Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

LTĐH Ôn luyện Các tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.09 MB, 145 trang )

KHểA CHUYấN LTH Cụ NGUYN THANH MAI

CHIC THUYN NGOI XA - NGUYN MINH CHU (tit 1)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở làng Quỳnh Thơi, huyện Quỳnh L-u, tỉnh Nghệ An, là
nhà văn quân đội, từng viết và chiến đấu tại rất nhiều chiến tr-ờng. So với các bạn văn cùng thời,
Nguyễn Minh Châu b-ớc vào làng văn muộn. Đến năm 1960, ông mới bắt đầu sáng tác và 7 năm sau,
khi 37 tuổi, ông mới có cuốn tiểu thuyết đầu tay trình làng: Cửa sông (1967). Mặc dù sáng tác muộn,
tr-ởng thành muộn hơn nh-ng NMC lại có những đóng góp đáng kể cho văn học kháng chiến chống
Mĩ. Sau chiến tranh, đặc biệt những năm 80 của thế kỉ XX, NMC trở thành cây bút tiên phong trong
phong trào đổi mới văn học, ng-ời mở đ-ờng tinh anh và tài năng của nền văn học dân tộc trong
thời kì hậu chiến và đổi mới.
* Con đ-ờng sáng tác: có thể chia làm hai giai đoạn:
- Tr-ớc 1975: các sáng tác giai đoạn này của NMC mang âm h-ởng, đặc điểm và khuynh h-ớng trữ
tình - lãng mạn của văn học thời chống Mĩ: Đề tài: cuộc chiến tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng
miền Nam. Nhân vật trung tâm là những ng-ời anh hùng, ng-ời lính dũng cảm, hiên ngang, m-u trí.
Họ th-ờng hiện lên trong khung cảnh bi tráng của chiến tranh. Cảm hứng sử thi, cách mạng thể hiện
rõ qua giọng điệu ngợi ca, trang trọng. Ngôn ngữ: trữ tình và lãng mạn.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân ng-ời lính
- Sau 1975: Nhân vật trung tâm: những con ng-ời m-u sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm
hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Ngôn ngữ: đời th-ờng, giản dị, giàu tính triết luận.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bức tranh, Ng-ời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Bến quê
2. Tác phẩm
2.1. Xut x, v trớ vn hc s
- Sáng tác năm 1983, đ-ợc in lần đầu trong tập Bến quê (1985). Sau đó, đ-ợc in riêng thành tập Chiếc
thuyền ngoài xa (1988).
- Tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của NMC sau 1975 với khuynh h-ớng khám phá đời sống d-ới góc
độ thế sự - đời t- và phong cách tự sự - triết lí của ông.
2.2.Tỡnh hung truyn
Tỏc phm l cõu chuyn k v chuyn i thc t, vi nhng phỏt hin y bt ng v cuc


sng v ngh thut mt ngh s nhip nh tờn l Phựng. c giao nhim v i chp b sung cho
b nh lch mt cnh bin bui sỏng cú sng, Phựng ó ti mt vựng ven bin min Trung. Ti õy
anh gp li u, ngi bn chin u nm no nay l chỏnh ỏn tũa ỏn huyn. Tht may mn, anh ó
gp c mt cnh t tri cho, mt v p thanh s m ton bớch gn vi mt chic thuyn ngoi
xa trong cnh bin mự sng. Ngi ngh s nhip nh xỳc ng, tng chớnh mỡnh va phỏt hin ra
rng: cỏi p l chõn lớ cựa s ton thin.
Nhng ngay sau ú, anh tỡnh c chng kin cnh tng oỏi om: cng con thuyn ú,
ngi ph n hng chi b chng ỏnh p dó man. B ta khụng ch cn rng chu ng m cũn kiờn
quyt khụng ri b ngi chng v phu. Cỏch x s l lựng ny khin c u v Phựng ngc nhiờn,
thc mc. Cui cựng, cõu chuyn vi ngi ph n hng chi ó khin c hai v ra mt nhn thc
mi, lm thay i cỏch nhỡn, cỏch ngh quen thuc ca h.
õy l mt tỡnh hung nhn thc c ỏo, hp dn, lm ni rừ ch thiờn truyn. Qua ú,
tỏc gi by t nhng suy t sõu sc v mi quan h gia ngh thut v cuc sng, cỏch nhỡn nhn
ỏnh giỏ hin thc v con ngi.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Phõn tớch nhõn vt ngi n b...
A. Dn ý:
Ngi n b hng chi vụ danh nh bao ngi n b vựng bin khỏc. Nhng cú mt cuc i v
s phn c th c tỏc gi tp trung th hin:
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
a. Một phụ nữ trung niên, xấu xí, nhọc nhằn, lam lũ, nhẫn nhục, thầm lặng chịu đựng những trận đòn
tàn bạo của người chồng khiến người ngoài cuộc phải ngạc nhiên không thể hiểu nổi.
b. Vẻ đẹp tâm hồn toát lên chính từ sự cam chịu, nhẫn nhục ấy (qua sự giải thích của bà về lí do
không từ bỏ người chồng vũ phu): sự ý thức về thiên chức của người phụ nữ trong gia đình. Thấp
thoáng chị là bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.

Cuộc mưu sinh đầy cam go cần có một người đàn ông khỏe mạnh. Thương con: muốn con được sống
và không bị tổn thương. Đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ với người chồng.
B. Nội dung chi tiết
Bước 1: Khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích
NMC (1930-1989) là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và đã có nhiều tác phẩm
thành công. Sau 1975, ông trực tiếp quan tâm tới đời sống ở góc độ thế sự và trở thành cây bút tiên
phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là một trong những tác
phẩm tiêu biểu của thời kì này. Ở đây, bên cạnh việc xây dựng tình huống truyện mang ý nghĩa khám
phá, phát hiện về sự thật đời sống, nhà văn còn xây dựng được nhân vật người đàn bà hàng chài một
cách chân thật và sâu sắc.
Bước 2: Giới thiệu chung về nhân vật, vị trí của nhân vật trong tác phẩm
Người đàn bà là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nơi nhà văn gửi gắm tình thương yêu đến đớn đau,
khắc khoải trước số phận con người. Đây cũng là nhân vật phụ nữ ấn tượng nhất của NMC, khác hẳn
với những Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, Thai trong Cỏ lau, hay Liên trong Bến quê, Quì
trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Không có một cái tên để gọi, một nét khả dĩ về ngoại
hình để được yêu thương, người phụ nữ miền biển này như là hiện thân của nỗi khổ nghèo, vất vả
đến tận cùng, như là hiện hình của nỗi chát chua cho số phận. Nhưng cũng chính ở chị, ta sẽ gặp
những “hạt ngọc” tâm hồn thật đáng quí trọng, nâng niu.
Bước 3: Ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, tính cách
Tính cách 1: SỰ CAM CHỊU, NHẪN NHỤC!
- Ngoại hình: Dường như biển đã sinh ra chị, một người đàn bà cao lớn với đường nét thô kệch,
khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng...Chỉ bằng vài
nét phác thảo, NMC đã làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh đau khổ, tội nghiệp của người phụ
nữ hàng chài lam lũ, khó nhọc. Đó cũng là người đàn bà bình thường như bao người phụ nữ dân chài
khác. Nhưng điều khác biệt ở đây là người ấy lại bước ra từ con thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ,
điều ấy dự báo một nỗi éo le, nghịch cảnh nào đó sắp xảy ra. Quả nhiên, ngay sau đó, ta sẽ gặp cảnh:
“lão đàn ông “lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, hắn “rút trong người ra một chiếc thắt lưng của
lính ngụy ngày xưa” và “quật tới tấp vào lưng người đàn bà... vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm
răng nghiến ken két... Vừa đánh lão vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Thật kinh
khủng! Ấy vậy mà...

- Cử chỉ, hành động: người phụ nữ vẫn lặng im, nhẫn nhục chịu đòn. Không né tránh, không kêu la,
không chống trả, không chạy trốn, chị đã chấp nhận nó như một phần cuộc sống của mình. Như cuộc
đời người đi biển cần phải đương đầu với sóng to gió lớn, muốn tồn tại phải chấp nhận. Sự im lặng
của chị khiến chúng ta đau lòng biết mấy. Không biết, chị chịu đòn như thế đã bao năm rồi? Ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, cuộc đời chị là chuỗi ngày đắng cay tủi cực chỉ để chịu đòn
thôi ư? Thịt da ai cũng là người, chẳng lẽ chị không biết đau? Cảnh tượng quá đỗi lạ lùng khiến
Phùng kinh ngạc. Và mỗi người, khi đọc đến những dòng này không khỏi thắc mắc hoặc bức xúc
thay cho chị. Chắc chắn phải có lí do nào thật đặc biệt khiến người đàn bà này có thể trở nên lì đòn
đến như vậy? Bên bờ biển, bí ẩn về cuộc đời chị mới chỉ bắt đầu hé lộ, để đến hôm sau, hôm sau nữa,
tại Tòa án Huyện, nơi công đường, ta còn ngạc nhiên hơn nữa về cuộc đời người phụ nữ vô danh
muốn lấy sự nhẫn nhịn để cứu cả thế giới và coi đó là phép màu của Hạnh phúc, thứ Hạnh phúc hiếm
hoi muộn mằn như mạch nước ngầm rỉ thấm vào mảnh đất khô cằn vì nắng hạn...
Tính cách 2: LÒNG TỰ TRỌNG, ĐỨC HI SINH, TẤM LÒNG VỊ THA NHÂN HẬU.
- Xin đừng vội chê cười chị, người phụ nữ xấu xí có thân phận thấp hèn. Ngày xưa, nàng Kiều cũng
thân lươn bao quản lấm đầu để giữ lấy sự trinh bạch, còn chị thì im lặng chịu đòn để giữ lấy nhiều
thứ quan trọng hơn, mà trước hết là nhân cách, lòng tự trọng. Chị lĩnh những trận đòn như một lẽ
đương nhiên, vì không muốn ai biết chuyện này, vì không muốn những đứa con thơ ngây phải chứng
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
kiến cảnh cha đánh mẹ. Chị im như tượng đá nhận về mình mọi nỗi đau đớn để chồng được hả cơn
giận, để gia đình còn có người chèo chống lúc phong ba và cùng nhau nuôi đàn con “nhà nào cũng
trên dưới chục đứa”. Khi đã ý thức được việc mình làm, chị không còn thấy đau nữa. Chỉ khi biết
hành động vũ phu của chồng bị Phác và người khách lạ chứng kiến, bấy giờ chị mới đau đớn- vừa
đau đớn vừa vô cùng nhục nhã, xấu hổ. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà lúc bấy giờ mới
trào ra, giọt nước mắt xót xa, ân hận, nước mắt của nỗi nhọc nhằn và sức chịu đựng. Chị không muốn
ai chứng kiến và thương xót mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai yêu quí của chị và nhất là một

