Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 3
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH....................................................................................................... 6
PHẦN III. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT...........................................................26
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................66

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục I. Danh sách các cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trư
hóa chất khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh (dựa trên cơ sở dư liệu đã thu thập)...…
73
Phụ lục II. Phân loại và hình đồ cảnh báo của các hóa chất được tồn chứa với khối
lượng lớn trên địa bàn tỉnh………………..................................................................86
Phụ lục III. Tính chất lý hóa, độc tính của các hóa chất được tồn chứa với khối
lượng lớn trên địa bàn tỉnh….………..…………………………………………………..91

1


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ SỬ DỤNG TRONG VĂN BẢN
- Hoạt động hóa chất: là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán,
xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm
hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.
- Hóa chất nguy hiểm: là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây
theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất:
a) Dễ nổ;
b) Ôxy hóa mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;


g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
- Sự cố hóa chất: là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy
cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
- Sự cố hóa chất nghiêm trọng: là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại
lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm
soát của cơ sở hóa chất.
- Ứng phó sự cố hóa chất: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị
nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn hóa chất phát tán ra môi
trường.
- UBND: Ủy ban nhân dân
- BCĐ: Ban chỉ đạo
- SCHC: Sự cố hóa chất
- UPSCHC: Ứng phó sự cố hóa chất
- TKCN: Tìm kiếm cứu nạn
- ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế
- TTYT: Trung tâm y tế
- TT: Thị trấn
- PCCC&CNCH: Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
- LPG: Khí dầu mỏ hóa lỏng
2


- XNK: Xuất nhập khẩu
- HTX: Hợp tác xã

- KCN: Khu công nghiệp
- CCN: Cụm công nghiệp
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG
NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CẤP TỈNH
Ngày nay việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất đã trở thành
một lĩnh vực phổ biến, không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực của nền
kinh tế - xã hội. Ở các nước phát triển, giá trị sản xuất hoá chất chiếm một tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, việc
ứng dụng hóa chất vào một hoặc một số công đoạn trong quá trình sản xuất
cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ngoài lợi ích đem đến cho con người,
hoá chất cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn, bệnh nghề nghiệp, gây
cháy nổ, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, an ninh
trật tự xã hội. Ở Việt Nam sơ bộ ước tính có khoảng vài nghìn loại hoá chất,
hoá phẩm khác nhau được sử dụng, trong đó chỉ một số ít hoá chất cơ bản
được sản xuất trong nước còn phần lớn được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác
nhau. Cùng với sự phát triển công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất tất yếu trở nên
phổ biến, tăng về quy mô, số lượng. Tuy nhiên sự chủ quan đối với hóa chất
sẽ gây tác hại rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính
mạng con người và an ninh xã hội. Trong danh sách bệnh nghề nghiệp do Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) ban hành có 41 bệnh nghề nghiệp do phơi
nhiễm với yếu tố hóa học tại nơi làm việc được ghi nhận, chiếm 72% trong
tổng số bệnh nghế nghiệp do các yếu tố tác hại (sinh học, hóa học, vật lý) gây
ra (ILO 2010). Tại Việt Nam, trong tổng số 30 bệnh nghề nghiệp, có 12 bệnh
nghề nghiệp do hóa chất gây ra (Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH), chiếm
42%. Thực tiễn hoạt động hóa chất thời gian qua ở nước ta cho thấy các sự cố

hóa chất xảy ra ngày càng tăng về số lượng và mức độ thiệt hại ngày càng
lớn. Có những vụ cháy nổ hóa chất đã thiêu rụi toàn bộ kho tàng hóa chất, nhà
xưởng, thậm chí nhiều vụ sự cố hóa chất đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản
và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó, việc ứng phó mỗi
khi sự cố hóa chất xẩy ra là hết sức khó khăn và tốn kém. Vì vậy, vấn đề đảm
bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh
ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan tâm
rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Năm 2014 thế giới tưởng niệm 30 năm sự cố công nghiệp tồi tệ nhất đã
xảy ra. Tháng 12 năm 1984 hơn 40 tấn khí methyl isocyanate đã rò ra môi
trường do phản ứng hoá học ngoài mong muốn xảy ra tại nhà máy hoá chất ở
Bhopal, Ấn Độ
Hơn 40 tấn khí methyl isocyanate bị rò ra môi trường;
3


Hơn 3.000 người chết ngay sau sự cố nổ nhà máy;
Ước tính có khoảng 25.000 người chết vì sự cố này;
Hơn 500.000 người bị thương;
Các tác động vần còn tiếp diễn như: trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết và ô
nhiễm môi trường. Tác động của tấm bi kịch này lên môi trường và sức khoẻ
tiếp tục kéo dài tại Bhopal.
Năm 2015, sự cố hóa chất tại Thiên Tân Trung Quốc khiến hơn 100
người thiệt mạng, hơn 700 người bị thương, vụ nổ đã san phẳng gần như toàn
bộ khu cảng của thành phố, thiêu rụi hàng nghìn chiếc xe và phá tan cửa sổ
trong bán kính hơn 1km xung quanh và thải một lượng khói độc lớn vào
không khí.
Tại Việt Nam, năm 2010 xảy ra sự cố hóa chất tại nhà máy Nhiệt điện
Hải Phòng làm chết 3 người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Năm 2012 xảy ra vụ nổ gas tại Nhà máy nạp LPG An Dương trong KCN

Khai Sơn, Thuận Thành Bắc Ninh làm gần 40 người bị thương, công ty bị
thiệt hại nặng nề hay vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ (Nhà máy Z121)
làm 24 người bị chết và gần 100 người bị thương và nhiều sự cố hóa chất
khác.
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đến nay chưa ghi nhận sự cố hóa chất
nghiêm trọng nào xảy ra. Tuy nhiên, Hưng Yên là một trong những tỉnh ở khu
vực phía Bắc có hoạt động sản xuất công nghiệp khá phát triển, với các ngành
nghề sản xuất khá đa dạng, chủ yếu là: cơ khí, điện tử, khí đốt, công nghiệp
chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất thức ăn chăn nôi, sản xuất sản phẩm
dệt, may mặc, sản xuất sản phẩm bằng da và giả da, sản xuất giấy và các sản
phẩm bằng giấy, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic…. Đa số các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đều liên quan đến hoạt động hoá
chất nên nguy cơ xảy ra các sự cố hoá chất là rất lớn. Để giảm thiểu những tác
động xấu trong hoạt động hoá chất, ngày 05 tháng 3 năm 2013 Thủ tướng
Chính phủ đã có Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên
địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cấp tỉnh. Thực
hiện Chỉ thị của Thủ tướng và để đảm bảo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ
động trong việc phối hợp ứng phó sự cố hóa chất lớn có nguy cơ xảy ra trên
địa bàn tỉnh thì việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
cấp tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đánh giá hiện trạng tình hình
hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh để từ đó phân vùng các khu vực có thể
xảy ra sự cố; xây dựng kế hoạch, phòng ngừa, ứng phó phù hợp; Đảm bảo sẵn
sàng và ứng phó kịp thời hiệu quả khi có sự cố hóa chất xảy ra nhằm giảm
thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường và cộng đồng, cũng như
ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đồng thời nêu cao vai trò,
trách nhiệm của các cấp, các ngành người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong
công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương.


