Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến hành vi và ý
thức của con người. Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa
hết sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé. Chính vì vậy
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết bởi các
bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều vô tư trong sáng như một
tờ giấy trắng, khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói quen sau
này cho các em như vậy. Thế nên việc xây dựng Kỹ năng sống cho trẻ không gì
hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể
hiện mình.
Tùy theo mỗi lứa tuổi, các bé sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng
như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc
bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc
nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Từ đó giúp
trẻ phát triển thể chất; nhận thức được vai trò của các hành vi, ứng xử tích cực;
phát triển ngôn ngữ và kỹ năng gio tiếp, ứng xử; có tình cảm ứng xử xã hội một
cách tích cực, phù hợp: ý thức bản thân, cách ứng xử với bạn bè và người thân..;
phát huy được tính sáng tạo của trẻ.
Và dưới đây, em xin thiết kế một kỹ năng để rèn luyện cũng như giáo dục
cho các trẻ mầm non. Hình thành kỹ năng giao tiếp ngay từ đầu có lẽ rất quan
trọng, là sự giáo huấn ban đầu để trẻ có thói quen khi gặp giao tiếp với bất cứ ai.
Vì vậy, với bài cuối kì này, em sẽ thiết một chủ đề liên quan đến kỹ năng giao
tiếp đó là :
Nếu mỗi trẻ em đều được trang bị các kỹ năng sống cần thiết điều đó
chắc chắn sẽ giúp các bé ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập ngay từ khi còn
nhỏ điều đó thực sự cần thiết và là nền tảng vững vàng cho bé phát triển tốt.


KỸ NĂNG GIAO TIẾP: BÉ BIẾT NÓI LỄ PHÉP
I.


Mục tiêu chủ đề:

1. Về mặt kiến thức:
-

Giúp trẻ hình thành được các hành vi cũng như cách ứng xử với người
lớn.

-

Giúp trẻ ý thức được sự lễ phép là gì và làm sao để thể hiện sự lễ phép
đó một cách đúng mực.

-

Nêu được ý nghĩa của việc lễ phép để giúp bé thực hiện tốt, đi đúng
hướng và hình thành một nếp sống ngay từ nhỏ.

2. Về mặt kĩ năng:
-

Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt với mọi người xung quanh.

-

Hình thành kĩ năng tự nhận thức bản thân.

-

Có kĩ năng xử lí được mọi trường hợp như khi bố mẹ vắng nhà, khi gặp

người lớn, khi có khách đên nhà...

-

Hình thành được thói quen tích cực cho trẻ.

3. Về mặt thái độ:
-

Có thái độ vâng lời, lễ phép, kính trọng với mọi người xung quanh.

-

Có thái độ tích cực trong việc rèn luyện.

II.

Đối tượng giáo dục của chủ đề:

Chủ đề được thiết kế dành cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
III.

Tài liệu và phương tiện hỗ trợ:

-

Máy chiếu

-


Tranh ảnh minh họa.

IV.

Hướng dẫn tổ chức hoạt động:

Bước 1: Khám phá
1. Hoạt động 1: Khởi động và hát tập thể:
a. Mục tiêu:


-

Khởi động đầu giờ giúp cho trẻ có hứng thú trước khi vào bài học.

-

Giới thiệu vào bài học.

b. Cách tiến hành:
-

Giáo viên ổn định lớp học.

-

Giáo viên bắt cho cả lớp hát bài “Con cò bé bé”.

-


Sau đó, giáo viên hỏi tiếp:

+ Các con có thấy bài hát này quen không nhỉ?
+ Các con có thích bài hát này không?
+ Theo các con, bài hát này nhắc nhở chúng ta điều gì nào?
-

Giáo viên kết luận và từ đó đi vào chủ đề của buổi học.

c. Kết luận:

Qua bài hát này, thì các con phải nhớ rằng: khi đi ra khỏi nhà hay đi về học thì
các con phải chào hỏi ông bà, cha mẹ và anh chị của mình. Đó là sự ngoan
ngoãn của các con, các con sẽ được ông bà ,cha mẹ yêu thương.
Bước 2: Kết nối
2. Hoạt động 2: Ý nghĩa của việc lễ phép:
a. Mục tiêu:
-

Giúp trẻ biết được ý nghĩa,vai trò của lễ phép.

-

Giúp trẻ dần dần có nhận thức về lễ phép.

b. Cách tiến hành:
-

Giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh về sự yêu thương, chiều chuộng của
ba mẹ dành cho con; hình trẻ được nhận quà, cô giáo cho phiếu bé

ngoan...

-

Cho các trẻ nói ra những hành động thể hiện sự lễ phép.

-

Giáo viên kết luận lại.

c. Kết luận:


Các con muốn được nhiều phiếu bé ngoan hay muốn được đi chơi công viên, sở
thú thì các con phải biết vâng lời cha mẹ. Và sự lễ phép đó sẽ đi theo các con
suốt cuộc đời này, nếu muốn làm một người tốt thì trước tiên các con phải lễ
phép.
3. Hoạt động 3: Nếu không lễ phép thì các con sẽ ra sao?
a. Mục tiêu:

Giúp trẻ thấy được những hậu quả khi không vâng lời người lớn cũng như việc
ngang bướng, không có thái độ kính trọng người lớn.
b. Cách tiến hành:
-

Giáo viên cho trẻ em xem tranh. Những bức tranh mà các trẻ bị ba mẹ
mắng, bị bạn bè xa lánh... vì không ngoan.

