Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Theo dõi tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch Ba Vì Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

THIỀU THỊ KIỀU OANH

Tên đề tài:
THEO DÕI TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI
ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN
THANH LỊCH, BA VÌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

THIỀU THỊ KIỀU OANH
Tên đề tài:
THEO DÕI TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI
ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN
THANH LỊCH, BA VÌ, HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 - TY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quyên

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp trước hết tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban cùng các thầy cô giáo và nhất là
các thầy cô trong khoa chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gửi tới Cô giáo TS. Nguyễn
Thu Quyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, để tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Nguyễn Thanh Lịch chủ trại, kỹ thuật
trại và toàn thể các anh chị công nhân trong trại lợn nái ngoại Nguyễn Thanh
Lịch, Ba Vì, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện có thể về vật chất và tinh thần, động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, bạn bè đồng

nghiệp lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Thiều Thị Kiều Oanh


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong Nhà trường, thực hiện
phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất,
thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập
của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên
củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên
làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm
được phương thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các
tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho sinh viên có tác
phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, để khi ra trường trở thành một người cán
bộ có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp phát triển Đất Nước.
Xuất phát từ quan điểm trên và được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi
Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Được sự nhất trí của giáo
hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Theo
dõi tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21
ngày tuổi nuôi tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế

nên trong bản khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
của bạn bè, đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 27
Bảng 4.1: Lịch phun thuốc sát trùng của trại .................................................. 31
Bảng 4.2: Lịch tiêm phòng vaccine của đàn lợn ............................................. 32
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn lợn qua các năm ........................................................... 37
Bảng 4.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 38
Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng trong thời gian thực tập ...... 39
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................ 40
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng ......................... 43
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con chết do nhiễm bệnh phân trắng qua các tháng ......... 46
Bảng 4.9. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng ...................... 47
Bảng 4.10. Bệnh tích mổ khám lợn con chết do bệnh phân trắng .................. 48
Bảng 4.11. Hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc ................................................. 49
Bảng 4.12. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con ............... 50
Bảng 4.13. Chi phí thuốc dùng trong điều trị phân trắng ở lợn con ............... 51


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................ 41
Hình 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng.......................... 44


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Hb

: Hemoglobin

IM

: Tiêm bắp

IgG

: Immunoglobulin

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LCPT


: Lợn con phân trắng

Nxb

: Nhà xuất bản

VTM

:Vitamin

STT

: Số thứ tự


vi

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con .................................................................. 3
2.1.2. Bệnh phân trắng lợn con ......................................................................... 7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 20

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 22
2.3. Những hiểu biết về thuốc điều trị............................................................. 23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 25
3.3.1. Nội dung ................................................................................................ 25
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 27


vii

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 30
4.1.1. Một số thông tin chung về trại lợn nái ngoại Nguyễn Thanh Lịch ....... 30
4.1.2. Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn lợn...................... 30
4.1.3. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 36
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 38
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 39
4.2.1. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng trong thời gian thực tập ............. 39
4.2.2. Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng theo lứa tuổi .............................. 40
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng ................................ 43

4.2.4. Tỷ lệ lợn con chết do nhiễm bệnh phân trắng ....................................... 46
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng ............................ 47
4.2.6. Bệnh tích mổ khám lợn con chết do bệnh phân trắng........................... 48
4.2.7. Hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc .......................................................... 48
4.2.8. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.................. 50
4.2.9. Chi phí thuốc dùng trong điều trị phân trắng ở lợn con ........................ 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, nó chiếm
một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, chăn nuôi đã
và đang là trọng tâm phát triển của nền kinh tế nước ta.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn
nói riêng đã đưa nền kinh tế nước ta tiến thêm một bước mới. Cùng với sự
phát triển nhanh về số con đã kéo theo các trang trại, xí nghiệp đã và đang
được tăng cường xây dựng và đưa vào hoạt động. Nhờ đó chăn nuôi lợn
không những chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bữa ăn hàng ngày mà tiến tới
còn phục vụ cho xuất khẩu với số lượng lớn.
Trong chăn nuôi “giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở“, để ngành chăn nuôi
có thể phát triển nhanh và bền vững, thì con giống là một vấn đề hết sức quan
trọng. Muốn chăn nuôi thắng lợi và đạt được hiệu quả cao thì con giống phải
khoẻ mạnh. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn cũng gặp phải rất nhiều khó khăn

đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại cho ngành
chăn nuôi cũng như gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói chung.
Đối với các trang trại nuôi lợn, vấn đề cấp thiết hiện nay vẫn là bệnh
phân trắng ở lợn con theo mẹ. Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tuỳ thuộc vào
các yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng và sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Khi lợn
con mắc bệnh thì hiệu quả chăn nuôi sẽ giảm, chi phí thú y cao.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh lợn con
phân trắng và đưa ra các biện pháp phòng và trị bệnh góp phần không nhỏ
trong việc hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra. Tuy nhiên sự phức tạp của
cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ
thể của gia súc non đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng của các kết


2

quả nghiên cứu. Vì thế các phương pháp đưa ra vẫn chưa thực sự đem lại kết
quả như mong muốn.
Xuất phát từ vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thu
Quyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Theo dõi tình hình lợn con mắc
bệnh phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại lợn
Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
-Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại trại lợn Nguyễn
Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng bệnh lợn con phân trắng tại trại lợn Nguyễn
Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của hai loại thuốc: Nova-amcoli và Amlistin.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh phân trắng lợn con là những

tư liệu khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại trại lợn nái ngoại
Nguyễn Thanh Lịch.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh, đánh giá hiệu quả
điều trị bằng 2 loại thuốc kháng sinh góp phần phục vụ sản xuất ở trại để
kiểm soát và khống chế bệnh phân trắng lợn con nuôi tại cơ sở.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
2.1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các biện pháp cơ học, hóa
học, vi sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất
hữu cơ đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp thụ được.
Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là
cơ quan tiêu hóa chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hóa chưa
hoàn thiện. Thời gian đầu, dịch tiêu hóa ở lợn con thiếu cả về chất và lượng.
Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng
HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch.
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [19], cơ quan tiêu hóa của lợn con
phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự
tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non, ruột già.
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs, (2003) [29], lợn con 1 tháng tuổi không
có HCl tự do, lúc này lượng acid tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch
nhầy. Vì thiếu HCl tự do nên vi sinh vật dễ có điều kiện phát triển gây bệnh
đường dạ dày - ruột cho lợn, điển hình là bệnh tiêu chảy và phân trắng lợn con.

2.1.1.2. Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Khi còn ở trong cơ thể mẹ, thân nhiệt của bào thai được giữ ổn định.
Sau khi sinh ra, cơ thể bị mất một lượng nhiệt lớn do tác động của môi trường
làm con vật sơ sinh bị giảm thân nhiệt trong những giờ đầu tiên.
Cơ năng điều tiết thân nhiệt lợn con còn kém do:


4

- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều
tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở
cả hai giai đoạn trong và ngoài bào thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn
so với lợn trưởng thành nên lợn dễ bị mất nhiệt và lạnh (Đào Trọng Đạt và cs,
(1996) [6]).
- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, trong vòng 10 - 15 ngày
thể trọng tăng 1 - 3 lần, sau 2 tuần tuổi trọng lượng lơn có thể tăng gấp 14 15 lần so với lợn sơ sinh. Vì vậy, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng,
khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng của cơ thể chậm lại và
tăng trọng theo tuổi giảm xuống. Điều đó làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật
của lợn con kém.
2.1.1.3. Hệ miễn dịch của lợn con
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có
khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang
qua nhau thai hay sữa đầu.
Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt động rất yếu.
Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng quá trình tiêu hóa
gây rối loạn tiêu hóa vì vậy mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua
đường tiêu hóa.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs, (2001) [28], trong quá trình đáp ứng
miễn dịch trên bề mặt kháng nguyên có thể tập trung nhiều Lymphosis tham

gia miễn dịch tế bào hoặc kháng thể là các globulin miễn dịch. Với lợn con
mức độ đáp ứng miễn dịch được xác định không những phụ thuộc vào sự có
mặt của kháng thể mà còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống miễn
dịch đối với phản ứng.


