Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khảo sát khả năng sinh sản của giống lợn CP909 và một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại trại ông nguyễn thanh lịch – ba vì – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.99 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

DƢƠNG VĂN THOÁNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN CP909
VÀ MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở ĐÀN LỢN NÁI NUÔI
TẠI TRẠI ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH – BA VÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính qui
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

DƢƠNG VĂN THOÁNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIỐNG LỢN CP909
VÀ MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG GẶP Ở ĐÀN LỢN NÁI NUÔI
TẠI TRẠI ÔNG NGUYỄN THANH LỊCH – BA VÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: Chính qui
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: 43TY - N02
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đaị học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập trại trƣờng và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã
hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực tập
và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận
đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, các Thầy
giáo, Cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.Cù Thị
Thúy Nga đã hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành báo cáo chuyên
đề tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn chủ trại lợn nái Ông Nguyễn Thanh
Lịch, các anh kỹ sƣ và toàn bộ công nhân viên trong trang trại đã tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập của
mình.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời
thân yêu luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng cũng

nhƣ trong quá trình thực tập tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày

tháng 12 năm 2015

Sinh viên

Dương Văn Thoáng


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bảng bố trí thí nghiệm .................................................................... 23
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 34
Bảng 4.2: Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại (2013 - 2015) .................... 35
Bảng 4.3: Khả năng sinh sản của giống lợn CP909 ........................................ 36
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái tại trại .................... 39
Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo lứa đẻ ......... 40
Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản của đàn lợn theo tháng ................ 42
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của một số bệnh đến khả năng sinh sản của lợn nái nuôi
tại trại ............................................................................................... 44
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung, hội chứng mất sữa, bại liệt tại
cơ sở thực tập ................................................................................... 46


iii


DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT

CS:

Cộng sự

D

Giống lợn Duroc

E.coli:

Escherichia coli

IM

Tiêm bắp

L

Giống lợn Landrace

Nxb:

Nhà xuất bản

Pi

Giống lợn Pietrant


STT:

Số thứ tự

TT:

Thể trọng

Tr:

Trang

VĐSD:

Viêm đƣờng sinh dục

Y

Giống lợn Yorkshire


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT........................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................... 4
2.1.1.Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ........................................................... 4
2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ......................... 7
2.1.3. Một số hiểu biết về quá trình viêm ............................................................... 8
2.1.4. Một số bệnh thƣờng gặp ở lợn nái .............................................................. 12
2.1.5. Một số thông tin về hai loại thuốc kháng sinh sử dụng........................... 16
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................................... 17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc................................................................. 20
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.............................................................................................................................. 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3.1. Nội dung ............................................................................................................ 21


v

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 21
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................ 22
3.4.1. Phƣơng pháp theo dõi, thu thập thông tin ................................................... 22
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 25

4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................................... 25
4.1.1. Công tác chăn nuôi .......................................................................................... 25
4.1.2.Công tác chăm sóc nuôi dƣỡng ...................................................................... 25
4.1.3. Công tác thú y .................................................................................................. 27
4.1.4.Công tác phòng bệnh ....................................................................................... 28
4.1.5.Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ............................................................. 30
4.1.6. Công tác khác ................................................................................................... 33
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................... 34
4.2.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản của Trại giai đoạn 2013 -2015 .......................... 34
4.2.2. Khảo sát khả năng sinh sản của giống lợn CP909 .................................... 35
4.2.3. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của trại Nguyễn
Thanh Lịch – Ba Vì – Hà Nội. ................................................................................. 38
4.2.4. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái theo lứa đẻ .............. 40
4.2.5. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái theo tháng. .............. 42
4.2.6. Ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung, hội chứng mất sữa, bại liệt đến khả
năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ............................................................. 44
4.2.7. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung, hội chứng mất sữa, bại liệt của lợn
nái tại cơ sở thực tập ....................................................................................... 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 48
5.1. Kết luận. ............................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị. ................................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nƣớc ta đang phát triển

