Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng của nền văn hóa việt nam trong thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.31 KB, 6 trang )

Thực trạng của nền văn
hóa Việt Nam trong thời kì
đổi mới
Văn hóa là gì? Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân hay
cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng
bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống và lối sống mà
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Nói đến thực trạng văn hóa ở Việt Nam hiện nay, đã có nhiều bạn có ý kiến
muốn hình dung một trạng thái khủng hoảng. Nhóm tôi muốn hình dung hiện
trạng văn hóa ở Việt Nam như một trạng thái chuyển tiếp, giao thời. Xác định này
dường như thích hợp cả cho một bao quát tương đối ngắn hạn (vài ba chục năm trở
lại đây), lẫn cho một bao quát tương đối dài hạn hơn (từ cuối thế kỷ trước đến hiện
nay).
Việc chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa, diễn ra từ 6-7 năm trở lại đây, đã
khiến cho mấy năm qua và những năm sắp tới trở thành thời chuyển tiếp, thời của
xã hội hậu bao cấp, trong đó những thiết chế kiểu bao cấp cũ chưa bị thay thế hết,
thậm chí còn có cơ đòi phục hồi nguyên trạng (lấy cớ ở những hệ quả được gọi là
"xuống cấp", "hỗn loạn" chỉ vừa gặp phải trong bước chuyển đổi), trong khi đó,
những thiết chế mới gần như chỉ mới là những nhân tố, những tiền đề, còn đang
trên đường hình thành.
Sự kiện chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa nói trên đồng thời còn đánh
thức dậy một sự chuyển tiếp đã khởi lên từ đầu thế kỷ này (thậm chí từ những năm
cuối thế kỷ trước) mà nội dung là chuyển từ một nền văn hóa dân tộc

kiểu Đông Á trung đại (vốn là hỗn dung giữa những chất liệu và
kiểu thức của hai mô hình: văn hóa Trung Hoa cổ-trung đại và văn
hóa bản địa) sang một văn hóa khác, ở đấy vẫn bảo tồn ở mức nhất
định các thành tố văn hóa đã có (bản địa + tiếp nhận Trung Hoa)
đồng thời có sự tiếp nhận cả chất liệu lẫn kiểu thức của mô hình


văn hóa phương Tây (Tây Âu) ; nguồn tiếp nhận mới mẻ này có một tác dụng
khách quan là làm biến đổi văn hóa truyền thống, khiến cho nền văn
hóa ấy, vốn đóng kín trong một khu vực giao tiếp quốc tế hẹp, phải
chuyển động theo hướng của quá trình hội nhập vào văn hóa
chung của nhân loại.
Dưới đây, với mục địch nghiên cứu, chỉ xin đề cập một số lĩnh vực và vấn đề.


1.

Lĩnh vực Văn hóa chính trị
Có thể chọn một giác độ phân loại theo đó chính trị và văn hóa như hai hình
thái tương đối độc lập so với nhau. Nhưng ở một giác độ khác, vẫn có thể

xem chính trị như phương diện biểu hiện quan trọng nhất của văn
hóa quản lý.
Ở thời bao cấp, văn hóa quản lý được đặc trưng bởi xu thế " nhà nước hóa",
"quốc doanh hóa", xu thế hoạch định, chỉ huy và kiểm soát mọi lĩnh vực đời
sống xã hội và sinh hoạt con người từ một trung tâm ("trung ương"). Bộ máy
quản lý phình lên thành "hệ thống quan liêu". Bên cạnh đó, ý thức hệ được sử
dụng như một nhân tố, một công cụ, một nguyên tắc của quản lý.

