Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.82 KB, 21 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐÊ
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua các kĩ năng: Nghenói- đọc viết. Đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học,
nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc.
Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư
tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã đã
được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người sẽ không tiếp thu nền
văn hóa loài người, và cũng không thể sống một cuộc sống đúng nghĩa. Tác phẩm
văn học chân chính với lối viết thực, sống động, với bút pháp sắc sảo, linh hoạt mở
ra được nhiều chiều về đời sống xã hội phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc
sẽ khiến người đọc tìm hiểu xong trở nên tốt hơn, sống độ lượng, vị tha, giàu lòng
nhân ái hơn. Đọc diễn cảm còn giúp người đọc và người nghe dễ rung động và cảm
nhận được cái hay cái đẹp của con người, của đất nước và của cuộc sống trong tác
phẩm.. Từ đó khiến người đọc, người nghe thêm yêu con người, yêu quê hương đất
nước và yêu cuộc sống hơn.
Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt có
hiệu quả ở Tiểu học trong những năm gần đây đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ
quản lí giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy coi đây là khâu đột phá. Đổi mới
phương pháp dạy học là giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo; rèn thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến
thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; có niềm vui
hứng thú trong học tập. Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm ra con
đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao.Với cách nhìn từ phương pháp
mới, giáo viên có thể thực hiện việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và
môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui
bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe,
1


nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn
luyện thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động


ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt
động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là phân môn
của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học.Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc
biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho
học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinhTiểu học đồng
thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết
của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần,
từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã
hội. Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện
tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu
nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để
tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc
diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những
thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh đọc còn ngọng rất nhiều, chưa biết cách
đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc
đúng, đọc trơn, đọc to, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất ít. Một số
giáo viên chưa thực sự quan tâm đến rèn đọc diễn cảm cho học sinh, phương pháp
cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan
tâm.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn,
phải tiến hành song song với việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh. Hiện nay, học sinh đã có điều kiện thuận lợi cho việc rèn đọc: chương trình
sách giáo khoa phù hợp với nhận thức của học sinh, sự sắp xếp các bài đọc lôgic,
chặt chẽ, sự quan tâm của thầy cô, bạn bè và gia đình,…song việc rèn đọc của học
2


sinh không đồng đều. Một số học sinh tiếp thu tốt thì chỉ cần nghe giáo viên đọc và

hướng dẫn cách đọc là các em có thể đọc được một bài văn hay hoặc một bài thơ
theo đúng yêu cầu. Nhưng bên cạnh đó có học sinh khả năng còn hạn chế do học
sinh phát âm chưa chuẩn hoặc do bản thân học sinh chưa tự cố gắng tích cực rèn
đọc, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc và còn xem nhẹ môn Tập đọc
nhất là hoạt động đọc.
Là một giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 5, tôi tự thấy trách nhiệm
của mình là phải cố gắng tìm tòi, học hỏi, nâng cao chất lượng dạy học các môn
học nói chung và môn Tập đọc nói riêng nhằm bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh
một tâm hồn đẹp, một nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam. Với lí do
như đã trình bày, tôi chọn đề tài: “ Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” hy vọng
giúp học sinh học tập ngày một tốt hơn môn Tập đọc cũng như các môn khác.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Phần I: Thực trạng của vấn đề:
3


Qua nhiều năm công tác giảng dạy và dự giờ tôi gặp nhiều học sinh đọc rất
tốt. Bên cạnh còn một số học sinh chưa thể hiện đúng giọng, ngắt nghỉ sai ở những
câu dài, chưa đọc đúng nhip điệu bài thơ. Vậy nguyên nhân do đâu? Giáo viên hay
học sinh? Theo tôi là cả hai. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì học sinh sẽ đọc tốt,
bên cạnh còn sự tự rèn luyện của các em ngoài giờ chính khóa, còn có sự quan tâm
của các bậc phụ huynh.
* Về phía giáo viên:
Một bộ phận nhỏ trong giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến rèn đọc
diễn cảm cho học sinh, giáo viên chưa dự tính đến chỗ học sinh hay ngắt giọng sai
để xác định điểm cần ngắt giọng (Tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc trong khi
giảng dạy ngắt giọng), chưa thực sự có những biện pháp tích cực, thích hợp với
từng đối tượng học sinh để khơi dậy hứng thú, khả năng đọc diễn cảm của học sinh.
Từ đó chưa nâng cao được chất lượng đọc diễn cảm.

