Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.52 KB, 23 trang )

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Trong văn học đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của trẻ hình thành tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và qua đó trẻ
biết kính yêu ông, bà, cha mẹ, anh chị em, tình cảm thương yêu, quan tâm đến
bạn bè và các em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vật nuôi cây trồng…
Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em đó đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật hiện
tượng xung quanh, tất cả những cái đó ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Kết
quả nghiên cứu đó cho thấy ngay từ lúc sơ sinh trẻ đã có khả năng làm quen với
các sự vật ở xung quanh, chính điều đó giúp trẻ thích nghi với các hoạt động
khác nhau.
Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý
báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc
biệt là các tác phẩm thơ truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật
gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng
bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp.
Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ,
câu chuyện, khi thiếu sự tác động cuả giáo viên, người lớn xung quanh. Bởi trẻ
chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hoạt động của giáo viên qua giọng
đọc, kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân
tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành
nhân các và giáo dục đạo đức cho trẻ. Xuất phát từ vấn đề trên hơn nữa bản thân
tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, chăm sóc giáo dục các cháu 4-5 tuổi nên
tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5
tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học” với mục đích giúp trẻ dễ
dàng hơn trong việc cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của thơ truyện và biết thể
hiện nó bằng chính ngôn ngữ hành động của mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1


Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Qua thực tế và quá trình học tập, nhận thức và suy nghĩ của trẻ về việc
dạy môn văn học ở trong mầm non. Trẻ từ mẫu giáo chuẩn bị bước sang lớp 1
tiểu học là một bước ngoặt lớn đối với tâm lý và tinh thần của trẻ có sự chuẩn bị
cho trẻ đang từ hình thức học tập sinh hoạt theo cách học mà chơi, chơi mà học.
Sang phổ thông trẻ phải buộc học theo các tiết học nghiêm túc không vừa học
vừa chơi. Vì vậy đối với các cháu mẫu giáo là cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi
mặt tâm lý. Kiến thức, trách nhiệm đối với việc học tập tạo ở trẻ những kiến
thức, ý trí quyết tâm vượt qua khó khăn để học tập, từ đó giúp cho số lượng trẻ
đạt mục đích, yêu cầu về việc nhận thức làm quen với văn học ngày càng cao và
trở thành những kiến thức quen thuộc mà trẻ lĩnh hội kinh nghiệm được. Là một
giáo viên vùng cao tôi đã được trải qua nhiều thực tế về những kinh nghiệm
bước đầu trong học tập cho trẻ thấy, để có một tiết học văn học cho trẻ mẫu giáo
đạt kết qủa tốt người giáo viên luôn luôn tìm hòi, học hỏi để có một phương
pháp thiết thực nhất cho tiết dạy trẻ là quen với văn học đạt kết qủa cao nhất.
Vì lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ
mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học”. Qua môn
dạy trẻ làm quen với văn học ban đầu từ đó rút ra những kinh nghiệm, biện
pháp, hình thức giáo dục phù hợp cho trẻ để tiết học văn học đạt kết quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là mục tiêu cụ thể mà đề tài phải thực hiện. Bởi vậy
trong quá trình nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu một bài tập nghiên cứu khoa
học thì việc đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu là hết sức cần thiết. Hiểu được
điều này, ngay từ đầu tôi đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này như
sau:
+ Tìm hiểu thực tế kĩ năng diễn đạt của trẻ 4 – 5 tuổi qua đọc, kể lại tác
phẩm văn học.
+ Tìm hiểu nguyên nhân việc diễn đạt chưa tốt ở trẻ.
+ Lập kế hoạch và đưa ra biện pháp giáo dục và rèn luyện cho trẻ nhằm
giúp trẻ có kĩ năng đọc, kể diễn cảm từ đó giúp trẻ nói năng mạch lạc, lưu loát,

