Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.11 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VĂN QUÂN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU TẠI
CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VĂN QUÂN


TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã
số: 60 34 04 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI ĐỨC THỌ

THÁI NGUYÊN - 2016



i

LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường công tác phòng, chống buôn
lậu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận vãn

Hoàng Văn Quân


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn tốt nghiệp
này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo trong nhà
trường, từ gia đình, bạn bè và các cán bộ nghiệp vụ Cục Hải quan Lạng Sơn.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy
cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Đức Thọ đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các anh chị và ban lãnh đạo Cục Hải
quan Lạng Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như góp ý kiến cho luận văn
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận vãn

Hoàng Vãn Quân


13

MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN.....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................... ii
MỤC LỤC..............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................. 2

4. Những đóng góp của luận văn.............................................................3
5. Kết cấu của luận văn............................................................................3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU........................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phòng, chống buôn lậu.......................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phòng, chống buôn lậu.....................4
1.1.2. Công tác phòng, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan..............18
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống buôn lậu của

cơ quan Hải quan...................................................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn về phòng, chống buôn lậu..................................... 25
1.2.1. Kinh nghiệm phòng, chống buôn lậu tại một số Cục Hải quan .. 25
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn..............32

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 34
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu.................................................................. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 34
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................... 34
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu..................................................... 36


14

2.2.3. Phương pháp phân tích................................................................ 36

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................37
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN
LẬU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN...............................38
3.1. Kha i qua t về cuc̣


́

́

Ha i Quan Lạng Sơn va hoaṭ
̉
̀

đôṇ g buôn
lâụ

qua

biên giơ i ơ tinh Laṇ g Sơn....................................................................................38
́ ̉ ̉
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn và vấn đề

buôn lậu qua biên giới........................................................................... 38
3.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động tại Cục Hải quan tỉnh Lạng

Sơn

39

3.1.3. Thực trạng buôn lậu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn....................... 46
3.2. Thực trạng công tác phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan tỉnh

Lạng Sơn............................................................................................... 47
3.2.1. Phổ biến tuyên truyền pháp luật và cộng tác, phối hợp với cộng


đồng doanh nghiệp và người dân...........................................................47
3.2.2. Điều tra, nắm thông tin, xây dựng kế hoạch đấu tranh với tội

phạm buôn lậu.......................................................................................49
3.2.3. Kiểm tra sau thông quan nhằm chống buôn lậu và gian lận thương

mại

51

3.2.4. Phối hợp với các đơn vị chức năng khác phòng, chống buôn lậu,

gian lận thương mại...............................................................................53
3.2.5. Thực hiện hoạt động phòng, chống buôn lậu với công tác cải cách

thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa ngành Hải quan.................54
3.2.6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử lý các hành vi

buôn lậu.................................................................................................55
3.3 Như ng yêú tố ta c đôṇ g tơ i công ta c pho ng, chôń g buôn lâụ
̃
́
́
́
̀

ta Cuc̣



Ha i quan tinh Laṇ g Sơn......................................................................................... 56
̉
̉


3.4. Đánh giá thực trạng công tác phòng, chống buôn lậu của Cục Hải

quan tỉnh Lạng Sơn................................................................................61
3.4.1. Những kết quả đã đạt được..........................................................61
3.4.2. Những hạn chế trong công tác phòng, chống buôn lậu................69
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng, chống

buôn lậu.................................................................................................71
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG,
CHỐNG BUÔN LẬU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN .
76
4.1. Quan điểm - phương hướng - mục tiêu trong hoạt động đấu tranh

phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thời gian tới 76
4.1.1. Dự báo xu hướng buôn lậu qua các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn..