5

2.1.1.4. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con
Hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm
- Nhóm vi khuẩn đường ruột - vi khuẩn bắt buộc gồm: E.coli,
Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus... Trong nhóm vi khuẩn này, người ta
quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất
hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng
E.coli trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức
tạp. Người ta đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên
K, 86 kháng nguyên H và kháng nguyên F.
- Nhóm vi khuẩn Vãng lai: Chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước
uống vào hệ tiêu hóa gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus
subtilis... Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn còn có các trực khuẩn yếm
khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus
fasobacterium, Bacillus puticfus...
2.1.1.5. Đặc điểm thích nghi của lợn con
Lợn con theo mẹ có những điểm yếu khiến lợn con thích ứng kém với
môi trường: Hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưa
phát triển, điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt.
* Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh
Ở lợn 15 - 21 ngày hệ thống enzyme chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa (
chymozin, chymotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza
cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần, hoạt tính enzyme tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn

con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá.
* Hệ thống miễn dịch chưa phát triển
Lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG)
có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp thụ Immuglobulin của sữa đầu
cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.


6

Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ
nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh. Miễn dịch chủ động được thực hiện
bắt đầu từ 3 tuần tuổi.
* Điều hoà thân nhiệt kém
Hệ thống thần kinh ở lợn con chưa phát triển, chưa có các phản xạ có
điều kiện, khả năng điều tiết nhiệt ở đại não và các trung khu vỏ não là rất
kém. Thân nhiệt ở gia súc non thường cao hơn ở gia súc trưởng thành và hay
biến động. Khả năng giữ nhiệt ở da kém, thường thay đổi theo ngoại cảnh và
khó thích nghi với điều kiện môi trường cho nên rất dễ bị cảm lạnh về mùa
đông. Thân nhiệt ở lợn con dao động từ 39,5 - 40,5OC thường cao, còn ở lợn
trưởng thành ổn định ở mức trung bình 38 - 40OC.
* Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít
Khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, còn ở
3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn
có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000 - 1200
Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống
khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữ
ấm. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vào
việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh.
*Thiếu sắt
Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn

tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể.
Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là
khác nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng dao động lớn.
Ngoài ra, gia súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi.
Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu
của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/con/ngày.


7

Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau khi cai sữa. Do vậy, việc bổ
sung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh,
hạn chế bệnh lợn con phân trắng.
2.1.2. Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh lợn con phân trắng là một bệnh thường gặp ở lợn con đang theo
mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay
gặp nhất khi thời tiết thay đổi: Nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2000) [14], thì bệnh lợn con phân trắng là
một bệnh cấp tính làm chết nhiều lợn con đang bú mẹ, thể hiện đặc trưng
bằng triệu chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo bại huyết.
2.1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa.
Bệnh xảy ra quanh năm, tùy theo ảnh hưởng của thời tiết mà phát sinh, phát
triển. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa khi thời tiết ẩm thấp hay thay đổi
đột ngột, lứa tuổi mắc bệnh trầm trọng nhất là lợn từ 1 - 21 ngày tuổi (Hoàng
Văn Tuấn, (1998) [25]).
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm phát sinh bệnh nhưng cơ bản có các
nguyên nhân sau:
* Do bản thân gia súc non
Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa

hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất
lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì chúng sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn bẩn
gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển, lợn con gặp phải hai thời kỳ
khủng hoảng lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Lúc 3 tuần tuổi nhu cầu sữa cho
lợn con tăng, trái lại lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, một số chất trong cơ thể lợn
con giảm dần, đặc biệt là Fe thành phần cấu tạo Hemoglobin.


8

Bộ máy tiêu hóa của lợn con theo mẹ phát triển chưa hoàn chỉnh, hệ
thống miễn dịch ở lợn con dưới 21 ngày tuổi chủ yếu dựa vào kháng thể trong
sữa mẹ lượng kháng thể này giảm dần, hoạt tính các men còn thấp, lượng axit
HCl tiết ra không đáng kể và nhanh chóng bị liên kết với niêm dịch ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa Protein và khả năng diệt khuẩn của cơ
thể lợn con. Các men có hoạt tính thấp không tiêu hóa được hết dinh dưỡng
trong sữa dẫn đến lợn con bị ỉa chảy.
Lợn con sơ sinh khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Đồng thời, mỡ dự
trữ và lớp mỡ dưới da của lợn con rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1% khối lượng
cơ thể, cũng làm khả năng giữ nhiệt cho cơ thể lợn bị hạn chế, lợn con dễ
nhiễm lạnh và dễ phát sinh bệnh tiêu chảy phân trắng.
* Do gia súc mẹ
Trong thời gian mang thai lợn mẹ không được chăm sóc tốt, khẩu phần
ăn không hợp lý dẫn đến lợn con sinh ra yếu ớt, dễ mẫn cảm với môi trường
xung quanh, lợn mẹ ăn nhiều khẩu phần chất béo, nhiều tinh bột làm sữa
đặc và hàm lượng mỡ sữa cao, lợn con bú không tiêu hóa hết gây rối loạn
tiêu hóa sinh ra bệnh lợn con tiêu chảy phân trắng (Phạm Hữu Doanh và cs,
(2003) [4]).
Lợn mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai trong giai đoạn