người lạ như nghệ sĩ Phùng. Dù thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm, nhưng người đàn bà ấy
không để ý, không bận tâm. Chị chỉ bận tâm khi để người khác phải bận tâm về chị. Ta hãy nhớ
lại những cử chỉ của chị lúc thằng Phác “vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ
cháy nắng” của cha mình. Tiếng gọi “Phác, con ơi!” cất lên như xé lòng. Người đàn bà khốn khổ
ngồi xệp xuống, “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy” khiến
bạn đọc vô cùng xúc động và thương xót. Bà không khóc khi bị chồng hành hạ, nhưng đã khóc khi
ôm con vào lòng. Bà đã không thể nào che chắn được cho con khỏi bị tổn thương. Bà thương con,
xót chồng, muốn tạ tội với con, muốn nó hiểu được những góc khuất trong cuộc đời và đừng căm thù
bố, cũng đừng trở nên độc ác như bố nó. Người mẹ ấy đã phải tuôn rơi những giọt nước mắt tột cùng
đau đớn, bất lực vì không thể bảo vệ, che chở và cũng không thể cho con một cuộc sống bình yên.
Trong cuộc mưu sinh này, người đàn bà quá khốn khổ vì phải che chắn cả trăm chiều giông bão và
cũng thật đẹp, một vẻ đẹp ánh lên từ muôn vàn nỗi cơ cực đắng cay. Đó là phẩm chất của con người
có lòng tự trọng.
- Vậy đấy, người đàn bà ấy không cam chịu một cách vô lí. Và cũng không cam chịu chỉ vì lí trí
là để đảm bảo sự sinh tồn cho cả đàn con. Sở dĩ chị có thể chịu đựng dẻo dai và bền bỉ như vậy còn
vì một nguyên cớ sâu xa và nhân hậu hơn. Chị hiểu điều gì đã khiến gã con trai “cục tính nhưng hiền
lành lắm không bao giờ đánh đập ai” trở thành một kẻ độc dữ, thô bạo. Người đàn ông ấy là trụ cột
của một gia đình nghèo, đông con, sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi. Cả gia đình sống chen
chúc trên một chiếc thuyền nhỏ trôi dạt trên biển. Những khi biển động thì cả tháng trời “vợ chồng
con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Sự nghèo khó, cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn đã hằn in
trên chân dung người đàn bà hàng chài với nước da tái ngắt vì mệt mỏi, đói ăn, thiếu ngủ. Nhưng
người đàn ông cũng khổ sở không kém! Chị thấu hiểu điều đó và còn hiểu nhiều hơn thế nữa, bằng
trái tim nhân ái ấm áp của đàn bà. Dù gì thì cũng nhờ có lão, chị mới có một gia đình. Vốn xấu xí, lỡ
làng, nếu không có lão, làm sao chị có được những phút giây vợ chồng con cái có lúc vui, nhất là khi
nhìn thấy chúng được ăn no. Nói về những điều này, gương mặt người đàn bà chợt ửng sáng lên như
nở một nụ cười. Hạnh phúc thật muôn màu, có khi chỉ cần nhỏ nhoi đơn giản như vậy thôi. Giữa
cuộc sống nhọc nhằn đói khổ tưởng như chỉ biết đến đòn roi, sự bạo tàn, thô tục, ta vẫn thấy ánh lên
sắc màu bình yên hạnh phúc. “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ chứ không sống
cho mình như trên mặt đất được”. Có lẽ đó là câu nói gợi nhiều suy nghĩ nhất trong lòng bạn đọc, thể
hiện nhiều nhất vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ. Phải rồi, chính vì tình thương yêu vô bờ bến với

những đứa con mà chị chấp nhận hi sinh. Thấp thoáng sau hình ảnh chị là bóng dáng cuộc đời bao
người vợ, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam nhẫn nại cay đắng mà vẫn trong trẻo lắm một tấm lòng
vị tha, nhân hậu.
Tính cách 3: SỰ SÂU SẮC, TRẢI ĐỜI.
- Đọc CTNX, người đọc không chỉ ngạc nhiên trước thái độ nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài
khi bị chồng hành hạ, nhục mạ một cách phi lí mà còn ngạc nhiên hơn nữa trước thái độ của bà tại
tòa án Huyện. Từ chỗ “chắp tay vái lạy lia lịa”, “quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng
được, đừng bắt con bỏ nó” đến lúc đột nhiên “mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt khi mới xuất
hiện ở tòa án”, người đàn bà hàng chài như đã trở thành một con người khác. Sau cái vẻ khúm núm,
sợ sệt, dáng ngồi rụt rè mớm ở mép ghế là một con người thâm trầm sắc sảo đang ở thế đứng trên hai
nhà trí thức mà trút ra những lời lẽ được chiêm nghiệm trong cả cuộc đời đầy lo toan vất vả: “Các
chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn
lam lũ, khó nhọc”..., “các chú không phải là người đàn bà chưa bao giờ các chú biết...”. Người đàn
bà đã kể câu chuyện cuộc đời mình, qua đó gián tiếp đưa ra các lí do vì sao nhất quyết không bỏ
người chồng vũ phu: “ông trời sinh ra người đàn bà đẻ con và nuôi con khôn lớn”. Nhưng cuộc
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
sống chài lưới đầy những bất trắc, họ cần những người đàn ông làm chỗ dựa, nếu bỏ chồng, chị sẽ
phải đối mặt với bi kịch khác khủng khiếp hơn: bi kịch của những đứa con phải chịu cảnh đói khát.
Mặt khác, trong đau khổ triền miên, họ vẫn có những lúc“... vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa
thuận vui vẻ... vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Chao ôi! Trước Cách
Mạng, những người dân phố Huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam cố thức để được nhìn thấy
chuyến tàu. Nửa thế kỉ sau ta lại gặp hạnh phúc lớn lao của người mẹ chỉ là nhìn thấy đàn con được
ăn no!? Và chị sẵn sàng thế chấp cuộc đời mình để đổi lấy nó, đánh đổi mọi thứ để có nó!
Bước 4: Khái quát về nghệ thuật
Bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện đặc sắc và sử dụng ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, ngôn

ngữ đối thoại và những nét phác họa về ngoại hình sinh động, tác giả đã xây dựng thành công chân
dung người đàn bà hàng chài với vẻ đẹp độc đáo, khuất lấp. Đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch là
tâm hồn sáng trong như ngọc; sau cái dáng chịu đòn đến trơ lì, vô cảm là sự kiên cường; sau bộ dạng
chịu xúc phạm đến nhẫn nhục là đức hi sinh lớn lao của tình mẫu tử; sau vẻ ù lì ngu muội bởi đói
nghèo, thất học là việc hiểu thấu lẽ đời. Khi mà xã hội chưa có những giải pháp thực sự hiệu quả và
kịp thời để giúp họ ổn đinh hơn trong nghề chài lưới đầy bất trắc, chị chỉ còn một cách: chấp nhận!
Bước 5: Kết luận
Tác phẩm đã khép lại, nhưng trong tâm trí ta vẫn hiện lên hình ảnh người đàn bà hàng chài với
bước đi chậm rãi, vững chắc. Lối kết mở này cho phép ta nhìn chân dung người đàn bà hàng chài với
một tầm vóc khác. Cái con người như bước ra từ thế giới của hoang sơ không chỉ còn là hiện thân
nghiệt ngã của số phận mà còn là vầng sáng lấp lánh. Sau lưng chị là mặt trời, và trước mặt chị là
biển đời nhọc nhằn, lam lũ, nhưng trong đó vẫn có những hạt châu báu của tâm hồn mà nhà văn đã
giúp ta phát hiện ra từ niềm tin yêu đến đau đớn vào cuộc sống, con người.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU (tiết 2)
NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN ÔNGĐề cương:
Người đàn ông vô danh độc dữ, vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo khốn khổ vừa là thủ
phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho những người thân trong gia đình.
- Vốn là một gã trai “cục tính nhưng hiền lành” và không bao giờ đánh vợ và “nghèo khổ, túng quẫn
vì trốn lính”.
- Từ một người có nhân cách trở thành một người chồng, người cha vũ phu, tàn bạo: đánh vợ như
đánh đòn thù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Nguyên do: lúc đánh vợ là cách giải tỏa những uất ức, phiền muộn.

 Nhà văn như nêu ra cho bạn đọc một vấn đề nhức nhối: làm sao để nâng cao phần thiện , phần
người trong những kẻ vũ phu, thô bạo ấy.
Chi tiết
Ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật (như đề trên)
Ý 2. Tóm tắt tác phẩm, vị trí của nhân vật: người đàn ông cũng vô danh, đã từng gây bao đau khổ
cho vợ con, là nhân vật chính của tác phẩm. (như đề trên)
Ý 3. Ngoại hình: Chưa nhìn thấy người, ta đã nghe thấy tiếng gã đàn ông “nói chõ lên thuyền như
quát: Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ”. Và rồi lão xuất hiện. Lão có một
thân hình đặc trưng cho những người dân chài: “tấm lưng rộng và cong như lưng một con thuyền”.
Từ con người ấy toát lên sự nhọc nhằn, dữ dằn, độc ác: “Mái tóc tổ quạ... chân chữ bát... hàng lông
mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc
phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”... Không phải ngẫu nhiên khi cả ba
nhân vật quan trọng trong tác phẩm đều được ví với chim hoang, thú hoang. Thằng Phác thì như chú
hổ con, chú sói con, bố nó thì “như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống”...
Ý 4. Hành động: Khi người vợ vừa dừng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc
thuyền đậu một thoáng” (có lẽ bà ta nhìn mấy đứa con) thì một sự việc khủng khiếp đã diễn ra.
Người đàn ông bỗng “lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, lồng lên như một con thú dữ, hắn “rút
trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “quật tới tấp vào lưng người đàn bà...
vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két... Vừa đánh lão vừa nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Lão chồng vũ
phu ấy đang “trút cơn giận như lửa cháy” vào người vợ đáng thương tội nghiệp.
Ý 5. Tính cách, lí giải: Điều gì đã khiến gã con trai “cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ
đánh đập ai” trở thành một kẻ độc dữ, thô bạo với chính người thân của mình? Cái nhìn giản đơn của
Phừng đưa ta trở về với thói quen trong nhận thức: có thể đó là sản phẩm của chế độ cũ? Nhưng
không, trước lão ta không đi lính ngụy, thậm chí lão còn trốn lính. Tại rượu chè chăng? Cũng không
nốt, giá mà lão uống rượu tôi còn đỡ khổ! Hay tại bản tính? Cũng không nốt, vì trước đây lão hiền
lắm! Chẳng lẽ gánh nặng áo cơm bủa vây, giam hãm khiến họ tha hóa? Nhà văn không đi sâu lí giải
nhưng khiến ta phải suy nghĩ, day dứt. Người đàn ông ấy là trụ cột của một gia đình nghèo, đông
con, sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi. Cả gia đình sống chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ
trôi dạt trên biển. Chắc ông ta cũng phải hận đời, hận cho cái số kiếp trời đày của mình lắm. Nhưng

