tuyển chọn

56

2.4

Các chỉ tiêu theo dõi

58


2.5

Các điều kiện, trang thiết bị áp dụng trong thí nghiệm

60

2.6

Xử lý số liệu

61

2.7

Địa điểm và thời gian thí nghiệm

61

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

62

3.1

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

3.1.1


Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn ươm

3.1.2

77

Một số đặc điểm thực vật học của các giống lan nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium

3.2

73

Điều tra nghiên cứu thành phần sâu, bệnh trên các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium

3.1.6

70

Nghiên cứu đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium

3.1.5

66

Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium


3.1.4

62

Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn sản xuất

3.1.3

62

81

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan lai nhập
nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển
chọn ở giai đoạn vườn ươm

87


vi
3.2.1

Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm

3.2.2

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của

các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm

3.2.3

90

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của các giống lan
được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm

3.2.4

87

94

Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả
năng sinh trưởng của các giống lan được tuyển chọn trong giai
đoạn vườn ươm

3.3

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan đã được
tuyển chọn ở giai đoạn vườn sản xuất

3.3.1

118

Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh
trưởng, phát triển của lan Den5 và On1.


3.4.3

117

Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa
và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.

3.4.2

112

Nghiên cứu một số kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống hoa lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn

3.4.1

106

Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và chất lượng hoa giống lan Cat6.

3.4

101

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
chất lượng hoa giống lan On1.

3.3.3


101

Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và chất lượng hoa giống lan Den5

3.3.2

98

122

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết
hợp che nilon đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan
Den5 và On1.

3.4.4

129

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra
hoa và chất lượng hoa giống lan Cat6

133


vii
3.4.5

Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho

các giống lan

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

136
138

Kết luận

138

Đề nghị

139

Các công trình đã công bố liên quan đến luận án

140

Tài liệu tham khảo

141


1

MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài

Hoa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hoa là một loại

sản phẩm đặc biệt, vừa mang giá trị kinh tế lại vừa mang giá trị tinh thần. Khi xã
hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày một được nâng cao thì nhu cầu
về hoa đòi hỏi ngày càng nhiều. Trong quá trình lịch sử phát triển, hoa - cây cảnh
luôn gắn liền với tình cảm con người, tập quán và bản sắc dân tộc.
Trong các loại hoa được trồng phổ biến, hoa lan được biết đến như một loài
hoa không chỉ ở vẻ đẹp, hương thơm, màu sắc đa dạng mà còn có giá trị kinh tế cao.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 35000 loài lan tự nhiên và 75000
giống lan do kết quả chọn lọc và lai tạo [33].
Trên thế giới, một số nước phát triển như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan,
Trung Quốc…đã và đang ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc nghiên
cứu và lai tạo ra những giống lan mới có hương thơm và màu sắc đa dạng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận
kinh tế đáng kể cho các nước này.
Việt Nam với khoảng 1003 loài phong lan hiện có [33], đây là nguồn tài
nguyên thực vật vô cùng phong phú phục vụ tốt cho công tác chọn tạo các giống
hoa lan mới. Tuy nhiên, hầu hết các loài lan này chỉ được khai thác và nuôi trồng
trong điều kiện tự nhiên, chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên năng suất,
chất lượng hoa không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Trong khi các giống lan nhập nội lại có các ưu điểm như sinh trưởng, phát triển
khỏe, sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt: hoa to, màu sắc đẹp, đa dạng, độ bền
hoa kéo dài và điều khiển ra hoa được vào các dịp lễ Tết, nên đã mang lại hiệu quả
cao cho người trồng lan.
Mặt khác, với điều kiện xã hội và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng nhiều
nguồn nguyên liệu sẵn có làm giá thể tốt cho cây lan sinh trưởng, phát triển. Việt
Nam có thể trở thành nước sản xuất hoa lan lớn trong khu vực, tập trung theo hai


2

hướng là sản xuất ở quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc nhập nội (lan
công nghiệp) và phát triển các loài lan bản địa. Bởi vậy bên cạnh việc khai thác các
nguồn gen quý, cần phải nhập nội và tuyển chọn những giống lan mới phù hợp với
yêu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.
Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loài lan đẹp được thị trường ưa
chuộng. Nó hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc đa dạng, hương thơm quyến rũ và
đặc biệt thu hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi độ bền của hoa. Tuy nhiên, thực tế
sản xuất những loài lan trên ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium rất phù hợp với khí hậu khu vực phía Nam do thời tiết
quanh năm ấm áp, cường độ ánh sáng lớn và độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây
sinh trưởng phát triển, còn khu vực phía Bắc điều kiện khí hậu không được thuận
lợi, do mùa hè nhiệt độ cao (33 - 380C), độ ẩm lớn và cường độ ánh sáng mạnh đã
ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, làm cây dễ bị cháy lá, tỷ lệ nhiễm
bệnh thối nhũn cao. Về mùa đông nhiệt độ lại quá thấp, cường độ ánh sáng yếu, thời
gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên cũng không thuận lợi cây cho sinh trưởng,
phát triển và ra hoa. Mặt khác, do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có
quy trình chăm sóc phù hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số
lượng và chất lượng hoa lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi
nhu cầu sử dụng các loài lan trên là rất cao. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này,
tạo điều kiện cho cây hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói
riêng phát triển có hiệu quả, đề tài đã tiến hành: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,
phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống hoa phong
lan nhập nội (Cattleya, Dendrobium, Oncidium) cho miền Bắc Việt Nam”.
2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1

Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống lan lai nhập

nội thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium nhằm tuyển chọn được những giống
lan lai mới có triển vọng, phù hợp với khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các vùng phụ
cận có điều kiện sinh thái tương tự.