đang nuôi con. Nhưng khi cho mẹ ăn quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng cũng
làm ảnh hưởng tới lợn con.
Trong thời gian mang thai, lợn nái không tiêm phòng vác xin chống các
bệnh như: Dịch tả, phó thương hàn, Parvovirus thì lợn con sinh ra dễ mắc bệnh
tiêu chảy hơn.
Trong thời gian lợn con theo mẹ, lợn mẹ mắc một số bệnh mãn tính
như: Lao, thương hàn, nhiễm E.Coli, mầm bệnh sẽ qua bào thai gây bệnh cho
lợn con.


9

Trong thời gian nuôi con gia súc mẹ bị mắc một số bệnh như: Viêm vú,
viêm tử cung, kém sữa sau khi sinh sẽ vấy nhiễm vi trùng vào đường tiêu hóa
lợn con.
Khi nuôi con mà con mẹ động dục trở lại sớm là một nguyên nhân làm
số lượng và chất lượng sữa giảm vì thế bệnh dễ xảy ra.
* Do môi trường, chăm sóc, quản lý
Do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt: Nóng, lạnh, ẩm, có gió lùa,
stress, lạnh, ẩm làm cho lợn không giữ được cân bằng hoạt động của trục hạ
khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận làm biến đổi hàm lượng Fe2+, Na+,
K+ trong máu, hậu quả là làm giảm sức đề kháng của lợn con nhất là lợn sơ
sinh và gây viêm ruột, ỉa phân trắng.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt
cũng ảnh hưởng tới sự xuất hiện của bệnh như bú sữa đầu, cắt rốn, úm lợn, bổ
sung sắt không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn đến tiêu chảy.
Theo Chu Thị Thơm và cs, (2006) [31], nếu chuồng nuôi không thoáng khí,
ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao sẽ sinh
nhiều khí có hại, NH3, H2S làm cho con vật trúng độc thần kinh nặng, con vật bị
stress - một trong những nguyên nhân dẫn đến lợn tiêu chảy.

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [5], các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể lợn đặc biệt là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các
phản ứng thích nghi của lợn con còn yếu.
* Do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.
Bình thường trong đường tiêu hóa của lợn nói riêng và động vật nói
chung luôn có một số lượng vi khuẩn nhất định và chúng không gây bệnh.
Nhưng khi hàng rào bảo vệ bị tổn thương số lượng vi khuẩn tăng lên, làm


10

thay đổi tỷ lệ các vi khuẩn có trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và bệnh
xảy ra.
Theo Hồ Văn Nam và cs, (1997) [17], cho rằng: Lợn bị tiêu chảy thì số
lượng E.coli và Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm. Khi các vi khuẩn
gây bệnh phát triển quá mạnh thì sẽ gây mất cân bằng bệ vi sinh vật đường
ruột gây ra hiện tượng loạn khuẩn.
Vi khuẩn có hại thường gặp ở đường tiêu hóa gây bệnh tiêu chảy ở lợn
gồm Salmonella, E.Coli, một số chủng Clostridium. Trong đó E.Coli xuất
hiện sớm nhất và phổ biến nhất.
* Do vi khuẩn
Vi khuẩn E.coli.
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli (E.coli) còn có tên khác là
Bacterium coli commune, Bacillus communis, do Escherich phân lập năm
1885 từ phân trẻ em. E.coli thường sinh sống ở ruột già, ít khi ở dạ dày và
ruột non của các loài gia súc, gia cầm và cả người.
Đặc điểm hình thái
E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn. Kích thước từ 0,6 x 2-3, hai
đầu tròn. Khi ở trong cơ thể động vật E.coli có hình cầu, trực khuẩn đứng

riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở quanh nên có thể di động
được. Khi nhuộm bắt màu Gram (-), không hình thành nha bào. Trong tổ
chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt
màu sẫm ở hai đầu. Tuy nhiên, cũng có khi gặp những biến chủng không
có lông và không di động.
Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [26], trực khuẩn E.coli hiếu khí và
yếm khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15 - 240C, nhiệt độ thích hợp là
370C và pH 7,4 vi khuẩn phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy
thông thường.