mạnh mẽ theo hƣớng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần
rất lớn vào tăng trƣởng kinh tế nông thôn nƣớc ta. Không chỉ để phục vụ cho
tiêu dùng, nâng cao chất lƣợng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất
khẩu với số lƣợng lớn. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và
chất lƣợng tốt cho con ngƣời, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng
trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ nhƣ: da, mỡ, nội tạng..... cho
ngành công nghiệp chế biến.
Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp một lƣợng thực
phẩm lớn cho tiêu dùng của ngƣời dân, nên chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm đến việc phát
triển. Nhờ vậy, công tác lai tạo giống cũng đƣợc triển khai và thu đƣợc nhiều
kết quả to lớn nhƣ: Tạo ra các giống lợn có tầm vóc lớn, sinh trƣởng nhanh, tỉ
lệ nạc cao. Bên cạnh đó là việc áp dụng phƣơng thức chăn nuôi theo hƣớng
công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc,
nuôi dƣỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lƣợng cao, các loại thức ăn thay
thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dƣỡng.
Trong đó, công tác thú y đã đƣợc đặc biệt chú ý đến.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái
sinh sản là dịch bệnh còn xảy ra phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái
nuôi trong các trang trại cũng nhƣ nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Đối với lợn
nái nhất là lợn ngoại đƣợc chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp cho nên
tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ngày càng nhiều hơn do khả năng thích nghi của đàn
lợn nái với điều kiện ngoại cảnh nƣớc ta còn kém. Mặt khác trong quá trình


2

sinh đẻ lợn nái dễ bị nhiễm các vi khuẩn nhƣ Streptococcus, E.coli… xâm
nhập và gây nhiễm trùng và dễ mặc các bệnh nhƣ viêm tử cung, hội chứng

mất sữa, bại liệt đây là các loại bệnh ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh
sản của lợn mẹ. Bệnh tuy không xảy ra ồ ạt nhƣng gây thiệt hại lớn cho lợn
nái: gây chết thai, lƣu thai, sẩy thai…nghiêm trọng hơn bệnh vẫn âm thầm
làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp theo, ảnh hƣởng
đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn. Với mục
đích góp phần năng cao khả năng sinh sản của đàn lợn, nâng cao hiệu quả
của điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí nái nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch – Ba
Vì – Hà Nội.
Từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát khả năng sinh
sản của giống lợn CP909 và một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại
trại ông Nguyễn Thanh Lịch – Ba Vì – Hà Nội ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định đƣợc khả năng sinh sản của giống lợn nái CP909 tại trại
ông Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì – Hà Nội.
- Xác định đƣợc một số bệnh sinh sản thƣờng gặp ở đàn lợn nái tại trại
ông Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì – Hà Nội.
- Xác định ảnh hƣởng của một số bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản
của lợn nái nuôi tại trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, củng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng nhƣ kỹ năng tiếp cận và làm
việc ngoài thực tiễn.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nắm bắt đƣợc khả năng sinh sản của giống lợn CP909 từ đó biết cách
chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái một cách hiệu quả.
Xác định đƣợc một số thuốc có hiệu lực và độ an toàn cao trong điều
trị một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái (bệnh viêm tử cung, hội chứng mất
sữa, bại liệt), để phòng, hạn chế mầm bệnh.
Từ kết quả của đề tài khuyến cáo cho ngƣời chăn nuôi lợn giảm bớt
những thiệt hại do bệnh gây ra.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
Theo Đặng Quang Nam (2002) [17], cơ quan sinh dục cái có các bộ
phận sau:
- Buồng trứng (Ovarium): Gồm một đôi (dài 1,5-2,5cm), khối lƣợng 35 gam) nằm trƣớc cửa xoang chậu, ứng với vùng đốt sống hông 3-4. Bề mặt
buồng trứng có nhiều u nổi lên.
Buồng trứng đƣợc bọc ở ngoài bởi màng liên kết sợi chắc, bên trong
chia làm 2 phần, cả 2 phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên
một loạt chất đệm. Dƣới lớp màng liên kết của buồng trứng có nhiều tế bào
trứng non phát triển dần thành nang trứng nguyên thủy, sau đó phát triển
thành nang trứng sơ cấp và cuối cùng phát triển thành bao noãn chín. Dƣới tác
dụng của kích tố đặc biệt là kích tố sinh dục tuyến yên, trứng chín sẽ rụng.
Nhƣ vậy, buồng trứng có 2 chức năng là sản sinh ra tế bào trứng và tiết
ra hormone sinh dục có ảnh hƣởng tới tính biệt, tới chức năng tử cung (đặc
tính thứ cấp của con cái).
- Ống dẫn trứng (Oviductus): Ống dẫn trứng dài 15-20cm, uốn khúc
nằm ở cạnh trƣớc dây chằng rộng. Ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng

trứng đến đầu tử cung và đƣợc chia làm 2 phần: Phần trƣớc tự do có hình
phễu loe ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bào trứng chín rụng,
phần sau thon nhỏ có đƣờng kính dài 0,2-0,3cm nối với sừng tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng xếp từ ngoài vào trong gồm có: Màng tƣơng
mạc đến từ dây chằng rộng, lớp cơ (2 lớp: Cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài),
lớp niêm mạc trong cùng có nhiều gấp nếp chạy dọc và không có tuyến.