4


II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29
tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
Chữa cháy số 40/2013/QH13 được thong qua ngày 22 tháng 11 năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011, sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa
chất;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
về Quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm
trên đường thuỷ nội địa;
- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định
danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ

Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật
liệu nổ công nghiệp;
- Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất,
phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010, quy định cụ thể
một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013, quy định về Kế
hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công
nghiệp;

5


- Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 2 năm 2012, quy định về
Phân loại và ghi nhãn hóa chất;
- Công văn số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 01 năm 2013; Công văn số
9574/BCT-HC ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc xây dựng
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui phạm
an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa
cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1364-79 Các chất độc hại. Phân loại và yêu
cầu chung về an toàn.
- Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2014.
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý và sự phân chia hành chính
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, không có biển, không có rừng, tiếp giáp với 5
tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình.
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hưng Yên và 9 huyện
(Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động,
Phù Cừ và Tiên Lữ), với tổng diện tích tự nhiên 926,03 km2.
Trên địa bàn Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng
gồm: quốc lộ 5A, Đường Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đường 39A, đường
38A, 38B, đường nối 2 cao tốc và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng
Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và
ra quốc lộ 1. Hưng Yên có hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Cửu An tạo
thành mạng lưới giao thông thủy khá thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại
bằng đường thủy.
Theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng
Chính phủ, Hưng Yên là một trong 7 tỉnh, thành của vùng Kinh tế Trọng điểm
Bắc Bộ. Vị thế địa kinh tế thuận lợi của Hưng Yên thể hiện ở chỗ nằm trên
các trục giao thông chính và rất gần những Trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc
là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Danh sách các đơn vị hành chính tỉnh Hưng Yên (số liệu năm 2014)
Tên huyện,
thành phố

Tp Hưng Yên

Văn Giang
Văn Lâm
Yên Mỹ
Mỹ Hào

Số xã, phường, Diện tích tự
thị trấn
nhiên (km2)

17
11
11
17
13

73,42
71,81
74,43
92,50
79,11

6

Dân số
(người)

Mật độ dân số

110.459
102.061

118.246
138.039
97.712

1.504
1.421
1.589
1.492
1.235

(người/ km2)


Khoái Châu
Ân Thi
Kim Động
Phù Cừ
Tiên Lữ
Toàn tỉnh

25
21
17
14
15
161

130,92
128,72
102,85

93,86
78,42
926,03

7

184.295
129.285
113.498
78.230
86.228
1.158.053

1.408
1.004
1.103
833
1.100
1.251


Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình.
Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn (tæng quü ®Êt) cña tØnh Hưng Yên lµ
92.602,89 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 53.038,10ha, đất chuyên
dùng là 17.960,14 ha, đất ở là 10.035,11ha. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ, địa hình tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (với độ dốc 14cm/km)
xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập

nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải. Điểm cao nhất
có cốt +9 đến +10 tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn Giang),
điểm thấp nhất có cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ). Tỉnh Hưng Yên
nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được cấu tạo bằng
các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m.
1.3. Hệ thống sông ngòi:
Hưng Yên có 2 Sông lớn qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 92km, cụ
thể như sau:
- Sông Hồng: Đoạn đi qua địa phận Hưng Yên dài 64km, từ Xuân Quan
đến Phương Trà là sông cấp 2, luồng lạch trên sông khá ổn đinh, đảm bảo độ
sâu 2-3m.
- Sông Luộc: Đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28 km, từ ngã ba
Phương Trà đến Nguyên Hoà. Là sông cấp 3, luồng lạch trên sông khá ổn
định, đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m.
Ngoài ra còn có các sông nhỏ như:
- Sông đào Bắc Hưng Hải: Dài 62km từ Bát Tràng đến Sặt, qua Hải
Dương và nhập vào sông Thái Bình. Đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 34 km
(Xuân Quan-Cống Tranh). Sông rộng trung bình 40-50m, sâu trung bình 1,82m, xà lan trọng tải 150 tấn đi lại được.
- Sông Cửu An: Dài 60km từ đập Giàn - sông Luộc, đoạn đi qua địa
phận Hưng Yên dài 23km (Đập Giàn - Ngã 3 pháo đài). Chiều rộng lòng sông
30-40m, sâu 1,8-2. Xà lan 150 tấn đi được lên cầu Thi, đoạn cầu Thi - cầu
Ngàng xà lan 50 tấn đi được.
- Sông Chanh: Dài 27km, từ cống Tranh - cống Vàng, chạy dọc theo
ranh giới 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, nối liền sông Sách và sông Cửu
An. Sông rộng trung bình 50m, sâu 1,8-2m. Các phương tiện có trọng tải 150
tấn đi lại được.
- Sông Điện Biên: dài 22km, từ Lực Điền - Thị xã Hưng Yên, sông
rộng trung bình 20m, sâu 1,2-1,5m. Hiện nay đang chuẩn bị cải tạo, nâng cấp
và mở rộng toàn tuyến sông này theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
- Sông Tam Đô: Dài 7km, nối từ cống Bún (sông Sặt) chạy ra sông

Chanh tại Tam Độ. Sông rộng trung bình 50m, sâu 1-1,5m. Các phương tiện
có tải trọng 70 tấn đi lại được.
8


1.4. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu tỉnh Hưng Yên là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia thành bốn
mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh
minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa
phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa
kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện khí tượng tại khu vực sự cố. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
- Lượng mưa, nắng và bức xạ.
- Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt.
Theo tài liệu niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2014 cho thấy
các đặc trưng của yếu tố khí tượng xuất hiện như sau:
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 đến
năm 2014 dao động từ 22,9 C đến 24,7 C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp
nhất là tháng 01 và Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất vào tháng 6, 7
hàng năm.
Nhiệt độ trung bình đo tại Hưng Yên từ năm 2010 đến năm 2014 được
thể hiện trong bảng dưới đây:
Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2010 đến năm 2014 ( C)
0

0


0

Năm
Tháng

2010

2011

2012

2013

2014

Tháng 1

17,5

12,4

14,2

15,1

17,2

Tháng 2

20,3


17,3

15,8

19,7

16,9

Tháng 3

21,3

16,6

19,6

23,2

19,6

Tháng 4

23,0

23,1

25,4

24,5


25,1

Tháng 5

28,2

26,5

28,4

28,4

28,7

Tháng 6

30,4

29,1

29,7

29,5

30,0

Tháng 7

30,5


29,5

29,6

28,4

29,6

Tháng 8

28,2

28,7

28,9

28,8

28,6

Tháng 9

28,2

27,0

27,3

26,7


28,9

Tháng 10

24,8

24,0

26,1

25,2

26,5

Tháng 11

21,6

23,3

23,1

22,2

22,7

Tháng 12

21,6


17

28,7

15,6

17

22,9

24,7

23,9

24,2

TB. Cả năm 24,6

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2014].

