Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên vùng đất bạc mầu Bắc Giang (luận văn tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-----

-----

PHÙNG GIA HƯNG

XÁC ðỊNH CƠ CẤU SỬ DỤNG ðẤT NÔNG NGHIỆP
HỢP LÝ TRÊN VÙNG ðẤT BẠC MÀU BẮC GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Quy hoạch và sử dụng ñất nông nghiệp
Mã số: 62 62 15 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Quang Học
2. PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

HÀ NỘI - 2012


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận


án ñã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu ñó.
Tác giả luận án

Phùng Gia Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận
tình của Khoa Tài nguyên và Môi trường và Viện ðào tạo Sau ñại học - Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng ñến:
TS. Nguyễn Quang Học và PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời - Khoa Tài nguyên và
Môi trường - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội là những người Thầy hướng dẫn
tận tình và chu ñáo trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Tập thể Lãnh ñạo và các Giảng viên của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Bộ
môn Quy hoạch sử dụng ñất và Viện ðào tạo Sau ðại học thuộc Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
học tập.
Ban Giám hiệu, các Khoa Trồng trọt, Khoa Tài nguyên ñất và Môi trường,
Phòng ðào tạo, Phòng Khảo thí (Trường ðại học Nông Lâm Bắc Giang), ñã tạo
ñiều kiện giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới vợ, các con, người thân ñã
ñộng viên, cổ vũ và tạo mọi ñiều kiện về vật chất cũng như tinh thần ñể tôi hoàn
thành luận án này.

Tác giả luận án

Phùng Gia Hưng



iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH

xii

MỞ ðẦU

1

1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

2

Mục ñích nghiên cứu

2

3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài.

2

3.1

ðối tượng nghiên cứu


2

3.2

Phạm vi nghiên cứu

3

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

4.1

Ý nghĩa khoa học

3

4.2

Ý nghĩa thực tiễn

3

5

Những ñóng góp mới của ñề tài


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

3
4

ðất nông nghiệp và vấn ñề sử dụng ñất nông nghiệp

4

1.1.1 ðất và vai trò của ñất trong sản xuất nông nghiệp

4

1.1.2 Sơ lược về sử dụng ñất nông nghịêp trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2

ðánh giá ñất ñai phục vụ quy hoạch sử dụng ñất nông nghiệp

5
7

1.2.1 ðánh giá ñất ñai ở Liên Xô (cũ) và các nước ðông Âu

7

1.2.2 ðánh giá ñất ñai của Canada

7



iv

1.2.3 ðánh giá ñất ñai của Anh

7

1.2.4 Phân loại khả năng thích hợp ñất ñai của USDA (Hoa Kỳ)

7

1.2.5 Phương pháp ñánh giá ñất ñai theo FAO

8

1.2.6 Nghiên cứu ñánh giá ñất ñai ở Việt Nam

11

1.3

Nghiên cứu về ñất bạc màu trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Quá trình hình thành và phân bố ñất bạc màu

15
15

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và cải tạo ñất xám bạc màu trên thế

giới và ở Việt Nam
1.4

Hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử dụng ñất thích hợp

1.4.1 Khái quát về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác

22
25
25

1.4.2 Nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử
dụng ñất thích hợp ở Việt Nam

30

1.4.3 Tình hình nghiên cứu chuyển ñổi hệ thống sử dụng ñất
nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.5

Phát triển nông nghiệp bền vững

1.5.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

32
34
34

1.5.2 Sử dụng ñất nông nghiệp theo quan ñiểm sinh thái và phát triển
bền vững


35

1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về mô hình sử dụng ñất nông nghiệp
bền vững
1.6

Tối ưu hóa trong quy hoạch sử dụng ñất nông nghiệp

39
41

1.6.1 Tối ưu ña mục tiêu (Multi-Objective Optimization)

41

1.6.2 Cách tiếp cận giải bài toán MOP

43

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Nội dung nghiên cứu

47
47

2.1.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ñất bạc màu Bắc
Giang


47


v

2.1.2 ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp vùng
ñất bạc màu

47

2.1.3 ðánh giá thích hợp ñất ñai

47

2.1.4 ðánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng ñất

47

2.1.5 Ứng dụng bài toán tối ưu ña mục tiêu ñể xác ñịnh cơ cấu sử
dụng ñất sản xuất nông nghiệp hợp lý
2.1.6 ðề xuất cơ cấu sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp hợp lý
2.2

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

47
48

48
48

2.2.2 Phương pháp ñiều tra nông thôn có sự tham gia của người
dân (PRA - Participatory Rural Appraisal)

48

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu ñất phân tích

49

2.2.4 Phương pháp GIS

49

2.2.5 Phương pháp ñánh giá ñất ñai theo FAO

49

2.2.6 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm và ngoài
ñồng.

