Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MO TA BAI DAY TICH HOP LIEN MON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.72 KB, 14 trang )

Phßng Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Mü Hµo
Trêng THCS XUÂN DỤC

MÔ TẢ GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN HỌC

TÊN CHỦ ĐỀ
TÌM HIỂU KĨ THUẬT TRỒNG LÚA NƯỚC, BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG PHÂN BÓN, CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
LÚA AN TOÀN, HIỆU QUẢ, HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Miến
2. Phạm Thùy Dung
3. Phạm Thị Phương Anh
Tổ: KHTN

Năm học: 2013 - 2014

1


PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
-----------------***---------------- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Hào.
- Trường: THCS Xuân Dục.
- Địa chỉ: Xuân Dục – Mỹ Hào – Hưng Yên.
Điện thoại:…………….. Email:
- Nhóm giáo viên dự thi:
1. Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Miến
Điện
thoại:


0975963679;
Email:

2. Phạm Thùy Dung
3. Phạm Thị Phương Anh

2


PHIẾU MÔ TẢ GIÁO ÁN DỰ THI
-----------------***----------------

TÊN CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
TÌM HIỂU KĨ THUẬT TRỒNG LÚA NƯỚC, BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG PHÂN BÓN, CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
LÚA AN TOÀN, HIỆU QUẢ, HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG.
I . SƠ LƯỢC VỀ BÀI DẠY TÍCH HỢP
1. Lý do lựa chọn chủ đề tích hợp.
- Nhắc đến Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng người ta nghĩ tới nền văn
minh lúa nước. Lúa gạo được coi là hoa màu chính trong nông nghiệp tại Việt Nam.
- Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo
làm lương thực chính. Lúa gạo đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp của bà
con nông dân trên khắp cả nước. Từ lúa gạo chúng ta có thể chế biến được nhiều thực
phẩm khô, món ăn hấp dẫn trong nền văn hóa ẩm thực Việt.
- Tại các địa phương trực thuộc tỉnh Hưng Yên có rất nhiều xã nằm dọc ven
vùng Châu Thổ Sông Hồng rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực
phẩm trong đó có lúa nước.
- Các xã thuộc địa phận huyện Mỹ Hào, bà con nông dân chủ yếu trồng lúa
nước song do một số người dân không nhận thức được hậu quả của việc sử dụng các

loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… không đúng quy cách làm ô nhiễm môi trường.
- Trên cơ sở học sinh đã học các kiến thức trong chương trình công nghệ lớp 7,
Bài: Phân bón hóa học trong chương trình hóa học lớp 9, Bài 25: Thường biến,
Bài38: Thực hành tập dượt thao tác giao phấn ; Bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu
chọn giống vật nuôi và cây trồng thuộc môn sinh học lớp 9…Nhóm chúng tôi đề xuất
và thực hiện đề án dạy học ngoại khóa tích hợp các môn học với chủ đề: “Kĩ thuật
trồng lúa nước, phương pháp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo vệ thực
vật an toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường” dành cho đối tượng học sinh
khối lớp 9 và khối lớp 7
- Các bài học trong chương trình công nghệ lớp 7, học sinh được trang bị đầy
đủ hệ thống kiến thức lí thuyết về phương pháp trồng trọt nông nghiệp song các em
chưa thực sự được tiếp cận với thực tế rất gần gũi tại địa phương, nội dung ngoại
khóa này giúp các em biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
3


- Từ tri thức khoa học và được tiếp cận thực tế giúp các em thêm yêu thích các
môn học, tạo được niềm tin vào khoa học.
2. Thời gian thực hiện bài dạy tích hợp:
- Thời gian: 2 tuần: Tuần 1: Dành 1 tiết (45 phút) vào đầu tuần: Tuần 2: Dành
3 tiết (2 tiết báo cáo và 1 tiết nhận xét, đánh giá, viết thu hoạch).
- Hình thức: Dạy ngoại khóa.
3. Lĩnh vực bài dạy:
- Công nghệ.
- Sinh học.
- Hóa học.
4. Các môn tích hợp:
- Công nghệ 7, sinh học 9, hóa học 9, địa lí 9, Ngữ văn,...
II. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức.