*Độ ẩm không khí
9


Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Hưng Yên dao động
từ 82-85%. Độ ẩm không khí trung bình các năm từ năm 2010 đến năm 2014
được thể hiện tại bảng dưới đây:

Độ ẩm không khí TB các tháng từ năm 2010 đến năm 2014 (%)

Năm
Tháng

2010

2011

2012

2013

2014

Tháng 1

88

75

91

85

76

Tháng 2

86

88


90

89

84

Tháng 3

84

87

89

86

92

Tháng 4

89

87

86

85

89


Tháng 5

86

83

85

82

80

Tháng 6

79

85

80

76

82

Tháng 7

83

82


82

87

84

Tháng 8

88

85

84

84

85

Tháng 9

86

87

82

86

81


Tháng 10

76

86

81

76

78

Tháng 11

76

82

84

78

84

Tháng 12

76

72


82

76

73

TB. Cả năm 83

83

85

82

82

[Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2014].

Thời kỳ độ ẩm cao nhất đúng vào thời kỳ mưa phùn từ tháng 1 đến
tháng 4, thời kỳ độ ẩm cao thứ 2 đúng vào thời kỳ mưa nhiều từ tháng 7 đến
tháng 9.
*Lượng mưa
Lượng mưa trên khu vực Hưng Yên được chia làm 2 thời kỳ:
- Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, rải rác sang
tháng 11 (tùy từng năm) nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng 5,6,7,8,9.
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thấp, từ tháng 1 đến
tháng 3 (mùa xuân) thời tiết lại có phần ẩm ướt do có lượng mưa xuân, độ ẩm
trong không khí khá cao (từ 84% đến 92%).
Lượng mưa trung bình đo được ở Trạm quan trắc từ năm 2010 đến năm

2014 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng lượng mưa trung bình các tháng trong năm từ 2010 đến 2014 (mm)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Tháng
10


Tháng 1

95,0

3,6

18,1

12,1

2,0

Tháng 2

9,0

14,9


11,1

24,5

26,8

Tháng 3

7,0

59,1

15,1

28,0

80,3

Tháng 4

39,0

60,6

97,2

38,4

160,3


Tháng 5

80,0

129,9

330,3

222,9

256,1

Tháng 6

87,0

149,4

124,4

226,4

85,3

Tháng 7

95,0

140,6


188,9

365,9

214,7

Tháng 8

177,0

101,2

388,3

331,3

243,4

Tháng 9

68,0

279,2

188,6

340,2

257,2


Tháng 10

36,0

49,6

110,7

78,5

174,4

Tháng 11

3,0

40,2

139,4

63,2

68,4

Tháng 12

3,0

11,2


32,5

21,4

26,1

Tổng cả năm

699,0

1.039,5

1.644,6

1.752,8

1.595,0

[Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2014].

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Dân cư và lao động
Dân số năm 2014 của tỉnh Hưng Yên là 1.158.053 người, trong đó lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 728.828 người chiếm
62,94% tổng dân số, lao động đã qua đào tạo là 19,66%, chủ yếu có trình độ
đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có
truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Mặt khác, do sự phát triển nhanh
của hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, một lực lượng lớn lao
động từ các địa phương khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh, làm
cho dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tăng, nẩy sinh những đòi

hỏi về mặt xã hội cần được quan tâm giải quyết như vấn đề nhà ở cho lực
lượng lao động này trên địa bàn tỉnh, vấn đề trật tự an ninh xã hội, v.v... Đồng
thời, trong giai đoạn vừa qua, một phần lực lượng lao động của tỉnh cũng di
chuyển đến các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là đến một số thành
phố lớn để tìm kiếm việc làm ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Cơ sở hạ tầng
*Đường bộ: Hưng Yên có đường bộ dài 6.133 km (trong đó QL dài
85km; Tỉnh lộ dài 191km; huyện lộ dài 341km; đường đô thị và khu công
nghiệp dài 52km; đường giao thông nông thôn 5464 km), cụ thể:
- Quốc lộ Gồm 3 tuyến: Quốc lộ 5 Qua địa phận Hưng Yên dài 22,5
km, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 23m, nền đường rộng 25m, gồm 4 làn
xe, tải trọng H30-XB80. Là tuyến nối Hà Nội - Hải Phòng, qua địa phận
Hưng Yên từ km11+335 đến km33+690. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
với tổng chiều dài trên 105km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường quốc tế
loại A với 6 làn xe chính 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 120km/h, mặt
11


đường rộng 33m,điểm đầu là vành đai 3-TP.Hà Nội, điểm cuối là đập Đình
Vũ-Hải Phòng. Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên dài 26,5km qua các huyện
Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi, tuyến đường được thông xe vào ngày
05/12/2015; Quốc lộ 39 Qua địa phận Hưng Yên dài 43 km, mặt đường thảm
bê tông nhựa rộng 11m, nền đường rộng 12m, trọng tải đường H30, tải trọng
cầu H13. Là tuyến đường nối Hưng Yên - Thái Bình – Hà Nam, và là đường
lưu thông các tỉnh phía Nam lên phía Bắc, sang Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh; Quốc lộ 38: Đã thi công xong, đoạn qua địa phận Hưng Yên dài
20km nối QL1 - cầu Yên Lệnh - QL5, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 79m, nền đường rộng 9-12m.
- Đường tỉnh: Hưng Yên có 09 tuyến đường tỉnh, trong đó có những
tuyến quan trọng sau:
+ Đường tỉnh 387 (TL195 cũ): Dài 70 km, từ dốc Xuân Quan - La

Tiến, huyện Phù Cừ, chạy trên mặt đê sông Hồng, mặt đường láng nhựa rộng
3,5 - 5,5m, nền rộng 4,5 - 7,5m. Hiện nay đang triển khai mở rộng toàn tuyến
theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
+ Đường tỉnh 376 (TL200 cũ): Dài 37,5 km, từ Quốc lộ 5 - cầu Triều
Dương, đi qua trung tâm 3 huyện Yên Mỹ, Ân Thi, Tiên Lữ. Mặt đường láng
nhựa rộng 5,5m, nền đường rộng 7,5m. Hiện đang thi công dự án mở rộng
toàn tuyến đường theo qui hoạch, khả năng sẽ hoàn thành toàn tuyến vào năm
2015.
+ Đường tỉnh 377 (TL205 cũ): Dài gần 40km, từ Văn Giang - Ân Thi,
đi qua trung tâm 3 huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động.
+ Đường tỉnh 379 (TL205 cũ) cùng với Đường tỉnh 376 (TL200 cũ),
Đường tỉnh 387 (TL195 cũ) là 3 tuyến dọc tỉnh, nối giữa trung tâm 6 huyện
và nối với Ql 39 và QL5.
+ Đường tỉnh 382 (TL199cũ): Dài gần 15km, từ Từ Hồ đến QL39. Mặt
đường láng nhựa rộng 5,5m, nền đường rộng 7,5m.
+ Đường tỉnh 382 (TL199 cũ), ĐT.381 (TL206 cũ) là 2 tuyến đường
ngang nối với các vùng dân cư đông đúc với các tuyến tỉnh lộ khác tạo thành
một mạng lưới giao thông liên hoàn và rải đều cho các vùng trong tỉnh.
*Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận
Hưng Yên dài 17 km, khổ đường 1m, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục,
sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P43 và P38. Có 2 ga trên tuyến là Lạc Đạo
và Tuần Lương.
* Hệ thống cấp điện: Đến nay, toàn tỉnh đã có 6 trạm biến áp 110kVA
với tổng công suất 432.000kVA, 5 trạm biến áp trung gian 35/10kV với tổng
công suất 24.100kVA, 1104,53km đường dây trung áp và 1.473 trạm biến áp
phân phối với tổng công suất 591.512kVA. Nguồn điện được cung cấp an
toàn và ổn định cho phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
* Bưu chính viễn thông: Mạng lưới và dịch vụ Bưu chính, Viễn thông,
Internet trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là Viễn thông và Internet,
đáp ứng được nhu cầu cao về sử dụng dịch vụ của nhân dân. Việc ứng dụng

12


công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất,
kinh doanh tiếp tục được triển khai thực hiện. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông được
tập trung đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ được cải thiện tốt hơn. Dịch vụ
internet không ngừng được mở rộng, thuê bao internet phát triển rất nhanh.
Các dịch vụ như chuyển phát bưu phẩm nhanh, chuyển tiền nhanh,
FAX, ... đang có tốc độ tăng nhanh.