51

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích hiệu quả kinh tế của
các loại hình sử dụng ñất

51


2.2.8 Phương pháp nghiên cứu hệ thống

52

2.2.9 Phương pháp chuyên gia

52

2.2.10 Phương pháp mô hình hóa toán học

52

2.2.11 Phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phần
mềm Lingo 13.0
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1

ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội

55
56
56

3.1.1 ðiều kiện tự nhiên

56

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

60



vi

3.1.3 ðiều kiện kinh tế – xã hội

69

3.1.4 Dân số và lao ñộng

70

3.1.5 ðánh giá chung về ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

72

3.2

ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp vùng ñất bạc
màu Bắc Giang

3.2.1 Hiện trạng và biến ñộng sử dụng ñất nông nghiệp

73
73

3.2.2 Hiệu quả sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp trên vùng ñất
bạc màu
3.3


ðánh giá thích hợp ñất ñai

3.3.1 Xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai
3.3.3 ðánh giá thích hợp ñất ñai
3.4

ðánh giá một số mô hình sử dụng ñất vùng ñất bạc màu

77
95
95
105
108

3.4.1 ðặc ñiểm ñất tại các ñịa ñiểm theo dõi các mô hình sử dụng
ñất 109
3.4.2 ðánh giá hiệu quả mô hình sử dụng ñất.
3.5

114

Ứng dụng mô hình tối ưu ña mục tiêu ñể xác ñịnh cơ cấu sử
dụng ñất sản xuất nông nghiệp

121

3.5.1 Phân vùng thích hợp ñất ñai

122


3.5.2 Xây dựng hàm mục tiêu

125

3.5.3 Xác ñịnh biến của hàm mục tiêu

126

3.5.4 Xác ñịnh hệ ràng buộc

128

3.5.5 Giải bài toán ña mục tiêu

129

3.6

ðề xuất sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp hợp lý

135

3.6.1 Quan ñiểm, mục tiêu sử dụng ñất nông nghiệp

135

3.6.2 ðề xuất cơ cấu sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp hợp lý

136


3.6.3 Giải pháp chuyển ñổi cơ cấu sử dụng ñất sản xuất nông
nghiệp.

141


vii

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

144

1

Kết luận

144

2

ðề nghị

146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ðà ðƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ðẾN LUẬN ÁN

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO


148

PHỤ LỤC

160


1

MỞ ðẦU
1

Tính cấp thiết của ñề tài
ðất ñai là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã

hội và trong sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất ñặc biệt của mỗi quốc
gia. Hiện nay do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển, ñất nông
nghiệp ñang ñứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con
người ñã và ñang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý
ñể bảo vệ ñất ñai. Vì vậy sử dụng tài nguyên ñất ñai hợp lý, giữ gìn cân bằng
sinh thái và ña dạng sinh học, bảo vệ môi trường ñể phát triển bền vững là vấn
ñề có tính toàn cầu.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sản xuất hàng hoá ñã và ñang làm
thay ñổi cơ cấu sử dụng ñất nông nghiêp.
Việc bố trí sử dụng ñất nông nghiệp ñúng mục ñích trong cơ cấu ñất ñai
hợp lý sẽ thúc ñẩy các ngành, lĩnh vực phát triển ổn ñịnh và bền vững.
ðất bạc màu là một trong những loại ñất “có vấn ñề”, nằm ở vùng giáp
ranh giữa ñồng bằng và miền núi. Sự hình thành loại ñất bạc màu cơ bản do

quá trình rửa trôi, xói mòn bề mặt xảy ra trong tự nhiên và quá trình canh tác
nông nghiệp của con người.
Vùng ñất bạc màu ở tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 167.456,33 ha chiếm 43,59% diện tích tỉnh Bắc
Giang, ñược phân bố 6 huyện, 1 thành phố. Vùng ñất bạc màu có diện tích ñất
nông nghiệp là 115.679,24 ha trong ñó: ñất sản xuất nông nghiệp 77.312,12 ha
chiếm 60,80 %, diện tích ñất trồng lúa 58.807,83 ha (chiếm 80,46% diện tích
ñất trồng lúa của cả tỉnh Bắc Giang), vì vậy vùng ñất bạc màu Bắc Giang có vai
trò quan trọng trong việc ñảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu
cho chế biến trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang và các vùng lân cận.


2

Hệ thống cây trồng trên vùng ñất bạc màu Bắc Giang khá phong phú
bao gồm lúa, màu, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu
năm...Trong những năm vừa qua ñã có sự chuyển ñổi mạnh mẽ cơ cấu sử
dụng ñất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong quá trình chuyển
ñổi với diện tích lớn lại thiếu thông tin và cơ sở khoa học dẫn ñến hiện tượng
mất cân ñối giữa sản xuất và tiêu thụ ñã ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế xã
hội và môi trường.
Cho ñến nay tại tỉnh Bắc Giang chưa có những nghiên cứu có tính
chiến lược về sử dụng quản lý ñất nông nghiệp bền vững. Phần lớn các nghiên
cứu ñề cập tới việc giải pháp nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao ñộ phì,
giảm xói mòn bảo vệ ñất bạc màu, vấn ñề dồn ñổi ruộng ñất trên vùng riêng
biệt, chưa giải quyết vấn ñề trên một vùng rộng lớn.
Việc nghiên cứu xác ñịnh cơ cấu sử dụng ñất nông nghiệp trên vùng ñất
bạc màu Bắc Giang theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp với
quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp và nông thôn là vấn ñề
hết sức cần thiết. ðây cũng chính là những nội dung chính ñược ñặt ra trong

ñề tài “Xác ñịnh cơ cấu sử dụng ñất nông nghiệp hợp lý trên vùng ñất bạc
màu Bắc Giang”.
2

Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng sử dụng ñất và xác ñịnh các loại hình sử dụng ñất

hiệu quả, bền vững trên vùng ñất bạc màu Bắc Giang;
- ðề xuất cơ cấu hợp lý diện tích của một số loại hình sử dụng ñất
chính trên vùng ñất bạc màu Bắc Giang, trên cơ sở ñánh giá mức ñộ thích hợp
ñất ñai và kết quả bài toán tối ưu ña mục tiêu.
3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài.