- Biết được quy trình kĩ thuật trồng lúa nước dựa trên cơ sở các kiến thức đã
học thuộc các bài trong chương trình công nghệ lớp 7, Bài 16 : Phân bón hóa học
trong chương trình hóa học lớp 9, Bài 25: Thường biến, Bài 38: Thực hành tập dượt
thao tác giao phấn ; Bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây
trồng thuộc môn sinh học lớp 9, Đặc điểm địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng Hưng Yên
trong chương trình địa lí 9… .
- Phân tích được đặc điểm thổ nhưỡng tại các địa phương thuộc địa bàn tỉnh
Hưng Yên từ đó chỉ ra được phương pháp canh tác lúa nước phù hợp với từng loại
thổ nhưỡng.
- Hiểu rõ được vai trò của giống và kĩ thuật canh tác quyết định năng suất cây
trồng.
- Biết cách sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác lúa nước
một cách an toàn, hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
- Hiểu được những giống lúa đang được sử dụng rộng rãi trong gieo trồng tại
địa phương, các tính trạng nổi bật của các giống lúa này.
2. Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thu thập, xử lí các thông tin, viết và trình bày báo cáo về các nội
dung liên quan tới bài học.
4


- Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào việc tra cứu và thu
thập thông tin.
- Rèn kĩ năng sống: Kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề, nghe…
- Phát triển các kĩ năng tư duy : Phân tích, so sánh, tổng hợp…
- Biết cách vận dụng các kiến thức đã học, kiến thức liên môn học vào thực tế.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các
vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống.
3. Thái độ.
- Học sinh có hứng thú, say mê học tập và nghiên cứu khoa học.

- Có thái độ yêu thích các môn học: Công nghệ, sinh học, hóa học, địa lí, văn
học…, yêu thích thiên nhiên, biết tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên vào
đời sống sản xuất.
- Thấy được tầm quan trọng của nghề trồng lúa nước đối với khu vực vùng
Đồng Bằng nói chung, địa phương Hưng Yên nói riêng, là nguồn cung cấp lương
thực chủ yếu phục vụ đời sống con người.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY TÍCH HỢP
- Giảng dạy chủ đề tự chọn( ngoại khóa) cho học sinh khối lớp 9 + khối 7
- Số lượng tham gia 56.
IV. Ý NGHĨA BÀI DẠY.
- Tại các địa phương trực thuộc tỉnh Hưng Yên có rất nhiều xã nằm dọc ven
vùng Châu Thổ Sông Hồng rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực
phẩm trong đó có lúa nước.
- Trên cơ sở học sinh đã học các kiến thức trong chương trình công nghệ lớp 7,
các bài 16: Phân bón hóa học trong chương trình hóa học lớp 9, Bài 25: Thường biến,
Bài 38: Thực hành tập dượt thao tác giao phấn ; Bài 39: Thực hành tìm hiểu thành tựu
chọn giống vật nuôi và cây trồng thuộc môn sinh học lớp 9…Nhóm chúng tôi đề xuất
và thực hiện đề án dạy học ngoại khóa tích hợp các môn học với chủ đề: “Kĩ thuật
trồng lúa nước, phương pháp sử dụng phân bón, cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa, an
toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường” dành cho đối tượng học sinh khối lớp
7, 9.
- Thực trạng người dân một số xã thuộc địa bàn trong tỉnh đang có xu hướng
bán ruộng đất cho các nhà máy, xí nghiệp hoặc các doanh nghiệp tư nhân, từ đó đất
đai một số xã không được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp dẫn tới tình trạng thiếu
lương thực, thực phẩm, sói mòn, thoái hóa...
- Thực hiện dự án trên học sinh tiếp cận với các kĩ thuật canh tác lúa nước
không chỉ giúp các em có lòng say mê, niềm tin vào khoa học mà còn giúp các em
thấy được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống con người, từ đó
5