Năng lực đọc diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế.
* Về phía học sinh:
- Đa số các em đọc qua phần đọc diễn cảm còn yếu, kết quả đọc của các em
chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc nhất là cho việc cảm thụ cái
hay, cái đẹp trong văn học và đối với học sinh giỏi để chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp
trường, cấp huyện , cấp tỉnh. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội
tri thức, tư tưởng chứa đựng trong văn bản được đọc.
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy
đơn giản trực quan nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc
diễn cảm chưa cao.
- Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh nhất là học sinh vùng
nông thôn còn hạn chế. Đa số các em là con trong những gia đình có bố mẹ làm
nghề nông thuần tuý nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo cho
con em mình đọc còn rất ít. Nguồn sách cung cấp chủ yếu cho các em là thư viện
4


trường học. Hơn nữa có ít thời gian để các em đọc sách, và cũng phần lớn chưa có
thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm
văn học.
- Một số em có chất giọng kém cũng dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm bị hạn
chế.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kỹ thuật
đọc còn chưa tốt. Số em đọc ngọng các âm r/g: tr/ch do ảnh hưởng của phương ngữ
vẫn còn.
- Nội dung chương trình đa dạng có nhiều loại văn bản nên phần đọc diễn
cảm của học sinh gặp khó khăn.
Ví dụ với những tác phẩm có lời hội thoại, nhiều nhân vật, học sinh rất khó
trong cách chuyển giọng, chưa nhấn mạnh ở một số từ ngữ gợi hình, gợi tả, với thơ

thì nhịp điệu của bài thơ.
- Các em thường ngắt nhịp chưa đúng- đọc chưa thể hiện được tình cảm của
người đọc. Những câu dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp học sinh thường mắc lỗi
ngắt giọng. Với bài kể chuyện ít học sinh phân biệt giọng của nhân vật, đọc tốc độ
bình bình đều đều, không nhấn mạnh một số từ hoặc ngừng nghỉ sau dấu chấm
xuống dòng. Chính vì vậy sai chỗ ngắt giọng phản ánh cách hiểu sai nghĩa hoặc
cách đọc không để ý đến nghĩa.
- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là một yếu
tố làm ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh.
Ngay từ khi được phân công và giảng dạy lớp 5A- Trường Tiểu học Tân Lập
trong năm học 2014- 2015, tôi tiến hành điều tra cụ thể về tình hình lớp, khả năng
đọc của từng em trong lớp như sau:

Lớp

Tổng

Số em đọc diễn

Số em đọc lưu loát và

Số em đọc chưa

số

cảm tốt

chưa diễn cảm

lưu loát, chưa diễn


5


HS
5A

28

cảm
SL
3

%
10,7

SL
13

%
46,4

SL
12

%
42,9

Như vậy với 12/28 em đọc còn hạn chế và vấp nhiều đã nảy sinh một khó
khăn. Các em đọc chưa lưu loát thì càng không thể đọc diễn cảm được.

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy sở dĩ các em chưa thể đọc lưu loát văn bản là do
các nguyên nhân sau:
1. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên chưa hiểu hết nghĩa của từ trong
văn bản dẫn đến ngắt, nghỉ không đúng và đọc lặp từ hoặc vấp nhiều.
2. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng môn học chưa đúng nên chưa có
ý thức tự rèn luyện.
Đối với các em đã đọc tương đối lưu loát các văn bản nhưng chưa biết đọc
diễn cảm, tôi nhận thấy nguyên nhân là do:
1. Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài đọc.
2. Điều kiện để bộc lộ năng lực của học sinh còn ít nên chưa phát huy hết khả
năng của mình.
Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
Sau khi khảo sát và tìm ra được nguyên nhân vì sao chất lượng đọc của học
sinh trong lớp còn nhiều hạn chế như vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng,
khắc phục từng mặt nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh của lớp 5A do tôi
chủ nhiệm năm học 2014- 2015 với các biện pháp như sau:
1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Những hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụng
là:
* Giới thiệu bài hấp dẫn:

6


Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ
tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu . Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu
bài, mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu bài khác nhau:
Giới thiệu bài bằng lời nói một cách hấp dẫn kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng
trực quan như tranh ảnh, băng đĩa,...
Ví dụ: Khi dạy bài “ Kì diệu rừng xanh” của Nguyễn Phan Hách ( Tiếng việt

5, tập 1) tôi cho học sinh xem phim về rừng và gợi cho học sinh tưởng tượng mình
đang lạc vào một khu rừng thần bí như trong truyện cổ tích; hình ảnh thoát ẩn, thoát
hiện của muôn thú; hình ảnh thơ mộng của khu rừng... Từ đó học sinh say mê với
bài tập đọc và tìm hiểu nội dung của bài .
2. Luyện đọc đúng.
Vấn đề đọc đúng đối với học sinh là đặc biệt quan trọng và muốn đọc được
diễn cảm các bài văn, bài thơ trước hết học sinh phải đọc lưu loát bài văn, bài thơ
đó. Vì vậy, trong thời gian của một tiết Tập đọc để học sinh đọc diễn cảm tốt cần
phải phân chia thời gian dành cho luyện đọc và tìm hiểu bài một cách hợp lý để
tránh sa vào giảng văn mà cùng tránh tình trạng chỉ luyện đọc mà không tìm hiểu
được nội dung, nghệ thuật của bài dẫn tới không diễn tả hết được cảm xúc của tác
phẩm đó. Do đó, tôi luôn dành thời gian hợp lý cho học sinh luyện đọc đúng.
Thông thường học sinh hay đọc sai những từ hoặc cụm từ mà các em chưa
hiểu đúng nghĩa của nó trong bài văn. Tuy nhiên, cũng có nhiều từ, cụm từ do được
đặt trong một câu dài, hoặc do sự thay đổi của phụ âm đầu, của vần mà nếu phát âm
nhanh hoặc chuẩn bị tâm thế không kỹ sẽ dễ đọc sai, đọc thầm.
Vì vậy, công việc đầu tiên của việc luyện đọc đúng là tìm ra những từ ngữ
mà các em dễ sai nhất để luyện đọc. Việc làm này, nhìn qua chỉ chẳng có gì đặc
biệt thậm chí có giáo viên còn có thể bỏ qua vì cho rằng nó chỉ quan trọng với học
sinh lớp dưới, còn ở lớp 5 học sinh đã thành kỹ năng rồi. Thực ra, việc luyện đọc
đúng lại có một ý nghĩa quan trọng. Thông qua luyện đọc từ tôi có thể giúp học
7


sinh củng cố về nghĩa, về cách đọc từ đúng, từ đó tìm ra được cách ngắt, nghỉ hơi
đúng trong mỗi câu, cũng có thể giúp học sinh quen với việc sử dụng bộ máy phát
âm một cách điêu luyện, dẫn tới đọc lưu loát.
Để làm tốt bước này tôi ghi những từ dễ đọc sai nhất qua lần đọc nối tiếp của
học sinh rồi luyện đọc cho các em đọc còn hay vấp, hay sai.
Ví dụ: Bài: Tiếng đàn Ba- la- lai – ca trên sông Đà( Quang Huy- Tiếng