3.1

ðối tượng nghiên cứu
ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan ñến sử dụng ñất nông


3

nghiệp của vùng ñất bạc màu.
Các loại hình sử dụng ñất chính và hiệu quả sử dụng của ñất nông
nghiệp hiện tại.
Quy mô và cơ cấu sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp của vùng ñất bạc
màu Bắc Giang.
3.2


Phạm vi nghiên cứu
ðề tài tiến hành nghiên cứu trên vùng ñất bạc màu Bắc Giang bao gồm

các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng
và Thành phố Bắc Giang. Do vùng ñất bạc màu có diện tích tự nhiên lớn, nên
phạm vi nghiên cứu ñề tài giới hạn trên diện tích ñất sản xuất nông nghiệp.
4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

4.1

Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần khẳng ñịnh khả năng vận dụng

phương pháp ñánh giá thích hợp ñất ñai theo FAO kết hợp với mô hình bài
toán tối ưu ña mục tiêu ñể phục vụ quy hoạch sử dụng ñất, cung cấp cơ sở
khoa học cho sử dụng bền vững ñất nông nghiệp vùng ñất bạc màu Bắc Giang.
4.2

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài phục vụ công tác quy hoạch và quản lý

sử dụng ñất nông nghiệp, giúp các nhà quản lý chỉ ñạo chuyển ñổi cơ cấu sử
dụng ñất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng ñất nông nghiệp vùng ñất bạc màu Bắc Giang.
5

Những ñóng góp mới của ñề tài
Kết hợp mô hình bài toán tối ưu ña mục tiêu và phương pháp ñánh giá


ñất ñai theo FAO ñể xác ñịnh cơ cấu sử dụng ñất nông nghiệp hợp lý trên
vùng ñất bạc màu Bắc Giang.
ðề xuất cơ cấu diện tích sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp hợp lý gắn
với một số loại hình sử dụng ñất chủ yếu theo hướng bền vững ñáp ứng các
tiêu chí bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

ðất nông nghiệp và vấn ñề sử dụng ñất nông nghiệp

1.1.1 ðất và vai trò của ñất trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về ñất và ñất sản xuất nông nghiệp
Theo Học giả người Nga Docutraiep: “ðất là một vật thể thiên nhiên
cấu tạo ñộc lập lâu ñời do kết quả quá trình hoạt ñộng tổng hợp của 5 yếu tố
hình thành ñất ñó là: sinh vật, ñá mẹ, khí hậu, ñịa hình và thời gian”.
Các Mác cho rằng: “ðất ñai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến
quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, ñiều kiện không thể thiếu ñược
của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch ñưa ra khái niệm “ðất là phần
trên mặt của vỏ trái ñất mà ở ñó cây cối có thể mọc ñược” và ñất ñược hiểu theo
nghĩa rộng như sau: “ðất ñai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái ñất bao gồm
các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt ñó như: khí
hậu thời tiết, thổ nhưỡng, ñịa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm
tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng ñất, tập ñoàn thực

vật, trạng thái ñịnh cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ
và hiện tại ñể lại” (ðào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1997) [66].
Theo Luật ñất ñai 2003 [43] “ðất nông nghiệp bao gồm ñất sản
xuất nông nghiệp (ñất trồng lúa, ñất ñồng cỏ dùng vào chăn nuôi, ñất
trồng cây hàng năm khác), ñất lâm nghiệp (ñất rừng sản xuất, ñất rừng
phòng hộ, ñất rừng ñặc dụng), ñất nuôi trồng thuỷ sản, ñất làm muối và
ñất nông nghiệp khác theo quy ñịnh của Chính phủ“
1.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của ñất ñai trong sản xuất nông nghiệp
ðất ñai ñóng vai trò quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền ñề cho mọi quá trình sản xuất. Các Mác


5

ñã nhấn mạnh “ðất là mẹ, sức lao ñộng là cha sản sinh ra của cải vật chất”.
Luật ñất ñai năm 2003 [43] khẳng ñịnh “ðất ñai là tài nguyên vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất ñặc biệt, là thành phần quan trọng hàng ñầu của môi trường
sống, là ñịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng”.
ðất ñai vừa là ñối tượng lao ñộng vừa là tư liệu lao ñộng trong quá
trình sản xuất. ðất ñai là ñối tượng lao ñộng vì ñó là nơi ñể con người thực
hiện các hoạt ñộng của mình tác ñộng vào cây trồng, vật nuôi ñể tạo ra sản
phẩm. ðất ñai còn là tư liệu lao ñộng trong quá trình sản xuất thông qua việc
con người ñã biết lợi dụng một cách ý thức các ñặc tính tự nhiên của ñất như
lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác ñể tác ñộngvà giúp cây
trồng tạo nên sản phẩm.
1.1.2 Sơ lược về sử dụng ñất nông nghịêp trên thế giới và ở Việt Nam
Nông nghiệp là một ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng không nhỏ
trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước ñang phát
triển, nông nghiệp không những ñảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm

trong nước mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho Quốc gia.
Theo ñánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới khoảng
trên 6 tỉ người thì lượng lương thực có thể ñáp ứng ñược, tuy nhiên có sự
không ñồng ñều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của
nhu cầu, lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người.
Trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha ñất nông nghịêp, trong ñó ñã khai
thác ñược 1,5 tỉ ha, còn lại phần ña là ñất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn. Qui mô ñất nông nghịêp ñược phân bố như sau: châu Mỹ chiếm
35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu ðại
Dương chiếm 6%. Bình quân ñất nông nghiệp trên ñầu người toàn thế giới là
12.000 m2, Mỹ 2.000 m2, Bungari 7.000 m2, Nhật Bản 650 m2. Theo báo cáo
của UNDP năm 1995 ở khu vực ðông Nam Á bình quân ñất canh tác trên ñầu