hận mà bất lực. Lão chỉ còn một cách là đánh vợ để giải tỏa những nhọc nhằn, phiền muộn. Nhưng
còn gì đau đớn, xót xa hơn là hành hạ một người hàng ngày vẫn đầu gối tay ấp, đã cùng mình đi tới
tận cùng sóng gió, chịu tới tận cùng những hiểm nguy? Còn gì cay đắng hơn khi phải hành hạ những
người thân yêu nhất? Những người đàn ông chỉ biết cắm đầu ra biển, vật lộn với sóng gió, lúc không
thể chịu đựng được họ chỉ biết uống rượu hoặc đánh vợ. Như vậy, đánh vợ không phải thù ghét vợ
mà vì họ không còn hoặc không biết cách nào để giải tỏa mối hận đã dâng đến cực điểm. Những ẩn
ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến
thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Người chồng ấy đã nghĩ gì khi “nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng” của vợ? Chắc hẳn không thể vô tâm, bởi kẻ có máu lạnh sẽ
không thể đau đớn như thế khi trút giận xuống thân thể người đàn bà mình vẫn hằng đầu gối tay ấp:
vừa đánh, lão vừa “rên rỉ đau đớn”: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
Người rủa mọi người chết hết ấy lại cũng là người đang nai lưng ra làm để bảo tồn sự sống cho cả
gia đình. Như vậy, đánh vợ đâu phải thù ghét vợ mà vì họ không còn (hoặc không biết) cách nào để
giải tỏa mối hận đã dâng đến cực điểm.
Ý 6. Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật
Bằng cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều, bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo và sử dụng
ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đối thoại và những nét phác họa về ngoại hình sắc sảo, tác
giả đã xây dựng thành công chân dung người đàn ông vô danh hàng chài với nhiều điểm còn khuất
lấp đòi hỏi chúng ta còn phải kiếm tìm. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ vừa là thủ
phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho chính những người thân trong gia đình. Phải chăng kẻ bị đánh đã
đau mà người đánh cũng đau đớn không kém? Những ẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh không
được giải tỏa khiến con người cùng quẫn và tha hóa, biến thành kẻ độc ác, mất nhân tính. Hành động
đánh vợ của người đàn ông thô bạo cần phải lên án, dù có trăm ngàn lí do để giải thích mà cảm thông
cũng không thể tha thứ cho thói bạo hành trong gia đình ấy. Tuy nhiên xâu chuỗi các sự kiện, chi tiết,

tìm hiểu tâm lí tính cách nhân vật này thật tường tận thấu đáo, chúng ta sẽ phần nào bớt đi cái nhìn
căm phẫn để mà vừa giận vừa thương, vừa lên án, vừa xót xa, trăn trở: phải làm sao để nâng cao
phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy? Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu,
báo động về tình trạng bạo lực gia đình (đang có chiều hướng gia tăng) mà còn đi thẳng vào tầng sâu,
góc khuất của cuộc sống và tính cách, tình cảm của con người, giúp bạn đọc thấy được những phức
tạp của nó. Hãy nhìn sâu vào từng bi kịch cụ thể để tìm ra trong những cái ta đang lên án có những
điều rất cần sự cảm thông. Nhà văn đã chỉ rõ cái xấu, cái ác không phải là bản chất mà nó nảy sinh từ
bi kịch không lối thoát của con người.
Ý 7. Kết luận: Hoàn cảnh xấu có thể làm người ta thay đổi, bị tha hóa. Trước Nguyễn Minh Châu,
Nam Cao đã từng đau đáu trăn trở về vấn đề này và đề cập đến nó với cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng
yêu thương cùng nỗi xót xa cho con người. Nhà văn muốn đặt ra vấn đề đầy day dứt: làm thế nào cho
con người được là người một cách hoàn toàn, để những con người bị tha hóa bởi áp lực của cuộc
mưu sinh có thể thoát khỏi cảnh đau khổ, tối tăm, man rợ? Từ nhân vật người chồng trong tác phẩm,
tác giả đã gửi đến chúng ta nhiều chiêm nghiệm.
3. Những đứa con - nạn nhân của những gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục.
3.1. Chị thằng Phác
- Chắc chắn cô bé cũng rất đau đớn vì vì bi kịch gia đình: bố điên cuồng hành hạ người mẹ đáng
thương nhẫn nhục còn thằng em vì muốn bảo vệ mẹ mà định cầm dao ngăn bố.
- Dù yếu ớt nhưng can đảm, đã vật lộn để tước con dao trên tay thằng em, không cho nó làm một
việc trái với luân thường đạo lí.
- Là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương: cô bé đã có hành động đúng đắn khi cản được
việc làm của thằng em còn dại dột và biết lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện.
3.2. Thằng Phác
- Thương mẹ, bằng mọi cách bảo vệ mẹ và cũng vì vậy mà thù hận người cha.
- Hành động của Phác khiến ta lo ngại về tương lai của một cậu bé đã sớm bị tổn thương trong tình
cảm. Con mắt lo âu đầy trách nhiệm của nhà văn còn hướng vào thằng Phác, cậu bé sẽ thành những
con người thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi theo chiều hướng tích cực? Và ngay cả
ở nhân vật này, tác giả cũng đề cập đến một thay đổi quan trọng trong mối quan hệ truyền thống:
người con đánh bố, chống lại bố. Nếu chỉ nhìn nhận một cách hời hợt, người ta có thể khẳng định
đây là biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức trong gia đình: chồng đánh vợ, con đánh cha.

Nhưng dưới cái nhìn yêu thương, độ lượng của tác giả, hành động của cậu bé trước hết là sự bột phát
của tấm lòng yêu thương chân thành, thấm thía với người mẹ tội nghiệp. Cảm động biết bao trước cử
chỉ bộc lộ tình cảm một cách vụng về của đứa con trai vùng biển “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ
trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng
chịt”. Phác đã tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ
nó không bao giờ bị đánh. Dù không đồng tình với cách bảo vệ mẹ của nó song hình ảnh thằng Phác
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
vẫn khiến ta xúc động trước tình thương mẹ dào dạt. Mặt khác, nhân vật này làm ta trăn trở đau xót:
Phác còn quá nhỏ để nhận ra mình đang lấy cái ác để chống lại cái ác. Nhà văn như muốn nhắc nhở:
người lớn đừng gieo vào những trái tim non dại những gai nhọn và nọc độc của tàn bạo, hận thù!
Chớ để lòng trẻ thơ mang vết sẹo đau thương! Đó là tiếng chuông cảnh báo về những phẩm chất
người có nguy cơ bị hủy hoại nếu cuộc sống tăm tối vẫn còn tiếp diễn. Ai dám khẳng định rằng thằng
Phác trong tương lai sẽ không phải là hình ảnh của bố nó ngày hôm nay?
- Đặc sắc nghệ thuật
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện đặc sắc
+ Giọng điệu trần thuật
- Luôn thay đổi theo diễn biến tình tiết khá giàu kịch tính: có lúc say sưa hùng biện, có lúc hài hước
tự trào, lúc khách quan, khi trầm lắn suy tư... Nhưng sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, suy tư- triết lí
nổi bật hơn cả với những câu miêu tả giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, những so sánh mở
ra trường liên tưởng nhiều lo âu, day dứt hơn là thanh thản nhẹ nhõm.
VD:
“ Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không hề chống trả,
cũng không tìm cách chạy trốn ”
“ Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước...bãi cát hoang vắng”.
“ Thằng nhỏ cho đến lúc này... nốt rỗ chằng chịt”

“ Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông... chiếc thuyền đậu ”
- Giọng kể thủ thỉ, trầm tĩnh, thấp thoáng nụ cười khoan hòa, lời văn giản dị, mộc mạc, nhiều dư vị.
4. Nhân vật Đẩu và Phùng- Nhân vật tư tưởng, không rõ tính cách, nhưng cũng không giản
đơn, sơ lược
4.1. Nhân vật Đẩu:
4.1.1. Là một người lính từng trải qua chiến tranh
4.1.2. Có lòng tốt bụng, nhiệt thành, tình cảm sôi nổi, nóng lòng muốn giải quyết áp bức bất công.
4.1.3. Là vị quan tòa mẫn cán, có lương tâm và trách nhiệm với nghề.
4.1.4. Cuối cùng, lại được người đàn bà làm “vỡ ra” bao điều. Thì ra, người nắm giữ luật pháp chưa
chắc đã hiểu được quy luật tàn nhẫn của cuộc đời- Bài học nhận thức.
4.1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chỉ bằng vài nét phác họa thái độ, hành động, nội tâm, nhà văn
đã gửi đến chúng ta bức thông điệp đầy nghĩa nhân văn về cách nhìn đời, nhìn người, và đặt ra
những vấn đề về việc giải quyết quyền sống, quyền hạnh phúc cho những con người bất hạnh.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU (tiết 3)
4.2. Nhân vật Phùng
4.2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh của văn học Việt Nam thời kì đổi
mới.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.
- Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng
tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người.
4.2.2. Tóm lược cốt truyện, vị trí của nhân vật trong tác phẩm
- Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn

“Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:
một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Cái nhìn này được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Phùng- kiểu nhân vật tư tưởng, có sự thay đổi trong
tư tưởng, quan niệm nghệ thuật vừa là nhân vật chính trong truyện đồng thời lại là người kể
chuyện, tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn; được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc. Nhân vật
được đặt trong hai hoàn cảnh đặc biệt: liên tiếp đối mặt với hai cảnh đời trái ngược, qua đó, làm nổi
lên các bình diện nhân cách của kiểu nhân vật nghệ sĩ. Mọi diễn biến của tác phẩm đều được soi
chiếu quay lời kể và suy nghĩ của anh. Qua tác phẩm, Phùng đã có những phát hiện quan trọng về
cuộc sống và nghệ thuật.
- Một phương diện rất thành công của truyện ngắn là cách chọn điểm nhìn trần thuật. Nhà văn trao
điểm nhìn trần thuật cho Phùng, nhân vật – người kể chuyện là cách chọn tối ưu. Phùng kể lại kể
chuyện mình trực tiếp chứng kiến, trực tiếp tham gia vào biến cố câu chuyện (nói chuyện với Phác đứa con ; đánh lại gã chồng để tránh đòn cho người đàn bà ; nghe lời trần tình, giãi bày của người
vợ) nên câu chuyện kể ra rất thật, vì đó là chuyện của người kể, kể lại chuyện của mình. Người kể
chuyện đóng vai nhân vật nhảy vào các biến cố, tham gia trực tiếp vào các diễn biến của cốt
truyện, rồi kể lại cho bạn đọc nghe; điều đó đã tạo ra xu hướng trần thuật tiệm tiến gần hơn
với sự thật ngoài đời. Thứ nữa, Phùng là người trải nghiệm, giàu vốn sống (từng có mười năm cầm
súng đánh giặc, nay làm nghề chụp ảnh được đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người) nên lời văn trần
thuật chứa nhiều yếu tố triết lý, ví như “ ở đời cái gì cũng thế, con người bản tính vốn lười biếng, đôi
khi mình hãy cứ để cho mình rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc phải làm, không khéo lại làm được một
cái gì”. Phải là người như Phùng, nghề nghiệp như Phùng bạn đọc mới tin và thấm thía triết lý này.
Hơn nữa Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh nên tất yếu phải có yếu tố nghề nghiệp trong lời kể. Thế
cho nên lời văn ở đây tràn đầy chất thơ, chất trữ tình và cũng đậm chất hoạ, chất điện ảnh thì đó cũng
là điều dễ hiểu. Và các thủ pháp nghệ thuật trong lời kể cũng rõ cái dấu ấn nghề nghiệp gắn với nhân
vật ví dụ một phép so sánh tả một ngư phủ. Ngư phủ thì bao giờ cũng đi liền với cái thuyền và lưới,
thế nên :
“Tấm lưng rộng và cong như chiếc thuyền”
“Những món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới to đã bợt bạt”
“Cặp mắt thật đen gợi cho tôi nghĩ đến con mắt người ta vẽ trên đầu mũi thuyền”
Chủ thể trần thuật là ngôi thứ nhất, người kể chuyện đồng nhất với nhân vật đã thống nhất cả
hai điểm nhìn, của nhân vật vốn bị chia cắt vào từng cảnh, của người kể vốn luôn xuyên suốt