2
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
đúng ngữ pháp, không ngọng giúp trẻ phát triển trí tuệ thẩm mỹ và hình thành
nhân cách cho trẻ.
Qua việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng các phương pháp dạy trẻ đọc, kể
lại tác phẩm văn học trong chương trình “Chăm sóc – giáo dục trẻ” nhằm phát
triển khả năng diễn đạt cho trẻ, giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm văn học,
bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ phát triển trí tuệ góp phần hình thành nhân cách
cho trẻ.
3. Thời gian, địa điểm.
3.1. Thời gian
Thời gian nghiên cứu: năm học 2009 – 2010
3.2. Địa điểm:
Trường PTCS Đại Dực
Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trong chương trình 150 buổi – cơ sở Phài Giác
3.3. Phạm vi đề tài
Nghiên cứu dạy trẻ 4-5 tuổi “Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo
4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học” trường phổ thông
cơ sở Đại Dực.
3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
“Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc,
kể lại các tác phẩm văn học” tại trường PTCS Đại Dực.
3.3.2. Giới hạn địa ban nghiên cứu.
Điểm trường Phài Giác, trường PTCS Đại Dực – Tiên Yên – Quảng Ninh.
3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát.
- 10 trẻ 4-5 tuổi tại lớp mẫu giáo Phài Giác
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dùng trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại.
3
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
- phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
5. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn
* Về mặt lý luận: Đã có đề tài nghiên cứu về việc rèn đọc, kể diễn cảm cho trẻ
qua các tác phẩm văn học nhưng chưa phù hợp với đối tượng học sinh của
trường PTCS Đại Dực.Nên tôi đã chọn nghiên cứu tiếp đề tài này.
* Về mặt thực tiễn: Do bản thân tôi theo dõi quá trình giảng dạy trẻ đã rút ra
mộ số lỗi mà trẻ 4-5 tuổi hay mắc phải :
- Trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn : đường đi - lường đi …. vv
- Trẻ còn thiếu tự tin, còn rụt rè khi đọc , kể các tác phẩm văn học.
- Trẻ đôi khi quên một số tác phẩm văn học.
4
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI QUA
VIỆC DẠY TRẺ ĐỌC, KỂ LẠI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
II.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt là một quá trình hình thành ở trẻ thói quen nói
đũng ngữ pháp và sự diễn đạt ngôn ngữ có lôgic, có trình tự, hành ảnh qua lời
nói. Luyện cho trẻ nói đúng ngữ pháp theo cấu trúc câu tiếng việt, lời nói loogic
hình ảnh, khi nói phải rũ ràng ngắt nghỉ đũng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu
cảm.
Trẻ 4- 5 tuổi vùng dân tộc: Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai nên kĩ năng
nghe nói tiếng việt cong nhiều hạn chế, phát âm sai do lỗi phát âm của địa
phương.

Đọc, kể diễn cảm là các sử dụng giọng đọc, lời kể có kèm theo cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt để truyền ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng của tác giả gửi gắm trong
tác phẩm và thái độ tâm trạng của người đọc, người nghe.
5
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
II.2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1. Thực trạng
Qua tìm hiểu thực tế 5 năm dạy học trẻ 4-5 tuổi ở vùng cao tôi nhận thấy
việc đọc, kể lại những tác phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế bởi trẻ còn ngọng,
chưa thể hiện đúng ngữ điệu, nhịp điệu cũng như giọng nhân vật trong tác phẩm.
Tôi đã dự giờ đồng nghiệp Lê Thị Tô cơ sở Khe Quang. Tiết 1: bài thơ “Trăng
sáng” (Trần Đăng Khoa).
T
T
Họ và tên trẻ Phát
âm
Ngữ
điệu
Nhịp
điệu
Cường
độ
Ngắt
giọng
Cử chỉ
điệu
bộ
Nhận xét
1 Đặng Thị Hương x x x x x x Đạt
2 Lý Nhật Sâm x x x x x x Đạt

3 Lý Quang Thâu x Chưa đạt
4 Lỷ Văn Là x x x x Tương đối
5 Lạc Văn Sinh x x x x Tương đối
6 Lý Thị Bình x x x x x x Đạt
7 Chìu Tiến Phúc x x x x Tương đối
8 Lý Quang Tiến x x x x x Đạt
9 Nình Thị Mai x x x x x x Đạt
10 Lý Đức Việt x x Chưa đạt
11 Lý Đức Mạnh x x x x Tương đối
12 Lý Văn Dầu x x x x x x Đạt
Nhận xét:
- Số trẻ đạt = 34%
- Số trẻ mắc lỗi nhỏ: 33%
- Số trẻ chưa đạt: 33%
- Số trẻ hững thú đọc: 40%
- Số trẻ chưa hứng thú đọc: 60%
Tiết 2: Kể truyện: Quả trứng
STT Họ và tên trẻ Phát
âm
Ngữ
điệu
Nhịp
điệu
Cường
độ
Ngắt
giọng
Cử chỉ
điệu
bộ

Nhận xét
6
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
1 Đặng Thị Hương x x x x x x Đạt
2 Lý Nhật Sâm x x x x x x Đạt
3 Lý Quang Thâu x Chưa đạt
4 Lỷ Văn Là x x x x x x Đạt
5 Lạc Văn Sinh x x x x x x Đạt
6 Lý Thị Bình x x x x x x Đạt
7 Chìu Tiến Phúc x x x x x x Đạt
8 Lý Quang Tiến x x Chưa đạt
9 Nình Thị Mai x x Chưa đạt
10 Lý Đức Việt x x x x Chưa đạt
11 Lý Đức Mạnh x x x x x x Đạt
12 Lý Văn Dầu x x x x x x Đạt
Trường
Nhận xét:
- Số trẻ kể truyện đạt: 67%
- Số trẻ chưa đạt: 33%
- Số trẻ hứng thú thích kể truyện: 60%
- Số trẻ chưa chú ý: 40%
Qua quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi đã rút ra được thực
trạng dạy học của giáo viên và trẻ ở trường như sau:
* Về phía giáo viên: Khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ truyện còn hạn chế,
giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ bộc lộ cảm xúc,
hấp dấn cuốn hút trẻ.
Phương pháp lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trẻ chưa
cao, trẻ chưa say mê, hào hứng.
Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học dẫn đến giờ học trẻ ít tập
trung chú ý hiệu quả trong tiết học chưa cao.