3
- Xác định được ảnh hưởng của các điều kiện nuôi trồng và các yếu tố kỹ
thuật tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa của một số giống lan lai nhập nội
thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium, đề xuất được các biện pháp kỹ thuật
phù hợp, áp dụng có hiệu quả cho sản xuất góp phần phát triển nghề trồng lan ở
đồng bằng Bắc Bộ.
2.2

Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng thích nghi của các loài lan nhập nội thuộc 3 chi

Catlleya, Dendrobium và Oncidium (khả năng sống, khả năng sinh trưởng phát
triển) ở giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất, nhằm tuyển chọn một số giống lan
lai mới có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực đồng bắc Bắc Bộ.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng (giá thể, phân bón,
chế độ che sáng, điều khiển ra hoa) đến khả năng sinh trưởng phát triển của các loài
lan lai đã được tuyển chọn, nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đạt năng
suất chất lượng hoa cao cho các loài lan này.
3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1


Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về các chỉ

tiêu cơ bản cho một giống lan đạt năng suất chất lượng cao cũng như ảnh hưởng của
các điều kiện nuôi trồng (nhiệt độ, ánh sáng, giá thể, phân bón,...) đến sinh trưởng,
phát triển, sự hình thành hoa và chất lượng hoa của các giống lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu và sản xuất về cây hoa lan nói chung cũng như lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium nói riêng.
3.2

Ý nghĩa thực tiễn
- Đã giới thiệu được cho sản xuất 8 giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi

Cattleya, Dendrobium, Oncidium thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, có tính ổn định, sinh trưởng, phát triển tốt đáp ứng yêu cầu tuyển
chọn những giống lan mới cho sản xuất.


4
- Đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng làm tăng khả năng sinh
trưởng, phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa cho các giống lan tuyển chọn. Các biện pháp kỹ
thuật có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng cho sản xuất đại trà đem lại hiệu
quả thiết thực cho người trồng lan.


5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium

1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Trần Hợp [11], Koopowitz,- H [92] trong hệ
thống phân loại thực vật, cây hoa Lan (Orchidaceae) thuộc họ Phong Lan
(Orchidaceae), bộ Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Lilidae), lớp đơn tử diệp - một
lá mầm (Monocotyledone), thuộc ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín
(Mangoliophyta). Họ Lan là họ có số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc,
khoảng 25.000 - 35.000 loài phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần
cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia
[63], [64], [66], [72], [75], [114].
Chi Cattleya (Cát lan) gồm khoảng 65 loài nguyên thuỷ và vô số loài lai
trong cùng một giống hay với giống khác. Chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi, độ cao từ 600 - 1800 m. Năm 1818 được các nhà
thám hiểm mang về Anh Quốc và nhà thực vật học John Lindley lấy tên Cattleya để
vinh danh William Cattley, một nhà nông học đã thành công trong việc nuôi lan tại
Anh Quốc. Cattleya được gọi là nữ hoàng của các loài lan bởi vẻ đẹp đa dạng và
hương thơm quyến rũ. Hiện nay Cattleya đã và đang được gây trồng trên khắp thế
giới. Ở Việt Nam, Cattleya cũng là loài lan phổ biến, được người sản xuất và người
tiêu dùng rất ưa chuộng [46], [59].
Chi Dendrobium (lan Hoàng Thảo) là chi lớn nhất trong họ Lan, có khoảng
hơn 1.600 loài, phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia... đến Úc. Ở
Việt Nam ghi nhận được trên 200 loài lan Dendrobium, gần đây có thêm nhiều loài
được phát hiện và mô tả. Các loài lan Dendrobium có mặt ở nhiều vùng sinh thái
trong cả nước [94].
Chi Oncidium (Vũ Nữ) gồm khoảng 400 - 600 loài xuất xứ từ châu Mỹ và vùng

cận nhiệt đới. Chúng có thể được tìm thấy từ Florida đến Bahamas, ở quần đảo Caribê


6
hay phía nam Mexico, trung và nam Mỹ đến tận Argentina [122].
Về mặt kinh tế, Hiệp hội hoa lan Quốc tế đã thống kê, ở các nước xuất khẩu
lan lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ loại cây này
đạt vài trăm triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo tính toán của các hộ trồng lan,
với phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha đất trồng có thể cho thu
nhập 500 triệu- 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa
màu khác [53]. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất khẩu thì lợi nhuận thu được
còn tăng lên nhiều lần. Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều
giá trị khác. Nhiều loài lan còn dùng để tinh chiết tinh dầu phục vụ cho ngành mỹ
phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh. Với giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel
Orchids” thì lá được dùng làm rau, một món ăn quen thuộc của người Malaysia và
Indonesia. Một số loài thuộc chi Cattleya giả hành và lá được dùng làm trà, thuốc.
Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ
đồ trang sức,...[31]. Một số loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch
Hộc, Ngọc Vạn Vàng còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ,
giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [3]. Người dân
Philippin, Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để
đan rổ phục vụ cho sinh hoạt đời sống [31].
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
1.1.2.1 Rễ
Rễ lan Cattleya thuộc loại rễ chùm, có màu trắng khi còn non và chuyển sang
màu xanh xám khi trưởng thành, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ đâm sâu vào giá
thể cứng và bảo vệ rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá. Rễ lan Cattleya lớn hơn rễ lan
Hoàng Thảo (Dendrobium) và nhỏ hơn một số loài lan khác như lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis), lan Đai Châu (Rhynchostylis)... Rễ lan Cattleya mọc từ giả hành,
bám chặt vào giá thể, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh

mạnh, khả năng phát triển chiều dài rễ ở mức trung bình [25], [28].
Rễ lan Dendrobium cũng thuộc rễ chùm, được hình thành từ các đốt thân
chính (thân ngầm), rễ có khả năng tái sinh mạnh, hút nước và dinh dưỡng tốt, ngoài


7
ra chúng còn có khả năng quang hợp. Để phù hợp với các điều kiện sống khác nhau,
rễ lan Dendrobium có sự đa dạng về hình thái và cấu trúc. Các loài Dendrobium
sống hoại thì rễ có dạng búi nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn, hút chất dinh dưỡng từ
xác thực vật. Nhiều loài lại có rễ đan thành búi chằng chịt, đây là nơi thu gom mùn
của vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng [11], [24].
Rễ Oncidium thuộc loại rễ chùm, mọc ra từ giả hành. Rễ phát triển rất mạnh,
có nhiều rễ phụ. Rễ Oncidium có màu trắng sáng, nhỏ hơn so với rễ Dendrobium
hay Cattleya. Rễ có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh mạnh.
Nghiên cứu đặc điểm về rễ của các giống lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium cho thấy chúng có đặc điểm chung là hệ thống rễ chùm có khả năng phát
triển và tái sinh mạnh, do vậy trong sản xuất cần sử dụng các loại giá thể có độ
thoáng, độ xốp phù hợp mà vẫn đảm bảo giữ ẩm tốt.
1.1.2.2 Thân
Cattleya là loài phụ sinh, thuộc nhóm đa thân. Thân có giả hành cao trung
bình, tròn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu hẹp lại. Các giả hành hơi khít
nhau, lúc non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khô trở nên có màu trắng bạc.
Ở mỗi đỉnh của giả hành có 1-2 lá, không có bẹ lá [28].
Dendrobium là lan đa thân, thân dài được tạo bởi nhiều đốt, trên các đốt có
bẹ lá bao bọc và mỗi đốt có một mầm ngủ. Mầm ngủ có khả năng tái sinh thành một
cá thể mới. Các đốt thân cũng là nơi mọc ra các chồi hoa. Đốt thân Dendrobium rất
phong phú về hình dạng, hình trụ, hình trám, có múi hay dẹt, cong. Dendrobium
vừa có thân thật, vừa có giả hành. Giả hành chứa diệp lục, dự trữ nước và chất dinh
dưỡng, đa số có màu xanh bóng nên có thể quang hợp [24].
Oncidium cũng là loài lan đa thân, có thân là những giả hành to hoặc nhỏ,

phía trên có 1 lá hoặc 2 lá tùy giống. Phần lớn Oncidium có giả hành hình bầu dục,
xốp, một số lại nhỏ và cứng. Giả hành cũng đóng vai trò là nơi dự trữ nước và dinh
dưỡng cho cây. Mặt khác, giả hành có khả năng tái sinh mạnh, do vậy có thể nhân
giống Oncidium bằng phương pháp tách chiết [31].


8
1.1.2.3 Lá
Lan Cattleya có lá dày, to, màu xanh đậm, dai và bền, mọc ở đỉnh giả hành.
Tuổi thọ của lá khoảng từ 1,5 - 2 năm. Các giống khác nhau có kích thước lá khác
nhau. Căn cứ vào đặc điểm thân, lá, người ta chia lan Cattleya thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1 lá: Trên mỗi giả hành mang 1 lá duy nhất ở đỉnh. Giai đoạn nhỏ,
còn non có thể có 2 - 3 lá bao lấy giả hành. Khi cây lớn các lá bao khô và chết.
Nhóm Cattleya 1 lá thường có hoa to hơn nhưng số lượng ít hơn từ 1 - 6 hoa có môi
sặc sỡ, độ bền cao.
- Nhóm 2 lá: Trên mỗi giả hành mang 2 lá ở đỉnh, cá biệt có giả hành mang 3
lá. Nhóm này thường có nhiều hoa hơn (hoa chùm), tuy nhiên hoa nhỏ hơn, môi nhỏ
và dày hơn, độ bền hoa cũng kém hơn nhóm Cattleya 1 lá [28].
Dendrobium cũng như hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, có hệ
thống lá phát triển rất đầy đủ. Lá có nhiều hình thái khác nhau như mỏng mềm, dai
cứng, mọng nước..., có loại lá dẹt, lá dài hoặc hình trụ. Phiến lá thường có màu
xanh bóng, đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau (thường mặt dưới lá có màu xanh
đậm hay tía), mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sặc sỡ [11].
Lan Oncidium có 1 đến 3 lá mọc trên giả hành. Tuỳ theo giống có lá dày và
cứng như tai lừa (Onc. Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác. Lá có
màu xanh đậm hoặc nhạt, ngắn, to hoặc thuôn dài. Lá cũng có kích thước khác nhau
tuỳ giống, có thể ngắn vài cm đến 30 cm [60], [122].
1.1.2.4 Hoa
Hoa lan Cattleya có 3 cánh đài hầu như bằng nhau, và hai cánh bên luôn to
hơn cánh đài, có khi rất to. Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng lớn có mép cong về trên