các sự kiện trên một trục thời gian đã tạo nên sự nhất quán của lời văn trần thuật trong cấu trúc
văn bản, vừa đi sâu, cụ thể vào các sự kiện vừa quy chiếu một cách toàn diện, hệ thống cốt truyện.
4.2.3. Nét nổi bật ở người nghệ sỹ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của
cảnh vật- Phẩm chất hàng đầu của nghệ sĩ.
- Phùng là một nghệ sĩ tài hoa, say mê cái đẹp. Niềm đam mê ấy khiến anh phục kích hàng tuần liền
trên bờ và thu được những tấm ảnh đẹp. Nhạy bén với cái đẹp trời cho hết sức thơ mộng, mải mê
thưởng lãm, vồ vập nắm bắt, háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
+ Niềm hân hoan khám phá sáng tạo tràn ngập tâm hồn khi chìm đắm trong những suy tưởng về
sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống. Đó là
cảnh vùng phá nước phẳng lặng và tươi mát như da thịt mùa thu. .. đứng trước cảnh biển sớm khi
mặt trời mới thức dậy qua đám mây ánh hồng, Phùng thực sự rung động “Đứng trước nó tôi trở nên
bối rối. Trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “ phát hiện ra khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn”. Một người lính đã từng lăn lộn trên các chiến trường, hàng ngày hàng giờ phải đối diện
với cái dữ dội tàn khốc của chiến tranh mà tâm hồn vẫn trong veo thánh thiện. Anh thực sự biết quan
sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Cái đẹp tự nhiên “đắt giá” , “trời cho” mới
thực sự làm rung động lòng người. Từ đây, ta thấy:
+ Người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.
+ Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự
cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong biển sương mờ,
anh đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi
bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời. (Liên hệ vai trò, tác dụng của cái đẹp trong cuộc sống
con người qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân với hình tượng nhân vật Huấn cao
và viên quản ngục. Cái đẹp ở đây chính là cầu nối liên kết, gắn bó con người với con người, giúp cho
những kẻ ở những vị trí đôi nghịch nhau ở mọi mặt lại có thể tri âm, tri kỉ được với nhau). + Phùng

còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bản thân cái đẹp là đạo
đức”. Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài- cái thiện.
4.2.4. Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận
con người- Phẩm chất sâu xa nhất của nghệ sĩ.
+ Khi chứng kiến cảnh bạo hành: bất ngờ, sửng sốt, bức xúc, hành động xông vào can thiệp để
bảo vệ người đàn bà.
+ Lắng nghe, day dứt với câu chuyện của người đàn bà, ám ảnh bởi hình ảnh và thân phận
người đàn bà khi đã về thành phố; lo âu cho tương lai của người trong cuộc. Thay đổi hẳn
nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
- Say mê với cái đẹp nhưng anh cũng tỉnh táo để nhìn thấy những nghịch lý của cuộc đời. Chính
lúc anh “chắc mẩm” trong ngày hôm nay hoặc sáng mai đã có thể nhảy lên tàu hoả trở về thì anh đã
bất ngờ nhìn thấy từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi
và một người đàn ông thô kệch dữ dằn.Và không chỉ có thế, Phùng còn phải chứng kiến cảnh lão
đàn ông đánh vợ vô lí và thô bạo. Rồi cả cảnh thằng Phác kịp chạy tới để che chở cho người mẹ đáng
thương. Như trò đùa quái ác của cuộc sống, đúng vào lúc Phùng có khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập
tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đem lại và anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân
cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích” mà anh vừa gặp trên biển xa
lại chẳng phải là “đạo đức”, cũng chẳng phải là “chân lí của sự hoàn thiện”. Mà anh ngộ ra rằng cuộc
đời luôn tồn tại cả thiện ác, tốt xấu. Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe dò phá mìn của
mĩ trên bãi cát. Phải chăng cuộc chiến đầu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn, mang
lại niềm vui cho mọi người. Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt
ra: Đói kém, bệnh tật, bạo lực gia đình …Từ sự thật phũ phàng trên bãi biển về chiếc thuyền đánh ca
đẹp như mơ, nghệ sĩ Phùng đã dần dần vỡ ra bao điều về cuộc sống của những người dân chài lưới.
- Nhưng điều đáng quí nhất ở người nghệ sĩ này chính là tấm lòng dành cho cuộc đời. Anh đã
từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mênh mông, anh
không thể chịu được cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Lần thứ hai, khi lại phải
chứng kiến cảnh ấy, Phùng không thể làm ngơ. Anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới căn
ngăn cơn cuồng nộ. Hành động đó không chỉ cho ta thấy Phùng sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện và
sự công bằng của cuộc đời, mà dường như nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp: trước khi là
một nghệ sĩ yêu cái đẹp, hãy là một con người biết yêu thương và chia sẻ nỗi đau nhân thế.

Trước khi rời vùng biển trung du đầy nắng gió, anh đã đi suốt một đêm ngoài bờ phá. Chắc hẳn anh
sẽ không thể quên cảnh đẹp nơi đây, và càng thể quên hình ảnh chiếc thuyền chống chịu cơn sóng
gió. Rồi cả những ngày biển động là những ngày đói, cả tháng trời ăn xương rồng luộc chám muối.
Lòng người nghệ sĩ nặng trĩu bao điều trăn trở: Bao giờ cuộc đời của những người hàng chài mới hết
khổ? Tương lai con cái họ sẽ ra sao? Chính những suy nghĩ và tình cảm của anh không chỉ làm nên
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn thức tỉnh tình người trong lòng người đọc. Quả thực đối
với một người nghệ sĩ, tài năng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tâm đối với cuộc
đời.
- Vì anh bị đánh trọng thương phải đưa về trạm y tế của toà án huyện, Phùng mới đươc nghe lời giãi
bày của người đàn bà hàng chài. Để rồi từ đó Phùng ngộ ra được nhiều điều về nhân tình thế thái.
Hóa ra lão chồng vũ phu luôn mồm nguyền rủa vợ con lại là người đứng mũi chịu sào, vắt kiệt sức
lực để nuôn nấng vợ con. Hóa ra bên trong ngoại hình xấu xí của người đàn bà hàng chài là một tâm
hồn đẹp, một tấm lòng vị tha, một tình mẫu tử thiêng liêng. Hóa ra cái lẽ đời cay cực kia chưa thể
thanh toán bằng lòng tốt, bằng ý chí chủ quan. Hóa ra trong cuộc đời có những nghịch lí con người
bắt buộc phải chấp nhận, như kiểu “Trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ tàn bạo.
Và anh cũng ngộ ra sâu sắc một điều: Trong cuộc chiến chống đói nghèo, đau khổ tối tăm, cần phải
có những giải pháp thiết thực chứ không phải là những thiện chí hoặc những lí thuyết đẹp đẽ xa rời
thực tế. Và đó là cuộc chiến còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Chừng nào chưa
thoát đói nghèo con người còn phải sống chung với cái xấu và cái ác. Đây cũng là sự vỡ ra của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh về “độ chênh” giữa cái đẹp nghệ thuật và thực tế cuộc sống.
4.2.5. Nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Trở về từ bãi biển miền trung, Phùng mang theo nhiều tấm ảnh, trong đó có tấm ảnh “chiếc thuyền
ngoài xa”. Đó là một bức ảnh tĩnh, đen trắng, nhưng lần nào nhìn sâu vào bức tranh, Phùng lại như
thấy một người đàn bà hàng chài bước ra từ chiếc thuyền đó. Nó làm cho anh thấm thía một điều:

Nghệ thuật không chấp nhận sự giả dối, nghệ thuật phải gắn liền với cái thật và đạo đức. Nghệ
thuật chân chính luôn tồn tại và phát triền trong mối quan hệ gắn bó với cuộc đời. Và vì thế người
nghệ sĩ nhìn nhận cuộc sống không thể đơn giản và sơ lược mà phải đa diện, nhiều chiều, phát hiện
ra bản chất sâu bên trong của hiện tượng. “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than…”. Và một tác phẩm có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau
đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần
người hơn” (Nam Cao)
4.2.6. Đánh giá
Thông qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sinh động quan điểm nghệ thuật trên.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm được toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy
bao hàm cả khát vọng kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp người còn tiềm ẩn, cả những khắc
khoải lo âu trước cái xấu và cái ác…Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông, Phùng đi gặp thằng
Phác. Kết quả như thế nào, tác giả còn bỏ ngỏ. Chỉ biết bức ảnh anh chụp có chiếc thuyền lưới vó và
suy nghĩ của Phùng “bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là người
đàn bà vùng biển cao lớn với đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới
ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Phải chăng đây là sự trăn trở trước cuộc
sống còn nhiều điều khó khăn, vất vả của người làm nghệ thuật. Đó là mối quan hệ giữa văn chương
với cuộc đời.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa, qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật
cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của những con người lao động bằng nghề chài lưới, đã bộc lộ
những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách, đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc
ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự , triết lý, tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
5. Ý nghĩa nhan đề
- Là hình ảnh đẹp về thiên nhiên và cuộc sống con người miền biển.
- Gợi cuộc sống bấp bênh của thân phận những con người hàng chài.
- Biểu tượng cho mối quan hệ nghệ thuật và đời sống. Đằng sau hình ảnh đẹp đó là cuộc sống của
con người -> cách nhìn đa chiều đa diện
 tác phẩm thể hiện rõ nét tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

III. Kết luận
Nội dung: Như vậy, trong chuyến đi công tác tại vùng biển miền Trung, nhân vật Phùng không chỉ
“chộp” được một “cảnh đắt trời cho” mà còn có được nhiều bài học về cuộc đời, về nghệ thuật. Từ
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn
nhận cuộc sống và con người.
- Nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo
của một cây bút bản lĩnh và tài hoa. Tình huống truyện (3 tình huống rõ ràng) giúp các nhân vật được
thể hiện rõ nét đồng thời qua mỗi tình huống đó, nhà văn lại một lần thể hiện được quan điểm của
mình. Xây dựng nhân vật mang tính điển hình: Người đàn bà miền biển. Người nghệ sĩ: nhân vật tư
tưởng - sự thay đổi trong tư tưởng, quan niệm nghệ thuật. Giọng điệu đa dạng, linh hoạt. Hệ thống
biểu tượng…..