các em có thể tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất,
tăng gia sản xuất tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
- Bằng các kiến thức đã học thuộc các môn học như: Công nghệ, sinh học, hóa
học, địa lí, cách sử dụng từ ngữ Văn học…các em có ý thức bảo vệ môi trường và
vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, phân bón, bảo quản…an toàn, hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
- Thông qua dự án, các em có điều kiện tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với
nhau, thông qua nghiên cứu và trực tiếp tiếp xúc với các bác nông dân, với bác kĩ sư
nông nghiệp, học sinh biết cách sử dụng các kiến thức liên môn học vào thực tế cuộc
sống.
V. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY
- Thiết bị sử dụng trong bài dạy:
+ Đối với giáo viên: Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Máy tính
sách tay, máy chiếu, màn chiếu, thiết bị tra cứu thông tin trên internet, tài liệu địa lí
Hưng Yên, bài giảng PowerPoit, phiếu học tập, phiếu hướng dẫn học sinh điều tra,
phiếu đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, sách, báo trí …danh mục và thang
điểm chấm kết quả hoạt động của học sinh.
+ Đối với học sinh: Bản báo cáo kết quả điều tra, thu thập, xử lí thông tin. Tài
liệu, báo trí, tranh ảnh…liên quan đến nội dung tra cứu.
- Các ứng dụng CNTT trong dạy học:
+ Nguồn thông tin hỗ trợ từ internet: Tra cứu nguồn thông tin từ nhiều trang
Wepside liên quan tới nội dung tích hợp.
+ Phần trình bày của học sinh bằng Word.
+ Bài tổng hợp bằng PoWerpoit.
VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI DẠY.
1. Bộ câu hỏi định hướng được sử dụng trong bài dạy:
a) Câu hỏi tình huống: ( Sử dụng trong tiết 1- đưa ra tình huống bài dạy)
? Giống cây lương thực nào được trồng chủ yếu tại địa bàn tỉnh Hưng Yên.
? Để tăng năng suất cây trồng, người ta cần phải áp dụng tốt điều gì vào sản

xuất.
? Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo quản...như thế nào để đảm bảo
an toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường.
b) Câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. ( Sử dụng trong tiết 2, 3 khi các
nhóm báo cáo kết quả).
6


1. Nêu vắn tắt quy trình trồng lúa nước đã và đang được bà con nông dân thực
hiện tại địa phương em?
2. Theo em, sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ không đúng quy cách sẽ gây
ra những hậu quả gì?
3. Bằng các kiến thức đã học, em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống”?
Gợi ý đáp án: ( Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất
nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ
lượng và bón đúng thời điểm, tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân, phải
phun thuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh
để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng
và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu).
4.Thực trạng bà con nông dân tại một số địa phương trên địa bàn của tỉnh đang
có xu hướng bán ruộng đất lấy tiền, bằng hiểu biết của mình, em hãy tuyên truyền
giúp người dân ý thức được tầm quan trọng của việc trồng cây nông nghiệp (trong đó
có lúa nước) từ đó có ý thức phát huy tốt nguồn tài nguyên đất nông nghiệp? ( Dành
cho học sinh khối lớp 9).
5.Có một số bà con nông dân thắc mắc, không hiểu các chỉ số được ghi trên
bao bì các loại phân bón có ý nghĩa gì, bằng kiến thức đã học em hãy giải thích giúp
các bác nông dân trong trường hợp nêu trên?
=> Việc sử dụng bộ câu hỏi vào thời điểm đầu và sau khi các nhóm báo cáo,
trong quá trình các nhóm báo cáo, bác chuyên gia nông nghiệp và đại diện các bác

nông dân có đưa ra các câu hỏi phụ dành cho học sinh.
2. Tiến trình thực hiện chi tiết.
Buổi 1: Tổ chức dự án, hướng dẫn học sinh thu thập thông tin phục vụ cho bài
dạy.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
- Giáo viên sử dụng bộ câu hỏi tình huống, từ câu trả lời của học sinh đề xuất vấn đề:
“Tìm hiểu kĩ thuật trồng lúa nước, phương pháp sử dụng phân bón, cách phòng
trừ sâu bệnh hại lúa an toàn, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường”.
Hoạt động 2: Tổ chức dự án.
7