* Về phía trẻ:
Nghe, hiểu tiếng việt còn chậm dẫn đến việc trẻ chưa hiểu và thuộc nội
dung bài thơ, câu chuyện.
Đọc, nói còn ngọng
Chưa mạnh rạn trong giao tiếp, còn rụt dè, nhút nhát.
Chưa thể hiện đúng ngữ điệu, nhịp điệu cũng như đóng vai của nhân vật.
7
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Kĩ năng kết hợp giữa lời nói và đồ dùng minh hoạ của trẻ còn rời rạc,
chưa đúng.
Chưa hứng thú trong học tập còn lơ là, chểnh mảng dẫn đến tiết học buồn
tẻ, nhàm chán.
II.2.2. Đánh giá thực trạng:
Trẻ đọc, kể diễn đạt tác phẩm văn học còn hạn chế do những nguyên nhân
sau:
* Nguyên nhân thứ nhất:
- Do phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa đổi mới, sáng tạo trong cách
dạy còn dập khuôn dẫn tới kĩ năng diễn đạt của trẻ không được rèn luyện và
phát triển.
- Tôi lấy VD khi dạy bài thơ: “Làm anh” để tiết học dạy trẻ học thuộc thơ đạt
kết quả ngay từ đầu giáo viên đã dùng những thủ thuật gây hứng thú cho trẻ
như: đàm thoại những vấn đề có liên quan đến bài thơ, tranh ảnh minh hoạ và đồ
dùng trực quan sinh động, cô đã trò chuyện và hỏi trẻ với hệ thống câu hỏi dẫn
dắt như sau:
? Trong lớp mình ai có em bé.
? Em trai hay em, gái
? Con có yêu em không
? Con đã làm gì cho em
? Con yêu em như thế nào
Kết hợp cho trẻ xem tranh về “Hai anh em” anh đang chia bánh cho em. Cô đàm

thoại về tranh vẽ:
? Tranh vẽ gì?
? Anh có yêu em mình không?
? Vì sao con biết?
Trẻ hứng thú quan sát và đàm thoại cùng cô, giới thiệu tên bài thơ và tên
tác giả. Cô đọc diễn cảm bài thơ hai lần, giải thích về nội dung bài thơ. Cô đọc
lần thứ ba rồi dạy trẻ đọc theo cô theo phương pháp truyền khẩu, cô đọc nhiều
lần cùng trẻ cho đến khi trẻ thuộc.
8
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Nhưng khi dạy trẻ đọc thơ theo lối truyền khẩu nhiều lần như vậy cô lại
không chú ý đến kĩ năng diễn đạt của mình để truyền lại cho trẻ. Trẻ đọc theo cô
nhiều lần lên mất dần hứng thú, thường thì hai đến ba lần đầu trẻ rất chăm trú
đọc theo cô nhưng những lần sau thì trẻ không chú ý nữa nên đọc rời rạc. Chính
vì thế nên kĩ năng diễn đạt của trẻ không được rèn luyện và phát triển.
* Nguyên nhân thứ hai:
Như chúng ta đã biết trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ngôn ngữ được phát triển
mạnh, ngữ âm được hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng. Nhưng do môi trường
sống của trẻ vì trẻ là người dân tộc ngôn ngữ nói và giao tiếp trong gia đình và
mọi người xung quanh là tiếng mẹ đẻ của trẻ. Ngôn ngữ 1 của trẻ vì không có
chữ viết nên khi trẻ học phát âm, tiếp thu tiếng việt rất khó, hay phát âm ngọng.
Đồng thời trẻ chỉ rèn luyện trên lớp với cô giáo trong khi đó thời gian học của
trẻ thì chiếm 1/3 thời gian trong ngày. Bên cạnh đó thiếu sự quan tâm sát sao
của phụ huynh, đa số phụ huynh phó mặc con cái cho giáo viên, chưa có nhận
thức đúng đắn trong học tập, tiếp thu kiến thức của con em mình. Dẫn tới trẻ
đọc, kể kém, thường tỏ ra nhút nhát, ngồi học ít giơ tay phát biểu, thụ động
trong học tập. Nếu như trẻ được sự quan tâm của gia đình ngoài giờ học trên lớp
ra trẻ được cha mẹ, ông bà hay anh chị kèm cặp, bảo ban thì bản thân trẻ sẽ bạo
rạn, tự tin trong lớp. Những trẻ này thường hay nhanh nhẹn, dễ hoà đồng, hay
gần gũi trò chuyện, tâm sự với cô và mọi người xung quanh. Từ những hoạt