Ở thời bao cấp, văn hóa quản lý được đặc trưng bởi xu thế "nhà nước
hóa", "quốc doanh hóa", xu thế hoạch định, chỉ huy và kiểm soát mọi
lĩnh vực đời sống xã hội và sinh hoạt con người từ một trung tâm ("trung
ương"). Bộ máy quản lý phình lên thành "hệ thống quan liêu". Bên cạnh
đó, ý thức hệ được sử dụng như một nhân tố, một công cụ, một nguyên
tắc của quản lý.
Sang thời hậu bao cấp, hai đặc trưng trên được giảm thiểu đôi chút,
đồng thời với một biến đổi khác về thành phần nhân sự của bộ máy

(hàng ngũ "công thần" nhường chỗ cho hàng ngũ "danh thần", − nhưng
biến đổi này có một nguyên uỷ khác hẳn).
Nhìn vào những hiện tượng như các việc chuẩn bị cho những cải cách hành
chính, hoặc những thành quả do áp dụng nguyên tắc "phi ý thức hệ" trong hoạt
động đối ngoại…, chúng ta có cảm tưởng về sự hình thành quan niệm và trình
độ quản lý mới. Nhưng chứng kiến hàng loạt hiện tượng như ô dù, bè phái,
tham nhũng, lạm quyền, như "xử lý nội bộ" các tội phạm kinh tế hoặc hình sự,
như những việc đánh đấm và đe nẹt về tư tưởng, như những căng thẳng trong
quản lý tôn giáo, như những biện pháp "xếp sắp trước" trong bầu cử, v.v… và
v.v…., ta lại có ấn tượng rõ nét về một thời chưa qua, về một trình độ và quan
niệm chưa hề thay đổi trong văn hóa quản lý.

2.

Lĩnh vực Văn hóa Pháp lí
Trong xu thế hội nhập và phát triển thì việc hài hoà hoá các giá trị của nền văn hoá
pháp lý Việt Nam với văn hoá chung của các quốc gia, dân tộc khác trên các lĩnh vực
là vấn đề tất yếu khách quan. Việc nhận diện về thực trạng thấp kém của nền văn hoá
pháp lý nước ta hiện nay là thiết thực và cần thiết. Đó là:

Thứ nhất,

mặt bằng dân trí nói chung và dân trí pháp lý nói riêng còn rất thấp:
trước cách mạng tháng 8-1945 trên 90% dân số nước ta mù chữ. Ngày nay tất cả các
tỉnh thành trong cả nước đã cơ bản xoá mù và phổ cập tiểu học, trung học cơ sở. Điều
này cho thấy tình hình dân trí đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với nền tảng như
vậy vẫn còn nhiều khó khăn để có thể nâng cao dân trí pháp lý và văn hoá pháp lý đối


với nhân dân. Do tính đặc thù của giáo dục, đào tạo pháp luật khó có thể phổ cập

được cho mọi đối tượng xã hội nên mặt bằng dân trí pháp lý được cải thiện chậm
hơn và không đồng đều giữa các đối tượng xã hội, vùng, miền ở nước ta. Hiện
nay chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo luật với nhiều hệ và hình thức đào tạo khác nhau
nhưng không có nghĩa là mọi người đều được học luật và pháp luật đến được với mọi
người dân ở mọi lúc mọi nơi.

Thứ hai, ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn hạn
chế: Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật với tính cách là yếu
tố của văn hoá pháp lý có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ chế hành vi của các chủ
thể. Mặc dù vậy, đây lại là một điểm yếu lớn nhất được nhận thấy trong thực tiễn pháp
lý ở nước ta hiện nay. Ý thức tôn trọng pháp luật của một số cơ quan nhà nước và
công chức nhà nước chưa cao. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật không phải do
kém hiểu biết mà nguyên nhân chính là coi thường pháp luật. Chẳng hạn có địa
phương vì quyền lợi của mình mà đặt ra những qui định mang tính cát cứ gây cản trở
cho việc thực thi pháp luật, trong khi chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối
với mọi hoạt động của các cơ quan công quyền. Mặt khác, do quan niệm của một bộ
phận nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ và đúng đắn tính tối thượng của pháp
luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nên ít sử dụng quyền pháp luật hoặc chưa tự
giác thi hành nghĩa vụ pháp luật.