6

người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha, Malaysia 0,27 ha, Philippin
0,13 ha, Thailand 0,42 ha, Việt Nam 0,1 ha (Nguyễn ðình Bồng, 1995) [6].
Bảng 1.1. Biến ñộng diện tích ñất nông nghiệp và diện tích ñất trồng cây
hàng năm
Năm

TDT ñất
nông nghiệp
(ha)

TDT ñất trồng
cây hàng năm
(ha)


Dân số
(1.000 người)

Bình quân DT ñất
trồng cây hàng
năm/người (m2)

1995

10.496,9

9.224,2

71.995,5

1.281,22

1996

10.928,9

9.486,1

73.156,7

1.296,68

1997

11.316,4


9.680,9

74.306,9

1.302,83

1998

11.740,4

10.011,3

74.456,3

1.344,59

1999

12.320,3

10.468,9

76.596,7

1.366,76

2000

12.644,3


10.540,3

77.635,4

1.357,67

2001

12.507,0

10.352,2

78.658,8

1.316,09

2002

12.831,4

10.595,9

79.727,4

1.329,02

2003

12.983,3


10.680,1

80.902,4

1.320,12

2004

13.184,5

10.817,8

82.301,7

1.314,41

2005

13.234,7

10.805,9

83.119,9

1.300,04

2008

10.180,6


6.437,6

85.789,6

750,39

2009

10.126,1

6.309,6

86.927,7

725,84

2010

9.598,8

6.282,5

87.840,0

715,22

Nguồn: Niên giám thống kê các năm (1995 ñến 2010)

Việt Nam là nước có diện tích ñứng thứ 4 ở ðông Nam Á, nhưng dân

số ñứng thứ 2, dẫn tới bình quân diện tích trên ñầu người ñứng thứ 9 trong
khu vực. Theo số liệu thống kê (Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2000)
diện tích ñất nông nghiệp và diện tích ñất canh tác của Việt Nam có sự biến
ñộng lớn, cụ thể năm 1990, diện tích ñất nông nghiệp là 9.940.000 ha, diện
tích canh tác là 8.101.500 ha, bình quân ñất canh tác trên ñầu người là
1.223m2, ñến năm 1998 diện tích ñất nông nghiệp là 11.704.800 ha, diện tích
canh tác là 10.001.300 ha, bình quân ñất canh tác trên ñầu người là 1.311 m2.


7

1.2

ðánh giá ñất ñai phục vụ quy hoạch sử dụng ñất nông nghiệp

1.2.1 ðánh giá ñất ñai ở Liên Xô (cũ) và các nước ðông Âu
Việc phân hạng ñánh giá ñất ñai thực hiện theo 3 bước: 1) ðánh giá
theo lớp phủ thổ nhưỡng. 2) ðánh giá khả năng sản xuất của ñất ñai. 3) ðánh
giá kinh tế ñất. Hệ thống ñánh giá ñất ñược phân chia thành 6 nhóm và 36 lớp
(Bùi Quang Toản, 1995) [69]. Phương pháp ñánh giá này chủ yếu quan tâm
ñến các yếu tố tự nhiên hướng tới mục tiêu và sử dụng bảo vệ cải tạo ñất hợp
lý. Phương pháp này chưa ñi sâu cụ thể vào từng loại sử dụng và các ñiều
kiện kinh tế xã hội có liên quan ñến quá trình cải tạo và sử dụng ñất ñai.
1.2.2 ðánh giá ñất ñai của Canada
Dựa trên cơ sở ñánh giá khả năng ñất ñai ñối với biện pháp sử dụng
khác nhau về kinh tế và dựa vào khả năng sử dụng ñất vào mục ñích nông
nghiệp, chỉ chú trọng ñến thành phần cơ giới, cấu trúc của ñất, xói mòn và ñá
lẫn. ðất ñược chia thành 7 nhóm.
1.2.3 ðánh giá ñất ñai của Anh
Ứng dụng 2 phương pháp: Phương pháp ñánh giá ñất dựa vào thống kê

năng xuất của ñất, mô tả các hạng ñất trong quan hệ ảnh hưởng của những yếu
tố hạn chế của ñất ñối với việc sử dụng chúng cho sản xuất nông nghiệp;
Phương pháp dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của ñất là căn cứ vào năng
suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên ñất ñược lấy làm chuẩn.
1.2.4 Phân loại khả năng thích hợp ñất ñai của USDA (Hoa Kỳ)
Phân loại bao gồm 8 lớp, trong ñó 4 lớp thích hợp và 4 lớp không
thích hợp cho trồng trọt dựa trên 5 loại hình sử dụng ñất gồm (các loại cây
trồng nông nghiệp, ñồng cỏ, bãi chăn thả, trồng cây lấy gỗ và dành cho thú
hoang dã). Trong bảng phân loại có tính ñến các yếu tố hạn chế vĩnh viễn :
ñộ dốc, ñộ dầy tầng ñất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt; Yếu tố hạn chế tạm
thời có khả năng khắc phục ñược: ðộ phì, thành phần dinh dưỡng và những
trở ngại về tưới tiêu.