động đó phần nào cũng giúp tâm lý trẻ thoải mái, mạnh rạn trong giao tiếp đồng
thời vốn từ của trẻ được phát triển phong phú và đa dạng, trẻ hiểu được ý ngiax
của từ vựng thông dụng, phát âm đúng như phát âm của ngươi lớn, biết dùng
ngữ điệu khi giao tiếp, nói năng mạch lạc, gẫy gọn.
II.2.3. Các biện pháp
Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức văn học:
Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần phải
yêu văn học, say mê văn học, thích thú tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp
trong tác phẩm văn học, tích luỹ kiến thức hiểu biết về văn học nói chung và cụ
thể là các bài hơ, câu truyện, đặc biệt là thơ truyện mầm non.
9
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Để áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả ngoài việc nghiên cứu tác
phẩm gia giáo viên cần phải chú ý tới việc nghiên cứu các tài liệu sách báo,
truyền hình.
Bản thân tôi luôn tranh thủ thời gian rảnh như giờ ra chơi hay trong ngày
nghỉ giành 1 đến 2 tiếng để đọc tài liệu giành cho giáo viên mầm non, các loại
sách “phương pháp phát triển lời nói”, phương pháp làm quen truyện thơ giành
cho lứa tuổi mầm non, tập san giáo dục mầm non bồi dưỡng hè, xem các bài
soạn mẫu gợi ý, sưu tầm sách truyện mẫu giáo phù hợp để đọc cho trẻ nghe.
Bên cạnh đó cũng cần tìm đọc các loại báo chí liên quan đến chương trình
giáo dục, xem truyền hình có những chuyên mục bổ ích giành cho giáo viên
mầm non như chương trình thiếu nhi…
Tôi thấy biện pháp cập nhật thông tin, làm giàu vốn hiểu biết sâu về
chuyên môn nghề nghiệp là phương tiện làm phong phú tâm hồn nâng cao trình
độ biết cảm nhận cái hay cái đẹp trong các tác phẩm thơ, truyện, có cảm xúc với
thơ truyện, rất yêu thích tác phẩm thì dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá
nội dung tác phẩm văn học mang lại hiệu quả cao trên các tiết học thơ tuyện.
Đồng thời thông qua việc tự học bồi dưỡng kiến thức văn học giúp giáo viên
hiểu rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn.

Cho nên trong quá trình giảng dạy đọc một bài thơ hay, kể lại câu chuyện
cho trẻ giáo viên phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác
định được nhịp đọc, phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuạt gì? so sánh nhân
h), biết được nội dung bài thơ câu chuyện nhắn gửi điều gì? từ đó áp dụng
những hiểu biết của mình vào việc truyền thụ cho trẻ kĩ năng nghe, nhớ, biết thể
hiện tính các thông qua giọng điệu, cử chỉ, lời nói. Đồng thời gợi cảm xúc, thúc
đẩy quá trình nhận thức đạo đức ở trẻ.
VD1: Bài thơ: “Em vẽ”
Em vẽ
Con gà trống
Mào đỏ tươi
………….
10
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
………….
Em vẽ
Nhiều mái trường
Tươi mái đỏ
Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắt ta con gà trống, con
mèo lười, thật sống động một con gà trống mới chỉ nghe thôi chưa được nhìn,
được ngắm mà đã cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của con gà.
VD2: Với nghệ thuật nhân cách hoá nhà thơ “Đàm Thị Lan Luyến” đã viết lên
bài thơ “Em yêu nhà em”.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mập lưng ong
Có ông ngô bắp dâu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ

Em là chị tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc dế mèn ngân thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được là nhà của em.
Bài thơ đã nói lên một vẻ đẹp sinh động, ngộ ngĩnh đáng yêu vây quanh
ngôi nhà em bé, là cho người nghe bài thơ cảm nhận thấy như mình đang xích
gần đến với những gì viết trong thơ.
* Hiệu quả: ở biện pháp này bước đầu khiến trẻ làm quen với tác phẩm văn học
từ đó bắt đầu hình thành ở trẻ khả năng nghe, đọc, hiểu, cảm nhận cái hay, cái
đẹp trong tác phẩm, có cảm xúc với thơ, truyện, yêu thơ, truyện. Dẫn tới trẻ đã
thể hiện được tình cảm, tính cách giọng kể điệu bộ minh hoạ của các nhân vật
nhân hoá trong bài.
11
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Biện pháp 2: Bồi dưỡng phương pháp để tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen
với văn học.
1. Nghiên cứu đối tượng:
Bằng phương pháp trực quan cô phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của
từng trẻ. Vì trẻ cùng độ tuổi (4-5 tuổi) cùng một năm nhưng có sự chênh lệch về
tháng tuổi nên sự phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ không đồng đều.
Nhiều trẻ đọc, kể chọn câu đầy đủ rõ dàng mạch lạc, nhưng cũng có
những trẻ đọc, kể ngắt nghỉ thay đổi ngữ điệu chưa đúng trên cơ sở đó giáo viên
cần chú ý tới việc đề ra yêu cầu bài dạy phù hợp với từng đối tượng trẻ.
- Đối với những trẻ về tư duy ngôn ngữ tốt khi không chỉ dạy trẻ đọc kể thuộc
mà còn tập cho trẻ cách thể hiện giọng đọc kể kết hợp điệu bộ minh hoạ, động
tác mạnh dạn và tự tin hơn.
- Đối với trẻ tư duy ngôn ngữ còn hạn chế giáo viên cần có biện pháp tập cho trẻ
động viên khuyến khích trẻ hứng thú tham gia luyện tập, chú ý theo dõi để sửa
sai cho trẻ.

