Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Pháp nhân, phân loại pháp nhân và hoạt động của pháp nhân theo luật 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.11 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2


MỞ ĐẦU
Chế định pháp nhân trong BLDS là một công cụ pháp lý có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Việc thành lập pháp
nhân không chỉ hướng tới mục đích đạt được lợi nhuận từ tài sản đem vào đầu
tư, mà còn nhằm mục đích bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động quản
lý, khoa học, từ thiện và các hoạt động xã hội khác. BLDS 2015 vừa được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 có rất nhiều quy định mới,
đặc biệt là những quy định trong phần pháp nhân tại Chương IV của Bộ luật.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em xin trình bày Đề 5: Pháp nhân, phân loại pháp
nhân và hoạt động của pháp nhân.
NỘI DUNG
I-

PHÁP NHÂN

1. Khái niệm

Pháp nhân là một tổ chức được pháp luật công nhận tư cách chủ thể trong
các quan hệ pháp luật và dặc biệt trong quan hệ pháp luật dân sự. XÁc định tư
các chủ thể của một tổ chức là pháp nhân có tầm quan trong trong việc xác
lập, thực hiện quyền dân sự trong các giao dịch và xác định trách nhiệm về tài
sản của pháp nhân. Đối với những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì có
thể cử (ủy quyền) cho một cá nhân đại diện cho các thành viên tham gia vào
quan hệ dân sự, các thành viên phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi đại
diện đó.
2. Điều kiện trở thành pháp nhân


Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp: Một pháp nhân được
thành lập hợp pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, nói cách
khác thì phải được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Trên cơ sở mục
đích, nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà nước bằng pháp luật công
nhận tổ chức đó là pháp nhân thông qua các hình thức: Cơ quan có thẩm
quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận thành lập. Tính
hợp pháp của pháp nhân giúp pháp nhân đó tham gia các quan hệ pháp luật và
2


tồn tại dưới sự kiểm soát, đảm bảo của Nhà nước nhằm phù hợp với ý chí của
Nhà nước đó. Do đó, tổ chức thành lập không hợp pháp thì không được coi là
pháp nhân.
Thứ hai, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: tổ chức là tập hợp
nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích… được thành lập với những
chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Cơ cấu tổ
chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành,
hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân
phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng,
ban… và quy định cho từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể
trong Điều lệ. Tuy nhiên, điều kiện này có lẽ chưa thực sự chính xác và không
cần thiết vì trong một số trường hợp (Chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn
1 thành viên…) tổ chức không đáp ứng điều kiện này nhưng vẫn được coi là
pháp nhân.
Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó:Giống như các chủ thể dân sự khác, để có
thể thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân
sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Và tài sản của
pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng
của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi

phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân. Mặt
khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy
định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm
của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác
gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong
phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp
nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.
Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập: Điều kiện này xuất phát từ việc tách bách tài sản (tài sản độc
3


lập) với các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng,
pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu
nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự. Mặt khác, các chủ thể thành lập
pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyên sở hữu những tài sản mà mình
muốn vào khối tài sản chung, do đó cần có một sự thống nhất về mặt ý chí
trong việc sử dụng khối tài sản đó. Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã “trừu
tượng hóa” điều đó thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho pháp nhân
một tư cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân
sự. Tuy nhiên, coi đây là một điều kiện pháp nhân có lẽ chưa thực sự hợp lý,
vì việc nhân danh mình của pháp nhân chỉ là một hệ quả tất yếu khi được
thành lập hợp pháp và đã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác.
II-

PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN
Căn cứ vào mục đích hoạt động của pháp nhân, BLDS 2015 đã chia

pháp nhân làm 2 loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Theo đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiế lợi

nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (khoản 1 Điều 75 1). Pháp
nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là kiếm lơi nhuận;
nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên (Khoản 1
Điều 762). Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 không còn liệt kê các doạng
pháp nhân – điều mà bị nhiều chuyên gia cho là không phù hợp, không dựa
trên một cơ sở hay luận cứ khoa học nào (Điều 100 BLDS 2015). Đây là một
cách tiếp cận mới của BLDS 2015 trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm lập
pháp của một số nước trên thé giới. Ở một góc độ nào đó quy định nà cũng
được đánh giá là một trong những thành công của BLDS 2015.