-


Giáo viên cho xem bài hát “Con chim vành khuyên” và tập cho cả lớp bài
hát này.

-

Giáo viên kết luận lại.

c. Kết luận:

Các con phải thật sự ngoan thì mới được mọi người yêu thương và hãy làm
giống như “chú chim vành khuyên” trong bài hát kia.
4. Hoạt động 4: Những việc được gọi là lễ phép
a. Mục tiêu:

Giúp trẻ biết được biểu hiện, hành vi gọi là lễ phép. Đồng thời biết cách ứng xử
với mọi người trong mọi trường hợp.
b. Cách tiến hành:
-

Giáo viên cho trẻ xem các video liên quan đến lễ phép: lễ phép ở trường,
lễ phép ở nhà, khi có khách đến chơi nhà...

-

Sau khi xem xong, giáo viên yêu cầu trẻ nói lên những gì mình đã thấy
được và nhắn gửi ở trẻ điều gì.

-

Giáo viên nhận xét và đánh giá lại.


c. Kết luận:


5. Hoạt động 5: Thực hành sắm vai
a. Mục tiêu:

Giúp trẻ được luyện tập những điều đã học để dần hình thành thói quen chào hỏi
khi đi học về.
b. Cách tiến hành:
-

Giáo viên chọn 5 bạn bất kì để thực hành, 3 bạn nam đóng vai ông, cha
và trẻ đi học về, 2 bạn nữ đóng vai bà và mẹ. Nêu ra hoạt cảnh là trẻ đi
học về để trẻ thực hiện.

-

Giáo viên khen ngợi trẻ.

-

Giáo viên yêu cầu trẻ phải thực hiện như vậy khi về nhà.

c. Kết luận:

Các con mà thực hiện như thế thì ông bà, cha mẹ sẽ yêu thương các con, sẽ có
quà cho các con. Ai thực hiện tốt là trò ngoan.
6. Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu:


Giúp trẻ vận dụng được những điều đã học được vào thực tế.
b. Cách tiến hành:


Giáo viên yêu cầu trẻ:

-

Khi đi học về, ra gặp bố mẹ thì phải thưa dạ, về đến nhà gặp ông bà cũng
phải chào hỏi.

-

Khi đi học cũng phải thưa ông bà,cha mẹ,anh chị.

-

Khi ngồi vào bàn ăn thì phải mời ông bà, cha mẹ, anh chị rồi mới được
ăn.

-

Khi có người lớn đến nhà chơi hay gặp người lớn ngoài đường phải
khoanh tay chào.

-

Khi ai đó tặng gì thì phải cảm ơn.


-

Về nhà, nói lại cho người lớn những gì mà trẻ học được ở trường.




Giáo viên có thể gửi giấy nội dụng của buổi học này về gia đình để gia
đình có thể kết hợp cùng trong quá trình hình thành thói quen cho trẻ.

c. Kết luận:
V.

Tổng kết:

Bạn có nhớ câu hát dành cho các bé mầm non: “Khi đi em hỏi, khi về em chào,
miệng em chúm chím mẹ có yêu không nào” không nhỉ? Rõ ràng, chuyện đi
thưa về trình cần được dạy từ tuổi lên 3 đấy nhé. Khi bé mới đến nhà người
khác, hãy hướng dẫn con khoanh tay: “Con chào ông!”. Khi về, cũng hướng dẫn
con: “Thưa ông con về!”. Nên nhắc nhở trẻ biết chào bố mẹ đi học mầm non, và
thưa gửi khi đi học về nhà. Một câu: “Thưa ba mẹ con đi học mới về!” nếu được
bé ứng dụng thường xuyên thì bạn sẽ rất tự hào khi đến nhà người lạ, con luôn
biết chào hỏi, thưa gửi khi đến cũng như khi về.
Lễ độ - đó là một nét tính cách, và là nghệ thuật cư xử trong xã hội. Tại sao phải
lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi còn bé đến trưởng thành
và mãi mãi tồn tại trong cuộc sống. Lễ phép là sự tôn trọng của mình đối với
người khác và cũng là tự tôn trọng mình. Vì vậy sự lễ phép và những cách xã
giao tốt phải được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên bằng sự giáo dục lịch thiệp chứ
không thô bạo.
Đồng thời, qua chủ đề này giúp trẻ hình thành được các kĩ năng sống là:

-

Kĩ năng tự nhận thức bản thân.

-

Rèn luyện một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày.

-

Kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

-

Cách ứng xử với người lớn.


Các video và tranh ảnh hỗ trợ
://www.youtube.com/watch?v=_J_M6PsZtOM
//www.youtube.com/watch?v=Sxvkf8WMAQw
//www.youtube.com/watch?v=sMWrgP1wWws
//www.youtube.com/watch?v=SCsFSPEM7po
Bài hát con chim vành khuyên
://www.youtube.com/watch?v=gqq6lRGRbNw







×