* Hệ thống các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
- Khu Công nghiệp:
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 11 KCN với tổng diện tích
2481,45 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch
tổng thể phát triển các KCN cả nước (bao gồm các KCN: Phố Nối A (596.44
ha), Dệt may Phố Nối (121.81 ha), Thăng Long II (345.2 ha), Kim Động (100
ha), Lý Thường Kiệt (300 ha), Tân Dân (200 ha), Minh Đức (198 ha), VĨnh
Khúc (180 ha), Yên Mỹ II (190 ha), Ngọc Long (100 ha), Minh Quang (150
ha)),trong đó có 04 KCN đã đi vào hoạt động là Phố Nối A, Dệt may Phố
Nối, Thăng Long II và Minh Đức. Đến hết tháng 6 năm 2016, trong các KCN
của tỉnh có 291 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 161 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài và 130 dự án có vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư
đăng ký trên 2,68 tỷ USD và 15.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất công nghiệp
đã cho thuê tại các KCN là 566 ha. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án
có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,1 tỷ USD, của các dự án có vốn đầu tư
trong nước đạt 10.085 tỷ đồng. Các dự án đi vào hoạt động đã giải quyết việc
làm và thu nhập ổn định cho trên 40.000 lao động.
- Cụm công nghiệp:
Theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh
Hưng Yên về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Hưng Yên

giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có 35 CCN,
với tổng diện tích 1.599,4 ha, gồm: Mở rộng 5/9 CCN hiện có; Xây dựng mới
26 CCN, cụ thể gồm: 8 CCN để di dời các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô
nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mở rộng mặt bằng sản xuất; 6
CCN tại khu vực đã có một số dự án công nghiệp đầu tư ở các địa phương, 12
CCN thành lập nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH, TÌNH HÌNH SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển,
sử dụng hóa chất nguy hiểm trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên là một trong những tỉnh có hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực công nghiệp khá phát triển, với các ngành nghề chủ yếu: cơ
khí, điện tử, khí đốt, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất
thức ăn chăn nôi, sản xuất sản phẩm dệt, may mặc, sản xuất sản phẩm bằng da
13


và giả da, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất sản phẩm từ cao
su và plastic… Qua kiểm tra một số doanh nghiệp hoạt động hoá chất, nhìn
chung công tác đảm bảo an toàn hoá chất ngày càng được các doanh nghiệp
quan tâm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm
công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động hoá chất như: Việc cập nhật thông
tin về phiếu an toàn hoá chất chưa đầy đủ, phiếu an toàn hóa chất vẫn để dạng
tiếng nước ngoài và chưa thực hiện phổ biến thông tin hóa chất cho người có
liên quan; chưa chú trọng đến công tác phân loại và ghi nhãn hóa chất, chưa
tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người lao
động làm việc trực tiếp với hóa chất, chưa xây dựng Kế hoạch, Biện pháp
phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; việc sử dụng
bảo hộ lao động trong sản xuất chưa được quan tâm; kho chứa hóa chất chưa

các điều kiện an toàn theo quy định…Đặc biệt, là hiện tượng hoá chất rơi vãi
tại khu sản xuất gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người và là nguy cơ xảy ra
các sự cố hoá chất.
- Danh sách các cơ sở có sản xuất, kinh doanh, lưu trữ hóa chất với
khối lượng lớn có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cấp tỉnh được thống kê theo
Phụ lục I.
- Thống kê tên, tính chất lý hóa, độc tính một số hóa chất có khối lượng
tồn trữ lớn trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục II và Phụ lục III.
- Tổng hợp dữ liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ
hóa chất khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau :
1.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu thống kê sơ bộ hiện nay trên địa bàn tỉnh có:
- 03 doanh nghiệp sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất, gồm: Công
ty cổ phần gas Việt Nhật - Chi nhánh Hưng Yên; Công ty TNHH Sản xuất
Tân Thành, Công ty TNHH công nghiệp hóa chất Tiến Hoàng;
- 03 trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào chai, gồm: Chi nhánh
Công ty TNHH thương mại Trần Hồng Quân, Công ty TNHH Hà Phong,
Công ty cổ phần An Phú Hưng;
- 01 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất: Công ty TNHH MTV Burim
Vina;
- 168 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu;
- 185 cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG.
1.2. Sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất
Qua khảo sát, các đơn vị sử dụng hóa chất để phục vụ cho sản xuất trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên phân bố trong nhiều ngành nghề: điện, điện tử, may
mặc, da giầy, cơ khí, bao bì, mút xốp, cán thép, nội thất, môi trường, sơn …
Mỗi ngành nghề sử dụng những loại hóa chất đặc thù khác nhau tạo nên sự
phong phú, đa dạng các loại hóa chất được sử dụng trên địa bàn tỉnh.

14



Ngành điện, điện tử là ngành được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
nhiều vào tỉnh Hưng Yên. Ngành này sử dụng số lượng chủng loại hóa chất
nhiều nhưng khối lượng lại ít.
Một số ngành như: inox, cán thép, mạ thép sử dụng các loại hóa chất
nguy hiểm như: Axit Clohydric, NH3, LPG … với số lượng lớn, có thể gây ra
hậu quả lớn khi có sự cố hóa chất xảy ra.
Ngành sơn sử dụng nhiều loại dung môi, tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy
nổ.
Các doanh nghiệp sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất chủ yếu là
các loại hóa chất tẩy rỉ, dung môi, hóa chất xử lý nước, nhiên liệu đốt... phục
vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, khối lượng hóa chất sử dụng
không nhiều. Các đơn vị sử dụng nhiều hóa chất nguy hiểm tập trung vào một
số nhà máy mạ thép, Inox như Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh
Ngọc, Công ty TNHH thép Nhật Quang, Công ty Hòa Phát (Nhà máy cán
nguội, Nhà máy ống thép và nhà máy thiết bị nội thất), Công ty TNHH Inox
Hòa Bình, Công ty cổ phần Inox Hòa Bình, Công ty cổ phần Quốc tế Inox
Hòa Bình, Công ty TNHH thép không gỉ Hà Anh và một số công ty sản xuất
linh kiện điện tử như Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II, Công ty
TNHH SOC Việt Nam; công ty xử lý môi trường: Công ty cổ phần môi
trường đô thị và công nghiệp 11-Urenco 11, Công ty TNHH KCN Thăng
Long II,... với chủng loại hóa chất chủ yếu như H2SO4, HCl, NaOH, NH3,
IPA, toluen, LPG... ; công ty sản xuất sơn dầu như Công ty TNHH sơn
Kansai-Alphanam,..; công ty TNHH Lixil Việt Nam sử dụng nhiên liệu gas
(LPG) để nung sản phẩm,...
1.3. Vận chuyển hóa chất
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 26 tổ chức, cá nhân được cấp
phép vận chuyển hóa chất. Hầu hết các tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất
đã tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm (chủ yếu là vận