Việt 5 tập 1), học sinh luyện đọc các từ ngữ:
- Chơi vơi, lấp loáng, ba- la- lai- ca…( luyện âm đầu)
- Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, lặng lẽ, rực lên,...( luyện đọc
âm đầu)
- Sự sinh sôi, nơi tầng rừng thấp...( luyện đọc cụm từ)
Có thể thấy, luyện đọc đúng từ ngữ cho học sinh cũng là giúp cho học sinh
quen với các từ, các cụm từ tránh ngắt nhịp sai và cũng là để đọc đúng âm dầu
đồng thời để thay đổi nhanh, uyển chuyển tư thế của lưỡi khiến học sinh có thể đọc
lưu loát bài văn, bài thơ.
Đối với những câu dài trong bài văn hoặc một số câu thơ, học sinh rất hay bị
lúng túng do thiếu chủ động trong lấy hơi dẫn đến ngắt nhịp sai, có khi không đủ
hơi để đọc hát câu theo ý định của mình. Vì vậy, tôi thường cho các em luyện đọc
những câu như thế để các em tự phát hiện chỗ cần ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu. Từ
đó, các em sẽ chủ động trong việc lấy hơi, thả hơi khi đọc.
Ví dụ: Học sinh cần luyện đọc và phát hện cách ngắt câu sau đây:
* Bài: Kì diệu rừng xanh( Nguyễn Phan Hách- Tiếng việt 5 tập 1)
- Những chiếc chân vàng đãm lên thảm lá vàng/ và sắc nắng/ cúng rực
vàng trên lưng nó.
* Bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- tập 2)
8


Học sinh cần ngắt nhịp thơ như sâu:
Mùa thu nay/ khác rồi
Gió thổi rừng tre/ phấp phới
Trời thu/ thay áo mới
Trong biếc / nói cười thiết tha.
Ngắt nhịp, nghỉ hơi không đúng chỉ có ý nghĩa trong việc giúp học sinh đọc
lưu loát không vấp hoặc thiếu hơi; nó còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn
tả nội dung, tình cảm của bài đọc. Vì vậy, tôi không chỉ giúp các em ngắt nghỉ đúng

ở các câu dài mà còn quan tâm đến các câu ngắn nhằm mục giúp các em cảm nhận
thêm ý nghĩa nội dung và cảm xúc khi đọc bài.
VD: * Bài: Tiếng rao đêm( Nguyễn Lê Tín- Tiếng Việt 5 tập 2)
Câu: Mặt mày đen nhẻm/ thất thần/ khóc không thành tiếng.
Khi đọc đúng các từ khó, biết ngăt câu hợp lý thì học sinh dễ dàng đọc lưu
loát được toàn bài. Lúc này, các em không còn lo lắng đến những lỗi về âm hay
ngắt hơi, ngắt nhịp mà sẽ tự tin để thể hiện toàn bộ cảm xúc theo những điều các
em đã cảm nhận được về tác phẩm trong bài đọc của mình. Đó cũng là bước khởi
đầu quan trọng cho việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
3. Ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc.
Muốn thể hiện đúng cảm xúc của tác phẩm thì chỉ đọc đúng thôi chưa đủ mà
người đọc còn phải biết kết hợp ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc. Bởi
vậy, mỗi bài học, bài đọc tôi đều khuyến khích học sinh tự tìm ra những cách thể
hiện hay nhất bài đọc thông qua ngữ điệu, độ to nhỏ, trầm bổng và nhanh chậm của
âm thanh câu từ.
Tôi chia các bài tập đọc thành hai dạng bài để luyện đọc.
Dạng 1: bài đơn thuần chỉ là tả cảnh hoặc thông qua tả cảnh để tả tình.
9


Dạng 2: bài mang tính chất kể chuyện, có dẫn lời đối thoại hay lời nói của
nhân vật.
a- Với dạng bài thứ nhất, để làm nối bật cảnh định tả, người đọc cần nhấn
mạnh ở các từ gợi tả và gợi cảm. Khi vào phần luyện đọc, tôi thường cho học sinh
tự phát hiện các từ cần nhấn mạnh. Muốn làm tốt việc này cần tạo cho các em thói
quen phát hiện, nhận biết các từ này ngay từ khi nghe bạn đọc, nghe giáo viên đọc
mẫu và trong quá trình khai thác tìm hiểu nội dung nghệ thuật của bài. Bài: Tiếng
đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà( Quang Huy- Tiếng việt 5 tập 1).
Học sinh cần biết nhấn giọng ở những từ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia
muôn ngả, lớn, đầu tiên,…