8

1.2.5 Phương pháp ñánh giá ñất ñai theo FAO
1.2.5.1 Mục ñích của việc xây dựng hệ thống ñánh giá ñất ñai
Xác ñịnh và xây dựng nguyên lý, quan ñiểm và qui trình ñánh giá ñất
ñai cho sử dụng ñất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho
lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
Có khả năng áp dụng ñược cho toàn cầu cũng như xuống ñến cấp ñịa
phương của cả các quốc gia ñã phát triển và ñang phát triển.
Cho ñược một cái nhìn tổng quát về những ñặc tính tự nhiên của ñất ñai,
những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay ñổi môi trường, cũng như các
biện pháp kỷ thuật ñang áp dụng của ñất ñai và sử dụng ñất ñai. Từ ñó cung
cấp những thông tin cần thiết cho qui hoạch sử dụng ñất ñai.
Hệ thống này ñược sử dụng như là nền tảng ñể ñánh giá các hệ thống
ñánh giá ñất ñai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống

ñánh giá ñất ñai mới riêng cho các vùng chuyên biệt. Hệ thống này ñã và ñang
ñược áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.
1.2.5.2 Qui trình ñánh giá ñất ñai
Theo FAO, (1983) [103] qui trình ñánh gia ñất ñai ñược mô tả và tiến
hành qua các bước sau:
Xây dựng các khoanh ñơn vị bản ñồ ñất ñai dựa trên cơ sở kết quả ñiều
tra khảo sát các nguồn tài nguyên ñất ñai như: khí hậu, ñịa hình, ñất, nước,
thực vật, nước ngầm.
Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng ñất ñai phải phù hợp và liên quan ñến
mục tiêu chính sách và phát triển ñã ñược xây dựng bới các nhà qui hoạch
cũng như phải phù hợp với những ñiều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi
trường trong khu vực ñang thực hiện.


9

Chuyển ñổi những ñặc tính ñất ñai của mỗi ñơn vị bản ñồ ñất ñai thành
các chất lượng ñất ñai mà những chất lượng ñất ñai này có ảnh hưởng trực
tiêp ñến các kiểu sử dụng ñất ñai ñã ñược chọn lọc.
Xác ñịnh yêu cầu về ñất ñai cho các kiểu sử dụng ñất ñai ñã chọn lọc,
hay gọi là yêu cầu sử dụng ñất ñai trên cơ sở của các chất lượng ñất ñai.
ðối chiếu giữa yêu cầu sử dụng ñất ñai của các kiểu sử dụng ñất ñai
ñược diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi ñơn vị
bản ñồ ñất ñai ñược diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn ñoán. Kết quả cho ñược sự
phân hạng khả năng thích nghi ñất ñai của mỗi ñơn vị bản ñồ ñất ñai với từng
kiểu sử dụng ñất ñai. Các bước thực hiện trong qui trình ñánh giá ñất ñai ñược
trình bày một cách hệ thống trong sơ ñồ tại hình 1.1 (FAO (1990) [107]
1.2.5.3 Nguyên tắc của ñánh giá ñất ñai.
Theo FAO, (1976) [92], (1983) [104], (1989) [105], (1989) [106],
(1990) [107] ñánh giá ñất ñai phải tuân theo 6 nguyên tắc

Nguyên tắc 1: Khả năng thích nghi ñất ñai phải ñược ñánh giá và phân
hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.
Nguyên tắc 2: ðánh giá ñòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận có ñược
và mức ñầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng ñất ñai khác nhau.
Nguyên tắc 3: ðánh giá ñất ñai ñòi hỏi phải ña ngành.
Nguyên tắc 4: ðánh giá cần phải chú ý và ñứng trên quan ñiểm sự ảnh
hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội ñến
vùng ñang nghiên cứu.
Nguyên tắc 5: ðánh giá phải xây dưng trên nền tảng tính bền vững.
Nguyên tắc 6: ðánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử
dụng với nhau.


10

Hình 1.1. Qui trình ñánh giá ñất ñai .


11

1.2.6 Nghiên cứu ñánh giá ñất ñai ở Việt Nam
Bùi Quang Toản ñã thực hiện công tác nghiên cứu ñánh giá ñất và phân
hạng ñất ở 23 huyện, 286 HTX và 9 vùng chuyên canh. Các kết quả bước ñầu
ñã phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất. Từ các kết quả nghiên
cứu ñó, ñã ñề xuất quy trình phân hạng ñất ñai áp dụng cho các HTX và các
vùng chuyên canh gồm 4 bước, các yếu tố chất lượng ñất ñược chia ra thành
yếu tố thuận và yếu tố nghịch, ñất ñai ñược chia thành 4 hạng: rất tốt, tốt,
trung bình và kém (Bùi Quang Toản, 1982) [69], (1986) [68].
Vũ Cao Thái (1989) [62] ñã nghiên cứu, xác ñịnh mức ñộ thích hợp của
ñất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm, trên cơ sở vận dụng