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU (tiết 4)
DẠNG ĐỀ I.
ĐỌC HIỂU
Nhà văn Đỗ Chu đã vẽ chân dung Nguyễn Minh Châu trong “một bức sơn dầu khổ rộng. Anh ngồi
bệt trên cồn cát, hai tay sục vào trong cát, áo trấn thủ của người Vệ quốc đoàn năm xưa và với một

nụ cười buồn buồn. Sau lưng anh là những vạt lau trắng, lấp ló xác một chiếc xe tăng cháy, xa hơn
nữa là những con sóng biển cồn cào, có bóng một con thuyền lênh đênh”
(Tản mạn trước đèn, Nxb Hội Nhà văn, 2004, trang 148).
1. Hình ảnh “Anh” với “áo trấn thủ của người Vệ quốc đoàn năm xưa” gợi anh/ chị nghĩ gì đến nhà
văn Nguyễn Minh Châu?
2. Những hình ảnh: những vạt lau trắng, xác xe tăng cháy, những con sóng biển cồn cào và bóng con
thuyền lênh đênh “phía xa hơn nữa” là những chi tiết đã xuất hiện đầy ám ảnh trong tác phẩm nào
của nhà văn Nguyễn Minh Châu? Ý nghĩa của các chi tiết đó?
3. Chi tiết “Anh ngồi bệt trên cồn cát, tay sục vào trong cát, nụ cười buồn buồn”...gợi anh chị suy
nghĩ gì về tâm sự của nhà văn?
4. Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” trong một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng)
Trả lời
1. Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, đã từng theo học trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn, viết
văn và trở thành nhà văn.
2. Xuất hiện chủ yếu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Ý nghĩa:
+ Hình ảnh “những vạt lau trắng” vừa gợi nghĩ đến tác phẩm “Cỏ lau”, vừa gợi không gian hoang sơ
vùng biển miền Trung trong một số truyện ngắn khác, trong đó có “Chiếc thuyền ngoài xa”;
+ Hình ảnh “xác xe tăng cháy” gợi nghĩ đến cuộc chiến tranh vệ quốc đã qua và cuộc chiến tranh
chống đói nghèo vẫn còn chưa kết thúc.
+ Hình ảnh “những con sóng biển cồn cào” gợi nghĩ về cuộc sống của ngư dân trên biển còn bao khó
khăn, vất vả cùng bao điều trăn trở trong trái tim người cầm bút.
+ Hình ảnh “Bóng một con thuyền lênh đênh” vừa là không gian sinh hoạt của người dân hàng chài
trong tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”, vừa là ẩn dụ cho cuộc sống bấp bênh của người lao động
vùng biển nói chung.
3. Chi tiết “Anh ngồi bệt trên cồn cát, tay sục vào trong cát, nụ cười buồn buồn” thể hiện cái nhìn
thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi âu lo, những suy tư đầy tâm huyết của một nhà văn suốt đời
trăn trở với số phận con người.
4. Dựa vào những hiểu biết về nhà văn và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, thí sinh trình bày cảm

nhận của bản thân trong một đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, đảm bảo chuẩn
kiến thức kĩ năng cơ bản.
Đoạn văn 2:
“… Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu
hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng
trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt
lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn
bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
Câu hỏi và dự kiến trả lời
1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả
2. Nội dung chính của đoạn văn: Cảnh mặt biển buổi sớm mù sương
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
3. Xác định từ loại của những từ Lòe nhòe, phăng phắc, hồng hồng, khum khum (Tính từ- từ
láy). Hiệu quả nghệ thuật? (Vừa cụ thể hóa đối tượng miêu tả, vừa tăng cường thêm độ huyền
ảo, như hư như thực).
4. Xác định biện pháp tu từ chính trong ba câu văn: Mũi thuyền….bóp thắt vào. Tác dụng? (Các
so sánh tinh tế trắng như sữa, im phăng phắc như tượng, y hệt cánh một con dơi làm đậm
thêm chất tạo hình của bức tranh, làm cho bức tranh kia nhuốm thêm “sắc màu” tâm
trạng)
DẠNG ĐỀ II: BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG TÁC PHẨM
Từ tác phẩm "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng đến "Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu bàn về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật với cuộc sống.
"Vĩnh biệt CTĐ" : Vũ Như Tô cả đời theo đuổi cái đẹp nghệ thuật, ông chỉ vì mục đích to lớn nhất
của cuộc đời mình là hiến dâng tất cả cho nghệ thuật nên mù quáng, quên đi tất cả, dùng sức dân, của

cải của dân để phục vụ cho mục đích duy nhất là công trình nghệ thuật mà ông mơ ước. Để đến cuối
cùng, ông phải chết vì cái ước mơ, mộng lớn nghệ thuật nhưng lại k gắn liền với cuộc sống, với cuộc
đời.
"Chiếc thuyền ngoài xa" :
+ Chiếc thuyền khi được Phùng nhìn ngoài xa thì đó chính là cái đẹp trong mắt ông.
+ Nhưng khi nhìn gần hơn, đi qua cái lớp "sương mờ trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng
của ánh sương mai" thì Phùng lại nhận ra sự đối lập đến "đau đớn" của một nghệ sĩ luôn khát khao
tìm kiếm, nâng niu, trân trọng cái đẹp và của 1 người lính luôn bảo vệ công lý.
=> Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống trong 2 tác phẩm:
+ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống thì chỉ
đem đến bi kịch (cái chết của Vũ Như Tô) hay sự nhìn nhận phiến diện về cuộc sống (Phùng)
+ Nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng cuộc sống ko phải lúc nào cũng đẹp.
+ Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống. Nghệ thuật xa rời cuộc
sống chỉ là nghệ thuật "suông" , ko xứng đáng là nghệ thuật chân chính.
--> điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, tìm hiểu nó trên nhiều
phương diện, nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính ko được xa rời cuộc sống.
ĐÁP ÁN : So sánh cái nhìn nghệ thuật của nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa"- Nguyễn
Minh Châu và nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt cửu trùng đài- Nguyễn Huy Tưởng.
BÀI LÀM: Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta không
thể không nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ cùng hướng đến
quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm đó được thể hiện qua hình tượng hai nhân vật Phùng trong
Chiếc thuyền ngoài xa và Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hai nhà văn đã xây dựng lên
hai nhân vật có nhiều nét tương đồng một cách trùng hợp và tài tình. Cũng nhờ như thế mà hạt ngọc
ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người đều được họ tìm thấy và nâng tầm giá trị.
MOON.V N

Đầu tiên là Nguyễn Minh Châu, ông được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công
cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đẫm
nghệ thuật, cái mà ông luôn xem là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cũng nhờ như thế mà nhân vật

Phùng đã ra đời qua chính ngòi bút của ông.
Phùng là một nhiếp ảnh gia, theo lời đề nghị của trưởng phòng, ông phải chụp một bức ảnh để đăng
cho bộ lịch cuối năm, sau nhiều ngày lao lực tìm kiếm, anh bắt gặp một hình ảnh chiếc thuyền đang
từ từ ghé vào bờ trong một buổi sáng sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt
trời chiếu vào. Quá thăng hoa trong cảm xúc khi khám phá ra được một bức tranh mực tàu của một
danh họa thời cổ, anh nhanh chóng bấm máy liên thanh và có những bức ảnh ăn ý không dễ gì có
được trong một đời làm nghệ thuật.
Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu, một người đồng đội cũ nay là chánh án toà án huyện, với người
phụ nữ khốn khổ kia, Phùng mới vỡ lẽ ra rằng, người phụ nữ phải cam chịu một bề, không chống trả
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
những trận đòn của chồng và không chịu giải phóng là vì tình yêu vô bờ bến đối với những đứa con.
Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cảnh đẹp như mơ kia là bao ngang trái, éo le của đời thường
mà anh chưa hiểu hết. Trưởng phòng rất hài lòng về tấm ảnh. Mãi về sau, nó vẫn được treo ở nhiều
nơi, nhất và những gia đình sành nghệ thuật. Nhưng mỗi khi nhìn kỹ bức ảnh, cảm xúc của anh luôn
lẫn lộn trào dâng.
Tình huống được tạo nên từ ngòi bút của ông là sự tương phản giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ
thuật thì ở ngoài xa còn cuộc đời thì lại thật gần, nghệ thuật thì đẹp nhưng cuộc đời sao đầy rẫy bao
ngang trái. Ông cho người đọc thấy được cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống, chánh án Đẩu
và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con người, về cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và
tiếp xúc với người đàn bà hàng chài, từ đó ông gợi mở những vấn đề mới vô cùng triết lý cho sáng
tạo và nghệ thuật.
Tiếp đến là Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, ông có rất nhiều
đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch, một trong những vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất
cho người đọc là Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy được mối
quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Vũ Như Tô được biết đến qua tác phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài và đam mê nghệ thuật,
bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung

nữ. Nhưng ông là một nghệ sĩ có nhân cách và có lý tưởng nghệ thuật hết sức cao đẹp, không phải là
người ham sống sợ chết hay chỉ vì chút công danh mà phải bán thân mình cho nghệ thuật. Lúc đầu,
ông nhất định thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua bạo ngược, nhưng khi nhận
ra giá trị nghệ thuật để lại cho đời thì ông lại quên mất một thực tế là dân chúng đang đói khổ.
Cửu Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của nhân dân ngày
càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây dựng Cửu Trùng Đài thì các mâu thuẫn
ngày càng theo đó mà khó giải quyết và Đan Thiềm càng khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng
Đài thì xung đột giữa người nông dân và con người nghệ thuật ngày càng tăng cao. Có thể nói đó là
một khát vọng hết sức chân chính nhưng nó được đặt không đúng chỗ , không kịp thời, không tính
đến giá trị cuộc sống thì nghiễm nhiên chính nó sẽ tự trở thành tai họa. Trong việc xây dựng Cửu
Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con
người Vũ Như Tô và Đan Thiềm mặc dù được giải quyết nhưng không được thỏa đáng. Vũ Như Tô
bị giết mặc dù trong thâm tâm ông không hề có ý định hại dân, khi chết ông vẫn chưa nhận ra được
sai lầm của mình.
MOON.V N