76 4.1.2. Quan điểm.............................................................................. 77
4.1.3. Phương hướng............................................................................. 79
4.1.4. Mục tiêu.......................................................................................80
4.2. Giải pháp tăng cường phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan tỉnh

Lạng Sơn............................................................................................... 81
4.2.1. Giải pháp về mặt quản lý vĩ mô...................................................81

4.2.2 Giải pháp về mặt quản lý vi mô....................................................83

4.3. Một số kiến nghị.............................................................................93
KẾT LUẬN.......................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................... 97
PHỤ LỤC............................................................................................. 99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nội dung viết tắt

Ký hiệu chữ viết tắt

1

Ngân sách Nhà nước

NSNN

2

Nhà xuất bản

3

Ủy ban nhân dân

UBND

4


Xã hội chủ nghĩa

XHCN

5

Xuất nhập cảnh

XNC

6

Xuất nhập khẩu

XNK

NXB


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả xử lý vi phạm qua công tác kiểm tra sau thông quan 52
Bảng 3.2. Kết quả xử lý hành vi buôn lậu ở Cục Hải quan tỉnh Lạng
Sơn.......................................................................................... 65
Bảng 3.3. Kết quả xử lý buôn lậu tại các Chi cục tại Cục Hải quan tỉnh
Lạng Sơn................................................................................. 68
Bảng 3.4. Quan điểm về hạn chế trong công tác phòng, chống buôn
lậu............................................................................................69



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bộ máy phòng, chống buôn lậu qua biên giới tại các Cục Hải
quan......................................................................................... 20
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn..........................45


19

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng
đến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các
dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực lao động
giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hành khách,
phương tiện xuất nhập cảnh. Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ các rào
cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới cùng
với nó thì hoạt động buôn lậu cũng trở thành mối lo ngại của nhiều nước
trong đó có Việt nam. Tệ nạn buôn lậu ở nước ta trong những năm gần đây có
nhiều diễn biến theo chiều hướng phức tạp và đang là một trong những trở
ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống buôn lậu và
đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này.
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây Trung

Quốc và luôn là "điểm nóng" của tình trạng buôn lậu vùng biên giới phía Bắc.
Cùng với Quảng Ninh, Lạng Sơn là một trong hai địa bàn trọng điểm về
buôn lậu hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Hàng năm với khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu đang ngày một tăng, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa
bàn Lạng Sơn diễn ra sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ loại hình doanh
nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của hoạt động
xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá thì cũng ngày càng gia tăng các hoạt
động buôn lậu với phương thức thủ đoạn tinh vi hơn, vi phạm nghiêm trọng
hơn, hoạt động buôn lậu có tổ chức và chuyên nghiệp cao, lợi dụng những bất
cập về cơ chế, chính sách trong điều hành xuất nhập khẩu, thách thức pháp
luật và công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng. Nhiều vụ vi
phạm bị phát hiện có sự câu kết của các đối tượng buôn lậu trong nước với
các đối tượng ở nước ngoài và một số cán bộ tha hóa, biến chất của các lực
lượng chức năng. Đây chính là lý


do mà tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác phòng,
chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn” cho luận văn thạc sỹ
chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác phòng, chống buôn lậu, từ đó chỉ rõ
nhưng thành tựu và hạn chế trong công tác phòng chống buôn lậu. Từ đó, đề
xuất giải pháp tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu một cách hữu hiệu
tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống

buôn lậu qua biên giới tại các Cục Hải quan có cửa khẩu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường phòng, chống buôn lậu qua biên giới

tại Cục Hải quan Lạng Sơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý công tác phòng, chống
buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và các yếu tố tác động tới công tác
phòng, chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Hoạt động chống buôn lậu được nghiên cứu trong luận
văn giới hạn trong chức năng, nhiệm vụ của cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có
tính đến chỉ đạo của cấp trên và phối hợp của các cơ quan liên quan.
Về thời gian: Thời gian khảo sát thực trạng hoạt động phòng, chống
buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn giới hạn trong khoảng từ năm
2010 đến 2015. Đề xuất các giải pháp tăng cường phòng, chống buôn lậu
của Cục Hải quan Lạng Sơn trong giai đoạn đến 2020.
Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại Cục Hải
quan tỉnh Lạng Sơn.


