I. MỞ ĐẦU
Làng nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng
thu nhập, phát triển du lịch. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề hiện nay
mang đến những hiệu quả kinh tế to lớn, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm,
gìn giữ lại những nét văn hoá truyền thống.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là
vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị
ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Kết quả khảo sát
52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC 08.09 (2005) cho thấy trong số
đó, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước
hoặc đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% bị ô nhiễm nhẹ (Báo cáo hiện
trạng môi trường Quốc gia, 2008). Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy mức độ
ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Vấn đề về
môi trường thực sự trở thành một bài toán khó bởi cơ chế quản lý tại các làng nghề
còn lỏng lẻo, hơn nữa người dân chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt mà không để
ý đến môi trường xung quanh đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Phan Bôi là một làng nghề mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên,
ra đời khoảng 20 năm trở lại đây, thu hút khoảng hơn 80% số hộ dân tham gia vào
hoạt động tái chế phế liệu. Chính nhờ sự phát triển của làng nghề mà đời sống
người dân thôn Phan Bôi từng bước được cải thiện đáng kể, đời sống được nâng
cao, làm thay đổi hầu như toàn bộ bộ mặt của thôn. Song một thực tế đang đặt ra
với Phan Bôi là tình hình môi trường trong thôn hầu như không được quan tâm đến
và đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Do đó, tôi chọn đề tài:
“Đánh giá về môi trường và phát triển tại làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi, xã
Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”
1
II. NỘI DUNG
2.1. Khái quát chung về thôn Phan Bôi.
2.1.1. Vị trí địa lý
Làng nghề Phan Bôi (còn có tên là làng Đan) thuộc xã Dị Sử, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên, trải dài theo hướng đông tây và nằm hai bên đường Quốc lộ 5.
Thôn Phan Bôi cách Hà Nội 30km về phía Tây, cách TP. Hải Phòng 80km về phía
Đông nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Nhân Hòa;
- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ;
- Phía Đông giáp thôn Nhân Vinh, xã Dị Sử;
- Phía Tây giáp TT. Bần Yên Nhân.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thôn Phan Bôi như giới thiệu từ đầu trước đây còn có tên là làng Đan, dân
làng nơi đây trước năm 1990 sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Điều
kiện kinh tế của làng còn khá khó khăn, mức sống của nhân dân thấp. Trong giai
đoạn này, những người trong làng đã dành thời gian rảnh rỗi để đi thu gom phế liệu
và bán lại cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất bao bì nilon.
Từ năm 1990, trong làng bắt đầu xuất hiện một vài hộ tham gia vào thu gom
và tạo hạt nhựa, những gia đình này khi mới bắt đầu công việc còn gặp rất nhiều
khó khăn về cả vốn đầu tư và kinh nghiệm sản xuất. Song, các hộ dân cư ở đây đã
từng bước khắc phục khó khăn, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau để có thể cải thiện
được cuộc sống. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn trong làng không chỉ có một
vài hộ nữa mà con số các hộ tham gia sản xuất tăng lên một cách nhanh chóng, tỉ lệ
các hộ tham gia tái chế nhựa tính đến năm 2013 vào khoảng là 80% tổng số hộ
tham gia vào hoạt động tái chế nhựa. Đồng thời, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất
của các hộ trong thôn cũng có những thay đổi đáng kế. Đầu những năm 1990, nếu
các hộ chỉ mang tính chất thu gom và sử dụng những máy móc được mua lại thì
2
cho đến nay trong thôn đã có hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ phục vụ cho sản
xuất, số đầu máy tạo hạt, máy thổi tạo nilon và các sản phẩm nhựa khác tăng lên.
Chất lượng sản phẩm cũng tăng lên, số lượng mặt hàng đem ra thị trường
tiêu thụ đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng rộng hơn. Năm 2005,
làng chính thức được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là “Làng nghề tái chế nhựa
Phan Bôi”. Kể từ ngày hoạt động cho tới nay làng liên tục mở rộng qui mô, loại
hình sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề đã giúp cho người dân nơi đấy
thoát khỏi khó khăn, đời sống khá giả, nhà cửa khang trang hơn, cơ sở vật chất. Đồ
dụng trang thiết bị trong mỗi hộ cũng ngày càng tiện nghi hơn. Có thể nói rằng,
hoạt động làng nghề tái chế nhựa đã góp phần to lớn cải thiện đời sống nhân dân
thôn Phan Bôi.