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về
mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn
đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
Cả hai tác phẩm này đều xây dựng nên kiểu nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa
thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự
việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính
mạng sống của mình. Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại
khác nhau và phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm
chung đã lật ra lá bài của nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu
nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô
hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng. Tuy rằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc
sống nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Đằng sau của tấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề và
nhiều khuyết điểm. Ngoài ra, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc
sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật suông, không xứng đáng là nghệ thuật chân

chính, đều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính và nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh
không chỉ bó hẹp nghệ thuật vì nghệ thuật.
Như Tố Hữu đã từng tâm sự: Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền/ Thuyền xô sóng dậy/Sóng đẩy
thuyền lên
Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường tìm kiếm, đi
đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy không đem lại kết cục như mong đợi nhưng hai nhà văn
dường như đã bộc lộ hết vẻ tài tình qua những lời văn của mình. Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng
hợp cao, dùng ngôn từ và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, đó chính là cái tài mà
không dễ ai có được. Và cũng nhờ nghệ thuật chân chính mà cái tài đó càng thêm sâu sắc hơn, thấm
đẫm với chúng ta hơn.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI (TIẾT 1)

Lời mở: Chúng ta từng biết đến người con của dòng sông Tô, phủ Hoài Đức qua những trang văn
nổi tiếng trong Dế mèn phiêu lưu kí hay những bức tranh hiền lành vùng dệt lĩnh ven đô- không gian
nghệ thuật quen thuộc trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Nếu như trước cách mạng, ông nổi tiếng
với những tác phẩm viết cho thiếu nhi, thì sau Cách mạng tháng Tám, người ta lại biết đến Tô Hoài
nhiều hơn qua những tác phẩm đặc sắc viết về vùng cao trong tập Truyện Tây Bắc mà nổi tiếng nhất

có lẽ phải kể đến tác phẩm: Vợ chồng A Phủ- tác phẩm được giải Nhất về văn xuôi (1954-1955).
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
1.1. Cuộc đời
Nhà văn Tô Hoài (1920 - 2014) tên thật là Nguyễn Sen, sinh tại quê nội Thanh Oai, Q.Hà Đông, Hà
Nội, và lớn lên tại quê ngoại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.
- Tô Hoài là một trong những nhà văn sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam, là chủ tịch đầu tiên của
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
- Các giải thưởng tiêu biểu của ông: Giải nhất tiểu thuyết với tác phẩm Truyện Tây Bắc của Hội Văn
nghệ Việt Nam năm 1956, giải A với tiểu thuyết Quê nhà giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm
1967, giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi với tiểu thuyết Miền Tây năm 1970... Ông được
trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
- Chỉ được học hết bậc Tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút (liên hệ các
tác giả: Macxim Gorki (Nga), Nguyên Hồng, Kim Lân (Việt Nam) để thấy vai trò của “trường đời”
và tự học đối với sự thành công của các nghệ sĩ)
• Gắn bó sâu sắc với lứa tuổi thiếu nhi - cơ sở của những tác phẩm viết cho trẻ em.
• Đi nhiều, vốn sống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đời thường - có
những trang viết chân xác, đằm thắm về đất và người nhiều vùng đất, nhất là đất và người Tây Bắc.
• Có cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo mà sắc sảo, hóm hỉnh, thông minh về các sự vật, hiện tượng, con
người trong cuộc sống.
Ông từ trần trưa 6.7.2014 tại Hà Nội.
1.2. Sự nghiệp
- Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn 60 năm
cầm bút, ông để lại gần hai trăm tác phẩm thuộc đủ các thể loại.
- Thể loại: đa dạng,
- Đề tài: hai đề tài
* Đồng thoại về thế giới loài vật
* Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp người lao động nghèo ở miền xuôi và miền ngược.
- Nội dung:
* Cái nhìn trìu mến, bao dung, nhân ái, độ lượng với trẻ thơ.

* Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, độc đáo.
• Nghệ thuật:
* Khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật chân xác, sâu sắc, tinh tế.
* Cách kể chuyện sống động, hóm hỉnh, có duyên.
* Lời văn: giàu tính tạo hình và chất thơ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại, 1941), O chuột (tập truyện ngắn về loài vật,
1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Mười năm (tiểu
thuyết, 1967)…
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh ra đời
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào tám tháng.
“Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây
Bắc… Cái kết quả lớn nhất và trước mắt của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền
Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, không thể bao giờ quên”
- Chia tay, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, nhất là tâm hồn
phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi; nỗi ám ảnh về những kỉ niệm
gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.
- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953).
2.2. Kết cấu: 2 phần
• Phần 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây Bắc trước cách
mạng.
Phần thể hiện bút lực Tô Hoài trong tác phẩm này là những trang viết tài hoa về hương sắc vùng
cao, thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo mới mẻ, cảm động và khả năng miêu tả và phân tích
tâm lí nhân vật sắc sảo (Ba ý lớn)

• Phần 2: Quá trình vận động từ tự phát tới tự giác của người lao động.
2.3. Thành công và hạn chế
2.3.1. Thành công
“Ý bao quát trong khi tôi viết Truyện Tây Bắc là: Nông dân các dân tộc ở Tây Bắc bao năm gian khổ
chống đế quốc và bọn chúa đất. Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc, mang một sắc thái đặc
biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước,
chúng ta dễ tưởng những cảnh những người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ
màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của Đảng tới đâu thì các
dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời”
* Đem vào tác phẩm không khí thời đại.
* Thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, cuộc sống người lao động: từ cam chịu, khổ nhục
đến chủ động giành lấy tự do, hạnh phúc, từ hành động phản kháng tự phát đến hoạt động cách mạng
tự giác.
* “Một vấn đề khác nữa là chất thơ trong văn xuôi. Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi
đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng hơn lên”
2.3.2. Hạn chế: Hình tượng nhân vật trung tâm hành động theo sự dàn xếp của tác giả nhằm chứng
minh cho một luận đề: sự giác ngộ đến với cách mạng của quần chúng bị áp bức, đôi chỗ viết dễ dãi.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tóm tắt: Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu
gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa". Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng
Mị) trói đứng vào cột nhà. A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở
thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói
đứng vào cọc đến gần chết. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và
A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
2. Chủ đề: Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời
tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng
thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ, khẳng
định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng cách mạng soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi
sáng.

3. Hình tượng nhân vật
3.1. Nhân vật Mị
3.1.1. Sự xuất hiện của Mị
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể thoảng hương cổ tích ca dao, chuẩn bị
không khí cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen
thuộc.
• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, xuất hiện cùng thế giới đồ vật
câm lặng.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
* Vị trí của nhân vật.
* Hình ảnh tảng đá câm nín, u uất, bất động, không sinh khí, không sẻ chia (liên hệ với sự hóa thân
của người em trong Sự tích Trầu cau)
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn – “lúc
nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ – cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống
lí.
Nhận xét: tác giả đã phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô
tri, không cảm giác. Từ đó hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật. Cách dẫn dắt khéo
léo theo điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu
thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai
thống lí Pá Tra).
3.1.2. Vẻ đẹp
Mị vốn là đóa hoa đẹp của núi rừng:
+ Nhan sắc rực rỡ tươi thắm tỏa ra sức cuốn hút: Ngày tết, trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu
buồng Mị

+ Tâm hồn phong phú, bay bổng, tài hoa: khẽ uốn chiếc lá trên môi là cả thế giới xa xăm kì diệu sẽ
mở ra, Mị thổi sáo giỏi, bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
+ Chăm làm
+ Hiếu thảo
+ Tràn đầy khát vọng tự do
+ Xứng đáng được yêu, và cũng đã từng được yêu, say mê trong những đêm tình hò hẹn, hồi hộp
lặng lẽ đợi chờ…
Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi và quá đỗi mong manh, bởi Mị sinh ra đã phải đội trên đầu món nợ
truyền kiếp…
3.1.3. Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ.
Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ
chết, thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ, mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát, bóng của
kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên
trong của bố Mị “không thể nào khác được con ơi” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ
của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con nay đã
biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
Ta chợt đau lòng nhớ đến câu nói của cái Tí ngày nào “con van thầy, con van u, thầy u đừng bán con
tội nghiệp, để con ở nhà chơi với em con” (Tắt đèn- Ngô Tất Tố). Điều đó cho thấy Mị thà sống vất
vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn sống trong giàu sang mà chịu đoạ đày nô lệ. Đó cũng là khát vọng
tự do mãnh liệt và niềm tin trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ.
• Bị nhà thống lí lừa bắt đi, ban đầu “hàng mấy tháng, đêm nào cũng khóc”, nhận thức sâu sắc tình
cảnh quẫn bách của bản thân: sống cũng như chết, Mị đã tìm đến lá ngón để tự tử. Đây là phản ứng
tiêu cực của lòng yêu sống và khát vọng tự do.
• Dần dần, cha chết, Mị không còn nghĩ tới cái chết, Mị đã mất đi khả năng phản ứng với cuộc sống
phi nhân tính, thực chất, cô chỉ còn sống đời sống vật chất, còn tinh thần và tâm hồn đã chết, nhẫn
nhục, cam chịu, vô hồn.
* Cùng với thời gian, “lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau”, khi được chết thì Mị lại không buồn
chết nữa. Cách sử dụng phép đối, cách đếm thời gian chậm rãi, đều đặn cho ta thấy khoảng thời gian

đủ để vô hồn hoá con người, nhấn con người vào câm lặng, “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
Mị tưởng: mình cũng là con trâu, con ngựa. Nhưng không chỉ thế, “Con ngựa, con trâu làm còn có
lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả
đêm cả ngày”- bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn. Càng ngày, Mị càng lùi lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa. Mị đã bị tê liệt khả năng phản ứng với cuộc sống vô nghĩa, phản ứng của con người không
còn cảm thấy ý nghĩa cuộc đời, cam chịu sống mảnh đời khuất lấp, quên lãng, như cái cây, tảng đá,
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
đồ vật trong không gian nhà thống lí. Từ vị trí con dâu (quyền thế, đáng trọng) đến thân thế: con nợ,
người ở (rẻ rúng, coi thường), ta đã đủ thấy cái tàn nhẫn bất công với Mị.
• Căn buồng, không gian sống của Mị là một nơi kín mít, chỉ có một chiếc cửa sổ bé, đúng hơn là chỉ
có một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương
hay là nắng, Mị đã mất hết ý niệm về thời gian. Đó là một không gian tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy
âm khí- biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của con người, biến Mị
từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam chịu.
Tóm lại: Mỵ là hiện thân những đau khổ của người phụ nữ nói riêng, của người dân miền núi trước
Cách mạng nói chung.
- Bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn, phải làm quần quật như một thứ lao động khổ sai: Tết đến thì lên
núi hái thuốc phiện, giữa mùa thì giặt đay, se đay, đến mùa thì đi nương, bẻ bắp...bao giờ cũng thế,
suốt năm suốt đời như thế, lời văn của Tô Hoài nặng trĩu những day dứt xót xa...
- Bị chà đạp về thể xác, bị đánh đập dã man, bị bắt trói bất cứ lúc nào. Muốn đi chơi: trói; muốn sưởi
lửa: trói; làm mất một con bò: trói...
- Bị đầy đoạ về tinh thần, Mị trở thành con người vô cảm, bị đè nặng bởi ý nghĩ: ta là thân đàn bà, bị
bắt về trình ma nhà nó rồi, chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Cuộc sống của Mỵ ở nhà Thống
Lý Pá Tra như ngục thất (ý nghĩa căn buồng Mỵ ở). Bị bóng ma vô hình cột chặt cuộc đời nô lệ với
nhà Thống lý, nhiều khi trở nên cam chịu, sống mà như chết.