Thứ ba, ảnh hưởng của các phong tục, tập quán lạc hậu và lối sống cũ còn nặng
nề: Việt Nam là một quốc gia ở phương đông thường coi trọng các giá trị của đạo đức,
tập quán trong điều chỉnh hành vi và quản lý xã hội do vậy sự phát triển ưu trội của
quan hệ đạo đức so với các quan hệ chính trị, pháp luật là một thực tế. Đa phần dân
cư nước ta làm nghề nông nặng tính khép kín bởi cộng đồng làng-xã. Mặt trái của tính
quần cư cho thấy đó là sự cục bộ địa phương, chủ nghĩa gia đình, dòng tộc..tạo nên
sức ì lớn theo tính hướng nội, ít chủ động giao lưu bên ngoài, không nhạy bén đón bắt
những cơ hội đổi thay của thời đại và một số nhân tố nổi trội bị san lấp hoặc coi
thường. Đặc biệt một số phong tục, tập quán cũ, lạc hậu vẫn được duy trì trong cộng
đồng gây cản trở lớn đối với quá trình toàn cầu hoá trên các lĩnh vực.


Thứ tư, ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ về tư duy và hành vi còn lớn: Việc đổi
mới với thời gian còn ngắn chưa đủ để chúng ta xoá hẳn được tư duy của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, tích luỹ được các kinh nghiệm trong xây dựng
pháp luật, ứng xử pháp luật và nhận thức các giá trị của pháp luật, kinh tế thị trường
và xu thế toàn cầu hoá. Điều khó khăn là chúng ta chưa có được một nhận thức tổng
thể và cụ thể cho quá trình đổi mới và phát triển nên có khi còn do dự, chần chừ thiếu
dứt khoát trong lúc đó toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

3.

Lĩnh vực Văn hóa đạo đức
Có một luồng dư luận đang thịnh hành, nói đến một hiện trạng gọi là
"xuống cấp" về đạo đức xã hội. Mình nghĩ là chỉ nên nói đến sự xuống
cấp của nhà cửa, đường sá, cầu cống, trang thiết bị… tóm lại là thế giới
đồ vật trong quan hệ với sự đánh giá của con người về chất lượng sử
dụng của chúng. Còn đối với những phẩm chất của hoạt động tinh thần
như văn hóa, giáo dục, đạo đức… thì trạng thái sút giảm phẩm chất phải
được gọi là sự suy thoái.


Có hiện trạng suy thoái đạo đức hay không? Nếu để ý, ta có thể thấy
xưa nay hiếm lúc nào, chỗ nào mà những người có yêu cầu cao về đạo
đức sống trong thời đó, nước đó lại không "kêu ca" về sự suy thoái đạo
đức, − lời kêu ca có ý nghĩa như một sự đòi hỏi cao đối với đương thời.
Hiện tại ở ta, nếu có bộc lộ hàng loạt hiện tượng khiến người ta xem
như suy thoái đạo đức, thì điều này cũng gắn với trạng thái giao thời.
Tính giao thời khiến cho những ứng xử thích nghi, những sự chuyển
định hướng giá trị ở con người, − bị nhoè lẫn với sự suy thoái.
Gắn với "thời gian nhỏ" của chuyển tiếp, chúng ta buộc phải quay lại