phương pháp phân hạng ñất thích hợp của FAO ñể ñánh giá ñịnh tính và ñánh
giá khái quát tiềm năng của ñất. Với kết quả nghiên cứu trên, ñề tài ñã ñưa ra
những tiêu chuẩn ñánh giá, phân hạng ñất cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên,
các chỉ tiêu nghiên cứu thiên về các yếu tố thổ nhưỡng mà chưa ñề cập ñến
các yếu tố sinh thái và xã hội.
Phương pháp ñánh giá ñất của FAO ñã ñược nhiều nhà khoa học ñất
Việt Nam bước ñầu vận dụng thử nghiệm và ñã có những kết quả ñóng góp ñể
hoàn thiện từng bước.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp ñã tổ chức Hội thảo quốc gia
về ñánh giá ñất ñai và qui hoạch sử dụng ñất trên quan ñiểm sinh thái và phát
triển bền vững với sự tham gia của nhiều nhà khoa học (năm 1995). Hội nghị
ñã tổng kết ñánh giá việc ứng dụng quy trình ñánh giá ñất của FAO vào thực
tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn ñề cần tiếp tục nghiên cứu ñể sử dụng kết
quả ñánh giá ñất vào công tác quy hoạch sử dụng ñất nông nghiệp. Thông qua
việc ñánh giá khả năng thích hợp của ñất ñai ñể thấy tiềm năng ña dạng hoá
của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng ñất, loại hình
sử dụng ñất phù hợp ñể tiến tới sử dụng ñất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.


12

Tiến trình ñánh giá ñất của FAO ñề xướng gồm 9 bước ñược vận dụng
trong ñánh giá ñất ñai từ các ñịa phương ñến các vùng, miền của toàn quốc.
Các nghiên cứu tập trung ñánh giá tiềm năng ñất ñai, phân tích hệ
thống cây trồng hiện tại, xác ñịnh khả năng thích nghi ñất ñai cho các loại
hình sử dụng ñất, ñề xuất phương án quy hoạch sử dụng ñất phù hợp với ñặc
ñiểm ñất ñai, các yếu tố kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên quan ñiểm
ñáp ứng yêu cầu sử dụng ñất lâu bền (Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp, 1995) [75].
Năm 1995 Tổng cục ðịa chính ñã xây dựng “Dự án ñánh giá ñất cấp

huyện”, chọn một số huyện ñại diện cho các vùng kinh tế tự nhiên (miền núi
và trung du phía Bắc, ñồng bằng sông Hồng, khu IV cũ, ven biển miền Trung
và ñồng bằng sông Cửu Long.
Những nghiên cứu ñánh giá ñất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả ñã có
những ñóng góp lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình ñánh giá ñất ñai ở
Việt Nam làm cơ sở cho những ñịnh hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng
ñất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.
Các công trình nghiên cứu ñánh giá ñất ñai ở phạm vi các cấp ñã góp
phần ñịnh hướng cho việc xây dựng, hoạch ñịnh chính sách phát triển sản
xuất nông nghiệp, bố trí hệ thống cây trồng và sử dụng ñất thích hợp, một số
công trình ñã ñóng góp rất to lớn trong công tác ñánh giá tài nguyên ñất ñai
(Lê Thái Bạt, 1995) [2], (Tôn Thất Chiểu , 1996) [15] .
Dựa vào chỉ tiêu ñặc ñiểm ñịa hình và thổ nhưỡng, phân cấp và xác
ñịnh 7 nhóm ñất ñai ñược phân lập, trong ñó: 4 nhóm ñầu ñược sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp, 2 nhóm kế tiếp có khả năng sử dụng vào mục ñích lâm
nghiệp, nhóm cuối cùng có thể sử dụng vào mục ñích khác (Tôn Thất Chiểu,
1993) [11]. Nghiên cứu phân loại ñịnh lượng ñất Việt Nam theo
FAO/UNESCO (Tôn Thất Chiểu, 1994) [12].


13

ðề tài ñánh giá và lập sơ ñồ quy hoạch ñất khai hoang ở Việt Nam, ñã
áp dụng phân loại khả năng thích hợp ñất ñai của FAO theo chỉ tiêu ñánh giá
các ñiều kiện tự nhiên nghiên cứu sử dụng hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở
mức lớp thích hợp cho từng loại sử dụng ñất (Bùi Quang Toản, 1995) [70].
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, (1995) [75] và (2002) [76]
bằng phương pháp tổng hợp các yếu tố ñất ñai và sử dụng bản ñồ ñất tỷ lệ
1/250.000 của các vùng sinh thái nông nghiệp lên bản ñồ tỷ lệ 1/500.000 của
toàn quốc, ñã xây dựng và hoàn thành bản ñồ ñơn vị ñất ñai và bản ñồ các loại

hình sử dụng ñất chính ở Việt Nam theo FAO ñể làm cơ sở cho chiến lược
khai thác và sử dụng tiềm năng ñất ñai.
Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp (1995) [75] trên cơ sở ñánh
giá tài nguyên ñất ñai của Việt Nam ñã xác ñịnh 372 ñơn vị bản ñồ ñất, 90
loại hình sử dụng ñất chính và phân chia 41 loại hình ñất phù hợp cho 9 cùng
sinh thía khác nhau trên phạm vi toàn quôc. ðồng thời ñánh giá phân hạng ñất
khái quát toàn quốc, ñược thể hiện ở tỷ lệ bản ñồ 1:500:000; chủ yếu dựa vào
nguyên tắc phân loại ñất ñai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các chỉ tiêu ñược
sử dụng là ñặc ñiểm thổ nhưỡng, ñịa hình, ñược phân cấp nhằm mục ñích sử
dụng ñất ñai tổng hợp (Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, 1995) [75] .
ðánh giá ñất vùng ñồng bằng sông Hồng trên quan ñiểm sinh thái và
phát triển bền lâu, theo phương pháp của FAO (bản ñổ tỷ lệ 1/250.000) Kết
quả ñã xác ñịnh ñược 33 ñơn vị ñất ñai, trong ñó có 22 ñơn vị ñất thuộc ñồng
bằng, 11 ñơn vị ñất ñai thuộc vùng ñồi núi và 28 loại hình sử dụng ñất chính
(Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, 2002) [76].
Ứng dụng ñánh giá ñất vào việc nghiên cứu ña dạng hóa cây trồng vùng
ñồng bằng sông Hồng. Dựa trên kết quả ñánh giá ñất ñai ñã xác ñịnh và ñề
xuất các hệ thống cây trồng trên quan ñiểm sinh thái và phát triển lâu bền cho
100.000ha ñất bãi bồi ven sông của vùng (Lê Hồng Sơn, 2001) [50].