11

Trong nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống
đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màng xám nhạt. Canh trùng mùi hôi thối.
Môi trường thạch ở 370C trong 24 giờ hình thành những khuẩn lạc hình tròn
ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 - 3mm.
Trên môi trường galactin, vi khuẩn mọc trên vết cấy mặt ống tạo thành
một lớp bụi xám. Trên môi trường E.M.B.E chúng hình thành những khuẩn lạc
màu tím đen. Trên môi trường Endo, E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ…
Đặc điểm sinh hóa
Môi trường đường: Trực khuẩn E.coli lên men và sinh hơi đường
glucoza, glactoza, mantoza, lactoza, fructoza. Có thể lên men hoặc không lên
men các đường saccaroza, rafinoza, salixin…
Trực khuẩn E.coli làm đông vón sữa sau 24 - 37 giờ, ở 370C, phản ứng
Indol dương tính, phản ứng H2S âm tính.
Phản ứng M.R dương tính, V.P âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit.
Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, gồm 3 loại

kháng nguyên là: O, H và K.
Kháng nguyên O: Tính chất giống như kháng nguyên O của các
vikhuẩn đường ruột khác. Phần lớn vi khuẩn E.coli có kháng nguyên K phủ
kín kháng nguyên O, nên khi vi khuẩn còn sống không gây ngưng kết với
kháng nguyên O tương ứng. Mỗi tuýp vi khuẩn E.coli có một kháng
nguyên O riêng, chúng có những yếu tố khác nhau được biểu thị bằng số I,
II, III, IV và có gần 150 tuýp.
Kháng nguyên H còn gọi là kháng nguyên lông, là loại kháng nguyên
có trên lông vi khuẩn, chỉ có một pha được biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4.
Kháng nguyên K hay kháng nguyên vỏ, kháng nguyên này có 3 loại
được ký hiệu là L, B và A.


12

+ Kháng nguyên L: Ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi
khuẩn sống sảy ra, bị phá hủy khi đun sôi ở 1000C trong 1 giờ.
+ Kháng nguyên A: Ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của E.coli,
dùng kháng huyết thanh A trộn với E.coli có kháng nguyên A gây hiện tượng
phình to vỏ vi khuẩn, ở nhiệt độ 1200C trong vòng 2 giờ mới phá hủy được
kháng nguyên A.
+ Kháng nguyên B: Gồm nhiều thành phần B1, B2, B3, B4, B5, ngăn
không cho hiện tượng ngưng kết O của E.coli.
Sức đề kháng
Trực khuẩn E.coli chịu nhiệt kém, chúng bị tiêu diệt ở 600C trong vòng
15-30 phút, ở 1000C trực khuẩn chết nhanh chóng. Các chất sát trùng thông
thường như: Hormone 11%, crezit 5%, nước vôi 20% có thể diệt E.coli trong
vòng 5 phút.
E.coli đề kháng với sự sấy khô, ở môi trường bên ngoài chúng có thể
tồn tại được 4 tháng.

E.coli rất mẫn cảm với nhiều loại kháng sinh như: Nitrofuratein,
Neomicin, Streptomycin, Ampocilin, Gentamicin.
Độc tố của vi khuẩn
Trực khuẩn E.coli tạo ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố.
- Nội độc tố là yếu tố gây độc của E.coli, chúng gắn chặt vào trong tế
bào vi khuẩn. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp như: Phá
vỡ vỏ tế bào bằng cơ học rồi chiết xuất bằng axit trichoxetic, phenol dưới tác
dụng của enzym. Cấu trúc nội độc tố là phức chất polysachrido protein - lipit.
Vì vậy, nó thuộc về kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với
các chủng của mỗi serotyp. Ngoài ra còn có một loại E.coli sinh độc tố hướng
mạch máu gây bệnh phù thũng ở lợn.


