Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn văn học hết HK2 lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.34 KB, 3 trang )

Văn học
1,Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày thảng mười chưa cười đã tối.
+ Nghĩa: Nói về hiện tượng ngày đêm trái ngược nhau —» tháng năm âm lịch ngày dài đêm ngắn, còn vào tháng
mười âm lịch thì ngược lại, ngày ngắn đêm dài.
+Nghệ thuật:Phép đối,cách ns quá,phóng cường điệu :nhấn mạnh và làm nổi bật sự trái ngược giữa đêm mùa hạ và
ngày mùa đông ở miền bắc
ND:cách sử dụng thời gian,áp dụng vào việc sắp xếp công việc cho phù hợp vs mỗi mùa
2. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
+ Nghĩa: Đêm mà có nhiều sao thì ngày hôm sau trời sẽ nắng. Đêm nào ít sao ngày hôm sau trời sẽ mưa.
+Nghệ thuật:phép đối :cho thấy đc sự khác biệt về mật độ sao trên trời ngày hôm trước sẽ dẫn đén sự khác biệt về
hiện tượng của ngày hôm sau
ND:nắm trước thời tiết để chủ động làm công việc
3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
+ Nghĩa: Ráng là sắc màu ở phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà có nhiều màu khác nhau lúc màu đỏ, lúc
màu vàng, lúc màu hồng. Lúc ráng có màu vàng như mỡ gà là dấu hiệu sắp có bão phải lo chống giữ nhà cửa
+Nghệ thuật:ẩn dụ:câu thơ trên đã như dấu hiệu báo trước để con ngườ biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc
chắn,nhằm giảm bớt tác hại do thiên tai gây ra
ND:Dự đoán thời tiết :bão dữ dội và cách phòng chống
4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
+ Nghĩa: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ xảy ra.
+ND:Giúp con người dự đoán thơuif tiết,đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch
5. Tấc đất tấc vàng
+Nghĩa:nêu bật tầm quan trọng và giá trị to lớn của đất đai canh tác đối vs nông dân .
+Nghệ thuật:phép đối,ẩn dụ,điệp từ:giúp con người có ý thức quý trọng và giữ gìn đất
ND:Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.Đất đai cũng quý như vàng
6. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
+ Nghĩa: Câu tục ngữ xếp thứ tự các ngành nghề trên cơ sở giá trị kinh tế do nghề ấy tạo ra: thứ nhất nuôi cá, thứ
hai trồng trọt, thứ ba làm ruộng.
+Nghệ thuật:liệt kê :chỉ rõ thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá,trồng vườn,làm ruộng mang lại cho nông dân


ND:giúp con người khai thác thiên nhiên sản xuất có hiệu quả
7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+ Nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa: Thứ nhất là nước, thứ
hai phân bón, thứ ba là chăm sóc, thứ tư là giống lúa.
+Nghệ thuật:Liệt kê:chỉ rõ các yếu tố quan trọng trồng lúa nước
ND:Giúp con người hiểu về tầm quan trọng của các yếu tố đó để mùa màng bội thu
8. Nhất thì, nhì thục
+ Nghĩa: Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của thời vụ - mùa nào thì trồng cây ấy cho phù hợp với thời tiết - và
việc cày xới đất đai để thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
ND:Giúp con người có ý thức trong việc làm lụng đúng thời vụ và có kĩ thuật làm đất
ND chính:Bằng lối ns ngắn gọn ,có vần,có nhịp điệu,giàu hình ảnh ,những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao
động sản xuất đã phản ánh ,truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng
thiên nhiên và trong lao động sản xuất.Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất
tương đối chính xác vì ko ít kinh nghiệm đc tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát

2,Tục ngữ về con người và xã hội
1. Một mặt người bằng hai mặt của
- Nghĩa là: người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lại
được đặt lên trên mọi thứ của cải.
+Nghệ thuật:so sánh,hoán dụ,hình thức đối lập giữa đơn vị số lượng để khẳng định sự quý giá gấp bội của con
người so vs của cải
ND:Phải bt yêu quý , tôn trọng ,bảo vệ con người.Đề cao giá trị con người so vs của cải vật chất


2. Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Có hai nghĩa: Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.
- Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.
+Nghệ thuật:so sánh :câu tục ngữ đã phản ánh về vẻ đẹp hình thức bên ngoài của người xưa .Tuy cái “răng “,cái
“tóc” chỉ là những chi tiết nhỏ ,nhưng nó lại góp phần rất nhiều trong vẻ đẹp của con người
ND:Nhắc nhở con người phải bt giữ gìn hình thức vì mọi biểu hiện của con người đều phản ánh vẻ đẹp,tư tưởng

của người đó .
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
- Có hai vế, đối nhau, bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau: “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật
chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều thuộc phẩm giá con người cần phải đạt.
- Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.
- Nghĩa bóng: dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm nhiều điều xấu xa,
tội lỗi.
+Nghệ thuật:đối:cho thấy đc phẩm giá tốt đẹp của con người có đói,có nghèo thì cũng phải giữ cho mình đc đức
tính cao cả đẹp đẽ
ND:Khuyên con người dù có nghèo khổ ,thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống
trong sạch và phẩm giá cao quý ;ko vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở:
+Nghĩa:- Học ăn là học cách ăn uống
-Học ns là học cách ns năng
Học gói,học mở:tỉ mỉ khéo léo
+Nghệ thuật:điệp từ “học”:tác giả dân gian đã nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học,vừa nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người
ND:thể hiện sự suy nghĩ thực tế,con người cần thành thạo trong mọi việc,khéo léo trong giao tiếp
5,Không thầy đố mày làm nên
+Nghĩa:-Thầy là người truyền bá kiến thức
-Mày là người tiếp nhận kiến thức đó
+Nghệ thuật:như 1 lời thách đố:khẳng định vai trò quan trọng ,công lao to lớn của thầy
ND:đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo dục và đào tạo con người
6,Học thầy ko tày học bạn
+Nghĩa:-Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy
-Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh
-Ko tày :ko bằng
+Nghệ thuật:so sánh:ns về tầm quan trọng của việc học bạn .Tốt hơn hết tự học là cách hiệu quả nhất
ND:Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn.Đây là cách học tốt
7. Thương người như thể thương thân

+Nghĩa:-Thương người:tinhg thương dành cho người khác
-Thương thân là tình thương dành cho bản thân
+Nghệ thuật:So sánh cho ta lời khuyên về lòng nhân ái ,nhấn mạnh sự chia sẻ,đồng cảm ,thương yêu của mọi người

ND:Hãy cư xử vs nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nghĩa là: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã
giúp mình.
+Nghệ thuật:ẩn dụ
ND:khi hưởng thụ thành quả lao động nhớ đến công lao gây dựng nên thành quả đó .
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Nghĩa là: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn, nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó,
thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn.
+Nghệ thuật:ẩn dụ,so sánh
ND:nêu lên 1 chân lí đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh trong lối sống và làm việc.Tránh lối sống cá nhân
NT chính:cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc;phép tu từ :so sánh,ẩn dụ,hoán dụ,điệp từ thể thơ lục bát,hàm súc về nội dung


ND chính: tôn vinh giá trị con người ,đưa ra nhận xét,lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người
cần phải có
3,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
-Bằng những dẫn chứng cụ thể ,phong phú,giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược ,bài văn đã làm sáng tỏ 1 chân lí: “ Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền
thống quý báu của dân tộc ta’’
-Bài văn là 1 mẫu mực về lập luận ,bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận
4,Sự giàu đẹp của tiếng việt (Đặng Thai Mai )
Bằng những lí lẽ,chứng cứ chặt chẽ và toàn diện ,bài văn đã chững minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên
mọi phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng
tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó,là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

5,Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
Giản dị là đưc tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống ,trong quan hệ vs mọi người, trong lời nói và bài
viết.Ở Bác ,sự giản dị hòa hợp vs đời sống tinh thần phong phú ,vs tư tưởng và tình cảm cao đẹp.Bài văn vừa có
những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
6,Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )
Vs 1 lối văn nghị luận vừa có lí lẽ,vừa có cảm xúc và hình ảnh,Hoài Thanh khẳng định:nguồn gốc cốt yếu của văn chương là
tình cảm,là lòng vị tha.Văn chương là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sức sống,gây những tình
cảm ko có,luyện những tình cảm sẵn có.Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
7,Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )

Bằng lời văn cụ thể sinh động,bằng sự khéo léo trong vận dụng kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp trong nghệ
thuật,Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh
“nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

8,Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
Bằng giọng văn sâu sắc,hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng,hư cấu,Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
(phần đc học) họa đc 2 nhân vật có tính cách đại diện cho lưcj lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời
Pháp thuộc.Va-ren:gian trá,lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.Phan Bội Châu kiên
cường,bất khuất ,xứng đáng là “bậc anh hùng,vị thiên sứ,đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộcVN

9,Ca Huế trên sông hương(Hà Ánh Minh)
Cố đo Huế nổi tiếng ko chỉ có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà cong nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và
âm nhạc cung đình.Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa –âm nhạc thanh lịch và tao nhã ;1 sản phẩm tinh
thần đáng trân trọng, cần đc bảo tồn và phát triển.

10,Quan âm thị kính
Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo
rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và đoạn trích này thể hiện đc những phẩm chất tốt đẹp cùng
nỗi oan bi thương, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình,hôn nhân trong
xã hội phong kiến




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×