5

- Tử cung (Uterus): Tử cung là nơi cung cấp dinh dƣỡng và phát triển
của thai. Tử cung nằm trong xoang chậu, dƣới trực tràng, trên bóng đái.
Tử cung gồm 3 phần: Sừng, thân, cổ tử cung. Sừng tử cung dài ngoằn
ngoèo nhƣ ruột non, dài 30-50cm, có dây chằng rộng rất dài nên khi thiến có
thể kéo sừng tử cung ra ngoài đƣợc. Thân tử cung ngắn, niêm mạc thân và
sừng tử cung là những gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc. Thai làm tổ ở sừng
tử cung. Cổ tử cung không có gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt xen kẽ cài
răng lƣợc với nhau.
Cấu tạo tử cung xếp từ ngoài vào trong có: Tƣơng mạc đƣợc nối với
dây chằng rộng, lớp cơ rất phát triển (dày, khỏe, có cấu tạo phức tạp phù hợp
với chức năng chứa thai phát triển và đẩy thai khi đẻ. Cơ dọc ở ngoài, cơ
vòng ở trong và phát triển mạnh ở cổ tử cung tạo thành cơ thắt), lớp niêm mạc
trong cùng màu hồng nhạt có nhiều gấp nếp với nhiều tuyến tiết chất nhờn.
- Âm đạo (Vagina): Âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trƣớc âm
hộ. Đây là nơi tiếp nhận dƣơng vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía
dƣới là bóng đái, nó đƣợc ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh.
Cấu tạo: Lớp ngoài là tƣơng mạc phủ phần trƣớc âm đạo. Lớp giữa là
lớp cơ trơn xếp theo các chiều khác nhau dính lẫn lộn với tổ chức liên kết
bọc ngoài. Lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc, trong
đó có nhiều chất nhờn. Âm đạo có khả năng co giãn rất lớn và là đƣờng đi

ra của thai.
- Âm hộ (Vulva): Đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái, sau
âm đạo và ngăn cách âm đạo bởi màng trinh. Âm hộ nằm dƣới hậu môn và
đƣợc thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng gọi là âm môn. Trong âm hộ còn
có lỗ thông với bóng đái, tuyến tiền đình (Bartholin) và khí quan cƣơng cứng
gọi là âm vật (Clitoris).


6

Âm môn là một khe thẳng đứng dƣới hậu môn, có 2 môi nối với nhau
bởi 2 mép. Môi lớn ở ngoài dày trùm lấy môi nhỏ ở trong. Mép trên hơi nhọn,
mép dƣới rộng bao quanh âm vật. Mép trên và dƣới đƣợc bao bởi lớp da
mỏng mịn, phía dƣới mép dƣới có lông.
Bộ phận phía trong âm hộ và âm môn:
+ Màng trinh (Hymen): Ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ.
+ Lỗ đái là đƣờng thông ra của niệu đạo con cái. Lỗ đái nằm ở thành
dƣới âm môn ngay sau dƣới màng trinh hình một cái khe có van trùm lên,
cánh van hƣớng về sau. Bên cạnh lỗ đái còn có lỗ đổ ra của ống tuyến tiền
đình. Đôi tuyến này tiết ra dịch nhờn làm ẩm ƣớt cửa vào âm đạo phía trong
âm hộ và có thành phần sát khuẩn.
+ Âm vật (Clitoris): Là tổ chức cƣơng cứng, có nhiều dây thần kinh
nên tính cảm giác tập trung ở đây cao.
Cấu tạo âm hộ từ ngoài vào có các lớp sau: Lớp da mỏng mịn có nhiều
sắc tố, lớp cơ gồm cơ thắt và dây treo âm hộ, lớp niêm mạc trong cùng có
nhiều tuyến tiết dịch nhờn.
- Tuyến vú (Mamma): Lợn là động vật đa thai có từ 6-8 đôi vú xếp 2
hàng từ vùng ngực đến vùn bụng bẹn. Tuyến này chỉ phát triển khi con cái
đến tuổi thành thục về tính và phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ. Thời kỳ
con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dƣỡng cho con sơ sinh và lúc

còn non. Vú gồm có bầu vú và núm vú.
+ Bầu vú: Bầu to đó là nơi sản sinh và chứa sữa. Ngoài cùng có lớp da
mỏng mịn tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn
kéo đến, tiếp đến là lớp cơ. Trong cùng có 2 phần cơ bản là bao tuyến và ống
dẫn xen kẽ giữa phần cơ bản ở trong nhƣ tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ
thống mạch quản thần kinh bao vây và chia vú làm nhiều thùy nhỏ trong đó
có nhiều sợi đàn hồi.