13

- Ngoại độc tố là độc tố nhiễm khuẩn tiết ra khuyếch tán vào môi
trường. Ngoại độc tố của vi khuẩn E.coli là một chất không chịu được nhiệt,
dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của formone và
nhiệt độ, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính hướng
thần kinh và gây ra hoại tử. Hiện nay, việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành
công, mà chỉ có thể phát hiện canh trùng của những chủng mới thành lập
được. Khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy
chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng.
Vi khuẩn Salmonella
Salmonella có mặt trong thức ăn, nước uống, môi trường thiên nhiên và
trong cơ thể động vật, có khả năng gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Salmonella cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nguyên nhân gây hội
chứng tiêu chảy ở lợn con vì vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh phó
thương hàn ở lợn bao gồm Salmonelle cholera suis (chủng kunzendorf) và
Salmonella typhysuis (chủng Voldagsen).

Ngoài Salmonella cholera suis gây bệnh phó thương hàn cho lợn, trong
một số trường hợp còn gặp Slmonella enteritidis và Salmonella dublin ở lợn
con đang bú sữa.
Vi khuẩn Clostridium perfrigens
Một trong những nguyên nhân quan trọng khác đóng vai trò kế phát gây
bệnh là vi khuẩn yếm khí Cl.perfrigens hình thành độc tố gây dung huyết,
gây hoại tử tổ chức phần mềm và gây chết. Vi khuẩn có khả năng gây ra các
chứng nhiễm độc, viêm ruột xuất huyết trầm trọng ở lợn con.
Cl.perfrigens typ C sản sinh ra độc tố α, β chủ yếu là độc tố β, nhân tố
quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh viêm ruột hoại tử do
Cl.perfrigens typ C gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu trên lợn con ở giai đoạn theo
mẹ, lứa tuổi mắc phổ biến nhất là 12 giờ sau khi sinh ra đến 7 ngày tuổi, hay


14

gặp nhất ở 1 đến 3 ngày tuổi. Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra đối với lợn
con từ 2 đến 4 tuần tuổi và cả khi cai sữa, lợn mắc bệnh thường bị chết ở
những ổ lợn mẹ không được tiêm phòng, tỷ lệ khỏi rất thấp, tỷ lệ chết có thể
lên tới 100%.
* Do virus
Virus cũng là một trong các yếu tố gây bệnh lợn con ỉa phân trắng.
Theo Bohl và cs, (1978) [33], cho rằng bệnh do một loại Rotavirus thuộc họ
Reovindae gây ra, bệnh hay xảy ra ở lợn con 1 - 5 ngày tuổi với tỷ lệ chết cao
50 - 100%. Bệnh có triệu chứng điển hình là phân nhão như hồ rồi đến phân
lẫn nhiều nước màu vàng hoặc xám, chứa nhiều chất vón.
Nói chung lợn con mắc bệnh thường tiêu chảy phân nhiều nước, có bọt,
màu trắng, lầy nhầy, có mùi tanh khó chịu, đôi khi lẫn máu, lợn bệnh thường
hay nôn và luôn ở trạng thái khát nước.
2.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi các tác nhân bệnh lý kích thích vào cơ thể gia súc non sẽ làm rối
loạn hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm nhu động, tiết dịch của dạ
dày - ruột hoặc gây tổn thường dạ dày - ruột ngay từ đầu, làm rối loạn hoạt
động của hệ tiêu hóa. Giai đoạn đầu do nhu động, tiết dịch giảm nên gia súc
giảm ăn, táo bón. Đến giai đoạn sau do thức ăn không tiêu hóa, hấp thu được
bị phân hủy tạo ra các sản phẩm độc, các sản phẩm này kích ứng vào vách dạ
dày - ruột làm tăng nhu động gây ỉa chảy.
2.1.2.4. Triệu chứng của bệnh
Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở lợn con theo
mẹ và lợn sau cai sữa. Lợn con thể mắc bệnh rất sớm, ngay ngày đầu tiên sau
khi sinh, thường mắc nhiều nhất là sau khi sinh vài ngày.
Triệu chứng điển hình: Con vật khát nước, tính đàn hồi của da giảm,
mắt lõm sâu, thở nhanh, sâu, nhịp tim nhanh, ít đái (Phạm Ngọc Thạch và cs,