4. Những đóng góp của luận văn
4.1. Về lý luận

Luận văn hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới. Cơ sở lý luận và

thực tiễn về công tác phòng, chống buôn lậu có thể là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến chủ đề này.
4.2. Về thực tiễn
- Luận văn đã phân tích được thực trạng công tác phòng, chống buôn

lậu và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác phòng chống buôn lậu tại
Cục Hải Quan tỉnh Lạng Sơn. Những giải pháp có căn cứ khoa học vững chắc
sẽ là cung cấp thông tin hữu ích cho cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong việc áp
dụng những biện pháp phù hợp tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phòng, chống buôn lậu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng công tác phòng, chống buôn lậu tại Cục Hải
quan Lạng Sơn
Chương 4. Giải pháp tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu tại
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
1.1. Cơ sở lý luận về phòng, chống buôn lậu
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phòng, chống buôn lậu
1.1.1.1. .1. Khái niệm buôn lậu qua biên giới

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam buôn lậu là [24]:
1. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc


ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà
Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung
qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan.
2. Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hóa ở trong nước

mà Nhà nước cấm kinh doanh.
Tổ chức Hải quan thế giới WCO (World Customs Organization) họp tại
thủ đô Nairobi của nước Cộng hòa Kênia ngày 09/6/1977 thống nhất đưa ra
khái niệm (còn gọi là công ước Nairobi) như sau: "Buôn lậu là gian lận
thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi
thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới".
Trước năm 1985, thuật ngữ Tội buôn lậu đã được đề cập đến trong một
số văn bản pháp luật của nước ta như pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn của
lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982). Song về cơ bản tội
danh buôn lậu chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu
thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng
của các quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu là bao gồm các hành vi
kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ buôn bán hàng cấm.
Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới
trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách
không


đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật, bất
hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu
tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu…để che giấu hàng hóa, trốn tránh, chống
lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi
nhuận thặng dư siêu ngạch.

Căn cứ vào điều 153 Bộ Luật hình sự có thể rút ra khái niệm buôn lậu:
“Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam,
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa”.
1.1.1.2. Biểu hiện của buôn lậu qua biên giới

Hoạt động buôn lậu qua biên giới được thực hiện thông qua các cửa
khẩu và đường mòn biên giới.
Tại các Cục Hải quan địa phương, nơi có đường biên giới tiếp giáp với
các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, hoạt động buôn lậu
trong những năm qua chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức: Một là, bọn buôn lậu
lợi dụng chính sách của Nhà nước để hợp lý hóa hàng hóa nhập lậu qua cửa
khẩu nhằm trốn thuế. Những biểu hiện cụ thể là cố tình khai sai tên hàng hóa,
mã hàng, xuất xứ, giá trị, chủng loại để qua mặt các cơ quan chức năng tại cửa
khẩu. Khi đã có giấy tờ hợp pháp và được thông quan hàng hóa, chúng sẽ đưa
hàng lậu vào nội địa để bán và thu lợi bất chính; Hai là, vận chuyển hàng nhập
lậu qua các lối mòn dân sinh, nơi không có các lực lượng chức năng chống
buôn lậu kiểm soát, khi đã vào đến khu vực biên giới, chúng dùng xe chuyên
dụng chở vào tiêu thụ trong nội địa.
Các loại hàng hóa buôn lậu chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất cao
như hàng thực phẩm, quần áo may sẵn cao cấp, động vật hoang dã, gỗ quý,
kim khí quý, hàng điện tử, điện máy, hàng tiêu dùng hàng ngày…
Thủ đoạn của bọn buôn lậu diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, đa
dạng. Chúng tinh vi ở chỗ thường xuyên có một đội quân nghiên cứu chính
sách của nhà nước về quản lý kinh tế, sau đó chúng tìm phương án lách luật,
trốn thuế


và mua chuộc các phần tử biến chất trong đội ngũ chống buôn lậu. Thủ đoạn
thường thấy nhất là chúng lợi dụng những cư dân nghèo ở các xã giáp biên để
vận chuyển hàng lậu. Chúng thuê người xé lẻ từng lô hàng để dễ vận chuyển