7

Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa giống nhƣ một cái túi, từ túi đó sữa
theo 3 loại ống dẫn: Nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến và
thông ra ở đỉnh đầu vú.
Để hình thành một lít sữa phải có 540 lần lít máu đi qua tuyến vú, vì
vậy sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao
tuyến dày đặc.
+ Núm vú: Một bầu vú có một núm vú cấu tạo bởi da - tổ chức liên kết
- cơ - ống dẫn sữa. Ống dẫn sữa gồm 2-3 ống thông nối từ xoang sữa (Bể sữa)
ra đầu núm vú. Ở đầu núm vú, sợi cơ trơn xếp thành vòng tạo thành cơ vòng
đầu vú giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa.
theo Rzasa. A và cs (2004) [32], những núm vú có 1 ống dẫn cho ít sữa hơn
núm vú có 3 ống dẫn và ở lợn nái đẻ lứa đầu, tỉ lệ núm vú 1 ống dẫn nhiều
hơn so với lợn đã đẻ nhiều lứa. Gia súc còn non thì tuyến vú của con đực và
con cái đều giống nhau, khi gia súc cái sinh trƣởng và phát dục thì các mô
liên kết và mô mỡ tuyến vú tăng dần làm cho thể tích tuyến vú tăng lên, đến
khi gia súc đến giai đoạn thành thục về tính thì tuyến vú của con cái phát
triển: Các ống dẫn, sinh trƣởng nhanh và phát triển nhiều nhánh nhỏ phức tạp,
đồng thời thể tích bầu vú và đầu vú cũng to dần lên.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái

* Yếu tố di truyền
Theo legault (1985 trích từ Rothschild và cộng sự, 1998) [31], cắn cứ
vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn đƣợc chia làm bốn
nhóm chính nhƣ sau:
- Các giống đa dụng nhƣ: Y, L và một số dòng nguyên chủng đƣợc xếp
vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng “dòng bố” nhƣ Pi, L của Bỉ, D của Mỹ có khả
năng sinh sản trung bình nhƣng khả năng sản xuất thịt cao.


8

- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” nhƣ Y, L, đặc biệt một số giống
chuyên sản của Trung Quốc nhƣ Taihu có khả năng sinh sản đặc biệt cao
nhƣng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phƣơng có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức
sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng.
* Các yếu tố ngoại cảnh
- Chế độ nuôi dƣỡng
Để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thì một trong những yếu tố
quan trọng đó là dinh dƣỡng. Các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai
sữa đến phối giống có ảnh hƣởng đến tỷ lệ thụ thai của lợn nái.
- Mùa vụ
Theo Gaustad-Aas và cộng sự (2004) [30] cho biết mùa vụ có ảnh
hƣởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả
sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao. Nhiệt độ cao
làm khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và
tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm.
- Thời gian cai sữa
Thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con sơ sinh/ổ, số con đẻ

ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến
phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài.
Lợn nái cai sữa ở 28 – 35 ngày, thời gian động dục trở lại là 4 – 5 ngày
có thể phối giống và co thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998) [29].
2.1.3. Một số hiểu biết về quá trình viêm
2.1.3.1. Khái niệm về viêm
Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [11], viêm là phản ứng của toàn thân
chống lại mọi vật kích thích có hại đối với cơ thể, nó thể hiện tại cục bộ các
mô bào. Bản chất của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng vệ làm chủ yếu
nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể.


9

Triệu chứng của viêm xuất hiện nặng hay nhẹ, tiên lƣợng tốt hay xấu
đều có liên quan chặt chẽ đối với tính chất của vật kích thích, cƣờng độ và
thời gian kích thích dài hay ngắn, cũng nhƣ khả năng phản ứng của cơ thể đối
với vật kích thích, đặc biệt là trạng thái thần kinh của con vật.
2.1.3.2. Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm
Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối
loạn chủ yếu sau:
* Rối loạn chuyển hóa
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng, nhƣng vì có
rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển
hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tƣợng tăng độ axit, xeton, lipit,
albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm.
* Tổn thƣơng mô bào
Các tế bào bị tổn thƣơng tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm
trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại vùng
viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ

pH của ổ viêm.
Nhƣ vậy, ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thƣơng mô bào còn tạo ra nhiều
chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã
góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm.
* Dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm đƣợc tiết ra tại ổ viêm bao gồm các thành phần
hữu hình và các chất hòa tan nhƣ nƣớc, muối, albumin, globulin, fibrinogen, bạch
cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản viêm lan. Đặc biệt là các
chất có hoạt tính sinh lý nhƣ histamin, serotonin, axetinchorin có tác dụng làm
giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau.