- Danh sách khách mời:
+ Giáo viên thuộc các bộ môn: Sinh, công nghệ, hóa học, tin học, địa lí, ngữ văn.
+ Đại diện các bác nông dân.
+ Bác chuyên gia nông nghiệp.
- Ban tổ chức:
+ Dẫn chương trình: Lớp trưởng 9A.(Chuẩn bị lời dẫn)
+ Văn nghệ ( 2 tiết mục thực hiện trong tuần 2, chuẩn bị :Lớp phó văn nghệ các lớp
7A,B; 9A,B).
+ Điều khiển buổi học: (2 giáo viên phụ trách).
+ Trang trí: Phân nhóm phụ trách trang trí ( Tranh ảnh, cờ, hoa, phông...)
- Phân nhóm học sinh: (4 nhóm) cử nhóm trưởng, thư kí nhóm. ( Mỗi nhóm đều gồm
có học sinh lớp 9 và học sinh lớp 7)
Hoạt động 3: Hướng dẫn các nhóm thu thập thông tin.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về kĩ thuật trồng lúa nước.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp sử dụng các loại phân bón, cách phòng trừ sâu
bệnh hại lúa, an toàn, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình địa lí và thổ nhưỡng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về các giống lúa đang được sử dụng chủ yếu tại địa phương.
Chú ý: Kết quả hoạt động của các nhóm được tổng hợp và chuẩn bị trình bày trên
Word.
- Phát mẫu phiếu điều tra cho các nhóm, hướng dẫn sử dụng phiếu. (Nhóm 1: Phát
mẫu 1; Nhóm 2: Phát mẫu phiếu số 2; Nhóm 3: Phát mẫu phiếu số 3; Nhóm 4: Phát
mẫu phiếu số 4)( Các mẫu phiếu được liệt kê tại mục VII)
- Giới thiệu một số tài liệu và hướng dẫn phương pháp tra cứu thông tin cho các
nhóm.
Buổi 2 (2 tiết = 90phút): Tổ chức hoạt động trọng tâm bài dạy.
Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo kết quả.
- Người dẫn chương trình giới thiệu khách mời, thông qua nội dung công việc, điều
khiển buổi lễ theo sự định hướng của giáo viên.
8


- Từng nhóm báo cáo kết quả trên Word (cử đại diện), nộp lại bản thu thập thông tin
theo mẫu của nhóm, các nhóm còn lại theo dõi đánh giá hoạt động của nhóm bạn
bằng phiếu đánh giá.
- Trong quá trình báo cáo của các nhóm, đại diện các bác nông dân, bác chuyên gia
nông nghiệp có đưa ra một số câu hỏi liên quan yêu cầu học sinh trả lời, học sinh có
thể giao lưu bằng cách đưa ra thắc mắc nhờ các bác hoặc giáo viên bộ môn giải đáp.
Kết thúc báo cáo các nhóm, giáo viên sử dụng bộ câu hỏi nội dung yêu cầu học sinh
trả lời.
- Văn nghệ sau khi kết thúc hoạt động 1.
Hoạt động 2: Học sinh nghe các bác nông dân, bác kĩ sư nông nghiệp phổ biến
về kĩ thuật trồng lúa nước, phương pháp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đạt
hiệu quả tốt.
- Bác nông dân chia sẻ công việc của mình với các em học sinh, phổ biến kinh
nghiệm mà bác đã học được trong sản xuất nông nghiệp.

- Bác chuyên gia tư vấn nông nghiệp chia sẻ với học sinh về quy trình kĩ thuật trồng
lúa nước, phương pháp sử dụng các loại phân bón sao cho phù hợp với từng loại đất
nông nghiệp thuộc các xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
- Học sinh theo dõi, tự đánh giá kết quả hoạt động của mình, hoàn chỉnh nội dung
chuẩn bị cho việc viết bản thu hoạch .
Hoạt động 3: Kết thúc bài dạy.
- Dựa vào phiếu hướng dẫn đánh giá hoạt động của các nhóm, học sinh sẽ tự đánh giá
và đánh giá chéo; Nhóm 1 đánh giá nhóm 2; nhóm 3 đánh giá nhóm 4; nhóm 4 đánh
giá nhóm 1; nhóm 2 đánh giá nhóm 3.
- Bản đánh giá chung của chuyên gia tư vấn, bác nông dân và giáo viên các bộ môn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch.
- Văn nghệ.
- Trao phần thưởng.
- Kết thúc buổi học.
Buổi 4: ( 1tiết = 45 phút) . Đánh giá - tổng kết.
- Giáo viên hướng dẫn nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
9


- Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng
góp tích cực, nộp bài thu hoạch.
- Giáo viên tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh giá
quá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập theo các
sản phẩm sau:
+ Bản thu hoạch của các nhóm.
+ Bản thu thập thông tin đã soạn thảo trên Word.
+ Mẫu phiếu thông tin điều tra của các nhóm.
+ Phiếu tự đánh giá, đánh giá chéo của học sinh.
+ Phiếu đánh giá chung của các chuyên gia nông nghiệp và giáo viên.
VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.