Từ đó, khi đọc học sinh cần nhấn giọng vào những từ ngữ này, tạo nên hiệu
quả nhất định làm nối rõ cảnh định tả thông qua đó bật lên cảm xúc của tác phẩm,
tăng sức hấp dẫn của cảnh vật.
Nhịp độ nhanh chậm khi đọc cũng góp phần tạo cảm xúc cho bài đọc.
Ví dụ: Bài: Kì diệu rừng xanh( Nguyễn Phan Hách- Tiếng việt 5- tập 1).
Toàn bài đọc với giọng thong thả vừa phải, nhẹ nhàng. Song ở đoạn 1 để thể hiện
thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp kì diệu của cảnh rừng đọc
với giọng khoan thai: “ Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi lạc vào một lối đầy
nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to
bằng cái ấm tích…” Nhưng ở đoạn 2 lại đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình
ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú: “ Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào
chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh
như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp
đưa mắt nhìn theo” và tiếp đến ở đoạn 3 lại đọc giọng thong thả những câu miêu tả
vẻ thơ mộng của cảnh rừng trong sắc vàng mênh mông.

10


Cũng giống như khi thể hiện một bài hát, giọng đọc không thể lúc nào cũng
đều đều mà cần có lúc to, lúc nhỏ, khi bổng, khi trầm mới diễn tả hết cảm xúc của
nhân vật, của tác phẩm mà tác giả gửi gắm vào đó.
Ví dụ: Bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- tập 1)
- Ở khổ thơ 1,2 cần đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng để thể hiện vẻ đẹp
và buồn của những ngày thu đã xa.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội…
- Ở khổ thơ 3,4 nhịp lại nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào:

Mùa thu nay khác rồi!
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới…
Để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, trời đất trong mùa
thu thắng lợi.
- Ở khổ 5 cần đọc với giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành
kính cũng như lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc.
…Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
b- Với dạng bài thứ hai, những bài có dẫn lời nói hoặc đối thoại của nhân
vật, việc thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng tuyến nhân vật sẽ làm tăng hiệu
11


quả diễn đạt của tác phẩm. Vì vậy, khi gặp những bài này, ở phần luyện đọc đúng
tôi luôn yêu cầu học sinh đọc những câu đối thoại hoặc lời nói đã dẫn trong bài, thể
hiện giọng đọc theo từng tuyến nhân vật với tính cách của mỗi nhân vật được nêu
trong từng câu nói.
Ví dụ: Bài: Lập làng giữ biển( Trần Nhuận Minh - TV5- tập 2) giọng đọc phải thể
hiện được lời nói rành rẽ, dứt khoát của bố Nhụ:
Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì
hay hơn một làng biển…
Lời ông Nhụ lại cương quyết, gay gắt:
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
Lời đáp của Nhụ nhẹ nhàng:
- Vâng.
Như vậy, trong các giờ tập đọc tôi luôn cố gắng xác định đúng các dạng bài
đọc, giúp học sinh tìm cách thể hiện cảm xúc của bài để các em có thể vận dụng

đọc bài một cách tốt nhất góp phần nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh.
4. Đọc mẫu của giáo viên.
Việc đọc mẫu của giáo viên cũng có ý nghĩa quan trọng không kém trong việc
rèn đọc cho các em. Giáo viên đọc mẫu tốt sẽ giúp học sinh cảm nhận được ngay từ
đầu cái hay cái đẹp của tác phẩm gợi xúc cảm và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Nhận thức được điều đó, tôi luôn cố gắng nghiên cứu kỹ bài học, đặt mình vào tâm
trạng tình cảm của tác giả, của nhân vật để thể hiện một cách tốt nhất tác phẩm mỗi
khi đọc mẫu. Song song với việc đọc mẫu thật rõ nhằm tạo cho học sinh một tâm
thế sẵn sàng, hứng thú khi bước vào bài học thì việc rèn cho học sinh biết nghe đọc
là một điều không thể thiếu. Chính năng lực nghe của học sinh đóng góp một phần
không nhỏ vào kết quả bài đọc mẫu của giáo viên. Bởi vì khi nghe với một sự tập
trung cao độ, học sinh bước đầu phát hiện được những tình cảm, những ý nghĩa sâu
12


sắc ẩn chứa trong từng câu, từng lời đọc của giáo viên, cũng là cái hay cái đẹp của
người thầy muốn truyền cho các em. Ngay từ đó, học sinh dường như đã hình thành
khái quát được cách đọc của toàn bài.
Ví dụ:

Khi đọc khổ thơ 2,3 của bài: Đất nước ( Nguyễn Đình Thi- Tiếng

việt 5- tập 2) nếu chỉ nghe đọc với giọng đều đều, lưu loát thì học sinh mới chỉ thấy
được sự thay đổi của đất nước trong mùa thu này.
Nhưng nếu giáo viên đọc mẫu với giọng đọc diễn cảm khỏe khoắn, tràn đầy
tự hào đồng thời nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả cảm xúc như:
Mùa thu nay/ khác rồi
Tôi đứng vui nghe/ giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre/ phấp phới
Trời thu/ thay áo mới

Trong biếc/ nói cười thiết tha.
Thì học sinh sẽ cảm nhận được niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên,
đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến. Các em được sống lại không
khí tưng bừng náo nức của đất nước trong những năm đầu tiên đón chào mùa thu
của hòa bình. Điều đó gợi lên tình yêu thiên nhiên, đất nước, thôi thúc trong các em
một mong muốn thể hiện lại thật đầy đủ những tình cảm đó trong bài đọc của mình.
5. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài.
Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân đẫn đến việc học sinh
đọc chưa tốt là do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế dẫn đến chưa thông hiểu một
số từ ngữ nói riêng và nội dung của văn bản nói chung. Vì vậy, bên cạnh việc dạy
học tốt môn Luyện từ và câu( mà nội dung khuôn khổ đề tài này không đề cập đến)
thì giúp học sinh tìm hiểu đầy đủ nội dung bài học là việc làm không thể bỏ qua
trong quá trình dạy Tập đọc.
13


Có một số ý kiến cho rằng yêu cầu chủ yếu của giờ tập đọc là rèn đọc cho học
sinh, vì thế không cần thiết xem nhẹ việc giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Thực tế thì để thực hiện được mục đích rèn đọc tốt cho học sinh không thể tách rời
việc giúp học sinh hiểu nội dung và nghệ thuật của bài. Bởi vì, chỉ có hiểu thấu đáo
nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của bài học các em mới có được những cảm xúc để
thể hiện thật tốt bài đọc đó.
Trong giờ Tập đọc, ngoài việc khai thác nội dung bài đọc dựa vào các câu hỏi
trong sách giáo khoa, tôi thường cố gắng tìm thêm những câu hỏi phù hợp nhằm
giúp các em tìm tòi, phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Từ đó, các em sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn nội dung, hiểu bài, ý nghĩa của tác
phẩm cũng như tình cảm của tác giả, của nhân vật ẩn chức trong từng câu, từng chữ
của bài đọc.
VD: Khi dạy bài: Mùa thảo quả( Ma Văn Kháng- TV5- tập 1)
Thông qua việc tìm hiểu từ ngữ: ngọt lựng, thơm nồng, đỏ chon chót,… giúp

học sinh hình dung được mùi thơm tất đặc biệt và vẻ đẹp của thảo quả khi vào mùa.
Song để học sinh thấy được hết vẻ đẹp đặc biệt đó tôi giúp học sinh tìm hiểu thêm:
- Đoạn cuối bài tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gi?( So sánh: những
chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa chứa nắng- nhân hóa: rừng say ngây
và ấm nóng).Từ đó học sinh thấy được bằng biện pháp nghệ thuật( nhân hóa- so
sánh) hương thơm của thảo quả được miêu tả một cách cụ thể, sinh động và thật
đặc biệt làm cho người đọc như thấy mình đang lạc vào rừng thảo quả chín. Qua
đây, học sinh biết cần phải đọc bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi nhấn
giọng ở các câu, từ gợi tả, gợi cảm mới lột tả hết được vẻ đẹp diệu kỳ của thảo quả
khi vào mùa.
Hoặc khi dạy bài: Đất nước( Nguyễn Đình Thi- Tiếng việt 5- Tập 2), trong
quá trình cho học sinh phân tích câu thơ:

14


“ Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”
Tôi đặt câu hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời
trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?( Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân
hóa- làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người để thể hiện niềm vui
phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong màu thu thắng lợi của cuộc
kháng chiến).
Qua phân tích tôi giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp
nhân hóa của tác giả. Tác giả không chỉ quan sát miêu tả bằng mắt mà bằng cả tấm
lòng để thấy được vẻ đẹp kỳ diệu, niềm vui hân hoan của cả đất trời, của thiên
nhiên trong mùa thu mới. Từ đó, giúp học sinh tự tìm được cách đọc để thể hiện tác
phẩm một cách có hiệu quả nhất.
6. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

Như đã nhận định ở trên, các em có thể đọc tương đối lưu loát các văn bản,
các tác phẩm song do vốn sống còn hạn chế, do chưa được trải nghiệm thực tế cuộc
sống các em khó có thể nào diễn đạt thật đầy đủ, thành công một tác phẩm văn học.
Nếu như chưa một lần được về nông thôn, được ngắm cảnh đồng quê vào vụ
gặt trong một ngày thu đẹp trời chắc các em khó mà “ cảm” thấy hết được vẻ đẹp
trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của “ Quang cảnh làng mạc ngày
mùa”( TV5- Tập 1)- Một vẻ đẹp với những màu vàng rất khác nhau: vàng xuộm
của cánh đồng lúa chín, vàng hoe của nắng trời mùa thu…vàng lịm của những quả
xoan chín mọng, vàng mượt của những chú chó, chú gà béo tốt,…
Cũng như nếu chưa một lần được tham quan cảnh rừng làm sao các em có thể
cảm nhận được cái “ Thế giới thần bí” của một “ Giang sơn vàng rợi” nơi rừng
khộp ( Kì diệu rừng xanh- TV5- Tập 1)
15


Tất cả những điều đó các em chỉ có thể tiếp nhận chúng qua lời giảng, giọng
đọc của thầy cô và thể hiện lại mà không biết rằng mình đúng hay chưa đúng.Tôi
luôn yêu cầu học sinh của mình cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, hòa
mình vào cảnh vật để cảm nhận hết cái tình của tác phẩm. Song để đạt được điều
đó, phải luôn tìm cách cho các em được trải nghiệm thực tế khi có điều kiện.
Tôi hướng dẫn các em tìm đọc thêm sách, báo, tổ chức các cuộc thi kể chuyện,
đọc thơ, tham gia thi văn nghệ…đồng thời khuyến khích các em đi tham quan dã
ngoại, du lịch cùng gia đình trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ cuối tuần, tạo điều
kiện cho các em được tiếp xúc với thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống thực tế.
Các hoạt động ngoại khóa của trường tổ chức trong các dịp kỷ niệm các ngày
lễ lớn cũng có tác dụng rất nhiều trong việc trang bị cho các em vốn kiến thức về sự
vật, con người xung quanh.
Ngoài ra, qua những câu chuyện kể, những lúc trò chuyện ngoài giờ tôi cố
gắng giúp các em hiểu thêm về thế giới tự nhiên và xã hội, tạo cho các em những
cảm hứng nhất định khi tiếp nhận một bài đọc, một tác phẩm văn học.