che kín trụ, thuỳ giữa trải ra rộng lớn, mép nhăn hay gợn sóng, đôi khi không phân
biệt được 3 thuỳ rõ rệt. Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che. Bao
phấn gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, phấn khối có hình đĩa màu vàng,
mỗi cái có một vỉ phấn cong nhỏ. Môi lan Cattleya có màu sắc hết sức đa dạng và
mùi thơm quyến rũ. Tuy nhiên độ bền của lan Cattleya thường ngắn hơn nhiều loài
lan khác, từ 1 - 3 tuần tuỳ giống. Cuống hoa mọc ở đỉnh sinh trưởng (đầu mút của giả


9
hành, phía trong lá), mỗi giả hành chỉ có một cuống hoa. Mỗi cành hoa có 1 - 6 hoa
với nhóm 1 lá và 5 - 15 hoa với nhóm 2 lá. Hoa có khả năng đậu quả tốt [53].
Dendrobium có hoa mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa đơn. Các
chồi hoa có thể mọc trên các đốt thân mới hoặc cũ. Vị trí của hoa trên thân cũng
biến đổi, có thể từ các nách lá hay từ các mắt ngủ trên thân gần ngọn, cũng có thể
trên ngọn cây. Hoa có thể rủ xuống hay thẳng đứng. Hoa Dendrobium có dạng
chùm, bông hay chuỳ mang nhiều hoa dày đặc. Dendrobium có số lượng cành hoa
nhiều hơn bất kỳ loại lan nào khác. Một thân có thể có từ 1 - 4 cành hoa, mỗi cành
mang từ 5 - 16 hoa tuỳ giống, độ tuổi của cây và điều kiện chăm sóc. Bên trong hoa
có cột nhị, nhuỵ nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái (đầu
nhụy ở mặt trước), hốc phấn lõm lại, mang khối phấn thường song song với bao
phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do tinh bột, sáp
và chất sừng cấu thành. Hoa có khả năng đậu quả rất cao. Màu sắc của hoa rất
phong phú và độ bền dài, trung bình từ 1 - 2 tháng [31].

Cattleya
Dendrobium
Oncidium
Hình 1.1. Hình ảnh chung về cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
(Nguồn: Internet)



10
Các giống lan Oncidium có hình dạng hoa gần giống nhau nhưng có màu sắc,
kích thước và một vài đặc điểm nhỏ khác nhau. Hầu hết hoa Oncidium có màu vàng
hay màu nâu, một vài loài có màu đỏ hoặc nâu sẫm. Độ dài cành hoa có những
giống dài 50 - 60 cm như Onc. falcipetalum, Onc. carthagenense, Onc. divaricatum
v.v… và cũng có những giống cành hoa ngắn như Onc. cheirophorum. Oncidium
thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hè, cũng có những cây nở vào mùa thu. Mỗi
giò mang từ 30 đến 100 hoa và có nhiều giống hoa lớn đến 4 - 5 cm [60], [122].
1.1.2.5 Quả
Quả lan nói chung và 3 loài lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng
thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. Có dạng từ quả cải dài đến
dạng hình trụ ngắn, phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với
nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài khi quả chín nứt theo 1 - 2 khía dọc,
thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát [2].
1.1.2.6 Hạt
Hạt lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium rất nhiều, nhỏ li ti, khối lượng toàn
bộ hạt trong một quả chỉ bằng một phần mười đến một phần nghìn milligram. Hạt
có màu trắng khi còn non và màu nâu vàng khi chín. Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối
chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí và không chứa
dinh dưỡng, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín. Hạt lan rất khó nảy mầm trong điều kiện
tự nhiên nhưng nảy mầm tốt trong môi trường nhân tạo (môi trường invitro). Tuy
nhiên, loài lan vẫn sinh sôi và phát triển vì có một số hạt đã gặp được loài nấm cộng
sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây lan con lớn dần đến khi bộ rễ và lá phát triển
để có thể tự nuôi sống bản thân chúng [33].
1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium yêu cầu một số điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, giá thể trồng, dinh dưỡng... phù hợp để sinh trưởng,
phát triển. Việc nắm vững những yêu cầu điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp người trồng
lan có cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất lan trong điều