15

(2006) [27]), trong 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh, lợn vẫn bú và chạy nhảy như
thường. Phân táo như hạt đậu xanh, nhạt màu. Sau đó phân lỏng dần, có màu
vàng hoặc hơi trắng, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắm. Con vật có bú hoặc bỏ
bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi khoeo dính đầy phân.
Bệnh thường gặp ở 3 thể:
- Thể quá cấp tính: Lợn tiêu chảy rất mạnh và có thể chết sau 6 - 20
giờ kể từ khi bỏ bú. Lợn bỏ bú hoàn toàn, đi đứng siêu vẹo, loạng choạng,
hay nằm bẹp một chỗ, co giật rồi chết. Thể này rất ít gặp.
- Thể cấp tính: Bệnh gặp nhiều ở lợn sơ sinh cho đến 21 ngày tuổi. Lợn
kém bú rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo.
Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to, bụng hóp, lợn gầy sút nhanh, hậu
môn thường dính bết phân.
Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi

ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau đó chuyển sang xám sau xám như cứt cò,
có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào hậu môn.
Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng
uống, làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch,... Đôi khi có lợn
nôn ra sữa chưa được tiêu hoá nên có mùi chua.
Bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẩy và chết.
Thể cấp tính hay gặp trong thực tế.
- Thể mãn tính: Thường gặp ở lợn từ tập ăn đến lúc cai sữa. Con vật ỉa
chảy liên miên, phân lúc lỏng, lúc sền sệt, có mùi rất khó chịu, lợn gầy còm,
lông xù. Nếu bệnh kéo dài không được cứu chữa hiệu quả thường dẫn tới bị
viêm dạ dày, ruột rồi chết.
2.1.2.4. Bệnh tích của bệnh
Lợn chết mất nước nghiêm trọng, thường thấy xác gầy và khô đét, đuôi
và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô, mất tính đàn hồi.


16

Lợn chết ở thể cấp tính và mãn tính khi mổ khám thấy dạ dày tích
thức ăn không tiêu hóa, lổn nhổn bọt khí. Niêm mặc dạ dày lác đác có
đám sung huyết.
Bệnh tích tập trung ở xoang bụng. Ruột non căng do chứa nhiều chất
lỏng, bị viêm cata đến xuất huyết. Các mạch máu màng treo ruột chứa đầy
máu, hạch màng treo sưng mềm và xung huyết. Niêm mạc đường ruột (chủ
yếu là phần dạ dày và ruột non) bị phù nề, dày lên và được phủ một lớp nhầy
xám trắng. Khi gạt bỏ lớp nhầy ra thấy niêm mạc bị xuất huyết điểm hoặc
xuất huyết từng đám. Chất chứa trong đường ruột lỏng có màu vàng hoặc màu
nâu. Gan bị thái hoá, hơi sưng với màu vàng đất sét. Túi mật căng và khi bóc
lớp vỏ cũng dễ thấy xuất huyết. Phần bụng của những lợn chết qua đêm
thường hóp, phân có màu nâu đen và ruột bị xung huyết, hoại tử.

Một biểu hiện đặc trưng của bệnh phân trắng khác với bệnh truyền
nhiễm là lách không sưng nhưng ngược lại có khi lại bị teo đi. Nếu bệnh nhẹ
trạng thái lách hầu như bình thường.
2.1.2.5. Biện pháp phòng trị bệnh
* Phòng bệnh
Phòng bệnh là một công tác hết sức quan trọng trong chăn nuôi nhằm
ngăn chặn dịch bệnh sảy ra. Các biện pháp phòng bệnh đều xoay quanh vấn
đề môi trường, vật chủ gặp mầm bệnh. Để đề phòng bệnh phân trắng lợn con
ở giai đoạn theo mẹ, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng:
Biện pháp phòng tiêu chảy trước hết là hạn chế, loại trừ các yếu tố
stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Khắc phục những bất lợi về thời tiết, khí
hậu, giữ vệ sinh chuồng nuôi.
Để cho đàn gia súc non khỏe mạnh, điều cần thiết trước tiên là nuôi
dưỡng, chăm sóc thật tốt lợn nái giống khi chưa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng,
bổ sung đầy đủ các loại vitamin, nguyên tố vi lượng cần thiết.


×