Tiểu kết:
Miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn khám phá một mảng hiện thực mới: cuộc sống, số phận đau khổ
của người lao động miền núi – những con người bị cường quyền, thần quyền, cái nghèo, những áp
chế về tinh thần đẩy vào tình trạng sống vô nghĩa, vô cảm.
Phải chăng cô Mị trẻ đẹp, tràn đầy xuân sắc xuân tình của ngày xưa đã chết? Không, ngòi bút nhân
đạo của Tô Hoài đã cho ta thấy, dù lay lắt đói khổ, bị đọa đày cùng cực đến đâu, sức sống của người
lao động chỉ tạm thời bị vùi lấp chứ không thể bị triệt tiêu, nó vẫn như đốm than hồng từ lâu âm ỉ
cháy, chỉ đợi ngọn gió lành là sẽ bùng lên. Và ngọn gió ấy đã tới trong đêm tình mùa xuân, để ta thấy
một cô Mị lạc quan, yêu đời đang dần dần hồi sinh trong sự sống.
Đó cũng là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết học thứ hai.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI (TIẾT 4)

Dạng đề 1: Phân tích một chi tiết, hình ảnh…
Dạng đề 2: Phân tích nhân vật
Dạng đề 3: Phân tích một khía cạnh giá trị tác phẩm (giá trị nhân đạo mới mẻ độc đáo của tác
phẩm, giá trị hiện thực sâu sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật)
Dạng đề 4: Phân tích một trích đoạn (đêm tình mùa xuân, đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ)
Dạng đề 5: Dạng đề liên kết (So sánh hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” và “Vợ nhặt”; so sánh hai đoạn trích; so sánh nhân vật Pá tra, Bá Kiến…)
GỢI Ý CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI
Dạng 1: Cách làm bài: các ý cơ bản cần đảm bảo
Ý 1: tái hiện chi tiết, tình tiết, hình ảnh, vị trí và tình huống mà chi tiết xuất hiện
Ý 2: Phân tích ý nghĩa biểu đạt về nội dung và nghệ thuật của chi tiết, hình ảnh

Ý 3: Đánh giá sự đặc sắc của chi tiết hình ảnh trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, trong
thành công của nghệ thuật tác phẩm.
Ví dụ: Chi tiết tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần
+ Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi
+ Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng
+ Mà tiếng sao gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường
+ Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi,..
- Ý nghĩa
+ Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi. Tiếng sáo là
biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình duyên, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống của Mỵ.
+ Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc
sống tự do trong Mị. Trong đêm tình xuân, tiếng sáo ấy làm Mỵ “thiết tha, bổi hổi”, là tác nhân quan
trọng làm thức dậy trong Mị khát vọng tình yêu và hạnh phúc - dấu hiệu đầu tiên của sự hồi tỉnh là
Mị sống lại với những kỉ niệm ngày trước. Nếu như trước đây, Mị tồn tại trong trạng thái vô hồn, vô
cảm, với cảm thức phi thời gian, thì bây giờ Mị đã có ý thức về thời gian, trái tim đã đập những nhịp
bồi hồi, xao xuyến, thôi thúc Mỵ bất chấp cảnh ngộ, muốn đi chơi.
+ Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành
động chuẩn bị đi chơi xuân
+ Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn
âm ỉ chờ cơ hội bùng lên  giá trị nhân đạo
2- Chi tiết căn buồng Mị
- Đó là căn buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng
chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”
- Ý nghĩa tả thực: là nơi Mị sống hằng ngày, chật chội và tù túng.
- Ý nghĩa biểu tượng: Như một nhà tù đã giam hãm cuộc đời và tuổi xuân của Mị, làm tê liệt ý thức
sống, ý thức phản kháng của Mị. Sống ở đó Mị đã mất hết ý thức về thời gian, không còn nghĩ đến
quá khứ hiện tại, tương lai mà xem “mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, ngày càng “lùi
lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”  Phản ánh cuộc sống đen tối, mờ mịt của người lao động miền
núi dưới ách thống tị của cường quyền và thần quyền. Giá trị hiện thực, tố cáo.
3- Chi tiết lá ngón

Mị nghĩ đến lá ngón 3 lần:
- Lần 1: “Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu
trong áo”- định ăn lá ngón để tự tử -> ý thức về cuộc sống tủi nhục của mình -> không chấp nhận
kiếp sống “người-vật”.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Ý nghĩa:
+ “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất, sự phản
kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động.
+ Sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo xã hội ép buộc con người lương thiện
đi tìm cái chết.
+ Lá ngón cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau
đớn và uất hận.
+ Tự mình tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném
đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng
rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ.
+ “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.
Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát chính là hành động để khẳng định lòng ham sống,
khát vọng tự do. Điều đó cho thấy, phải tha thiết sống lắm thì khi mất nó người ta mới muốn chết
ngay đi. Còn khi niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc đã băng giá lại thì cũng chẳng còn gì
thúc đẩy người ta nghĩ về cái chết. Đó là lí do cắt nghĩa vì sao khi người cha đã mất rồi mà ý nghĩ về
nắm lá ngón không trở lại với Mị, chừng nào cô còn là một cái bóng vật vờ trôi theo guồng công việc
và không còn nhớ đến cả sự xót thương mình.
- Lần 2 : “Lần lần, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn
lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”
Người thân duy nhất qua đời nhưng cái thôi thúc giải thoát trong Mị nay đã tắt. Mị không còn nghĩ

đến đấu tranh bởi lẽ sống hay chết đối với cô lúc này không quan trọng nữa và đương nhiên “lá
ngón” cũng chẳng còn trong tâm trí đã ngủ quên. Đó chính là sự xuất hiện lần thứ hai của “lá ngón”
vì ở lần này, “lá ngón” xuất hiện bằng cách ra đi. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã
nguội lạnh.
- Lần 3 : Trong đêm tình xuân: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay,
chứ không buồn nhớ lại nữa”.
+ Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ
+ Mị lấy rượu ra uống “ực từng bát”- Mị đang uống khát khao, mơ ước, căm hận vào lòng, nhưng
càng uống càng tỉnh, nhớ lại mình ngày xưa, so với mình hiện tại, giật mình cho những gì bấy lâu
phải chịu đựng, ý thức cá nhân dâng lên mạnh mẽ, không thể chấp nhận nhục nhã đớn đau trong cái
cảnh “sống không ra người”, không thể tự do thể xác, lá ngón một lần nữa xuất hiện. Khi muốn giải
thoát, Mị tìm tới lá ngón; khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng
ý nghĩa giải thoát, nhưng được lên một nấc của “sự tự ý thức”, đánh dấu sự trở lại của ý thức sống,
đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
+ Lần xuất hiện này của lá ngón là quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Mị nghĩ đến lá ngón với sự
cương quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây, cô không còn gì để hối tiếc.
Tuổi xuân đầu đời – thời gian đẹp nhất – nay đã hết, cha già – nguồn yêu thương vô tận cũng không
còn. Lòng Mị nay là cõi chết. Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ
phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn đau, Mị tìm đến lá
ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu và phản kháng.
- Khái quát: chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xô bồ của thời cuộc, Tô Hoài đã đưa “lá ngón”
từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thoát.
Lá ngón xuất hiện ba lần với ba tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón
còn thua cái độc của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng nhiều. Lá ngón trở thành dấu
hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao.
Dạng 2
Phân tích nhân vật Mị
+ Tổng quát: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Mị trong việc
biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Phân tích: Số phận bất hạnh. Sự hồi sinh khát vọng sống và khát vọng tự do.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
+ Đánh giá: Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới
mẻ, độc đáo. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng. So sánh với hình tượng phụ nữ khác.
Phân tích nhân vật A Phủ
+ Tổng quát: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật A Phủ trong
việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Phân tích: Số phận bất hạnh. Phẩm chất:
+ Đánh giá: Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới
mẻ, độc đáo. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng
Dạng 3: Giá trị nhân đạo mới mẻ độc đáo.
+ Phân tích dựa vào ba luận điểm.
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để tước đoạt quyền sống của những
con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.
+ Ở mỗi luận điểm: phân tích ở cả hai nhân vật, có sự đối chiếu, liên hệ khéo léo với các nhân vật
đồng dạng khác trong văn học.
Dạng 4: Phân tích đêm tình mùa xuân
Dựa vào phần kiến thức cơ bản, phân tích diễn biến tâm trạng của Mị, qua đó thấy được:
+ Khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt.
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.
Dạng 5: So sánh
1. So sánh hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”.
+ So sánh dựa trên các đặc điểm chủ yếu: Số phận và Phẩm chất.