phân tích trạng thái đạo đức thời bao cấp, dù chỉ đôi nét cần thiết. Thời
của xu thế nhà nước hóa cũng là thời của xã hội viên chức hóa, xã hội
đơn cực tập trung. Xã hội chính thống thời bao cấp không thừa nhận tư
hữu, − cái mà nó muốn xóa bỏ. Điều đó cũng có nghĩa là nó không thừa
nhận các giá trị cá nhân trên thực tế, chứ không phải chỉ trên lời tuyên
bố. Giá trị cá nhân, nhân cách vốn có thể xem như một sở hữu tinh
thần; chỉ khi được xã hội thừa nhận, người ta mới cần giữ gìn, bồi đắp
nó. Tình thế không được thừa nhận nói trên tạo khả năng tự tha hóa của
giá trị cá nhân. Những khuôn mẫu đẹp về đạo đức, đối với số người này
là những chuẩn mà họ hướng tới một cách chân thành và có ảo tưởng
là sẽ thực hiện được; đối với số người khác, đó lại chỉ là một số quy
phạm mà nếu lợi dụng được thì sẽ có lợi. Những năm cuối thời bao cấp
cũng là những năm mất uy tín và phá sản của hàng loạt khuôn mẫu đạo
đức được xây dựng nên bằng lý thuyết và được truyền bá liên tục suốt
thời gian trước; sự phá sản này làm nảy sinh trạng thái hư vô về đạo
đức; tiếp theo trạng thái hư vô là sự nảy sinh thói thực dụng. Đến thời
hậu bao cấp này, thói thực dụng vừa trở nên phổ biến, vừa trở nên phức
tạp hơn. Nó không chỉ còn là, chủ yếu không còn là phản ứng lại sự
tuyên truyền các quy phạm đạo đức trước kia. Tính thực dụng giờ đây
dường như có khía cạnh tích cực trong quan hệ với sự khẳng định cá
nhân: cùng với mục đích tự tích luỹ về vật chất dường như cá nhân có
cả mục đích tích luỹ về tinh thần ở mức nhất định (uy tín, danh tiếng…).

4.

Lĩnh vực Văn hóa văn hóa nghệ thuật
Ở phần này nhóm mình chủ yếu dựa trên những quan sát về văn học − bộ
phận này ở nước ta vốn có nhiều ảnh hưởng hơn cả đến dư luận xã hội và
đến các loại hình văn hóa nghệ thuật khác.
Nếu lấy nội dung đề tài, chủ đề văn học làm một căn cứ quan sát, thì đến cuối

những năm 1980 đầu những năm 1990 này, dường như không còn thấy gì
giống với diện mạo văn học của những năm 1970 nữa. Nhưng khác biệt của
văn học thời hậu bao cấp này so với văn học thời bao cấp thật ra cũng thường
mới chỉ là về nội dung xã hội được nói tới trong tác phẩm, ở thái độ xã hội của


tác giả thể hiện trong tác phẩm, − những nhân tố này thật ra vẫn là bề ngoài,
chưa tạo nên biến đổi thật sự. Cùng nói đến một thực tế đời sống, hồi trước
người ta mô tả mặt phải, theo cách nhìn cần phải có của lập trường chính
thống, giờ đây người ta mô tả mặt trái, với một tâm lý phản ứng ít nhiều mang
tính thời thượng, có khi hời hợt, có khi sâu sắc, có khi trầm tĩnh, tỉnh táo, có khi
hàm hồ, a dua. Nếu ở giới nhà văn có những sự phân hóa phân ly thì điều đó
thường chỉ bộc lộ trên các lời bàn luận, thể hiện thái độ trên báo chí, dư luận.
Còn lại, trong sáng tác, dường như cả người bị gọi là "bảo thủ" lẫn người bị gọi
là "cấp tiến" đều xử lý gần như nhau cái nội dung xã hội mà họ mô tả. Hầu như
không tìm thấy một cây bút nào hôm nay dám viết "tô hồng" như người ta đã
viết hồi những năm 1960, trong khi mức "bôi đen" của thời ấy, thì ngay ngòi bút
của những nhà văn bị coi là "bảo thủ" bây giờ cũng đã vượt xa.
Nền văn học quốc ngữ đầu thế kỷ XX là nền văn học chứng kiến sự chuyên
nghiệp hóa của nghề văn, sự ra đời của những người sống bằng "thơ ca bán
phố phường" (chữ của Tản Đà). Văn học từ 1945 dưới chính thể của ta, chỉ có
những cán bộ viết văn; tính chuyên nghiệp hóa không còn. Hiện nay, vấn đề có
cần chuyên nghiệp hóa nghề văn hay không, và nếu cần thì phải tạo ra những
tiền đề thế nào − quả là đang đặt ra.
5.