2.2. Dây chuyền công nghệ sử dụng trong tái chế nhựa của làng nghề Phan Bôi
Theo điều tra, các hộ dân cho biết rằng hiện nay thôn chủ yếu sử dụng máy
móc nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2007. Tuy nhiên quy trình tái chế nhựa vẫn
tương đối giống như trước, không có sự thay đổi đáng kể.
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất tái chế nhựa tại thôn Phan Bôi
Nguyên liệu
Phân loại
Giặt rửa
Gia công xay, nghiền
Làm khô
Ép đùn tạo hạt
Sản phẩm (các phế liệu
qua sơ chế, hạt nhựa)
3
Quy trình sản xuất tái chế nhựa tại thôn (Sơ đồ 1) được bắt đầu đầu từ
nguyên liệu thu mua về, nguồn nguyên liệu này được nhập từ tất cả các nguồn khác
nhau của các tỉnh khác về thôn (Kết quả điều tra thực tế). Hàng ngày trong thôn có
đến hàng trăm xe tải nhỏ, công nông chở phế liệu là túi nilon bỏ, vỏ chai lọ nhựa,
túi nhựa, tấm nhựa vào trong thôn. Sau đó nguồn nguyên liệu này sẽ được phân loại
thành các nhóm loại khác nhau như vỏ nilon, nhựa dẻo, nhựa cứng. Tiếp theo,
chúng được rửa sạch và gia công cơ học ( xay, nghiền) để đạt được kích thước phù
hợp đối với từng loại nhựa. Nhựa sau khi nghiền được phơi khô rồi đưa vào tạo hạt
bằng phương pháp đùn. Các hộ trong thôn đa số không thực hiện toàn bộ qui trình
này mà làm các công đoạn khác nhau: có hộ chỉ thu gom phế liệu để bán lại, có hộ
ngoài thu gom làm cả xay nghiền, hộ khác lại ép đùn tạo hạt.
2.3. Những tác động tới môi trường từ hoạt động tái chế nhựa
2.3.1. Tác động đến môi trường nước
Theo thống kê ở làng nghề Phan Bôi 100% hộ dân sử dụng nước giếng
khoan với độ sâu trung bình 40 - 48 m 3 để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Chất
lượng nước của thôn được đánh giá là vẫn sạch xong với nhu cầu sử dụng nước
ngày càng tăng lên đồng thời sự quản lý nguồn nước thải lỏng lẻo và chưa có hệ
thống xử lý sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái chất lượng nước ngầm trong tương lai
gần.
Nước thải sinh hoạt ở đây lưu lượng không lớn nhưng do bản chất nước thải
sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh và các
chất bài tiết nên gây ô nhiễm nước mặt và nguy cơ ô nhiễm nước ngầm trong khu
vực nếu không có hệ thống thu gom và xử lý.
Ở đây nước thải với lưu lượng lớn là từ nước thải của hoạt động sản xuất.
Nước thải từ hoạt động sản xuất chủ yếu từ công đoạn rửa, xay rửa và làm mát. Do
phế liệu được mua từ nhiều nguồn khác nhau, có thể đựng lương thực, thực phẩm,
thuốc tân dược, mỹ phẩm, xà phòng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,...nên ở công
đoạn xay rửa: những chất còn dính trên phế liệu đều trút ra khỏi phế liệu ở giai
4
đoạn giặt rửa hoặc xay rửa. Những chất này theo nước thải ra ngoài môi trường sẽ
gây ô nhiễm môi trường.
Cống rãnh trong làng, nước thải màu đen đặc, có chỗ lại đỏ do phẩm nhuộm
hoặc màu từ phế liệu, mùi rất khó chịu. Các ao hồ trong làng không còn nhìn thấy
mặt nước mà thay vào đó là lớp lục bình phủ kín, nước phía dưới lớp lục bình là
một màu đen, có mùi khó chịu, người dân không còn có thể nuôi cá ở đây nữa. Độ
sâu mực nước ở trong các ao cũng giảm do bị cạn dần và tràn ngập rác.
Khi trời mưa, nước từ các đống rác tạo thành những dòng nước đen chảy trên
mặt đường, khi nắng lên thì bốc mùi hôi, khó chịu. Đây cũng là vấn đề nghiêm
trọng vì lượng rác thải tập trung trong thôn rất lớn.