7. Xây dựng mô hình tổ nhóm đọc diễn cảm cho học sinh
Tâm lý của học sinh Tiểu học, ở bất kỳ môn học nào đều có sự ganh đua, do
đó tôi đã tổ chức xây dựng tổ nhóm đọc diễn cảm để các em có khả năng đọc tốt,
có điều kiện phát huy năng lực của bản thân. Đồng thời tôi cũng phát hiện những
học sinh đọc tốt và chưa tốt để có kế hoạch bồi dưỡng kèm cặp từng đối tượng cho
học sinh cho phù hợp. Từ đó, thúc đẩy việc thi đua học tập của các em tạo cho các
em một không khí học tập bộ môn thật sôi nổi mà cũng thật hiệu quả.
8. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách
tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các
trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn

16


tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng,
tình cảm tốt đẹp.
Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm
(HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập
thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo
nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu
(hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo
vai, thả thơ…
Phần III: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu
trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động
tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài, có khả năng tư duy, tìm tòi,
khám phá nội dung bài học một cách sáng tạo. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm
đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Cuối học kì 1, lớp 5A có 12/28
em đọc diễn cảm tốt chiếm tỉ lệ 42,9 so sánh với kết quả đầu năm tăng 32,2 %. Kết quả thực

nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Lớp
5A

Tổng

Số em đọc diễn

Số em đọc lưu loát và

Số em đọc chưa

số

cảm tốt
SL
%
12
42,9

bước đầu có diễn cảm
SL
%
12
42,9

diễn cảm
SL
%

4
14,2

HS
28

Như vậy, với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy rằng những biện pháp
mà bản thân đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp
dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc
diễn cảm của các em được nâng lên. Cụ thể, qua đợt kiểm tra chất lượng học kì 1
vừa qua nhờ áp dụng sáng kiến trên trong dạy Tập đọc mà chất lượng môn Tiếng
Việt của toàn khối có kết quả cao hơn so với hai năm trước đây.
III. KẾT LUẬN
17


1. Kết luận
Trong thời đại ngày nay – thời đại của tri thức và trí tuệ, của khoa học công
nghệ và thông tin. Biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các
nguồn thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Dạy đọc diễn cảm cho
học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích
sáng tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân
cách cho học sinh. Qua các bài Tập đọc, học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ,
năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó nâng cao trình độ
văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, đòi hỏi mỗi
giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập…Bản
thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra 8 biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy đọc
diễn cảm cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học Tân Lập

nói riêng:
Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Biện pháp 2: Luyện đọc đúng.
Biện pháp 3: Ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc.
Biện pháp 4: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm.
Biện pháp 5: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài.
Biện pháp 6: Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Biện pháp 7: Xây dựng mô hình tổ nhóm đọc diễn cảm cho học sinh
Biện pháp 8: Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh
bằng cách tổ chức trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
Các biện pháp trên, qua thực tế thực nghiệm ở trường Tân Lập đã thu được
kết quả khả quan. Do thời gian và trình độ có hạn nên sáng kiến mới chỉ dừng lại ở
phạm vi nhỏ, sự thực nghiệm còn chưa nhiều. Song tôi tin chắc rằng với những giải
18


pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả trong
quá trình dạy học đọc diễn cảm ở lớp 5. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp
quản lí và bạn đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả hơn.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
Trên thực tế dạy học ở trường Tiểu học Tân Lập tôi có một số đề xuất sau:
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn về
đổi mới phương pháp dạy học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu…để giáo viên vận dụng
một cách linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh.
- Tăng cường khuyến khích viết đề xuất sáng kiến kinh nghiệm cấp trường,
cấp huyện triển khai vào thực tế dạy học.
- Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi giáo viên
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất.
Trên đây là một số đề xuất nhỏ. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên.

Xin chân thành cảm ơn !

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Văn kiện đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam
2- Luật giáo dục năm 2005
3- Chương trình tiểu học- 2000 (Đỗ Đình Hoan- Nguyễn Việt Hùng)
4- Tạp chí giáo dục tiểu học
5- Nhiệm vụ năm học 2013- 2014; 2014- 2015 (BGD&ĐT; SGD&ĐT Phú Thọ;
PGD&ĐT Thanh Sơn)
6- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (Chương trình mới)
7- Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt lớp 5 - NXB GD

20


MỤC LỤC
STT
1 I. Đặt vấn đề
2 II. Giải quyết vấn đề
3
4
5
6
7

Nội dung


Trang
1

Phần 1: Thực trạng của vấn đề
Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề
Phần 3: Hiệu quả của SKKN
III. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

21



×