10

* Tăng sinh mô bào
Là hiện tƣợng tăng lên về số lƣợng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào
này có thể từ trong máu tới hoặc các tế bào tại chỗ sản sinh, phát triển ra.
Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa
nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào
mức độ tổn thƣơng của ổ viêm cũng nhƣ tình trạng của cơ thể (Phạm Khắc
Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, 1997) [9].
* Các tế bào viêm
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm đƣợc gọi chung là các tế bào viêm,
bao gồm: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm,
bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra
những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống
lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trƣờng.
2.1.3.3. Một số vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở lợn nái
Theo kết quả nghiên cứu của Zaneta, Laureckiene (2006) [28]: Nhân tố
gây bệnh viêm đƣờng sinh dục thƣờng là các vi khuẩn sau: Streptococcus sp,

Staphylococcus sp, E.coli và Enterobacter.
Cũng theo thông tin Đặng Thanh Tùng (2006) [21], phân lập hệ vi
trùng chủ yếu từ dịch viêm tử cung tại phòng xét nghiệm gồm có:
- E.coli
- Staphylococcus
- Klebsiella
- Staphylococcus + E.coli
Dƣới đây là thông tin về một số loại vi khuẩn gây bệnh viêm đƣờng
sinh dục:
- Streptococcus: Là liên cầu khuẩn thuộc họ Micrococcaceae, hình cầu
hoặc hình bầu dục, đƣờng kính có khi đến 1µ, đôi khi có vỏ, bắt màu gram


11

dƣơng, không di động. Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể ngƣời và động vật,
bình thƣờng chúng cƣ trú trên da, niêm mạc, đƣờng tiêu hóa, hô hấp, khi sức
đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị tổn thƣơng, vi khuẩn sẽ xâm
nhập và gây bệnh.
- Staphylococcus: Là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám giống
hình chùm nho, đƣờng kính 0,7-1µ, không di động, không sinh nha bào,
không có lông, bắt màu gram dƣơng, staphylococcus thuộc họ Micrococeae
gồm ba loại: Staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis và staphylococcus
sarprophyticus. Tụ cầu thƣờng ký sinh trên da, niêm mạc của ngƣời và gia súc,
khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị thƣơng ở da và niêm
mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do tụ cầu dễ dàng
xuất hiện. Vi khuẩn gây những ổ mủ ở ngoài da và niêm mạc. Một số trƣờng
hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm mủ. Trong ba loài
của giống staphylococcus thì staphylococcus aureus là loài gây bệnh hay gặp
nhất, nó gây các nhiễm trùng ở các loài gia súc, nhất là các cơ sở chăn nuôi

tập trung có mật độ đàn gia súc lớn.
- Eschelichia coli (E.coli): Là trực khuẩn ruột già thuộc trực khuẩn
đƣờng ruột Enterobacteriaceae, bắt màu gram âm, hình gậy ngắn kích thƣớc
2-3 x 0,6µ. Phần lớn E.coli di động do có lông ở quanh thân, vi khuẩn không
sinh nha bào, có thể có giáp mô. E.coli có sẵn trong ruột của động vật, nhƣng
chỉ có tác động gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc,
do cảm lạnh hoặc cảm nóng). E.coli thƣờng gây bệnh cho gia súc mới đẻ từ 23 ngày hay 4-8 ngày.
- Klebsiella: Giống Klebsiella cũng thuộc họ trực khuẩn đƣờng ruột
Enterobacteriaceae, gồm những trực khuẩn không có lông, không hình thành nha
bào, thƣờng sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch, bắt màu gram âm. Giống
Klebsiella có 2 type điển hình là: K.pneumoniea và K.aerogenes. Trong tự nhiên


12

Klebsiella thƣờng sống rải rác khắp nơi (đất, nƣớc) hoặc ký sinh ở đƣờng hô hấp
trên, vi khuẩn có thể gây viêm phổi ở ngƣời và viêm phổi truyền nhiễm có bại
huyết cho ngựa, bê, lợn,...(Nguyễn Văn Thanh, 2002) [22].
2.1.4. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái
2.1.4.1 Bệnh viêm cổ tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5], cổ tử cung lợn dài 10-18cm,
tròn, không có gấp nếp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò. Cổ tử cung luôn
đóng, chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ.
Khái niệm bệnh viêm cổ tử cung chỉ sự viêm nhiễm ở khe hẹp nằm dọc
bên trong cổ tử cung.
* Nguyên nhân
Do những sai sót về mặt kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thao tác đỡ đẻ
không đúng kỹ thuật, nhất là các trƣờng hợp phải can thiệp bằng tay hay dụng
cụ không đúng làm niêm mạc cổ tử cung bị xây xát. Hoặc cũng có thể do kỹ
thuật thụt rửa tử cung không hợp lý.