2.3.2. Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn có thể nói là vấn đề nghiêm trọng ở thôn Phan Bôi. Mỗi ngày
có hàng trăm tấn nguyên liệu được nhập về ngôi làng này, những đống phế liệu
chất thành từng đống cao. Rác về làng được tập kết ở trong khuôn viên mỗi gia
đình, ở bên đường, ở cạnh trường học, cạnh Nhà văn hóa... đâu cũng có thể là
“kho” chứa rác. Song song với điều này là một khối lượng lớn chất thải rắn được
thải ra môi trường. Chất thải rắn được thải ra một cách bừa bãi không có hệ thống
thu gom xử lý. Tình trạng đốt rác bừa bãi không có quản lý xảy ra phổ biến, thậm
chí xảy ra hiện tượng tự cháy tại các bãi rác đã đe doạ đến môi trường và sức khoẻ
của con người nơi đây, rác thải cháy âm ỷ cả ngày làm phát sinh ra các khí độc:
NO2, SO2, CO... cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép dẫn tới bầu không khí luôn
nồng nặc và khét nồng, quanh năm luôn bốc lên rất khó chịu. Ngoài ra trong quá
trình sản xuất hơi của hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) phát sinh do công đoạn thổi
màng và gia công túi, đặc biệt khí CO sinh ra từ các máy đùn nhựa. Chính các hoạt
động này đã gây ô nhiễm môi trường không khí nặng và đã làm ảnh hưởng rất lớn
tới sức khoẻ của người dân, nhiều người bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp, tiêu
hoá, bệnh về da và các bệnh lạ không giải thích nổi. Ngoài ra tính chất nguyên liệu
được nhập từ nhiều nguồn trong đó có những loại có thể đựng các chất thải nguy
5
hại hoặc chất thải rắn từ trồng trọt như vỏ chai lọ nhựa đựng hoá chất BVTV, thuốc
trừ sâu… ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
khi tiếp xúc trực tiếp với chúng.
2.3.3. Tác động tới sức khoẻ con người
Thực trạng môi trường ô nhiễm trên đã gây tác động trực tiếp đến con nguời.
Người dân ở đây chịu tác động của tiếng ồn, khí độc từ khâu nấu chảy, đốt rác,
mùi hôi thối từ các nguồn tiếp nhận nước thải nên có thể mắc một số bệnh như đau
đầu, ù tai, bệnh về đường hô hấp.
Qua thống kê của xã Dị Sử cho thấy các bệnh liên quan đến nghề tái chế
nhựa như hô hấp, tai mũi họng, mắt, da và thần kinh ngày càng gia tăng. Trong đó
có tới 50% người dân làm nghề thường xuyên bị các bệnh nghẹt mũi, khó thở, 35%
giảm thính lực, 48% mắc các bệnh về đường hô hấp… Đặc biệt những năm gần
đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thu hoặc chết trẻ trong thôn tăng nhanh, trong năm
2012 đã có 7 người chết do ung thư trên tổng số 31 người chết của thôn (chiếm tỷ
lệ 22,58%). Trong đó bệnh ung thư chủ yếu là ung thư thực quản, vòm họng...
Môi trường và sức khoẻ con người thôn Phan Bôi đang bị đe doạ, vì vậy cần
phải có những biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu và bảo vệ môi trường, sức khoẻ
con người.
2.4. Một số giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực
Để đảm bảo phát triển bền vững, với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao và cải
tạo, bảo vệ môi trường làng nghề, tôi nhận thấy cần phải thực hiện các giải pháp về
cả mặt công nghệ và quản lý để đạt được mục đích trên.
2.4.1. Giải pháp công nghệ.
- Khuyến khích các hộ sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến vào các quy
trình sản xuất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu đầu
vào, ví dụ: đầu tư mua trang thiết bị mới, hiện đại, áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất…
6
- Để giảm thiểu tiếng ồn cần thiết phải cân chỉnh và bảo dưỡng các chi tiết
truyền động của thiết bị như máy xay nhựa, máy ép đùn…
- Để giảm việc phát tán các chất ô nhiễm độc hại vào môi trường không khí,
nên sử dụng hệ thống chụp khí, hút khí tại các vị trí phát sinh ô nhiễm độc hại, ví
dụ máy đùn, nơi đốt nhựa… hạn chế ô nhiễm cục bộ tại khu vực sản xuất.