14

Vận dụng phương pháp ñánh giá khả năng thích hợp ñất ñai ñịnh lượng
của FAO, bao gồm ñánh giá ñiều kiện tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội của
việc sử dụng ñất trên phạm vi cấp tỉnh (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh,
Nguyễn Văn Khiêm, 1997) [63].
Vận dụng phương pháp ñánh giá ñất thích hợp của FAO ñể ñánh giá
tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho ñất trống, ñồi núi trọc ở tỉnh
Tuyên Quang dựa trên bản ñồ tỷ lệ 1/100.000 (Nguyễn ðình Bồng, 1995) [6].

Ứng dụng phương pháp của FAO vào ñánh giá ñất ở cấp vùng và cấp
tỉnh. Kết hợp sử dụng kỹ thuật GIS ñã xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai cho
vùng ñồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1/250.000 với 123 ñơn vị ñất ñai
(Nguyễn Văn Nhân, 1996) [34] và (2003) [35].
Nghiên cứu ñiều tra, ñánh giá và quy hoạch sử dụng ñất ñai tỉnh Cà
Mau, tỷ lệ 1:100:000; ñã xác ñịnh 35 ñơn vị ñất ñai với 11 loại hình sử dụng
ñất phổ biến ñược lựa chọn cho việc ñánh giá khả năng thích hợp ñất ñai
(Phạm Quang Khánh, 2000) [23] .
ðánh giá ñất ñai của huyện Gia Lâm vùng ñồng bằng sông Hồng, dựa
trên bản ñồ tỷ lệ 1/25000 ñã xác ñịnh ñược 20 ñơn vị ñất ñai và 10 loại hình
sử dụng ñất (Vũ Thị Bình, 1995) [3].
ðánh giá khả năng sử dụng ñất bền vững trong sản xuất nông nghiệp
của huyện Tiên Sơn (cũ) của tỉnh Bắc Ninh. Kết quả ñã xác ñịnh ñược 25 ñơn
vị ñất ñai (LMU) trên toàn bộ diện tích ñất nông nghiệp của huyện (ðỗ
Nguyên Hải, 2000) [18].
Nghiên cứu ñánh giá và sử dụng tài nguyên ñất, nước phục vụ phát
triển nông nghiệp bền vững huyện ðông Anh, Hà Nội (Nguyễn Quang Học,
(2001) [19].
ðánh giá ñất ñai phục vụ quy hoạch sử dụng ñất nông lâm nghiệp
huyện ðại Từ, tỉnh Thái Nguyên (ðoàn Công Quỳ, 2001) [44].
Nghiên cứu về ñánh giá ñất ñai và phân tích hệ thống canh tác kết hợp


15

với các kỹ thuật ñánh giá ñất mục tiêu làm cơ sở cho quy hoạch ñất ñai ở xã
Song Phú – Tam Bình – Vĩnh Long (Lê Quang Trí, Phạm ðăng Trí, 2003) [71].
Nghiên cứu phân loại ñất xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Cạn theo FAO/UNESCO. Mục ñích của nghiên cứu là xác ñinh các loại ñất
của xã theo hệ thống phân loại ñịnh lượng FAO/UNESCO tới cấp ñơn vị ñất

phụ (Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Hữu Thành, 2006) [31].
Hiện nay phương pháp ñánh giá ñất ñai của FAO ñã ñược nhiều nhà khoa
học ñất Việt Nam sử dụng và áp dụng rộng rãi trong ñánh giá tiềm năng ñất ñai
cấp tỉnh, huyện, xã. Trên cơ sở nghiên cứu ñã xây dựng quy hoạch sử dụng ñất,
quy hoạch phát triển nông nghiệp, ñặc biệt là các tỉnh thuộc ñồng bằng sông
Hồng, ñồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên.
1.3

Nghiên cứu về ñất bạc màu trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Quá trình hình thành và phân bố ñất bạc màu
1.3.1.1 Khái niệm thuật ngữ ñất bạc màu
Bạc màu là một cụm từ dân gian Việt Nam chỉ loại ñất: màu bạc, do ít
mùn, ít sét và kém màu mỡ (chất dinh dưỡng ít). Về mặt phát sinh học là loại ñất
nằm trên ñịa hình dốc thoải bị rửa trôi , mất chất dinh dưỡng nên ñất có màu xám
trắng, trắng xám, có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng.
Tập hợp các kết quả nghiên cứu về ñất bạc màu, Năm 1976 Ban biên
tập Bản ñồ ðất Việt Nam ñã xếp ñất bạc màu vào nhóm “ñất xám bạc màu”
gọi là ñất bạc màu (Degraded soil hay grey degraded doil). Năm 1996 Hội
Khoa học ðất Việt Nam xếp vào nhóm Acrisols (AC) theo phân loại của FAO
- UNESCO [17].
1.3.1.2 ðặc ñiểm hình thành ñất xám bạc màu
ðất xám bạc màu ñược hình thành trên phù sa cổ hoặc sản phẩm phong
hóa của các loại ñá macma axit và ñất ñá cát (granit, sa thạch…). ðất có thành
phần cơ giới nhẹ, cấu trúc kém, thường phân bố ở ñịa hình dốc thoải, bị rửa
trôi, xói mòn mạnh vào mùa mưa lại trải qua quá trình canh tác lạc hậu cấy