Do nhiễm trùng kế phát từ sẩy thai, đẻ khó, sót nhau, viêm âm đạo hoặc
viêm tử cung.
* Triệu chứng
Phần cổ tử cung nhô ra âm đạo sung huyết và sƣng, các vòng nhẫn bên
trong của cổ tử cung sung huyết. Lối vào của lỗ cổ tử cung biến dạng và niêm
mạc trở nên đỏ hoặc đỏ tía mủ chảy ra từ miệng cổ tử cung.
Trƣờng hợp viêm lâu ngày thì lối vào của cổ tử cung giãn nở rộng mặc
dù có sự hiện diện của thể vàng trên buồng trứng. Cần phải xem xét cẩn thận
vì viêm cổ tử cung ít khi đơn lẻ mà thƣờng kết hợp với viêm âm đạo hoặc
viêm nội mạc tử cung.
* Hậu quả
Viêm cổ tử cung lâu ngày có thể khiến cổ tử cung bị tắc, khi gia súc
động dục niêm dịch không thoát ra ngoài đƣợc.


13

* Chẩn đoán và điều trị
Một vài trƣờng hợp bệnh có thể tự khỏi sau khi lợn động dục. Điều trị
bằng cách thụt rửa cổ tử cung bằng nƣớc muối sinh lý hoặc lugol 0,5%. Sau
đó bơm kháng sinh vào dọc theo cổ tử cung. Tiên lƣợng của bệnh này khá tốt
nhƣng nếu có viêm âm đạo hoặc viêm tử cung thì cần phải kết hợp xử lý tốt.
2.1.4.2 Bệnh viêm tử cung
* Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thƣờng xảy ra ở lợn nái sau đẻ, có thể xảy
ra ở lợn nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị, thời gian hay xảy
ra nhất là sau khi đẻ 1-10 ngày. Bệnh xảy ra ở lợn mẹ do nguyên nhân sau:
- Từ bản thân lợn mẹ
+ Lợn là loài động vật đa thai, khả năng sinh sản cao, thời gian mang thai
ngắn, thời gian sinh sản kéo dài,... làm cho bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo

điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bộ phận sinh dục.
+ Cơ quan sinh dục của lợn nái phát triển không bình thƣờng gây khó
đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do nhiều trƣờng hợp khác nhau nhƣ: Thai to quá, thai
ra ngƣợc, thai không bình thƣờng,... nái tơ phối giống sớm khi khối lƣợng cơ
thể chƣa đạt 70% khối lƣợng trƣởng thành, nái già đẻ nhiều lứa, trong khi đẻ
tử cung co bóp yếu, lứa trƣớc bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến
dạng nhau không ra hết hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa, tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển mạnh.
+ Lợn nái ngoại nhập nội cũng dễ mắc bệnh do chƣa thích nghi với
điều kiện khí hậu Việt Nam và khả năng sinh sản nhiều con/lứa.
- Do yếu tố ngoại cảnh nhƣ: Do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật, do thức
ăn nghèo dinh dƣỡng, hay do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản
khoa sai kỹ thuật, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dƣỡng bất hợp lý, thiếu vận
động đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Do dinh dƣỡng
+ Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein trƣớc, trong thời kỳ mang thai
có ảnh hƣởng đến viêm tử cung.


14

+ Lợn mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột gây khó đẻ, gây ra viêm tử cung do
xây xát. Ngƣợc lại, thiếu chất dinh dƣỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm
không có khả năng chống lại mầm bệnh xâm nhập, gây viêm tử cung.
+ Khoáng chất, vitamin ảnh hƣởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A
gây sừng hóa niêm mạc, sót nhau (Lê Hồng Mận, (2006) [16].
- Do chăm sóc quản lý
+ Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái trƣớc
khi đẻ không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh.
+ Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm

cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy, chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp
với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.
* Triệu chứng
Bệnh đƣợc chia làm 3 thể viêm chính gồm: Viêm nội mạc tử cung (thể
nhẹ), viêm cơ tử cung (thể trung bình), viêm tƣơng mạc tử cung (thể nặng)
với các biểu hiện cụ thể đƣợc trình bày trong bảng sau:
Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung
Thể viêm