- Qua tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy về mặt tâm lý nhiều trẻ trong lớp rất mạnh
dạn, tự tin trong trường hợp này tôi sử dụng phương pháp nêu gương để phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, còn đặc biệt những trẻ nhút nhát
thường sử dụng phương pháp động viên khích lệ trẻ để tạo cho trẻ sự tin tưởng
và mạnh dạn tham gia các hoạt động trên tiết học tốt hơn.
- Hiệu quả: Khi áp dụng phương pháp này giáo viên sẽ phân loại được từng đối
tượng trẻ từ đó đề ra những biện pháp thích hợp giáo dục cho hợp lý để trẻ tiếp
thu nội dung bài học một cách tốt nhất.
2. Phương pháp trực quan.
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng tư
duy của trẻ trực quan hành động của trẻ chỉ tập trung chú ý và ghi nhớ những gì
mà trẻ cảm thấy thích thú, trẻ mầm non thường “thích là mau chán, chóng nhớ
dễ quên” vì thế giáo viên nên chuẩn bị đồ dùng dạy học gồm các tranh ảnh, mô
hình vật thật đầy đủ, phong phú đa dạng phù hợp với từng nội dung của từng bài
dạy.
12
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Nhưng cũng có một số thể loại kém phần quan trọng thu hút sự chú ý của
trẻ đó là đưa vào sử dụng rôi tong các tiết học.
VD: Bài thơ “Em vẽ”, sử dụng tranh ảnh kết hợp với mô hình.
Chuyện “ Cáo thỏ gà trống” sử dụng tranh ảnh kết hợp rối.
Thơ “Tết vào nhà” sử dụng vật thật (hoa đào, áo hoa).
Ngoài ra cô giáo cần chú ý tạo môi trường học tập cho trẻ hàng ngày được
trực tiếp quan sát không chỉ trong tiết học nà còn mọi lúc mọi nơi.
* Hiệu quả: phương pháp này khi đưa vào các tiết học ở trường mầm non nói
chung và các tiết học đọc thơ, kể chuyện nói riêng sẽ khiến trẻ hứng thú và ghi
nhớ bài học nhanh và nhớ lâu. Vì trực quan sinh động sẽ là hình ảnh cụ thể nhất
khiến trẻ tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động. Qua đó rèn luyện cho trẻ khả
năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ.
3. rèn luyện phương pháp đọc, kể.

Đối với phương pháp đọc kể trước hết giáo viên phải xác định được giọng
đọc kể của từng tác phẩm thơ, truyện đọc kể phải bộc lộ được cảm xúc qua ánh
mắt, cử chỉ điệu bộ minh hoạ phù hợp với nội dung câu chuyện. Bởi trong các
tác phẩm đều có giọng đọc kể hay điệu bộ minh hoạ giống nhau.
VD: Khi đọc bài “Em yêu nhà em”
Cô đọc nhẹ nhàng êm dịu thể hiện tình cảm trìu mến, chú ý ngắt giọng
trong các câu thơ:
Cục ta/ cục tác/ khi vừa đẻ xong
Có ông ngô bắp/ râu hồng như tơ
Có ao muống/ với cá cờ
Ếch con học nhạc/ dề mèn ngâm thơ.
VD: Câu chuyện “Tích Chu” đoạn đàu kể chậm rãi chú ý nhấn vào chi tiết “có
thứ gì ngon bà cũng thưởng Tích Chu, ban đêm Tích Chu ngủ, bà thức để quạt
cho Tích Chu” và câu so sánh “Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn
biển”.
- Rồi giọng nói của bà chậm rãi, mệt mỏi hơn, nhỏ hơn bình thường thể hiện ở
câu “Tích Chu ơi … khô cả cổ rồi”.
13
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
- Giọng của Tích Chu kêu lên hốt hoảng lo sợ, cường độ giọng nói hơi to hơn và
nhịp độ giọng cũng nhanh hơn bình thường ở câu Tích Chu gọi bà “Bà ơi bà trở
lại thành người với cháu đi … bà uống”. Khi kể hơi kết hợp với ánh mắt cử chỉ
hốt hoảng lo sợ bộc lộ lên vẻ mặt của cô giáo.
Giọng Tích Chu tha thiết.
Giọng bà chậm dãi và hơi nhỏ hơn.
Giọng bà tiên từ từ nhẹ nhàng …
Kể chú ý vào các chi tiết Tích Chu lặn lội lê đường để lấy nước suối tiên
cho bà uống và câu “Từ đấy Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà”.
Qua chương trình giảng dạy tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan trọng,
qua đọc kể giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung tác phẩm, tập trung chú ý, xuất