kiện cụ thể của từng vùng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất


11
1.1.3.1 Nhiệt độ
Cattleya là giống lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới, đặc biệt
đây là giống rất thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam, với một
biên độ rất rộng. Chính vì thế nó được trồng và phát triển rất mạnh ở tất cả các nơi,
các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc và ngay cả trên vùng cao nguyên, tuy nhiên
cách trồng có khác nhau. Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ
lý tưởng cho Cattleya là 210C vào ban ngày và 160C vào ban đêm, vùng thích hợp
cho loài này là vùng Bảo Lộc. Mặt khác, lan Cattleya vẫn tăng trưởng và có thể
phát triển ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lý tưởng 180C vào ban ngày và 150C vào ban
đêm, đó là nhiệt độ bình thường của các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, lan Cattleya cũng
phát triển tốt ở những vùng khí hậu của mùa đông với nhiệt độ 130C vào ban ngày
và 100C vào ban đêm, đó là nhiệt độ của các tỉnh phía Bắc. Do đó có thể nói rằng
Cattleya có thể trồng và ra hoa khắp nơi ở nước ta. Tuy nhiên, ở vùng lạnh mát nên
trồng loài Cattleya sophro và loài Cattleya sophrolaelio thì sự ra hoa của các loài
này đều đặn hơn. Điều này là do các giống lan Cattleya được xuất phát từ 2 nguồn,
một nguồn từ vùng khí hậu nóng ẩm của Brazin và một nguồn từ vùng đồi núi cao
nguyên ở Columbia và Mexico [60].
Lan Dendrobium thuộc loại cây ưa nóng. Phần lớn các loài lan trong chi này
thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 10 - 160C và ban ngày vào khoảng 21 320C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa của Dendrobium. Ví như Dendrobium
nobile không ra hoa ở nhiệt độ thường mà chỉ tăng trưởng, nhưng chúng sẽ ra hoa
khi nhiệt độ giảm xuống 130C hoặc thấp hơn. Lan Bạch Câu (Dendrobium
crumenatum) đòi hỏi giảm nhiệt độ khoảng 5 - 60C trong vài giờ thì 9 ngày sau chúng
sẽ ra hoa đồng loạt ở 18,50C [76].
Nhiệt độ lý tưởng cho Oncidium là trung bình hay ấm khoảng 24 - 300C ban
ngày và 13 - 160C vào ban đêm. Tuy nhiên Oncidium có thể chịu được nhiệt độ xuống
khoảng 100C ban ngày và 380C trong một vài giờ, nhưng kéo dài sẽ không ra hoa. Ở

nhiệt độ cao hơn cần tăng độ ẩm và gió [122].
1.1.3.2 Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát


12
triển của cây lan. Đa số các loài lan thích hợp với mức ẩm độ tương đối tối thiểu
70%. Khi đề cập đến ẩm độ đối với hoa lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium người
ta thường quan tâm tới 3 loại ẩm độ là ẩm độ vùng, ẩm độ vườn và ẩm độ của chậu
trồng lan. Trong quá trình trồng lan sẽ căn cứ vào từng loại ẩm độ để điều chỉnh. Nếu
ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu cũng cao, không
cần tưới nước. Nếu ẩm độ của vùng thấp thì nên tăng cường tưới nước [19].
Cattleya có giả hành mập, có khả năng dự trữ nước rất lớn. Do đó tưới
nước thường xuyên sẽ làm cây yếu, không phát triển, đôi khi làm cây chết do
thối rễ [30].
Lan Dendobium thuộc loại ưa nước trung bình, chúng cần ẩm liên tục song
không chịu được úng ngập hoặc ẩm độ quá cao. Ban ngày cây cần độ ẩm 40 - 60%, ban
đêm độ ẩm thích hợp từ 60 - 90%. Đối với sản xuất lan Dendrobium ở quy mô công
nghiệp cần chọn vùng có ẩm độ thích hợp, xây dựng nhà nuôi trồng tốt và đặc biệt phải
biết chọn chậu, loại giá thể phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây [28].
Lan Oncidium thích hợp với ẩm độ trung bình, cần được tưới nước thường
xuyên nhưng không chịu được úng ngập trong thời gian dài. Những giống lá dày và
cứng không cần tưới thường xuyên như những giống có lá mỏng và mềm [122].
1.1.3.3 Ánh sáng
Sự che sáng đối với loài lan Cattleya thay đổi khác nhau tùy loài. Tuy nhiên ở
mức độ che 50% cường độ ánh sáng (khoảng 12.000 - 20.000 1ux) có thể áp dụng cho
nhiều loài lan Cattleya cần ánh sáng tán xạ [37]. Trong giàn lan không treo các chậu sát
vào nhau, phải có một khoảng cách từ 15 - 20cm [52]. Nếu không có giàn che, lan
Cattleya cũng có thể trồng trực tiếp ngoài ánh sáng với điều kiện là các cây được trồng
từ nhỏ ở các chậu phải đặt sát vào nhau và tiểu khí hậu nơi đó phải mát và ẩm. Lan

Cattleya được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho màu hoa đậm, cánh hoa
dày, cứng, hoa to. Ngược lại, trồng ở nơi có ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa, khi ra
hoa thường bị gục xuống, màu nhạt. Ánh sáng quá mạnh cây còi cọc, ra hoa bé và hay
bị khuyết tật [54]. Ngoài ra, Cattleya còn có đặc tính là rất nhạy cảm với ánh sáng về
ban đêm, dù cường độ rất yếu cũng làm cho cây không ra hoa [1].
Dendrobium là loài ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp
hay khuyếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho chi lan này là 60 - 70%, độ che sáng 30%