chuyển xăng, dầu, LPG chai). Tuy nhiên, còn có một số tổ chức, cá nhân ý
thức chấp hành quy định về vận chuyển hóa chất chưa cao, người điều khiển,
người áp tải hàng chưa được huấn luyện về kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng
nguy hiểm theo quy định. Do vậy, sự cố hóa chất trên đường vận chuyển luôn
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra.
Phần lớn các cơ sở sử dụng hóa chất được các nhà cung cấp vận chuyển
hóa chất đến tận kho của Công ty.
Một số hóa chất được chuyên chở với khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh
là: dung dịch amoniac, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng được vận chuyển
bằng xe bồn chịu áp lực; các hoá chất dạng lỏng như axit clohydric, axit
sunphuric, axit photphoric được chuyên chở bằng các phương tiện chuyên
dụng như: xe téc hoặc tank chuyên dụng đặt trên xe đầu kéo; các hóa chất
khác được vận chuyển bằng xe tải, xe thùng, contener,...

15


1.4. Tình hình xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất
Đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được phê
duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 06 (Công ty TNHH
gas Việt Nhật miền bắc; Công ty cổ phần gas Việt Nhật – Chi nhánh Hưng
Yên; trạm chiết nạp LPG - Chi nhánh Công ty TNHH Trần Hồng Quân và
Công ty TNHH Kyocera Việt Nam, Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt
Nam II, Công ty TNHH sản xuất Tân Thành), 29 dự án sử dụng hóa chất
nguy hiểm đã được Sở Công Thương xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất.
Hàng năm, các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất đã thực hiện huấn
luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho nhũng người có liên quan và đã được Sở
Công Thương cấp Giấy chứng nhận. Một số doanh nghiệp thực hiện công tác

huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các đối tượng người lao động, người
quản lý tương đối tốt như Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam, Công ty
TNHH Taeyang Việt Nam, Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II,
Công ty cổ phần gas Việt Nhật – Chi nhánh Hưng Yên, Công ty TNHH
Denyo Việt Nam, Công ty TNHH giầy Ngọc Tề, Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng Nutifood Việt Nam, Công ty TNHH Vietinak, Công ty TNHH
Kyocera Việt Nam, Công ty TNHH phụ tùng ô tô xe máy…
1.5. Đối với hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở
hoạt động hóa chất
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn
trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện các kỹ năng
ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống tốt giúp giảm
thiệt hại về vật chất, tài sản, sức khỏe con người…tuy nhiên việc tổ chức diễn
tập xử lý ứng phó sự cố hóa chất chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm,
chủ doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác
ứng phó sự cố hóa chất tại doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch diễn tập tương đối tốt như Công ty TNHH Kyocera Việt Nam, Công ty
cổ phần gas Việt Nhật-Chi nhánh Hưng Yên đã thực hiện diễn tập ứng phó sự
cố tràn đổ hóa chất có sự chứng kiến của Sở Công Thương.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng này là do:
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức và hiểu biết sâu về mức độ
nghiệm trọng của sự cố hóa chất;
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về an toàn trong hoạt động hóa chất chưa được quan tâm;
- Chế tài xử phạt đối với lĩnh vực hóa chất chưa đủ sức răn đe.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được triển khai thường xuyên.

16



1.6. Tổng hợp tình hình tồn trữ, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
tỉnh
Đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 168 cửa hàng bán lẻ xăng dầu,
theo Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày
21/01/2013 thì một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu có lượng tồn trữ lớn gồm 36
cửa hàng, được phân bố trên địa bàn các huyện và tập trung chủ yếu ở huyện
Mỹ Hào và thành phố Hưng Yên, cụ thể các cửa hàng bán lẻ xăng dầu có
lượng tồn trữ lớn như sau:
- Thành phố Hưng Yên có 07 cửa hàng: CHXD doanh nghiệp tư nhân
Hưng Hải (80m3), CHXD số 74-An Tảo (75m3), CHXD số 75-An Vũ (75m3),
CHXD số 76-Minh Khai (75m3), CHXD số 77-Phố Hiến (75m3), CHXD số
97-Yên Lệnh (75m3), CHXD Toàn Thắng (100m3).
- Huyện Văn Lâm có 04 cửa hàng: CHXD Trưng Trắc (75m 3), CHXD
số 94-Trưng Trắc (75m3), CHXD số 95-Như QUỳnh (75m3), CHXD Huyên
Hùng-Lương Tài (75m3).
- Huyện Văn Giang có 01 cửa hàng: CHXD số 87-VĨnh Khúc (75m3).
- Huyện Mỹ Hào có 06 cửa hàng: CHXD Phố Nối (75m 3), CHXD số
93-Dị Sử (75m3), CHXD số 80-Mỹ Hào (75m 3), CHXD số 88-Yên Nhân
(75m3), CHXD Phùng CHí Kiên (75m3), CHXD số 1 Minh Đức (75m3).
- Huyện Yên Mỹ có 04 cửa hàng: CHXD Á Châu (100m 3), CHXD số
43-Mỹ Văn (75m3), CHXD số 90-Phú Mỹ (100m3).
- Huyện Khoái Châu có 04 cửa hàng: CHXD số 44-Châu Giang (75m 3),
CHXD số 91-Tân Dân (75m3), CHXD số 78-Việt Hòa (75m3), CHXD Hồng
Tiến (75m3).
- Huyện Ân Thi có 04 cửa hàng: CHXD Bãi Sậy (150m 3), CHXD số
82-Bình Trì (75m3), CHXD số 99-Quán Cháo (75m3), CHXD số 85-Từ Ô
(75m3).
- Huyện Kim Động có 01 cửa hàng: CHXD số 38-Kim Động (75m3).

- Huyện Phù Cừ xó 02 cửa hàng: CHXD Nguyên Hòa (70m 3), CHXD
số 83-Tống Phan (75m3).
- Huyện Tiên Lữ có 02 cửa hàng: CHXD số 98-Hoàng Ngân (75m 3),
CHXD số 41-Phố Giác (75m3).
2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh
trong thời gian qua trên cơ sở thông tin đã thu thập
Qua khảo sát các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra sự cố hóa chất lớn nào gây
tác động đến sức khỏe con người cũng như thiệt hại về của cải vật chất ở các
doanh nghiệp. Tuy nhiên tại một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường
hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ và các cơ sở đã nhanh chóng khắc phục.
- Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất: Theo quy định, khi vận
chuyển hoá chất nguy hiểm, đơn vị chuyên chở phải được cấp phép vận