16


tray, cày gãi, bừa chùi lâu ñời nên ñất càng bị thoái hóa mạnh.
Theo Driessen và Dudal (1991) [88] phần sét của ñất xám chứa chủ yếu
là khoáng kaolinít kết dính và một phần Gibsít. Phần lớn ñất xám ñều có tầng
ñất mỏng.
ðây là nhóm ñất có tầng B tích sét (Agric) với CEC ≤24 ldl/100g sét và
ñộ no bazơ<50%, tối thiểu là một phần của tầng B của lớp ñất 0 - 125cm
không có tầng E nằm ñột ngột ngay trên 1 tầng có tính thấm chậm.
ðất xám bạc màu ñược hình thành trên các thềm phù sa cổ, ñất dốc tụ
hoặc ñất feralit bạc màu có trên macma axit hoặc sa thạch. ðịa hình phổ biến
là những cánh ñồng dốc thoải về ñồng bằng hoặc những dải hẹp bị những ñồi
thấp hoặc sông suối chia cắt, tạo nên những ruộng bậc thang, có ñộ cao trung
bình 6-10 m so với mặt biển. Do tác ñộng của khí hậu nhiệt ñới ẩm, quá trình
xói mòn và rửa trôi xảy ra theo cường ñộ lớn.
Theo Hội Khoa học ðất Việt Nam (2000) [17], ñiều kiện tiền ñề ñể
hình thành ñất bạc màu là:
- ðịa hình dốc thoải, thuận lợi cho quá trình rửa trôi.
- Thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho quá trình khoáng hóa và rửa trôi.
Với các ñiều kiện tiền ñề như trên thì mùn, thậm chí cả sắt, bị rửa trôi
mạnh nên ñất có màu trắng, xám trắng hoặc xám tro, các chất màu của ñất bị
mất nhiều trở nên nghèo.
Các Chương trình nghiên cứu 48 - C (1991) [14], Vũ Cao Thái (1997)
[62], cho rằng ñất xám thường ñược hình thành trên các loại ñá mẹ hoặc mẫu
ñất nghèo kiềm và thường có thành phần cơ giới nhẹ, hình thành trong ñiều
kiện khí hậu nhiệt ñới ẩm; khoáng sét bị biến ñổi ñáng kể; quá trình rửa trôi là
quá trình chủ ñạo xảy ra trong ñất ñã làm mất sét và các cation kiềm thổ và
tạo ra tầng tích tụ sét, làm ñất có dung lượng trao ñổi cation và ñội bão hòa
bazơ thấp.


17


1.3.1.3 Phân bố ñất xám bạc màu
Trên thế giới, diện tích ñất xám là 996,6 triệu ha, chiếm 7% diện tích
ñất toàn cầu, phân bổ theo các khu vực như sau (ñơn vị 1000 ha):
- Châu Âu

: 4.170

- Châu Phi

: 92.728

- Bắc và Trung Á : 148.241

- Nam và ðông Nam Á : 263.005

- Châu Úc

: 32.482

- Nam và Trung Mỹ

- Bắc Mỹ

: 114.813

: 341.161

Ở Việt Nam ñất bạc màu phân bố rộng khắp ở các vùng trung du, ñồi
núi và rìa ñồng bằng, nằm ở vị trí trung gian giữa vùng ñồi gò và vùng phù sa

hiện ñại, hoặc xen giữa vùng ñồi gò, vùng bán sơn ñịa.
Từ 1959, dưới sự hướng dẫn của Fridland, một bản chú giải kèm theo sơ
ñồ thổ nhưỡng 1/1.000.000 miền Bắc Việt Nam ñã ñược xây dựng. Nhóm ñất
xám bạc màu ñược thống kê ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây (cũ),
Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An, Vĩnh Phúc…. ðến vĩ tuyến 17 với diện tích
khoảng 176,0 nghìn ha, trong ñó tập trung ở các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Hà Nội, Hà Tây (cũ) lúc ñó gọi loại ñất này là ñất phù sa bạc màu (degranded
alluvial soils)
Diện tích ñất bạc màu trên toàn miền Bắc ước khoảng 30 vạn ha và
phân bố theo các dải sau:
- Dải bạc màu Vĩnh Phúc, Nam Thái Nguyên sang ðông Triều lớn nhất
miền Bắc Việt Nam.
- Dải bạc màu hẹp ở phía Tây bắc thị trấn Quảng Yên
- Dải bạc màu chạy từ Nam Phú Thọ sang trung du thị xã Sơn Tây và
tây bắc Hà ðông, dải này thường phân bố lẻ tẻ và thường bị chia cắt bởi các
dải phù sa sông Hồng.
- Dải bạc màu Tây nam Ninh Bình có diện tích nhỏ.
- Dải bạc màu phía Tây và Tây bắc tỉnh Thanh Hóa chạy từ phía nam


×