- Để hạn chế hóa chất độc hại thải ra môi trường từ việc trộn bột màu với hạt
nhựa trước khi thổi túi, cần tiến hành khuấy trộn bột với hạt nhựa, nâng cao hiệu
quả đồng đều và hiệu quả sử dụng bột màu, giảm lượng hóa chất sử dụng và hóa
chất thải bỏ ra môi trường.
2.4.2. Các giải pháp về mặt quản lý.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan chức năng tham gia quản
lý trực tiếp làng nghề để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất.
- Đầu tư qui hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề và di chuyển các hộ
sản xuất vào đó và có các hình thức xử lý chất thải mang tính chất tập trung .
- Trước hết cần thường xuyên thông báo với người dân về tình hình môi
trường và cảnh báo cho người dân biết về những hậu quả có thể xảy đến với người
dân sống trong làng nghề.
- Cần xây dựng được ý thức tự bảo vệ môi trường sống của mình từ cộng
đồng bằng cách: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức và nêu gương bảo vệ môi
trường trong cộng đồng.
- Mở các lớp tập huấn cho người lao động về sử dụng máy móc, áp dụng quy
trình công nghệ mới vào hoạt động sản xuất và an toàn vệ sinh lao động. Từ đó
giúp họ nhận thức được vấn đề cần giải quyết và thực hiện nó.
- Khuyến khích các chủ hộ sản xuất lựa chọn nguồn nguyên liệu nhập về
sạch hơn và phân loại CTR nguy hại để loại bỏ trước khi đem vào tái chế.
- Cần thực hiện ngay tổ thu gom rác tại địa phương có trật tự, có kỷ luật làm
việc… mà thành phần chính là những người dân tại làng nghề.
7
- Cần tiến hành xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm về môi trường,
đồng thời đề ra các quy định chung về bảo vệ môi trường mà bắt buộc người dân
phải thực hiện theo, nếu không sẽ có các hình thức xử lý phù hợp, một dạng kiểu
như hương ước của thôn.
- Cần có một nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường
của địa phương. Nguồn tài chính này sẽ được huy động từ tất cả các hộ sản xuất
kinh doanh tùy theo quy mô sản xuất, đồng thời cần xin kinh phí của nhà nước và
các tổ chức khác …
- Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong thôn là một
việc làm cần thiết và nếu thành công nó hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoat
động bảo vệ môi trường tại địa phương.
8
III. KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy phát triển làng nghề, đặc biệt là nghề tái chế nhựa phế
liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện đời
sống nhân dân trong thôn. Nhưng hệ lụy môi trường nó mang lại cũng ko nhỏ: môi
trường làng nghề Phan Bôi được xếp vào hiện trạng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,
đặc biệt là môi trường nước. Người dân quanh năm sống chung với rác thải, gây
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân trong vùng. Những năm gần đây, nhiều
căn bệnh xuất hiện, tình trạng chết trẻ cũng trở lên phổ biến hơn…
Trước thực trạng đó, muốn đồng bộ giữa môi trường và phát triển tại làng
nghề Phan Bôi, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, từ chính quyền các cấp đến
từng hộ dân tham gia sản xuất. Đặc biệt là phải nâng cao nhận thức của người dân
về môi trường, tầm quan trọng của công tác BVMT. Có như vậy mới có thể cải
thiện được môi tường nơi đây.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi
trường làng nghề Việt Nam
2. Đặng Kim Chi và cs, 2005. Làng nghề Việt Nam và môi trường. NXB Khoa học
và Kỹ thuật
3. Đặng Kim Chi và cs, 2005. Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện
môi trường cho làng nghề tái chế nhựa. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Đặng Văn Lợi -Cục Bảo vệ môi trường, 2005. Hiện trạng và quản lý môi trường
làng nghề, chính sách và khuyến nghị.
Website: />5. Nguyễn Thị Hồng Tú, 2005. Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các
làng nghề Việt Nam. NXB y học.
6. Nguyễn Thị Tươi, 2003. Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán khó giải. Thời
báo Tài chính Việt Nam, ngày 28/3/2003.
7. Làng nghề Phan Bôi. Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội năm 2013.
8. Vũ Thanh Xuân, 2001. Hiện trạng môi trường làng nghề ở Thái Bình và một số
giải pháp xử lý khả thi những làng nghề bị ô nhiễm nặng. Báo cáo Đề tài khoa học.
10