13
với cây ở tầng thấp và 40% với cây ở tầng trên, tương ứng với cường độ ánh sáng từ
15.000 - 30.000lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium [28].
Oncidium phát triển tốt trong cường độ ánh sáng vừa phải. Cường độ ánh
sáng thích hợp cho Oncidium từ 15.000 - 20.000 lux. Những giống lá to và dày cần
nhiều ánh sáng hơn là những giống lá mỏng và mềm. Do cần ít ánh nắng nên
Oncidium có thể trồng dưới ánh đèn được [122].
Từ nhu cầu ánh sáng của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy
trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ, để phát triển sản xuất các loài lan này
cần có các biện pháp điều khiển ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu của mỗi loài lan
để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
đối với người trồng lan.
1.1.3.4 Giá thể
Giá thể (chất nền) bao gồm tất cả các loại vật liệu bao quanh bộ rễ cây trồng.
Các loại giá thể khác nhau có ưu, nhược điểm khác nhau nên tuỳ theo loại lan, tuổi
cây và mục đích trồng mà chọn loại giá thể thích hợp [113].
Giá thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của lan Cattleya, tùy theo
vùng trồng, mùa vụ và tuổi cây mà có thể sử dụng các loại giá thể khác nhau. Có thể
dùng than củi, gạch vụn, xơ dừa, đá vụn, dung nham để trồng Cattleya. Ở Đà Lạt,
người ta thường dùng dớn làm giá thể trồng lan Cattleya [4].
Lan Dendrobium ưa giá thể giữ ẩm tốt nhưng có độ thông thoáng nhất định.

Nhìn chung Dendrobium thích hợp với nhiều loại giá thể như than hoa, xơ dừa, gỗ
mục, sỏi nhẹ, ngói non... Đây là những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên việc lựa
chọn giá thể hoặc phối hợp các loại giá thể với nhau để phù hợp với từng loài, từng
giai đoạn phát triển của cây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất [28].
Lan Oncidium thích hợp với các loại giá thể nhẹ, có khả năng thoát nước tốt.
Loại giá thể thường dùng như đá vụn dung nham, than hoa, đặc biệt là vỏ cây khô.
Dùng vỏ cây loại nhỏ cho các giống có rễ nhỏ và những giống có rễ lớn dùng vỏ cây
loại trung bình. Những loại lá dày, cứng như Oncidium Mule ears hay Oncidium
ampliatum v.v... có thể cột vào những miếng vỏ cây được [65].


14
1.1.3.5 Dinh dưỡng
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ cao, vì vậy bón phân
cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất bằng cách phun qua lá. Phân bón
cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần
và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. Nguyên tắc chung
là thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần hàm lượng đạm cao, hàm lượng lân và hàm
lượng kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp, khi nở hoa, lan cần
kali cao, lân và đạm thấp hơn [52], [108]. Có thể dùng phân vô cơ và hữu cơ hỗn
hợp loãng sẽ cho kết quả tốt cho sự sinh trưởng. Trước mùa ngừng sinh trưởng một
tháng, trong suốt một tháng bón cho lan loại phân 10:20:30 hoặc 6:30:30 để tạo sự
cứng cáp cho cây trước khi cây vào mùa nghỉ [108].
Theo Minh Trí, Xuân Giao [40], lan rất mẫn cảm với việc thiếu hoặc thừa
các yếu tố dinh dưỡng. Các triệu chứng về bệnh sinh lý khi thừa hoặc thiếu yếu tố
dinh dưỡng nào đó thường biểu hiện khá rõ.
Các loài lan Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện
các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới, chính vì
thế việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của
cây lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa của loài lan này (trừ một số loài ít ra hoa

theo mùa) [31].
Lan Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn mùa đông vì mùa hè
cây tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều
hoa và hoa to hơn. Có thể dùng các loại phân có hàm lượng đạm cao để bón quanh
năm và phân có hàm lượng lân, kali cao để kích thích ra hoa. Dùng phân theo liều
lượng của nhà sản xuất để tưới cây mỗi tuần. Nếu dùng quá nhiều thì dễ bị cháy lá và
cháy rễ cây [60].
Oncidium là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, có thể dùng phân bón dưới
nhiều dạng khác nhau. Phân bò khô vò thành từng viên đặt trên bề mặt giá thể rất
hữu hiệu cho việc hấp thu của cây qua quá trình tưới nước hàng ngày. Các loại phân
vô cơ thường được pha với nước theo nồng độ khuyến cáo để tưới trong suốt mùa
sinh trưởng. Để đảm bảo cành hoa dài với số lượng hoa nhiều có thể bón các loại


15
phân có nồng độ kali cao. Một tháng trước khi vào mùa nghỉ có thể bón loại phân
10-20-30 hoặc 6-30-30 để nâng cao sức chịu đựng của cây [122].
Qua nghiên cứu đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh đối với các giống
lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy điều kiện khí hậu của Việt Nam hoàn
toàn có thể nuôi trồng các loài lan này, đặc biệt ở các tỉnh khu vực phía Nam. Tuy
nhiên, các tỉnh phía Bắc do có mùa đông lạnh nên cây sinh trưởng, phát triển kém.
Để phát triển các giống lan này, trong sản xuất cần đặc biệt chú trọng việc sử dụng
giá thể, phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, chất kích thích ra hoa và các biện pháp
điều khiển hoa nở vào các dịp lễ, Tết.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc nhập nội các giống lan lai
- Trong những thập kỷ gần đây, các thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát
triển nhảy vọt của công nghệ sinh học được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh
vực nông nghiệp. Trong đó có chọn tạo, sản xuất, xuất nhập khẩu các giống hoa lan
với quy mô lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc sản xuất hoa lan như Thái
Lan, Đài Loan,…[32].

- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý rất gần Thái Lan, phù hợp
với việc sản xuất hoa lan, trong đó có các chi Cattleya, Dendrobium và Oncidium. Ở
Việt Nam, những giống lan bản địa thường sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại,… song hoa thường nhỏ, màu sắc kém đa dạng,
chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế đó, việc nhập
nội những giống lan lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng hoa
cao, màu sắc đẹp, đa dạng, có hương thơm … là một yêu cầu cấp thiết.
* Nguồn gốc các giống lan nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium của đề tài được thu thập từ Thái Lan thuộc chương trình Hợp tác khoa
học công nghệ song phương Việt Nam - Thái Lan theo Nghị định thư năm 2003.
- Với 16.780 cây lan lai trong bình nuôi cấy và 2.000 cây 8 tháng tuổi thuộc
tỉnh Chonburi gần thủ đô Bangkok Thái Lan. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm đánh
giá sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa. Đồng thời, triển khai các thí nghiệm nhằm
nâng cao năng suất chất lượng những giống lan này.


16
* Công tác tuyển chọn các giống lan lai thuộc chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium ở Thái Lan dựa trên tiêu chí cụ thể ở các giai đoạn như sau [26]:
+ Giai đoạn sau ống nghiệm
Chiều

Số

cao

nhánh/cây

(cm)


(nhánh)

5,0 - 6,0

1,0

Lan Dendrobium 6,0 - 7,5
Lan Oncidium

Tên giống
Lan Cattleya

6,0 - 6,5

Chiều

Chiều

Số

dài lá

rộng lá

rễ/cây

(cm)

(cm)


(rễ)

2,0 - 2,5

4,5 - 5,5

0,8 - 0,9

3,0 - 4,0

1,0

2,5 - 3,5

5,5 - 6,0

0,6 - 0,7

4,0 - 5,0

1,0

3,0 - 3,5

5,5 - 6,0

0,5 - 0,6

5,0 - 6,0


Số lá/cây
(lá)

+ Giai đoạn xuất vườn ươm
Chiều cao

Số

(cm)

nhánh/cây

Tên giống

(nhánh)

Số lá/cây

Chiều dài lá

(lá)

(cm)

Chiều
rộng lá
(cm)

Lan Cattleya


13,0 - 15,0

2,0 - 3,0

3,0 - 4,0

8,0 - 9,5

3,0

Lan Dendrobium

18,0 - 20,0

2,0 - 3,0

8,0 - 10,0

10,0 - 12,0

2,0 - 2,5

Lan Oncidium

13,0 - 16,0

3,0 - 3,5

4,0 - 5,0


10,0 - 13,0

1,0 - 1,5

+ Giai đoạn thuần thục (36 tháng tuổi đối với lan Cattleya, 24 tháng tuổi đối với lan
Dendrobium và lan Oncidium)
Chiều
Tên giống

cao
(cm)

Lan Cattleya
Lan
Dendrobium
Lan Oncidium

> 30,0
> 35,0

Đường
kính
thân
(cm)
1,5 2,0
1,5 2,0

30,0 -

2,5 -


35,0

3,5

Số

Số

Chiều

nhánh/cây lá/cây dài lá
(nhánh)

7,0 - 10,0
5,0 - 6,0
4,0 - 4,5

(lá)

(cm)

Chiều

Tỷ

rộng

lệ ra




hoa

(cm)

(%)

7,0 -

18,0 -

2,5 -

>

10,0

20,0

4,5

30,0

20,0 -

14,0 -

3,0 -


>

25,0

15,0

4,0

60,0

10,0 -

26,0 -

2,0 -

>

15,0

30,0

3,0

50,0

Độ
bền
tự
nhiên

(ngày)
> 12,0
> 35,0
> 25,0


17
* Điều kiện khí hậu vùng Chonburi, Thái Lan [26]:
Chonburi nằm trong vùng đồng bằng màu mỡ giáp thủ đô Bangkok của Thái
Lan. Khí hậu nóng ẩm với nền nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,8 - 32,60C,
số ngày mưa trong năm tương ứng 120 ngày với lượng mưa > 1.300 mm (Theo
nguồn trích từ Cục khí tượng Thái Lan, 2005).
Trên cơ sở của việc nhập nội các giống lan lai, đặc biệt là qua nghiên cứu về
đặc điểm khí hậu của khu vực cung cấp giống, chúng tôi nhận thấy khu vực đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam có điều kiện khí hậu khá giống với khu vực Chonburi của
Thái Lan nên hoàn toàn có cơ sở để nhập nội và phát triển những giống lan thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
1.1.5 Cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung
Garner và Allard (1920) [78] đã phát hiện ra hiện tượng quang chu kỳ ở
thực vật nhờ sự kiểm soát khả năng ra hoa của cây Thuốc lá. Cây muốn phát
triển bình thường thì cần có tỷ lệ về thời gian chiếu sáng ban ngày và thời gian
tối ban đêm nhất định gọi là quang chu kỳ. Tuy nhiên, chỉ cần tác động quang
chu kỳ thích hợp trong một quãng thời gian nhất định trong chu kỳ sống của cây
thì nó vẫn ra hoa kết quả bình thường mà không cần tác động quang chu kỳ ấy
trong suốt chu kỳ sống của nó.
Theo tính cảm ứng quang chu kỳ của cây mà người ta chia thực vật thành
nhóm cây ngày dài (từ 12 - 14 giờ/ngày), nhóm cây ngày ngắn (9 - 12 giờ/ngày),
nhóm cây trung tính.
Ngoài độ dài chiếu sáng, chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến giai
đoạn này. Ánh sáng có bước sóng dài (ánh sáng đỏ) thúc đẩy sự phát triển của cây