+ Qua so sánh thấy được đặc trưng thi pháp văn học kháng chiến, đồng thời làm rõ nét riêng trong
giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của hai tác phẩm
2. So sánh nhân vật Pá tra và Bá Kiến
Nội dung chính
Phân tích nhân vật Bá Kiến
Lai lịch nhân vật: Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Bản thân Bá Kiến
làm lí trưởng rồi làm chánh tổng. Hắn leo lên đỉnh cao của danh vọng “Bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại”
“Chánh hội đồng kì hào, huyện hào, Bắc kì nhân dân đại biểu”. Hắn có phe cánh mạnh luôn đối địch
với bọn cường hào trong làng.
Bản chất Bá Kiến
- Gian hùng, nham hiểm
- Thủ đoạn dùng người
- Ném đá giấu tay.
- Đểu cáng tàn bạo, dâm ô đồi bại:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Bá Kiến là nhân vật điển hình.
+ Bá Kiến có nét chung của giai cấp thống trị tham lam tàn bạo không từ một thủ đoạn nào để bóc lột
người nghèo (giống Nghị Quế, Nghị Lại…)
+ Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn (cái cười để thử dây thần kinh
người, lối nói giả dối…)
+ Nghệ thuật độc đáo, sắc sảo của Nam Cao: Các nhà văn hiện thực khác chỉ chú ý miêu tả ngoại
hình giai cấp thống trị, còn Nam Cao ít chú ý ngoại hình khi xây dựng nhân vật Bá Kiến. Ông chủ
yếu khắc họa tâm địa “Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm”, “Bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần
kinh người”, “tiếng cười Tào Tháo”…
Tóm lại: Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị đương thời. Bá Kiến là sự hội tụ những
nét tàn bạo, xảo quyệt, đểu cáng của bọn người bóc lột.
Nhân vật Pá Tra
Lai lịch nhân vật: Đời bố Pá Tra đã làm thống lý, đến Pá Tra bây giờ cũng làm thống lý – người cai
quản một vùng bản làng miền núi của người Mèo (như chức chánh tổng ở miền xuôi), quyền uy nhất
MOON.V N


- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
vùng: “Nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có
nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”
Bản chất của Pá Tra: Tàn ác tham lam đến lạnh lùng vô cảm
+ Mục đích bóc lột khống chế người dân để làm giầu và làm tăng thế lực.
+ Thủ đoạn: Cho vay nặng lãi để bóc lột người dân một cách tàn ác, trói buộc người dân vào thân
phận nô lệ. Cách thu nợ tàn ác. Dùng thế lực cường quyền và bóng ma thần quyền để cai trị người
dân. Đối xử độc ác phi nhân tính với người ở
Nghệ thuật xây dựng nhân vật Pá Tra
Giống nhau: Bản chất tàn ác thâm hiểm của giai cấp bóc lột trong xã hội thực dân nửa phong kiến từ
đó thấy được giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Gợi căm phẫn trong lòng người đọc về xã
hội bất công và mong ước xã hội công bằng. Đây là điểm gặp gỡ của những nhà văn hiện thực và
nhân đạo chủ nghĩa.
Khác nhau
+ Về nội dung : Bá Kiến điển hình cho giai cấp thống trị ở miền xuôi trước cách mạng Tháng Tám
trong không khí xã hội ngột ngạt, mâu thuẫn xung đột dữ dội. Pá Tra tiêu biểu cho giai cấp thống trị
miền núi, dưới chế độ phong kiến thổ ti, lang đạo, u mê.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nam Cao có nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, tài năng
diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật …Tô Hoài có tài năng ở nghệ thuật tả cảnh và phong tục
tộc quán, cảnh xử kiện, cảnh sinh hoạt rất đặc trưng cho miền núi và tính cách nhân vật tiêu biểu cho
giai cấp thống trị lạnh lùng tàn ác phi nhân tính.
Kết thúc vấn đề: Nam Cao xây dựng Bá Kiến thể hiện sức sáng tạo dồi dào của cây bút là bậc thầy
của chủ nghĩa hiện thực. Ông được coi là “Đồng minh không ngờ của cách mạng” góp phần tố cáo
xã hội bất công. Tô Hoài xây dựng thành công nhân vật Pá Tra mở ra cái hiện thực về chế độ phong
kiến bất công ở miền núi xưa như ông quan niệm “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự
thật”.
MOON.V N


- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (TIẾT 1)

Thanh Thảo xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của a viết từ chiến trường miền Nam khói lửa, ác liệt, nóng
bỏng, dữ dội, trần trụi đã tạo được nét riêng: “Cả thế hệ xoay trần đánh giặc/ Mặc quần đùi khiêng
pháo lội qua sông”. Bằng tất cả tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã từng viết: “Hạnh phúc nào cho
tôi /Hạnh phúc nào cho anh /Hạnh phúc nào cho chúng ta /Hạnh phúc nào cho đất nước...Những
câu hỏi chưa thể nào nguôi được. Thanh Thảo đã viết những vần thơ về chiến tranh đầy suy tư về số
phận của nhân dân, Tổ quốc. Đọc bài thơ còn rất “trẻ”, ta thấy Thanh Thảo không bồng bột, nông nổi
mà ý thức rõ cái tôi cá thể, ý thức rất rõ về giá trị cuộc sống và sinh mệnh của bản thân nhưng vẫn
sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng:chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/(nhưng tuổi hai mươi làm sao
không tiếc)/nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc (Những người đi tới biển)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi.
- Tốt nghiệp khoa văn ĐH Tổng hợp HN.
- Trực tiếp tham gia chiến đấu ở miền Nam.
- Từ sau 1975 hoạt động văn nghệ và báo chí.
- Từng giữ chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội đồng văn VN, Chủ tịch Hội văn học Quảng Ngãi
- Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.
Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Khối vuông Ru-bích (1985), Những ngọn
sóng mặt trời (1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc (2002-Trường ca)…Những năm gần đây: viết báo,
tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.
+ Đặc điểm thơ

- Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về cuộc sống.
- Luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ
cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
- Viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí. Hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao
dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người
sống có nghĩa khí như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xênhin, Lor-ca...
2. Tác phẩm: “ Đàn ghi ta của Lor-ca”.
2.1. Xuất xứ
+ Trích trong tập “Khối vuông Ru- bích” (1985)
+ Tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu
sắc tượng trưng và siêu thực.
2.2. Bố cục: Ba phần
+ Phần 1 (Sáu dòng đầu ): người nghệ sĩ tự do, cô đơn Lorca .
+ Phần 2 (Tiếp đó đến “Không ai chôn cất tiếng đàn”): Lorca trong nỗi đau bi tráng
+ Phần 3 (Còn lại): Niềm xót thương Lor-ca, những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.
2.3. Chủ đề
Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có lí tưởng mới về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung
cảnh chính trị Tây Ban nha. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc
giải thoát, giã từ của Lor- ca.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1/ Hình tượng tiếng đàn
MOON.V N

1.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Thanh Thảo là một trí thức giàu suy tư, trăn trở với các vấn đề xã hội và thời đại, cũng

là một nhà thơ có những khám phá, sáng tạo riêng trong nghệ thuật thơ ca để đem đến cho thơ
một mĩ cảm thật hiện đại.
- Lorca là nhà thơ Tây Ban Nha có khát vọng tự do và khát khao sáng tạo. Ông đã tự
nguyện làm người du ca, mang theo cây đàn ghi ta cất lên những bài ca tranh đấu với chính
quyền độc tài chuyên chế, giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương tha thiết của nhân
dân. Chế độ phản động cực quyền thân phát xít đã giết Lorca song không giết nổi tiếng nói
nghệ thuật của người nghệ sĩ ấy.
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” là tiếng nói tri âm, là khúc tưởng niệm của một người
nghệ sĩ với một người nghệ sĩ. Xây dựng hình tượng tiếng đàn, Thanh Thảo muốn khẳng định
sự bất tử của tiếng nói nghệ thuật mà Lorca đã sáng tạo và dâng hiến cho đời.
1.2. Vị trí của hình tượng
- "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", lời đề từ đã bộc lộ ý tưởng sáng tác: cây đàn Ghita và
Lorca là hai hình tượng thơ xuyên thấm. Sự tồn tại của Lorca là sự tồn tại của tiếng ghita và ngược
lại. Trong đó tiếng đàn như một sinh thể sống song trùng với nhịp đập trái tim Lorca. Đàn ghi ta, và
những cung bậc mà nó rung ngân là tâm hồn Lorca, là một phần của con người, là sự sống của Lorca.
Tiếng đàn ghita là hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ và trở thành hình tượng nghệ thuật đầy
ám ảnh.
1.3. Nhận xét chung
- Trong văn chương, hình tượng tiếng đàn từng được gợi ra như thế nào?
Gợi ra qua cách so sánh với những âm thanh khác (tiếng hạc bay, tiếng suối, tiếng gió
thoảng, tiếng mưa…), được thể hiện với các yếu tố của âm nhạc (cao độ, trường độ , cường độ,
âm sắc…), được liên tưởng với các hiện tượng thiên nhiên (ánh sáng, nước mắt…)
- Trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, Thanh Thảo miêu tả tiếng đàn như thế nào?
MOON.V N

+ Không dùng những từ trực tiếp miêu tả âm thanh mà dùng màu sắc (nâu, xanh, màu
máu) và hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì rõ rệt (bọt nước, bầu trời, lá xanh, máu,
cỏ). Đó là màu của sự sống và cái chết, của khát vọng và sự vùi dập, lí tưởng đẹp đẽ và sự bạo
tàn. Như vậy, Thanh Thảo không trực tiếp miêu tả âm thanh tiếng đàn mà tập trung miêu tả một
thế giới của tưởng tượng và cảm xúc do tiếng đàn ấy gợi lên. Tiếng đàn là âm thanh tiếng lòng

của Lorca, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn Lorca qua sự cảm nhận của nhà thơ Việt. Về
hình thức, tạo nên sự giao thoa lạ lùng giữa âm thanh và hình ảnh. Về nội dung, thể hiện sự tri
âm và đồng cảm của Thanh Thảo với Lorca.
+ Miêu tả lúc nào? Ngập tràn trong thi phẩm là tiếng đàn ghi ta, mở đầu là chuỗi âm li-la li-la li-la,
giống như người nghệ sỹ vuốt những sợi tơ đàn chuẩn bị cho khúc nhạc cất lên. Và kết thúc lại là
chuỗi âm thanh day dứt li-la li-la li-la, chạy trong không gian của những dấu chấm lửng biểu diễn
khoảng lặng, về cực vô cùng.
+ Ý nghĩa: Theo đó, tiếng đàn trở thành sự sống muôn màu, được miêu tả phong phú, đa dạng bằng
nhiều thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa, trùng điệp) tạo thành hình tượng
nghệ thuật mang đậm tính tượng trưng, siêu thực, làm nên bầu khí quyển gắn với cuộc đời, sự nghiệp
Lorca. Tiếng đàn là biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lorca, là tình yêu cuộc sống và khí phách kiên
cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhập trái tim mình với con người và cuộc sống.
1.3. Tiếng đàn là biểu tượng của sự sống: Biểu tượng của vẻ đẹp và nỗi đau, khát vọng cao cả và
số phận bi kịch.
- Nghệ thuật siêu thực đã biến hóa hình tượng tiếng đàn ghi-ta trở thành những hình ảnh khác nhau,
hữu hình hóa âm thanh tiếng đàn thành “những tiếng đàn bọt nước”, so sánh với bọt nước cho thấy
hình ảnh tiếng đàn mang một vẻ đẹp vừa tròn trịa, trong trẻo vừa mong manh, dễ vỡ. Nó gợi nhắc
đến cuộc đời cao đẹp mà ngắn ngủi của Lor-ca. Cuộc đời ngắn ngủi đó đã kết thúc đầy oan khuất và
tức tưởi ở tuổi 38 – lúc mà con người đầy những khát vọng tuổi trẻ, thanh xuân. Tuy nhiên, dù ngắn
ngủi về mặt thời gian nhưng cuộc đời Lor-ca lại trở thành vĩnh viễn trong tâm tưởng con người. Nó

- hotline: 04.32.99.98.98


×