1

Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho
các thành viên.
2

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận
thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

4


Pháp nhân có thu lợi nhuận và pháp nhân không thu lợi nhuận. Thu lợi
nhuận có thể được hiểu như là hoạt động đầu tư tài sản để tìm kiếm chênh
lệch giá trị giữa đầu vào và đầu ra. Các pháp nhân công pháp và các quỹ xã
hội, quỹ từ thiện là các pháp nhân không thu lợi nhuận. Pháp nhân tư pháp và
pháp nhân hỗn hợp có thể nhắm đến mục đích thu lợi nhuận hoặc các mục
đích khác. Một sồ pháp nhân không thu lợi nhuận, trong khung cảnh của

luật thực định, có thể tìm kiếm lợi ích vật chất thông qua việc thành lập công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng tài sản của mình.
Việc chia pháp nhân thành hai loại là pháp nhân thương mại (Điều 75 3)
và pháp nhân phi thương mại (Điều 764). Đây là một cách tiếp cận mới của
BLDS 2015 trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm pháp luật về pháp nhân của
một số quốc gia trên thế giới. Ở một góc độ nào đó quy định này cũng được
đánh giá là một trong nhũng thành công của BLDS 2015. Tuy nhiên, căn cứ
phân biệt giữa hai loại pháp nhân này dựa vào “mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”
của pháp nhân phi thương mại là rất khó để xác định. Chưa kể đến việc không
cho phép pháp nhân phi thương mại được phân chia lợi nhuận cho các thành
viên sẽ trở thành “rào cản” cho các pháp nhân phi thương mại phát triển, điều
đó sẽ khiến cho mục tiêu xã hội hóa các hoạt động công ích có thể trở nên xa
vời, thiếu thực tế.
3

Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho
các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật
này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận
thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ
luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5


Hơn nữa, bản thân quy định về pháp nhân phi thương mại tại Điều 76 là
chưa hợp lý. Nhà làm luật hình như đang thống nhất việc tìm kiếm lợi nhuận
với mục tiêu hoạt động của pháp nhân, chưa phân biệt được hai vấn đề khác
nhau là tìm kiếm lợi nhuận nhưng sử dụng lợi nhuận đó vì những mục đích
công ích. Ví dụ: các cơ sở giáo dục địa học tư thục và cơ sở giáo dục đại học
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Đối chiếu các
quy định nêu trên thì rất khó để xác định rõ cơ sở giáo dục đại học và doanh
nghiệp xã hội đang tồn tại là pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương
mại.
III-

HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN

Pháp nhân là tổ chức được thành lập một các hợp pháp, theo cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Ngoài ra pháp nhân còn nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật độc lập. Pháp nhân là chủ thể của nhiều ngành luật trong đó có Luật dân
sự. Và trong Bộ luật dân sự 2015, Nhà nước đã quy định về việc thành lập
cũng như cơ cấu, tổ chức của pháp nhân như sau:
Quy định có tính đột phá của BLDS 2015 về pháp nhân đó là đại diện của
pháp nhân theo Điều 85 và theo khoản 2 Điều 137. Một pháp nhân có thể có
một người hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định này tạo điều
kện cho pháp nhân có nhiều người địa diện theo pháp lauatj. Quy định này tạo
điều kiện cho pháp nhân có nhiều người đại diện để thực hiện các nhiệm vụ

của pháp nhân, giúp pháp nhân chủ động thực hiện các giao dịch một cách
thuận lợi, kịp thời, tiết kiệm chi phí, tận dụng được thời cơ kinh doanh để
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một điểm mới của BLDS 2015 là quy định về tư cách chủ thể của các cơ
quan nhà nước ở trung ương và địa phương ( từ Điều 97 đến Điều 100). Nhà
nước khẳn đinh các cơ quan của nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, cho
nên Nhà nước không chịu trách nhiệm về tài sản của các cơ quan nhà nước và
các cơ quan của nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước không phải chịu trách
6


nhiệm dân sự thay cho nhau. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương tự chịu trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của các quy về pháp
nhân. Điều đó thể hiện qua các cơ sở sau:
1. Năng lực pháp luật