* Thời điểm đánh giá.
- Tiết học cuối cùng của tuần 2.
* Tiêu chí đánh giá:
+ Đánh giá tinh thần, ý thức, thái độ làm việc của từng cá nhân trong các nhóm theo
phiếu đánh giá .(Bản theo dõi hoạt động nhóm)
+ Đánh giá kết quả đạt được sau bài học gồm:
1. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm ( Theo các mẫu phiếu đánh giá 1,2,3,4):

Bản đánh giá chéo giữa các nhóm và bản đánh giá chung của chuyên gia tư vấn, bác
nông dân và giáo viên các bộ môn.
2. Sản phẩm của học sinh gồm:
. Bản thu thập thông tin trình bày trên Word đã in.
. Bản thu hoạch của các nhóm học sinh.
. Bài tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu bệnh hại lúa an toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường.
* Các mẫu đánh giá.
BẢN THEO DÕI HOẠT ĐỘNG NHÓM
1. Kiểm diện.
Số thành viên tham gia................................Vắng mặt.........................
Danh sách học sinh vắng mặt.
1.........................................................Lí do............................................
2.........................................................Lí do...........................................
10


3..........................................................Lí do..........................................
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………
3. Bảng phân công cụ thể
STT

Họ và tên

Công việc được giao

Thời hạn
hoàn thành

Ghi chú

1
2
….

……..

………………………………..

…………..

……..

4. Kết quả hoạt động.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………
5. Thái độ tinh thần làm việc.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
................................
6. Đánh giá chung.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………...
7. Ý kiến đề xuất.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………

11


Thư kí
………………………………………..
………………………………………
………………………………………


Nhóm trưởng
………………………………………
………………………………………
……………………………………….

CÁC MẪU PHIẾU HƯỚNG DẪN CÁC NHÓM HOẠT ĐỘNG.
Mẫu 1: Phiếu tìm hiểu kĩ thuật canh tác lúa nước.
PHIẾU TÌM HIỂU KĨ THUẬT TRỒNG LÚA NƯỚC.
Họ Và Tên:.................................................Lớp..............
I.Quy trình trồng lúa nước.(Ghi tóm tắt những công đoạn cơ bản)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
................................................................................. II. Những công đoạn chính quyết
định năng suất.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................
III. Nhận xét – Đánh giá.

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................
Mẫu 2: Phiếu điều tra tình hình ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu,
diệt cỏ không đúng quy cách.
STT

Tên Xã

Mức độ ô nhiễm
12

Nguyên nhân


Cao

Trung bình

Thấp

1
2
.......

.............................. .................... ........................... ......................


..

....

....

.....

chủ yếu

....

Mẫu 3: Phiếu điều tra tình hình thổ nhưỡng tại một số xã trên địa bàn tỉnh.
STT
Tên Xã
Loại thổ nhưỡng
Loại cây trồng phù hợp
1
2
......... .................................. ..................................
...............................................
Mẫu 4: Phiếu điều tra các giống lúa đang được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh
hiện nay.
STT

Tên giống

Tính trạng nổi bạt của

Năng suất (....Tạ/ sào)


giống
1
2
......... .................................. ..................................

...............................................

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU THẬP THÔNG TIN VÀ TRÌNH BÀY BẢN
BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM( đánh giá chéo).
STT
1
2.
3.
Tổng
hợp

Tiêu chí đánh giá
Nội dung

Thang điểm
4

Phiếu chấm

2

Hình thức

4


Kĩ năng báo cáo, trả
lời câu hỏi.

10

3 tiêu chí

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.
- Bài báo cáo của các nhóm 1,2,3,4.
- Bài thu hoạch của học sinh.
- Bài tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tài nguyên đất trong sản xuất nông
nghiệp, sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

13


Xuân Dục, ngày 25 tháng 01 năm 2014
TMN:

Nguyễn Thị Miến

XÁC NHẬN CỦA BGH
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

………….

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×