hiện sự hồi hộp, lo lắng chờ đợi được thể hiện trên trẻ. Chính vì thế mà tôi
thường xuyên chú ý tời việc luyện tập giọng đọc kể cho chính mình.
Trước hết tôi xác định giọng đọc, phối hợp ánh mắt cử chỉ, điẹu bộ minh
hoạ tự nhiên thoải mái, đơn giản, hấp dẫn phù hợp với nội dung. Tôi cho đây là
một vấn đề quan trọng đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn luyện về khả năng này
bằng cách:
- Nghe băng đĩa chuyện thơ dành cho trẻ mầm non.
- Học hỏi qua các giáo viên dạy giỏi môn làm quen văn học.
- Dự giờ mẫu các trường mầm non có chất lượng cao.
- Chú ý lắng nghe ý kiến góp phần xây dựng tiết dạy cần ghi chép những điều
tâm đắc để học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Kiên trì chịu khó tự học, tự bồi dưỡng tập đọc, tập kể nhiều lần, để bộc lộ được
cảm xúc, phản ánh đúng nội dung tác phẩm.
* Hiệu quả: Qua việc áp dụng phương pháp này tôi thấy bản thân mình có
những hiểu biết phong phú, những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế mang lại
hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Từ đó vận dụng vào giảng dạy một cách
khoa học và khiến trẻ dễ dàng hiểu được nội dung tác phẩm, ghi nhớ kiến thức,
kĩ năng bài học một cách sâu sắc, tự nhiên và hào hứng.
Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ làm quen văn học qua các hoạt động:
14
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Trong một tiết học trước tiên cô phải suy nghĩ tìm cách vào bài sao cho
sinh động, hấp dẫn để gây sự chú ý tập trung tích cực tham gia vào các hoạt
động cùng cô. Vào bài có thể là trực hay gián tiếp điều này còn phải phụ thuộc
vào khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ.
VD: Bài thơ “Em vẽ” tiết dạy trẻ đọc thơ.
Cô phối hợp âm nhạc cho trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con”. Các
con vừa hát bài gì? ở nhà các con có nuôi gà, mèo không? các con có yêu chúng
không?
Cô có một bài thơ nói về một em bé rất yêu quý các con vật và em đã thể

hiện tình yêu đó như thế nào, các em hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Em vẽ”.
VD2: Cây khoai lang: cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
Các con vừa hát bài gì? Các con có yêu bà mình không? yêu bà các con
làm được những gì cho bà? ở nhà bà có yêu các con không? Có một câu chuyện
rất hay kể về một bạn nhỏ bố mẹ mất sớm và ở với bà, bà rất thương yêu bạn
nhỏ còn bạn có yêu bà của mình không, các con hãy lắng nghe cô kể chuyện
“Cây khoai lang”.
1. Quá trình hướng dẫn:
Cô giáo biết vận dụng phương pháp dạy trẻ linh hoạt sáng tạo, tích hợp
nội dung các môn học với tiết làm quen với văn học thơ chuyện nhằm kích thích
trẻ hứng thú lĩnh hội nhiều kiến thức kĩ năng trong một thời gian hoạt động trên
tiết học mà không bị nhàm chán.
VD: Bài thơ “Em vẽ”
Chuyện “Quả trứng”, “Quả chứng của ai” …
Cô nên kết hợp với âm nhạc có nội dung phù hợp là các bài: “Cháu thương chú
bộ đội:, “Gà trống mèo con, cún con”, “Ai cũng yêu chú mèo”, “Nhà em có con
gà trống”…
Các hoạt động được đan xen nhau tạo nên các bước chuyển tiếp nhẹ
nhàng, logic kích thích trẻ tò mò, ham hiểu biết của trẻ cũng như duy trì sự hứng
thú, sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ hào hứng đến với các tác phẩm thơ,
truyện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ở trẻ sự yêu thích
15
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
ngôn ngữ nghệ thuật, kĩ năng đọc thơ, kể lại câu chuyện, qua đó hình thành ở trẻ
kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học thúc đẩy sự phát triển nhận thức và cảm xúc ở
trẻ.
2. Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thơ chuyện ở mọi lúc mọi nơi:
* Trong một số giờ học:
VD: Môn MTXQ tìm hiểu về “Một số loại rau” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ
“Họ nhà rau”, “cây cải nhỏ”.

Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình có hai chân có mỏ, lồng vào trẻ
đọc bài thơ “con gà”.
Tìm hiểu về Bác Hồ, cô lồng vào bài thơ “Bác Hồ của em”.
VD: Môn toán, dạy số lượng 5, lồng vào trẻ đọc bài thơ “họ nhà rau”, hỏi trẻ
trong bài thơ kể về máy loại rau, trẻ đếm và nói có 5 loại rau.
Hoặc cho trẻ chuyển tiếp vừa đi vừa đọc bài thơ, vừa cất đồ dùng vừa
quay sang hỏi trẻ trong bài thơ “Đi đám lợn con”, mua về được những gì? Cho
trẻ kể xem được bao nhiêu thứ (trẻ nói kết quả).
VD: Môn âm nhạc dạy hát bài “cháu yêu bà”
Cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Giúp bà” nhằm giáo dục trẻ yêu bà và
giúp đỡ bà.
VD: Môn tạo hình đề tài “Vẽ hoa” cô có thể lồng vào giáo dục trẻ biết tự chăm
sóc vườn hoa … kết hợp đọc bài thơ “Chăm vườn hoa” hoặc “Vẽ con cá” cô
lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Con cá vàng”.
* Hiệu quả: Khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy tiết học sôi nổi, vui vẻ,
trẻ tự nhiên trong giao tiếp, tiếp thu bài học một cách tự nhiên và có hiệu quả.
Các trẻ vừa được luyện nói tiếng việt lại vừa có sự liên kết kiến thức có hệ
thông. Từ đó tác phẩm văn học có thể trở thành nguồn gốc của những nhận thức
đạo đức ở trẻ.
* Trong các hoạt động khác:
Trong những giờ đón trả trẻ tôi thường đưa thơ truyện vào đọc cho trẻ
nghe, dạy trẻ đọc tôi chú ý tìm những bài thơ câu chuyện phù hợp với từng chủ
điểm.
16
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
VD: Vào đầu năm học tôi thường tìm những bài thơ như “Bạn mới đến trường”,
vào giờ đón trẻ cho trẻ đọc thơ “Lời chào buổi sáng” … nhằm giúp trẻ hiểu và lễ
phép chào hỏi, biết thương yêu, quan tâm giúp đỡ bạn bè.
Hay nhân dịp 8/3 tôi đưa vào cho trẻ đọc một số bài thơ, câu chuyện có ý
nghĩa về bà và về mẹ, cô giáo như “Quà 8/3”, “Giúp bà”, “Cô và mẹ” … Qua đó