Để tham gia quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân cần phải có năng lực
pháp luật dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân
có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm
chấm dứt pháp nhân.
BLDS 2015 quy định rõ năng lực pháp luật dân sự ủa pháp nhân hình
thành từ thời điểm được cơ quan nhà nước có quyền thành lập hoặc cho phép

thành lập; nếu phap nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân phát sinh tiwf thời điểm ghi vào sổ đăng ký (Điều 86). Quy
định này là hợp lý bởi thực tế pháp luật nước ta hiện nay vẫn thừa nhận hai
con đường hình thành pháp nhân: thông qua quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc thông qua trình tự đăng ký thành lập.
2. Cơ cấu tổ chức
Một trong các điều kiện của pháp nhân là cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Bộ luật
dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp
nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
7


Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo
quy định của pháp luật.
BLDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập, đăng
ký pháp nhân (Điều 82); cơ cấu tổ chức của pháp nhân (Điều 83); trách nhiệm
dân sự của pháp nhân, hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp
nhân, tách pháp nhân (từ Điều 87 đến Điều 91). Trong đó, có một số nội dung
quan trọng, rất đáng ghi nhận: nếu như BLDS 2005 chỉ giới hạn phạm vi
những pháp nhân được hợp nhất, sáp nhập phải là những pháp nhân cùng loại
thì trong BLDS 2015 đã bỏ quy định này, điều đó có nghĩa là các pháp nhân
được hợp nhất, sáp nhập nhiều loại hình pháp nhân vốn hết sức phức tạp và đa
dạng trong xã hội hiện nay.
3. Đại diện của pháp nhân
3.1.

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân


Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định
thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân.
Người đại diện của pháp nhân thay mặt pháp nhân tiến hành các hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, điều lệ pháp nhân quy định, khi phải tham gia
quan hệ với người thứ ba, họ chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng nhận chức vụ,
nhân thân mà không cần phải có giấy ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật
là người đại diện đương nhiên thường xuyên của pháp nhân trong các quan hệ
của pháp nhân với người thứ ba.
3.2.

Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân

Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vì lí do nào đó không thể
trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh pháp nhân, thì họ có thể ủy
quyền cho người khác thay mặt pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật dân sự
bằng giấy ủy quyền riêng. Viêc ủy quyền phải tuân theo các quy định của
BLDS. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện những hành vi trong
phạm vi và thời hạn ủy quyền.Hành vi của người được ủy quyền thực hiện

8


trong phạm vi ủy quyền được coi là hành vi của pháp nhân, vì vậy làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ dân sự với pháp nhân.
Ngoài ra, hành vi của các thành viên của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ
được pháp nhân giao cũng là hành vi của pháp nhân, chứ không phải là hành
vi của cá nhân. Các thành viên của pháp nhân khi thực hiện nghĩa vụ lao động
theo đúng phạm vi, nhiệm vụ được giao, thì những hành vi lao động đó được
xem là của pháp nhân, do vậy hành vi này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
dân sư cho pháp nhân. Nếu họ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa

vụ hoăc hành vi của họ gay thiệt hại cho người khác thì pháp nhân phải chịu
trách nhiệm do những hành vi của nhân viên mình gây ra.
Cần phải phân biệt hành vi của cá nhân với hành vi của pháp nhân để xác
đinh trách nhiệm pháp lí phát sinh từ hành vi đó. Về nguyên tắc, pháp nhân
chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi được coi là hành vi của
pháp nhân, còn những hành vi thực hiện với tư cách cá nhân không làm phát
sinh trách nhiệm dân sự ở pháp nhân.
Như vậy, BLDS 2015 cũng đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến
người đại diện của pháp nhận. Nếu như ở BLDS 2005 chỉ quy định người đại
diện cho pháp nhân là cá nhân thì BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi người địa
diện cho pháp nhân ngoài cá nhân có thể là pháp nhân (Điều 134). Không
những vậy, BLDS 2015 còn bổ sung quy định về các trường hợp địa diện theo
pháp luật của pháp nhân (Điều 137) . Theo đó, người đại diện theo pháp luật
của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
b) Người có thẩm quyền địa diện theo quy định của pháp luật
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
Bên cạnh đó, BLDS 2015 còn quy định cho phép pháp nhân có thể có
nhiều người đại diện theo pháp luật.
4. Quốc tịch của pháp nhân

9


Cũng như cá nhân, pháp nhân cũng cần phải có quốc tịch. Pháp nhân
được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
BLDS 2015 bổ sung các quy định về: Quốc tịch của pháp nhân; tài sản
của pháp nhân và chuyển đổi hình thức của pháp nhân, với nội dung hết sức
quan trọng là: Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp
nhân Việt Nam (Điều 80); tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở

hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan
(Điều 81); pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân
khác. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân dươc xác lập quyền sở hữu
theo quy định của BLDS, luât khác có liên quan Điều 81) ; pháp nhân có thể
được chuyển đổi hình thức thành lập pháp nhân khác. Sau khi chuyển đổi
hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp
nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp
nhân chuyển đổi kết thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển
đổi (Điều 92).
5. Giải thể pháp nhân
BLDS 2015 đã bổ sung một trường hợp pháp nhân bị giải thể tại khoản 1
Điuè 93 (là trường hợp khác theo quy định của phá luật); quy địn về thứ tự
thanh toán tài sản của pháp nhân khi ưu tiên hanh toán theo thứ tự sau:
a) Chi phí giải thể pháp nhân;
b) CÁc khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đối với người lao động theo quy idnhj của pháp luật và các quyền lợi
khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng
lao động đã ký kết
c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần
còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn. Trường hợp
pháp nhân bị giải thể là các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì sau khi đã thanh toán
10


hết ch phí giải thể và các khoản nợ quy định theo thứ tự ưu tiên trên, tài sản
còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường
hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao
hoặc quỹ bị giải thẻ do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã

hội thì tài sản của quỹ bị thuộc về nhà nước.
6. Chủ thể đặc biệt
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ thể đặc biệt trong
quan hệ pháp luât dân sự, Nhà nước thay nhân dân thực hiện quyền sở hữu
toàn dân đối với đất đai và các tư liệu sản xuất chu yếu khác như hầm mỏ,
rừng, biển đảo… Để thực hiện quyền sở hữu đối với tà sản của toàn dân, Nhà
nước giao tài sản cho các cơ quan của Nhà nước ở trung ương và ở địa
phương. Các cơ quan này với tư cách là một pháp nhân độc lập trong quan hệ
dân sự, cho nên nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho các cơ quan của
Nhà nước. Ngoài ra các cơ quan của nhà nước ở trung ương và địa phương có
quyền thành lập ra các cơ quan trực thuộc hoặc thành lập doanh nghiệp thì các
cơ quan, doanh nghiệp là pháp nhân, cho nên được điều chỉnh bởi các quy
định về pháp nhân.
KẾT LUẬN
BLDS 2015 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015
có rất nhiều quy định mới, đặc biệt là những quy định trong phần pháp nhân
tại một số quan điểm khác nhau về những thành công và hạn chế của các quy
định mới này. Điều này cho thấy, pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập và
cần được khắc phục.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2015
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên),
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2009.
Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008
4. TS Ngô Hoàng Oanh (chủ biên), Bình luận Bộ luật dân sự năm 2015,

Nxb Lao động, Hà Nội, 2016
5. />6. />
12



×