và nếu có bị bắt giữ thì hàng hóa không đồng bộ nên không có giá trị. Tại các
tuyến biên giới, chúng thường vận chuyển theo phương thức dùng xe phân
khối lớn chạy tốc độ cao vào nội địa, các lực lượng chức năng không dám
đuổi bắt vì sợ gây tai nạn cho người đang tham gia giao thông
Có nhiều dạng buôn lậu qua biên giới, trong đó có thể nêu ra một số
dạng chủ yếu sau:
- Mang vác công khai hoặc lén lút các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập

khẩu như động vật hoang dã, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ hoặc công cụ hỗ trợ.
Đối với loại hình buôn lậu này, bọn chủ mưu thường tổ chức rất tinh vi và hết
sức manh động, sẵn sàng chống đối, thậm chí gây án mạng để tẩu thoát qua
bên kia biên giới.
- Trốn thuế đối với những mặt hàng có thuế suất cao như: Vải may mặc,

linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy, sản phẩm là thực phẩm chức năng,
hàng hóa thuộc diện hạn chế nhập hoặc nhập khẩu có điều kiện như các loại
hóa chất, thuốc trừ sâu và nguy hại hơn là các loại thuốc bảo vệ thực vật và
kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc. Hình thức buôn lậu này chủ yếu là
lén lút, tập kết hàng hóa phía bên kia biên giới, gần khu vực hai bên cánh gà
cửa khẩu, sau đó thuê đội ngũ “cửu vạn” khuân vác nhập lậu qua biên giới.
- Gian lận về xuất xứ, chủng loại, phẩm cấp hàng hóa, vi phạm về sở

hữu trí tuệ. Lợi dụng chính sách của Nhà nước ta là tạo điều kiện thuận lợi
cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan nhanh chóng, chuyển từ tiền
kiểm sang hậu kiểm, bọn buôn lậu thường lợi dụng nhập khẩu ủy thác qua
các doanh nghiệp có uy tín, được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóa
để đưa trực tiếp qua các cửa khẩu đối với những lô hàng lớn về tiêu thụ trong
nội địa.



1.1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của buôn lậu qua biên giới
* Nguyên nhân dẫn đến buôn lậu qua biên giới

Tình hình buôn lậu qua biên giới ở nước ta diễn biến phức tạp như hiện
nay là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, nhân tố kinh tế
- Buôn lậu trước hết là sản phẩm tự nhiên của quy luật cung cầu. Nói

đúng hơn là tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước
và thị trường nước ngoài. Đây cũng là nội dung triết lý sản phẩm của kinh tế
thị trường thường được sử dụng trong hai bối cảnh: hoặc là tình trạng cầu sản
phẩm phát triển hoặc do những khó khăn về kinh tế mà các bên sản xuất phải
tăng doanh thu, hạ giá bán, sử dụng hiệu quả chi phí cố định để bù đắp sự thiếu
hụt về tỷ suất lợi nhuận trên sản phẩm. Nước ta nằm trong khu vực gần kề với
các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc…hàng
hóa của các nước này có chất lượng tốt hơn hoặc rẻ hơn và đang trong trạng
thái dư thừa. Đây là một trong các nhân tố làm gia tăng tình hình buôn lậu ở
nước ta.
- Vấn đề lợi nhuận. Do có sự ham mê lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế

của bản thân mà các chủ thể hoạt động có khi bất chấp tất cả. Trong cơ chế thị
trường hiện nay, vì lợi ích của bản thân mình mà các chủ thể hoạt động dễ lao
vào con đường buôn lậu. Lãi suất buôn lậu rất cao do hàng hóa các nước trong
khu vực rẻ hơn và thuế suất nhập khẩu cũng rất cao, có những mặt hàng thuế
suất từ 50% đến 200%. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận đó còn đang ở mức đủ
cho buôn lậu diễn ra sôi động. Mặt khác, lợi nhuận của hoạt động buôn lậu
còn được hỗ trợ tích cực bằng nhiều biện pháp khuyến mãi, hậu thuẫn của bọn
trùm đầu lậu ở nước ngoài. Lợi nhuận cao và được hỗ trợ tích cực, rủi ro
được chia sẻ đến mức thấp nhất, đó chính là những điều kiện rất quan trọng
tạo cho hoạt động buôn lậu tiếp tục phát triển.

- Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nước ta đã trải qua nhiều năm

đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành


×