17


chuyển hoá chất nguy hiểm, có đầy đủ về năng lực, nhân lực, lái xe, nhân viên
áp tải hàng hoá phải được qua đào tạo huấn luyện cơ bản về an toàn hoá chất.
Hiện tại chưa ghi nhận sự cố nào xảy ra trên địa bàn tỉnh. Mặt khác hoạt động
vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có thống kê và khó
kiểm soát vì các lý do sau: Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ
quản lý theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP nhưng chưa có quy định về việc
khi vận chuyển hóa chất qua địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan
quản lý địa phương. Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy
hiểm của việc vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối
thiểu về hóa chất chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong
các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trên đường vận chuyển. Nhiều cơ sở hoạt
động hoá chất hợp đồng thuê đơn vị vận chuyển hoá chất nhưng không nắm
rõ thông tin về việc đơn vị vận chuyển có chức năng chuyên chở hoá chất

nguy hiểm hay không, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sự
cố trong quá trình vận chuyển, có thể gây ra những tai nạn không lường trước.
Các doanh nghiệp khi vận chuyển hóa chất phục vụ sản xuất, kinh
doanh phải đạt yêu cầu theo quy định. Người lái xe, người áp tải hàng phải
được đào tạo, huấn luyện cơ bản về an toàn hoá chất. Sở Công Thương thành
phố căn cứ Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Công Thương Quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng
gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội
địa tổ chức hoạt động đào tạo cho đối tượng này trên địa bàn.
- Đối với các cơ sở sử dụng hóa chất: Trên địa bàn tỉnh có một số đơn
vị sử dụng hóa chất với khối lượng lớn, đa phần các cơ sở sử dụng hóa chất
với khối lượng nhỏ. Một số cơ sở hoạt động hóa chất đã được phê duyệt Kế
hoạch phòng ngừa, ứng pó sự cố hóa chất, xác nhận Biện pháp phòng ngừa
ứng phó sự cố hóa chất và thực hiện công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa
chất cho các đối tượng cán bộ quản lý, người lao động có liên quan đến hóa
chất nguy hiểm. Một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ, tràn
đổ hóa chất ở mức độ nhỏ.
- Đối với việc tổ chức thực hiện hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa
chất: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn
trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện thuần thục
các kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống
tốt, giảm thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng công nhân và nhân dân…
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một số sơ sở thực hiện diễn tập
như Công ty TNHH Kyocera Việt Nam, Công ty cổ phần gas Việt Nhật, Công
ty TNHH điện tử Canon…. Đa phần các cơ sở chưa quan tâm đến công tác
diễn tập, ứng phó sự cố hóa chất.

18



3. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn dựa trên cơ sở dữ
liệu thông tin đã thu thập
Trên cơ sở dữ liệu thông tin đã thu thập về tình hình hoạt động hóa chất
của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, khả năng xảy ra sự cố hóa chất lớn
như:
- Tràn đổ hóa chất có đặc tính ăn mòn (NaOH, HNO3, H2SO4, HCl…)
tại doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, sử dụng hóa chất với lượng
lớn như Công ty TNHH sản xuất Tân Thành tại Minh Hải, Văn Lâm; Công ty
TNHH MTV Burim Vina tại Nho Tràng, Vĩnh Khúc, Văn Giang; Công ty
TNHH cán thép Hòa Phát tại khu D, KCN Phố Nối A; Công ty TNHH SXTM Minh Ngọc và Công ty TNHH thép Nhật Quang tại đường 206, KCN Phố
Nối A, Lạc Đạo, Văn Lâm; Công ty TNHH ống thép Hòa Phát tại TT Như
Quỳnh, Văn Lâm; Công ty cổ phần thép Chính Đại tại Lạc Đạo, Văn Lâm;
Công ty TNHH cơ khí Viết Á tại Dị Sử, Mỹ Hào; Công ty cổ phần tập đoàn
Thành Long tại Đình Dù, Văn Lâm; hoặc trên đường vận chuyển;
- Tràn đổ dẫn đến nguy cơ cháy nổ đối với hóa chất có đặc tính dễ cháy
nổ (LPG, xăng, dầu, IPA, Toluen, Xylene…) tại doanh nghiệp có tồn trữ với
lượng lớn như Công ty TNHH Hà Phong tại Tân Quang, Văn Lâm; Chi nhánh
Công ty TNHH Trần Hồng Quân tại Dị Sử, Mỹ Hào và Công ty cổ phần An
Phú Hưng tại Đoàn Đào, Phù Cừ; Công ty TNHH sơn Kansai-Alphanam tại
QL5, Giai Phạm, Yên Mỹ; Công ty cổ phần đầu tư bao vì Việt tại KCN Phố
Nối A; tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu với lượng tồn trữ tương đối lớn
như trên hoặc trên đường vận chuyển;
- Tràn đổ, cháy nổ hóa chất NH3 tại doanh nghiệp có tồn trữ, sử dụng
hóa chất như Công ty TNHH thép Nhật Quang, Nhà máy cán-Công ty TNHH
SX-TM Minh Ngọc, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Inox Hòa Bình
tại KCN Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên; Công ty cổ phần Inox Hòa Bình,
Công ty cổ phần Quốc tế Inox Hòa Bình tại Yên Phú, Giai Phạm, Yên Mỹ,
Hưng Yên; Công ty TNHH thép không rỉ Hà Anh tại Phan Bôi, Dị Sử, Mỹ

Hào, Hưng Yên hoặc trên đường vận chuyển;
- Nổ bồn chứa N2, O2, Ar, H2 tại Công ty cổ phẩn gas Việt Nhật;
4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó
sự cố hóa chất
4.1. Thực trạng năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng
phó sự cố hóa chất của các cơ sở hóa chất
Theo khảo sát hầu hết các đơn vị hoạt động hóa chất đều đã cho người
lao động tham gia tập huấn về công tác PCCC cũng như tổ chức diễn tập về
PCCC tại đơn vị. Tuy nhiên việc thực hiện hàng năm chưa được đầy đủ theo
quy định phòng cháy chữa cháy.
Việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các đối tượng liên quan
hóa chất nguy hiểm dần được chủ doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khá tốt các quy định của
Luật Hóa chất cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng
19


ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Các doanh nghiệp có quy mô và vốn đầu tư
nhỏ thực hiện chưa tốt hoặc chưa thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa,
ứng phó với sự cố hóa chất của nhà máy. Nhiều đơn vị đầu tư trang thiết bị an
toàn hóa chất mang tính chất đối phó.
Các đơn vị kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng,… và nhiều đơn
vị khác, đa số chưa lưu ý về việc phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố. Ngoài ra các cửa hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng
bố trí quá gần với khu dân cư, việc bố trí này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của
sự cố hóa chất (cháy, nổ tại các vị trí này) đến các khu dân cư xung quanh.
4.2. Thực trạng năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng
phó sự cố hóa chất của các cơ quan chức năng
4.2.1. Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh quản

lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh. Sở đã công bố công
khai các bộ thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động hóa chất trong
ngành công nghiệp nói chung và an toàn hóa chất nói riêng để các đơn vị,
doanh nghiệp có liên quan có nhu cầu tìm hiểu để biết và tuân thủ.
Từ khi Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật như Nghị định số
108/2008/NĐ-CP, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, Thông tư số 28/2008/TTBCT, Thông tư số 04/2012/TT-BCT, Thông tư số 44/2012/TT-BCT, Thông tư
số 20/2013/TT-BCT, Thông tư số 07/2013/TT-BCT, Thông tư số
36/2014/TT-BCT… ban hành, Sở Công Thương đều đã có văn bản phổ biến,
hướng dẫn đến UBND các huyện, thành phố, phòng Kinh tế và Hạ tầng các
huyện, phòng Kinh tế thành phố, các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất về
nội dung của văn bản pháp quy mới ban hành, để các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp biết và thực hiện. Định kỳ tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về hóa chất; đôn đốc, hướng dẫn các biện
pháp đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động hóa chất của doanh nghiệp;
yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động hóa chất định kỳ, đột xuất gửi báo cáo về
tình hình thực hiện công tác an toàn hóa chất của doanh nghiệp; chủ trì, phối
hợp tổ chức các khóa huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho cán bộ quản lý
tại các công ty, tổ chức kiểm tra cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an
toàn hóa chất cho người lao động có kiến thức đạt yêu cầu…
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thường xuyên cập nhật các văn bản
pháp luật trong lĩnh vực hóa chất và ý thức chấp hành các quy định trong Luật
Hóa chất chưa cao khiến cho việc quản lý và đảm bảo an toàn trong hoạt động
hóa chất của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân của tình
trạng này là do:
- Về nhân lực: đây là lĩnh vực mới được nhà nước quan tâm triển khai
thắt chặt nên công tác quản lý hiện nay còn khó khăn do thiếu nhân sự và
chuyên môn.
- Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Luật Hóa chất ra đời muộn
hơn các Luật khác cùng với các văn bản dưới Luật còn chưa hoàn chỉnh, chưa
20



thống nhất, gây chồng chéo, khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó,
đây là một ngành có tính liên quan đến các ngành khác. Về phân công trách
nhiệm quản lý thì Bộ Công thương là cơ quan quản lý hóa chất trong công
nghiệp, trong khi đó các vấn đề sự cố xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, tồn trữ, vận chuyển hóa chất nguy hiểm thì cần phải có các
bộ khác tham gia. Điều này cho thấy hệ thống đã thiếu cơ chế và văn bản liên
bộ - liên ngành phối hợp trong công tác quản lý hóa chất. Theo Khoản 6 Điều
14 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Bộ Công Thương
có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an
toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Tuy nhiên, đến
nay quy chuẩn kỹ thuật này chưa được ban hành ( hiện nay Bộ Công Thương
mới ban hành QCVN về khoảng cách an toàn đối với LPG và xăng dầu) nên
các công ty chưa có cơ sở kỹ thuật và căn cứ pháp lý để tính toán khoảng cách
an toàn.
- Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, lực lượng mỏng, ít được bồi dưỡng
nâng cao trình độ quản lý.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của Pháp luật, để đảm bảo quyền lợi và sức
khỏe cũng như tính mạng cho người lao động. Sở Công Thương đã và đang
cố gắng từng bước cố gắng đưa hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đi vào nề
nếp theo quy định. Sở đã nắm bắt các doanh nghiệp hoạt động hóa chất, đôn
đốc, hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo về tình hình sản xuất, kinh
doanh, tồn trữ, sử dụng hóa chất để có dữ liệu phục vụ quản lý, hàng năm tổ
chức các lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho cán bộ công nhân viên
theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, tổ chức thanh kiểm tra tình hình chấp
hành các quy định của nhà nước trong quá trình hoạt động hóa chất theo định
kỳ.
4.2.2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra, rà soát bổ
sung điều chỉnh kế hoạch, lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất. Khi xảy ra sự cố hóa chất xảy ra, người chỉ huy chủ
động lực lượng, phương tiện thuộc quyền (trừ lực lượng, phương tiện trực sẵn
sang chiến đấu) trong biên chế để ứng cứu, khắc phục kịp thời, hạn chế thấp
nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước, Quân đội.
Chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên duy trì lực lượng, phương
tiện trực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại đơn vị và sẵn sàng cơ động
làm nhiệm vụ khi có lệnh; tổ chức huấn luyện, diễn tập xử lý các phương án
cháy nổ theo kế hoạch.
Phối hợp với Công an tỉnh, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp
có hoạt động hóa chất tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia huấn luyện,
diễn tập ứng phó sự cố hóa chất; tổ chức sơ tán nhân dân, khoanh vùng nguy
hiểm, bảo vệ hiện trường, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có tình
huống xảy ra.

21


4.2.3. Công an tỉnh
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhân lực liên quan đến công tác phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
STT

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Tên cơ quuan, đơn vị

Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH
Công an TP Hưng Yên
Công an huyện Ân Thi
Công an huyện Tiên Lữ
Công an huyện Văn
Lâm
Công an huyện Khóa
Châu
Công an huyện Mỹ Hào
Công an huyện Yên Mỹ
Công an huyện Văn
Giang
Công an huyện Phù Cừ
Công an huyện Kim
Động

Địa chỉ

Số điện thoại

- 45 Hải Thượng Lãn Ông, Tp

Hưng Yên
- KCN Thăng Long II, Yên
Mỹ
Bạch Đằng, TP Hưng Yên
Phạm Ngũ Lão, TT Ân Thi
TT Vương, Tiên Lữ

0321.114;

Số cán bộ
tham gia
ứng phó khi
xảy ra sự cố
hóa chất

0321.3953.11
4

47
06
09
10
12

TT Khoái Châu, Khoái Châu

14

Đường 380, TT Bần,Mỹ Hào
TT Yên Mỹ, Yên Mỹ


15
10

TT Văn Giang, Văn Giang

11

TT Trần Cao, Phù cừ

10

TT Lương Bằng, Kim Động

10

Thống kê trang thiết bị, vật tư, máy móc phục vụ công tác ứng phó khi
sự cố hóa chất xảy ra:
STT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
II
1

Loại trang thiết bị,
Số
vật tư,máy móc
lượng
hiện có
Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH
Xe chữa cháy
05 cái
Bọt hóa chất
250 lít
Mặt lạ phòng độc
05 bộ
Mặt lạ lọc độc
10 cái
Quần áo chống nóng
05 bộ
Quạt gió
01 cái
Ủng
30 đôi
Gang tay Amiăng

06 đôi
Máy nạp khí sạch
01 chiếc
Xe chữa cháy
03 cái
Bọt hóa chất
200 lít
Mặt lạ phòng độc
02 bộ
Mặt lạ lọc độc
05 cái
Quần áo chống nóng
03 bộ
Gang tay Amiang
06 đôi
Ủng
18 đôi
Công an thành phố
Mặt lạ phòng độc
06 bộ

Tình trạng
hoạt động

Địa điểm lưu giữ

Bình thường
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Bình thường
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội chữa cháy trung tâm
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II
Đội khu vực Thăng Long II


Bình thường Công an thành phố

22

Chú
thích


2
III
1
IV
1
V
1
VI
1
V
1
VI
1
VII
1
VIII
1
IX
1

Bình PCCC
790

Công an huyện Văn Lâm
Bình PCCC
78
Công an huyện Mỹ Hào
Bình PCCC
198
Công an huyện Yên Mỹ
Bình PCCC
221
Công an huyện Văn Giang
Bình PCCC
86
Công an huyện Khoái Châu
Bình PCCC
123
Công an huyện Kim Động
Bình PCCC
81
Công an huyện Phù Cừ
Bình PCCC
10
Công an huyện Tiên Lữ
Bình PCCC
266
Công an huyện Ân Thi
Bình PCCC
51