Thực trạng văn hóa sinh viên hiện nay
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố ngày càng nâng cao.
Song hành cùng với nó là mặt trái của nến kinh tế thị trường đang hằng ngày, hàng giờ tác động
đến mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế-xã hội. Trong sự tác động ấy, tầng lớp thanh niên, học

sinh-sinh viên -hình ảnh tương lai của xã hội là lực lượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Bàn về bất kì đề tài nào cũng phải bàn về cả 2 mặt là tích cực và tiêu cực của nó. Vậy ta có thể
chia lối sống của sinh viên theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.
Trước tiên ta hãy bàn về vấn đề tiêu cực:
Nét tiêu cực trong lối sống sinh viên thể hiện trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị
cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước
đo giá trị trong cuộc sống. Đó là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy kẻ có
tiền là kẻ mạnh. Lối sống tiêu cực dẫn đến một số vấn đề như tệ nạn xã hội, thái độ không đúng
đắn với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng gia tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm đến
những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí còn chà đạp lên lợi ích
của người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân mà 1 số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật
pháp, gia đình, bạn bè... một số khác sống không động chạm đến ai nhưng cũng không quan
tâm đến ai, chỉ cần biết đến mình còn người khác thì kệ kiểu đèn nhà ai nấy rạng.
Nét tiêu cực nữa là lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống phát triển của nền
kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền làm tất cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ
đoạn, coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu không những không thể
thiếu mà rất quan trọng. Cái nhìn thực tế không ảo tưởng viển vông, không mơ mộng sự việc là
điều tốt nhưng sống tới mức thực dụng thì lại là chuyện khác
Còn một số nhiều nét tiêu cực nữa nhóm tôi sẽ chỉ nêu tiêu biểu để ví dụ như bi quan chán đời,
thờ ơ với cuộc sống xung quanh do thất tình hay không đạt được một điều mong muốn thì họ co


mình lại thờ ơ với cuộc sống xung quanh thâm chí nhiều người ngốc còn tìm đến cái chết và nổi
bật hơn hết là cuồng phim ảnh như nhạc hàn phim nhật trai xinh gái đẹp...

Bên cạnh những mặt tích cực còn phải xét đến một số tích cực thường là những vấn đề nóng
trong xã hội:
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên đó là những con người năng động và sáng tạo.
Chính sinh viên là những người tiên phong trong cuộc cải cách đổi mới về kinh tế giáo dục...

Trong đầu họ luôn đầy ắp những ý tưởng độc đáo sáng tạo và thú vị, và họ tận dụng mọi cơ hội
để thực hiện các ý tưởng đó.
Trong học tập họ không thụ động mà tự mình nghiên cứ , lấy thông tin tài liệu từ mọi nguồn.
Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập.
Ngoài giờ học những sinh viên còn tuyên truyền hiến máu nhân đạo ngược xuôi đi lại nhiều nơi
mang kiến thức hiến máu mọi người mọi nhà. Đó là những đặc điểm về sinh viên dám nghĩ dám
làm, năng động sáng tạo, luôn độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Ngoài ra sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là
truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết.

Lưu ý rằng, 'ý thức hệ' và 'ý thức' là 2 khái niệm khác nhau. 'Ý thức' là kết quả của sự
phản ánh hiện thực khác quan của bộ não người. Hay nói cách khác, hoạt động phản
ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới của bộ não người hình thành nên ý thức. Là con
người (có bộ não phát triển bình thường) thì ai cũng có ý thức nhưng 'ý thức hệ' hay
'hệ tư tưởng' chỉ là sản phẩm của những nhà tư tưởng (đặc biệt là các triết gia, chính
trị gia). Vậy, khi ta nói đến 1 'ý thức hệ' nào đó tức là chúng ta nói đến 1 chủ nghĩa nhất
định. Ví dụ: ý thức hệ Nho giáo (Confucianism), ý thức hệ tư sản (Capitalism),...



×