ngày dài và làm chậm sự phát triển của cây ngày ngắn.
Thực vật thường phản ứng với các thay đổi nhiệt độ và quang chu kỳ, vì thế
trong tự nhiên điều kiện môi trường chính là yếu tố kiểm soát lên sự ra hoa tự nhiên
của chúng. Những cây chịu ảnh hưởng của quang chu kỳ thường được xếp vào
nhóm chịu đáp ứng bởi độ chiếu sáng trong ngày, hoặc đáp ứng với độ dài đêm.
Các nhà nghiên cứu đã phân lập được một sắc tố nhạy cảm ánh sáng trong


18
thực vật được gọi là Phytochrom. Phytochrom là một protein được tìm thấy trong
nhân tế bào chất của tế bào thực vật với nồng độ rất nhỏ. Phytochrom thường hiện
diện dưới hai dạng: một dạng hấp thu ánh sáng đỏ (Pr) và một dạng hấp thu ánh
sáng đỏ đậm (Pfr). Khi Pr hấp thu ánh sáng đỏ, chúng nhanh chóng chuyển thành
Pfr và ngược lại sự hấp thu ánh sáng đỏ đậm bởi Pfr nhanh chóng đổi thành Pr.
Dạng Pr là dạng bền vững hơn, trong tối một số Pfr trở lại dạng Pr và một số bị tiêu
hủy bởi enzym. Vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn điện thường chứa nhiều ánh
sáng đỏ hơn ánh sáng đỏ đậm nên phần lớn Pr trong ngày sẽ biến đổi thành Pfr. Tuy
nhiên, ban đêm Pfr chuyển thành Pr hay bị enzym tiêu hủy đi. Tỷ lệ Pfr/Pr là dấu
hiệu cho cây nhận ra ngày hay đêm. Nếu hầu hết sắc tố là dạng Pfr thì là ngày, nếu
tỷ lệ trên giảm đi thì là đêm.
Việc xử lý ánh sáng cũng là biện pháp có hiệu quả nhằm điều khiển sự phát
triển của cây trồng và có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian sinh trưởng. Điều đó có
ý nghĩa trong việc nhập nội giống cũng như trong điều khiển ra hoa.
Lan Dendrobium, Oncidium là cây ngày dài, chúng sinh trưởng, phát triển tốt
ở cường độ ánh sáng 15.000 - 30.000 lux và ra hoa tốt khi thời gian chiếu sáng
trong ngày đạt >12h [28], [122]. Trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, cường độ ánh sáng yếu, thường chỉ đạt 6.000 - 8.000 lux và thời gian chiếu
sáng trong ngày chỉ đạt 10 - 11h nên không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển và
ra hoa của các loài lan này. Do vậy trong sản xuất cần chiếu sáng bổ sung cho cây
để kéo dài thời gian tiếp nhận ánh sáng liên tục trong ngày nhằm giúp cây phân hóa

mầm hoa và ra hoa, đặc biệt vào các dịp lễ Tết.
1.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới
Trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản xuất
và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan được trồng để xuất
khẩu, 50% còn lại tiêu thụ trong nước. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới 31,6 triệu


19
cây con. Trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm 5% trong
số các giống hoa lan cắt cành [50]. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan
đã thu được hơn 30 triệu USD từ phong lan [47]. Năm 2009, trị giá lan xuất khẩu
Thái Lan là 79,8 triệu USD. Hoa lan Thái xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan
Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất
xứ từ Thái Lan. Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số hoa lan cắt cành và 51,4 %
tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan [100]. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu
hoa lan của Thái Lan Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản hiện đang là thị
trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thái Lan, tiếp theo
là Liên minh châu Âu và Mỹ (40%). Mặc dù là cường quốc xuất khẩu hoa lan,
nhưng năm 2009 Thái Lan vẫn phải nhập từ 0,9 - 1 triệu USD tổng giá trị hoa lan
cắt cành và lan cây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay Thái Lan có
khoảng hơn 1000 loại lan bao gồm các giống lan thuần và lan lai [48].
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích
trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng mộ và
trở thành nơi sản xuất lan Hồ điệp chủ yếu trên toàn cầu [100]. Những năm gần đây,

Đài Loan cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị kinh tế cao như
Cattleya, Dendrobium, Oncidium với chất lượng hoa thương phẩm tốt đã được tiêu
thụ khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chính của sự thành công là do Đài Loan đã
thành lập được một hệ thống lai tạo giống lan mới hàng đầu thế giới.
Năm 1987 Singapore bắt đầu nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn,
các trang trại trồng hoa lan đã không ngừng được mở rộng. Năm 1993 Singapore đã
xuất khẩu 3,8 triệu cành đến châu Âu và một số lượng lớn đến thị trường Nhật.
Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37 triệu USD, chiếm
12% thị trường phong lan trên thế giới [12]. Thời điểm hiện tại Singapore đang tập
trung sản xuất hai loại lan cắt cành chính là Dendrobium và Oncidium [47].
Trung Quốc là nước có truyền thống chơi lan lâu đời. Hiện Trung Quốc là
nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm
chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến


×