Bình thường Công an thành phố
Bình thường Công an huyện Văn Lâm

Bình thường Công an huyện Mỹ Hào
Bình thường Công an huyện Mỹ Hào
Bình thường Công an huyện Văn Giang
Bình thường Công an huyện Khoái Châu
Bình thường Công an huyện Kim Động
Bình thường Công an huyện Phù Cừ
Bình thường Công an huyện Tiên Lữ
Bình thường Công an huyện Ân Thi

4.2.4. Sở Y tế
Các cơ quan, đơn vị y tế trực thuộc trong tỉnh:

TT

Tên cơ quuan, đơn vị

Địa chỉ

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Đường Hải Thượng Lãn Ông,
An Tảo, Tp Hưng Yên

2

Bệnh viện đa khoa Phố
Nối
Bệnh viện Lao & Bệnh

Phổi
Bệnh viện Sản nhi

3
4
5

Số điện thoại

TT Bần, Mỹ Hào
Đường Phạm Bạch Hổ, Lam
Sơn, TP Hưng Yên
HiệpCường, Kim Động

7

Bệnh viện Y học cổ truyền Đường Hải Thượng Lãn Ông,
An Tảo, Tp Hưng Yên
Bệnh viện Mắt
Đường An Vũ, Hiến Nam, TP
Hưng Yên
Bệnh viện Tâm thần kinh
Song Mai, Kim Động

8

Trung tâm Y tế dự phòng

6


9
10
11

Đường Hải Thượng Lãn Ông,
An Tảo, Tp Hưng Yên
Trung tâm chăm sóc sức Đường An Vũ, Hiến Nam, Tp
khỏe sinh sản
Hưng Yên
Trung tâm phòng chống Đường Phạm Bạch Hổ, Nam
HIV/AIDS
Sơn, Tp Hưng Yên
TTYT thành phố Hưng Đường Trưng Nhị, TP Hưng

23

0321.3862.40
6
03213.767.66
6
03213.540.14
0
03216.281.68
6
03213.550.74
1
03213.518.06
8
03213.504.48
3

03213.863.66
0
03213.500.36
8
03213.600.33
6
03213.862.40

Số cán
bộ tham
gia ứng
phó khi
xảy ra
sự
cố
hóa chất
60
45
15
16
15
5
12
10
3
3
8


12


Yên
TTYT huyện Ân Thi

Yên
TT Ân Thi, Ân Thi

13

TTYT huyện Tiên Lữ

TT Vương, Tiên Lữ

14

TTYT huyện Văn Lâm

Lạc Đạo, Văn Lâm

15

TTYT huyện Khóai Châu

TT Khoái Châu, Khoái Châu

16
17

TTYT huyện Mỹ Hào
TTYT huyện Yên Mỹ


Phùng Chí Kiên,Mỹ Hào
Tân Lập, Yên Mỹ

18

TTYT huyện Văn Giang

TT Văn Giang, Văn Giang

19

TTYT huyện Phù Cừ

Đình Cao, Phù cừ

20

TTYT huyện Kim Động

TT Lương Bằng, Kim Động

9
03213.830.20
6
03213.873.30
8
03213.985.51
3
03213.910.72

7
03213.945.255
03213.964.13
0
03213.931.10
6
03213.891.68
3
03213.811.76
7

12
15
10
20
08
10
10
10
12

Thống kê trang thiết bị, vật tư, máy móc phục vụ công tác ứng phó khi
sự cố hóa chất xảy ra:
STT

Tên đơn vị

1
2
3

4
5
6
7
8
9

Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bệnh viện đa khoa Phố Nối
Bệnh viện Lao & Bệnh Phổi
Bệnh viện Sản nhi
Bệnh viện Y học cổ truyền
Bệnh viện Mắt
Bệnh viện Tâm thần kinh
Trung tâm Y tế dự phòng
Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản
Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS
TTYT thành phố Hưng Yên
TTYT huyện Ân Thi
TTYT huyện Tiên Lữ
TTYT huyện Văn Lâm
TTYT huyện Khóai Châu
TTYT huyện Mỹ Hào
TTYT huyện Yên Mỹ
TTYT huyện Văn Giang
TTYT huyện Phù Cừ
TTYT huyện Kim Động


10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Số lượng
giường bệnh
500
400
150
200
150
50
130
0
0

Số lượng xe
cứu thương
03
02
01
02

01
01
02
01
01

Tình trạng
hoạt động
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Địa điểm
lưu giữ
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị


30

01

Tốt

Tại đơn vị

50
90
110
90
150
70
70
85
90
90

01
02
02
01
02
01
01
01
02
02


Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị
Tại đơn vị

4.2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hiện nay, có 02 đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: Chi
cục Bảo vệ môi trường (điện thoại: 03213.516.339) và Trung tâm Quan trắc,
Phân tích Tài nguyên và Môi trường (điện thoại: 03216.255.666) liên quan
đến phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:

24



STT

Tên cơ quuan, đơn vị

1

Chi cục Bảo vệ môi
trường
Trung tâm Quan trắc,
Phân tích Tài nguyên
và Môi trường

2

Địa chỉ

Số điện thoại

437 Nguyễn Văn Linh, 0321.3516.33
TP Hưng Yên
9
437 Nguyễn Văn Linh, 03216.255.66
TP Hưng Yên
6

Số cán bộ
tham gia
ứng phó khi
xảy ra sự cố

hóa chất
14
20

Hiện nay, Trung tâm Quan trắc, Phân tích Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường đã trang bị các trang thiết bị, vật tư, máy móc
sau:
STT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
1
2
3

4


Loại trang thiết bị, vật
tư,máy móc hiện có
Hiện trường
Máy đo 09 chỉ tiêu chất
lượng nước ngoài hiện
trường
Máy đo tiếng ồn
Máy đo độ rung
Thiết bị lấy mẫu khí ống
khói
Bộ lấy mẫu bụi và khí lưu
lượng lớn
Thiết bị lấy mẫu khí môi
trường
Thiết bị lấy mẫu nước
(Mỹ)
Gáo lấy mẫu nước thải
Thiết bị lấy mẫu đất
Thiết bị đo vi khí hậu
Thiết bị định vị vệ tinh
GPS
Máy đo cường độ ánh sáng
Chai lưu mẫu
Thùng bảo quản mẫu
Xe ô tô chuyên dụng
Phòng phân tích
Máy
UV
VIS-2900
Hitachi/Nhật bản

Máy quang phổ hấp thụ
nguyên
tử-PG-990FG
PGI/Anh
Máy phân tích dầu, mỡ
bằng phương pháp hồng
ngoại-OCMA-350E
Horiba/Nhật bản
Cân phân tích độ chính xác
10-5g

Số
lượng

Tình trạng
hoạt động

01

Tốt

02
01
01

Tốt
Tốt
Tốt

01


Tốt

02

Tốt

02

Tốt

02
01
02
01

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

02
300
02
01

Tốt

01


Tốt

01

Tốt

01

Tốt

01

Tốt

Địa điểm lưu giữ
Trung tâm Quan
trắc, Phân tích
Tài nguyên và
Môi trường

Tốt
Tốt

25

Trung tâm Quan
trắc, Phân tích
Tài nguyên và
Môi trường


Chú
thích


×