giúp trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 8/3 ngày của bà và mẹ, cô giáo từ đó trẻ biết
quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo, bạn gái….
Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát hoa hồng lồng
vào cho trẻ đọc bài thơ “Ông mặt trời”, “Nắng mùa hè” qua đó cho trẻ biết về
nắng nóng của mùa hè, giáo dục trẻ đi học phải đội mũ, nón…
Vào giờ vệ sinh rửa tay, lau mặt cho trẻ, trước giờ vệ sinh tôi lồng vào
đọc bài thơ “Rửa tay sạch sẽ” giúp trẻ chú ý hơn trong việc thực hiện rửa tay,
leu mặt tốt có hiệu quả.
Giờ hoạt động vui chơi cô cho một số trẻ về góc xem truyện tranh, tập kể
chuyện sáng tạo, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh…
* Hiệu quả: Khi kết hợp phương pháp này sẽ thu hút trẻ tham gia học tập, mong
muốn được đến trường, đồng thời tăng cường sự trao đổi trong giao tiếp giúp trẻ
hiểu thêm và hiểu biết về mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Hình thành kĩ
năng trong việc phát triển tư duy nhận thức của trẻ, góp phần hình thành nhân
cách, đạo đức trong cá thể từng trẻ.
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh:
Công tác phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất
quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ
huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học để từ đó đưa ra
biện pháp cụ thể.
Bằng cách cô ghi nội dung các bài thơ câu chuyện ở góc độ tuyên truyền,
nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học.
- Động viên phụ huynh cung cấp truyện sách, tranh ảnh cho trẻ.
17
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
- Hàng ngày đến giờ đón trả trẻ cô gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về việc tiếp
thu trên lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng
cho trẻ.
- Trên các tiết học tôi đều theo dõi để tìm ra những sai sót của trẻ rồi tìm cách

gặp phụ huynh và trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ trẻ thêm ở nhà.
- Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, dọc thơ, kể truyện hay, diễn cảm tôi cũng gặp và
trao đổi với phụ huynh để về nhà bố mẹ động viên và khen ngợi kịp thời.
* Hiệu quả: ở biện pháp này hiệu quả thu được rất cao các trẻ nhận được sự
quan tâm của gia đình, mọi người giúp vốn từ của trẻ được phát triển phong phú
và đa dạng trẻ sẽ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông. Đồng thời
trẻ sẽ bạo rạn, tự tin trong các hoạt động hàng ngày. Song song điều đó nhờ cớ
sự phối kết hợp với phụ huynh mà bản thân giáo viên sẽ hiểu được tâm lý những
khiếm khuyết của trẻ từ đó có biện pháp cụ thể phù hợp để từng trẻ được phát
triển về mọi mặt đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau 1 năm thực hiện đề tài làm quen văn học bản thân tôi không ngừng
phấn đấu học tập, chịu khó tham khảo, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm
đồng nghiệp.
Ngoài ra còn được sự chỉ đạo sát sao chuyên môn của nhà trường tôi đã vững
vàng hơn trong tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với văn học.
Qua phương pháp tôi áp dụng trên đã thu được hiệu quả, đặc biệt trẻ hứng
thú tham gia vào các hoạt động, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với
những năm trước đây.
Kết quả Số lượng trẻ Chưa áp
dụng chuyên
đề
Sau khi áp dụng
chuyên đề
- Đọc diễn cảm 12 50% - 60% 70% - 80%
- Thuộc nhiều, nhanh 12 70% - 75% 85% - 90%
- Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt 12 65% - 70% 80% - 90%
18
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Giáo viên mầm non phải thường xuyên học hỏi bằng nhiều hình thức và
mở rộng học đại học tại chức, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn tham khảo tài
liệu chuyên ngành, học hỏi đồng nghiệp để có kiến thức sâu rộng trong chuyên
môn, kịp thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao về mọi
mặt.
Là giáo viên mầm non phải có tâm hồn cao đẹp, trái tim nhân hậu, yêu
nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý và khả năng nhận biét của trẻ từ đó để có biện
pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ.
Thông qua chuyên đề làm quen văn học này, trước hết giáo viên phải yêu
thích văn học có khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, có khả năng cảm nhận
cái hay cái đẹp trong tác phẩm thơ chuyện, hiểu biết và thể hiện bằng chính cảm
xúc của mình, phải xác định được giọng đọc của từng bài thơ câu chuyện.
- Phải luyện giọng đọc, kể diễn cảm phồi hợp với ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh
hoạ phù hợp với nội dung tác phẩm. Nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ.
- Phải chú ý đầu tư nghiên cứu tìm ra phương pháp dẫn trẻ có sáng tạo phù hợp
mang lại hiệu quả cao.
- Biết lồng ghép nội dung hợp lý trên các tiết học và hoạt động trong ngày một
các nhẹ nhàng không áp đặt trẻ.
- Chú ý thường xuyên rèn kĩ năng nghe, đọc cho trẻ.
- Phải biết xử lý tốt các tình huống sư phạm, luôn tìm các tạo tình huống cho trẻ
để trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu, tạo cơ hội để trẻ được thực hiện sở thích của
mình.
- Tạo cơ hội để trẻ sửa sai những điều trẻ chưa thực hiện được.
- Chú ý tới việc phối hợp phụ huynh để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ
được làm quen với các tác phẩm thơ truyện một cách đầy đủ.
Với những kinh nghiệm trên đưa vào áp dụng dạy trẻ làm quen văn học
cũng chưa đủ để mang lại hiệu quả cao cho trẻ khi còn thiếu sự chuẩn bị đồ
dùng đồ chơi. Vì thế việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ làm quen văn học là
19
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học