Chỉ tiêu
phân biệt
Sốt
Dịch
viêm

cung (thể nhẹ)
Sốt nhẹ

Màu
Mùi

Phản ứng
đau

Viêm nội mạc tử Viêm cơ tử cung

tử cung (thể nặng)

Sốt nhẹ


Sốt cao

Hồng, nâu đỏ

Nâu rỉ sắt

Tanh

Tanh thối

Thối khắm

Đau nhẹ

Đau rõ hơn

Đau có phản ứng

Trắng, trắng
xám

Bỏ ăn một
Bỏ ăn

(thể trung bình)

Viêm tƣơng mạc

phần hoặc
hoàn toàn


Bỏ
toàn

ăn

hoàn

Bỏ ăn hoàn toàn

(Nguồn: Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5] )


15

* Hậu quả của bệnh
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thƣơng đƣờng sinh
dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm
mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dƣỡng, lợn con chậm phát
triển, lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể vô sinh, mất khả
năng sinh sản của lợn nái.
* Điều trị
Bệnh do vi khuẩn gây ra nên cần thiết phải xác định đƣợc vai trò của vi
khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh và hóa dƣợc trong điều trị
nhằm tiêu diệt sớm và kịp thời vi khuẩn gây bệnh, tránh sự lây lan của vi khuẩn.
2.1.4.3 Hội chứng mất sữa
 Nguyên nhân:
Do mất cân bằng điều tiết hormone của cơ thể mẹ sau khi đẻ.
Do chăm sóc nuôi dƣỡng kém, thức ăn chứa độc tố và do một số bệnh
truyền nhiễm khác.

 Triệu chứng:
Bầu vú căng nóng, về sau teo nhão, bầu vú mềm nhƣ lợn nái không
nuôi con. Lợn con theo mẹ gầy yếu, đói, hay kêu rít và day bầu vú nhƣng lại
bỏ vú ngay. Vì không có sữa lợn con yếu, dễ mắc bệnh, có khi dẫn đến tử
vong do thiếu dinh dƣỡng.
 Điều trị:
Tiêm Vetrimoxin LA

1ml/10kg TT

Hitamox LA

1ml/10kg TT. Tiêm bắp thịt.

Oxytocine

20-40 UI/nái, ngày 1 lần.

Tăng cƣờng thức ăn giàu đạm.
2.1.4.4. Bệnh bại liệt.
* Nguyên nhân
Bại liệt sau khi sinh xảy ra trên nái đẻ 2-3 ngày đến trên 1 tháng hoặc
sau khi xảy thai. Ngoài các nguyên nhân trƣớc khi sinh còn do nguyên nhân
dùng tay can thiệp khi đẻ khó làm tổn thƣơng dây thần kinh hông lớn của heo.


16

* Triệu chứng
Hai chân sau yếu, khi đứng thấy run run, cơ bắp co giật, té bất thƣờng,

đứng không đƣợc lâu, đi lại khó khăn và hay nằm 1 chỗ. Nếu bại liệt xảy ra
trong 1-2 ngày thì thƣờng do tổn thƣơng dây thần kinh tọa, nếu xảy ra sau 1530 ngày thƣờng do thiếu canxi, photpho.
* Phòng và điều trị bệnh
Trong thời gian mang thai cần bổ sung canxi,phosphor cho lợn nái.
Thao tác đỡ đẻ nhẹ nhàng.
Cho lợn mẹ ăn thức ăn có chất lƣợng cao và bổ sung them các yếu tố cần
thiết nhƣ vitamin B12, B1, A, D…giúp cho sự đồng hóa Ca, P đƣợc tốt hơn.
Tiêm cho lợn mẹ calcium fort, cũng có thể tiêm vitamin nhóm B kết
hợp Strychnin.
2.1.5. Một số thông tin về hai loại thuốc kháng sinh sử dụng
* Thuốc Vetrimoxin LA

- Thành phần:
Amoxycillin (dƣới dạng muối Trihydrate): ……………………..15g
- Cơ chế tác dụng: Amoxycillin hoạt động bằng cách ngăn cản sự tổng
hợp mucopeptide trên thành tế bào vi khuẩn.
Amoxycillin có hiệu lực diệt khuẩn thay đổi theo thời gian trên các vi
khuẩn Gram (+) nhƣ: Staphylococci, Streptococci, Corynebacteria và vi
khuẩn Gram (-) nhƣ: E.coli, Samonella, Pasteurella…
Sau đó, Amoxycillin xâm nhập nhanh chóng vào các mô cũng nhƣ vào
hệ thống mạch máu. Trong đó quan trọng nhất là khả năng phân bố khắp phổi.
Khả năng chuyển hóa của Amoxycillin yếu nên phần lớn bị thận thải trừ qua
đƣờng tiểu dƣới dạng còn hoạt tính, hiệu lực của thuốc kéo dài 48 giờ.
- Liều lƣợng và cách dùng: Tiêm 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, điều trị
trong 5 ngày. Kết hợp sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, trợ
sức trợ lực… làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh.