một vấn đề rất quan trọng. Cho nên muốn thành công cô giáo phải chuẩn bị đồ
dùng đồ chơi đầy đủ hấp dẫn phù hợp với từng nội dung của câu chuyện, bài
thơ. Cần chú ý tới “màu sắc đẹp phong phú” để thu hút sự chú ý tập trung của
trẻ, sắp xếp môi trường thuận lợi tạo cảm xúc kích thích trẻ đến với môi trường
văn học.
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Ngành giáo dục mầm non là ngành học có vị trí đặc biệt quan trọng trong
sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ ở ban đầu của sự hình thành và phát triển
nhân cách con người. Chính vì vậy những cô giáo mầm non cần làm vai trò
nhiệm vụ của mình, luôn quan tâm bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho
trẻ vì kĩ năng diễn đạt đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
của trẻ, giúp trẻ hiểu được tác phẩm văn học và cuộc sống xung quanh trẻ, kích
thích lòng ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp và tạo ra cái đẹp.
Muốn rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho trẻ 4-5 tuổi qua việc đọc, kể lại tác
phẩm văn học hiệu quả cao thì người giáo viên phải biết kết hợp các phương
pháp giảng dạy một cách linh hoạt khéo léo, không nói ngọng và đặc biệt có
20
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
lòng yêu nghề mến trẻ thiết tiểu học xứng đáng là “người mẹ hiền, cô giáo giỏi,
thầy thuốc tốt”.
Việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho trẻ 4-5 tuổi qua việc đọc, kể lại tác
phẩm văn học là một vấn đề bức xúc, quan trọng vì vậy mỗi cô giáo phải tự rèn
luyện mình để dạy các cháu tốt hơn góp phần nhỏ bé của mình trong việc vun
trồng những mần non tương lai của đất nước.
III. 2. Kiến nghị:
Qua việc nghiên cứu đề tài này để nâng cao hiệu quả dạy và học tôi có
một số ý kiến sau:
* Đối với phụ huynh.
Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình, thường xuyên

quan tâm tới việc học của con em mình.
*Đối với nhà trường:
Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn
nhằm đạt kết quả cao hơn.
Đại Dực, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Thuỷ
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
21
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC
Nội dung Trang
I. Phần mở đầu 1
I.1. Lý do chọn đề tài 1
I.1.1. Cơ sở lý luận 1
I.1.2. Cơ sở thực tiễn 1
I.2 Mục đích nghiên cứu 2
I.3. Thời gian địa điểm 3
I.3.1. Thời gian 3
1.3.2. Địa điểm 3
I.3.3. Phạm vi đề tài 3
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 3
I.3.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu 3
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát 3
I.4. Phương pháp nghiên cứu 3
I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn 3
II. Phần nội dung 5
22
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua việc dạy trẻ đọc, kể lại các tác phẩm văn học
Chương I: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho trẻ 4-5 tuổi qua việc dạy trẻ
đọc, kể lại tác phẩm văn học
5
Cơ sở lý luận 5

Chương II: nội dung vấn đề nghiên cứu 6
II.2.1. Thực trạng 6
II.2.2. Đánh giá thực trạng 8
II.2.3. Các biện pháp 9
V. Kết quả đạt được 18
VI. Rút ra bài học kinh nghiệm 18
Phầm III. Kết luận, kiến nghị 20
III.1 Kết luận 20
III.2 Kiến nghị 20
23

×