17


* Thuốc Hitamox LA
Thành phần:
Amoxycillin (dƣới dạng muối Trihydrate): ……………………..20g
Công dụng: Nhiễm trùng đƣờng tiêu hóa, nhiễm trùng đƣờn hô hấp
(nhƣ các bệnh do Pasteurella gây ra), nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm
trùng đƣờng sinh dục, tiết niệu (viêm bàng quang, viêm vú, viêm tử cung),
nhiễm trùng sau khi giải phẫu
Liều lƣợng và cách dùng: Tiêm bắp 2 ngày/lần, tiêm 1ml/10 - 15kg thể
trọng, tiêm bắp, điều trị trong 5 ngày. Kết hợp sử dụng một số thuốc có tác
dụng giảm đau hạ sốt, trợ sức trợ lực… làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc
kháng sinh.
* Thuốc Calcium fort
- Thành phần : Calcium gluconate
Dung môi vđ

20g
100ml

- Cách dùng và liều lƣợng:
+ Tiêm bắp thịt, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dƣới da.
+ Liều dùng: 10 – 15ml/con/ngày.
 Thuốc Anaglin – C :
-Thành phần trong 100ml có: Analgine: 25g
Vitamin C: 10g
Dung môi vừa đủ: 100ml
- Tác dụng: giảm đau, giảm sƣng, hạ sốt, kết hợp với vitamin C tăng
hiệu quả điều trị và nâng cao sức đề kháng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Trần Minh Châu (1996) [2], điều trị viêm vú, viêm tử cung và cạn

sữa điều trị bằng tiêm oxytoxin 5–10 UI cho lợn nái đến 200kg và dùng kháng
sinh ampicillin 25 mg/1kg/ngày hoặc tetracycllin 30 – 80 mg/kg/ngày cho kết
quả điều trị tốt.


18

Theo Trƣơng Lăng (2003) [12]cho rằng: bơm thụt rửa tử cung sau khi
đẻ xong bằng thuốc tím 1‰, hay rivanol 1‰. Bơm vào tử cung furazolidol
hoặc đặt vào tử cung 4 viên chloranol / ngày.
Tiêm streptomycin hoặc penicillin 1 – 2 vạn đơn vị/kg P
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [13], dùng phác đồ điều trị tiêm bắp
thịt để điều trị bệnh viêm tử cung: streptomycin 15 – 20 mg/kgP dùng liên tục
3 – 4 ngày (cấp tính), 6 – 8 ngày (mãn tính).
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2002) [18]:
Dùng benzyl penicillin (procaine ) 1.000.000 UI
Dùng gentamycin (sulfate) 200.000 UI
Tá dƣợc vừa đủ trong 1 ống 2 gram
Điều trị viêm tử cung ở lợn, bò cho kết quả cao.
Dùng viên nén chloteracilin (chcorlidrata) 1gram điều trị nhiễm trùng
đƣờng sinh dục sau đẻ nhƣ viêm tử cung, lộn tử cung, sát nhau, viêm âm đạo.
Đoàn Thị Kim Dung và cs, (2002) [4] cho biết: Thụt rửa tử cung, âm
đạo bằng rivanol 0.1% hay chloramphenicol 4% mỗi ngày rửa một lần,mỗi
lần 50 – 100ml (các loại hoà tan trong nƣớc ấm 40 – 450C) sau đó dùng một
số loại thuốc sau:
Tiêm bắp thịt kanamycin liều 10mg/kg/ngày, chia làm hai lần/ngày,
tiêm bắp thịt gentamycin 4 UI /kg/ngày
Ketomycin bôi ngày 1–2 lần kết hợp uống 1–2 gram cho 30- 50 kgTT
liên tục trong 3–5 ngày, dùng một trong những thuốc trên đồng thời kết hợp
với thuốc bổ trợ VTM C, B, cafein cho kết quả tốt.

Nguyễn Hùng Nguyệt, (2007) [20] cho biết: Điều trị viêm vú bằng
phƣơng pháp châm cứu cho kết quả tốt.
Bằng châm cứu:
Đơn huyệt: Bách Hội, Dƣơng Minh, Vĩ Căn, Hội Âm, Túc Tam Lý,
Hải Môn, Khai Phong.


×