Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.23 KB, 39 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHÚC CHÍ HIẾU

TÍNH DỊ HÌNH CỦA MỘT SỐ NST Ở CÁC THAI
ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BÌNH THƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

Hà Nội-2016


2

MỤC LỤC
Trang


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NST

Nhiễm sắc thể



D

Nhiễm sắc thể nhóm D

G

Nhiễm sắc thể nhóm G

1qh+

Tăng vùng dị nhiễm sắc nhánh dài NST 1

9qh+/-

Tăng giảm vùng dị nhiễm nhánh dài NST 9

16qh+/-

Tăng giảm vùng dị nhiễm nhánh dài NST 16

Yq+/-

Dị hình tăng giảm nhánh dài NST Y

SLNCD

Sàng lọc nguy cơ Down

SABT


Siêu âm chẩn đoán trước sinh bất thường

TSDTBT

Có tiền sử di truyền bất thường


4

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến số nghiên cứu...................................................19
Bảng 3.1: Tỉ lệ NST dị hình chung.................................................................20
Bảng 3.2: Tỷ lệ từng dạng dị hình NST..........................................................20
Bảng 3.3: Tỷ lệ NST dị hình theo giới tính.....................................................23
Hình 1.1: Phân loại NST...................................................................................4
Hình 1.2: Karyotyp của nam giới......................................................................5
Hình 1.3: Cấu trúc vùng dị nhiễm sắc và vùng nhiễm sắc thực......................11
Hình 1.4: Một số dạng NST dị hình................................................................13
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố các dạng dị hình NST...........................................21
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố giới tính thai tham gia nghiên cứuError: Reference
source not found
Hình 3.3: Phân bố giới tính của các thai mang NST dị hình...........................22
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố tỉ lệ các chỉ định chọc ối......................................23
Hình 3.5: Tỉ lệ dị hình theo từng chỉ định chọc ối..........................................24


5

ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm qua di truyền y học có sự phát triển mạnh mẽ về cả
chiều sâu lẫn chiều rộng. Những thành tựu này đã được ứng dụng vào nhiều
lĩnh vực khác nhau của y học.
Di truyền y học nghiên cứu dưới 2 cấp độ cơ bản là tế bào và phân tử
[1]. Ở cấp độ phân tử di truyền y học nghiên cứu về ảnh hưởng, vai trò và ứng
dụng của các gen trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý . Ở cấp độ tế bào, chúng
ta cũng đã biết các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng đến
kiểu hình. Đó thường là các biến đổi về số lượng NST hoặc cấu trúc NST gây
ra bệnh tật hay nguy cơ mắc bệnh như nguy cơ ung thư, nguy cơ sảy thai, thai
chết lưu ở các thai phụ qua đó chúng ta có thể sàng lọc trước cũng như có
biện pháp tư vấn thích hợp đối với các đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên,
bên cạnh những rối loạn nhiễm sắc thể có ảnh hưởng rõ rệt đến kiểu hình đã
nói thì có một biến đổi về hình thái NST đến nay người ta vẫn chưa rõ tác
động của nó với bệnh tật hay sức khỏe của con người, đó là hiện tượng dị
hình (heteromorphism) của 1 số NST xuất hiện ở một số cá thể trong quần thể
người
Trước đây tính dị hình của NST được biết đến như là những biến đổi
bình thường và không có sự tác động lên kiểu hình, hiện tượng này thường
được quan sát thấy rõ ở NST số 1,9, 16 hay NST giới tính Y. Tuy nhiên trong
những nghiên cứu gần đây đã cho thấy có mối liên quan giữa dị hình của NST
với hiện tượng xảy thai và thai chết lưu [2], [3]. Mặt khác, các nghiên cứu
trước đây được thực hiện trên những nhóm người thuộc các chủng tộc khác
nhau và đã cho các kết quả khác nhau về tỉ lệ dị hình NST [4].
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được công bố về các đặc


6

điểm tính dị hình của NST. Để tạo cơ sở cho những nghiên cứu về ảnh hưởng

của tính dị hình về sau, chúng tôi thực hiện nghiên cứu :“ Tính dị hình của
một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường ”
Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi có ba mục tiêu là :


Xác định tỉ lệ một số dạng dị hình NST thường gặp ở các thai được




chẩn đoán trước sinh.
Xác định mối liên quan giữa tính dị hình NST với giới tính thai.
Xác định mối liên quan giữa tính dị hình NST với các chỉ định chọc ối.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm chung về bộ nhiễm sắc thể bình thường ở người
1.1.1. Nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể (NST) là một cấu trúc nằm trong nhân tế bào, được cấu
tạo bởi sợi nhiễm sắc (chromatin), đó là phức hợp giữa DNA và protein.
Trong nhân tế bào, chất nhiễm sắc tồn tại thường xuyên dưới dạng sợi nhiễm
sắc mảnh , khó quan sát. Khi bước vào thời kì phân bào, sợi nhiễm sắc bắt
đầu đóng xoắn và đạt độ nén cực đại ở kỳ giữa. Lúc này, nhiễm sắc thể
(chromosome) dày hơn và đã ở dạng kép gồm hai nhiễm sắc tử (chromatid)
đính nhau ở tâm động (centromere), chúng có hình dạng và kích thước đặc
trưng nên có thể quan sát và đếm số lượng thông qua kính hiển vi quang học.
Khi sử dụng kĩ thuật nhuộm băng G, trên NST hiện lên các dải vạch có

độ đậm nhạt khác nhau. Đó là do sự bắt màu khác nhau của vùng dị nhiễm sắc
(heterochromatin) và vùng nhiễm sắc thực (euchromatin) [5].
1.1.2. Phân loại NST
Việc xác định và phân loại từng NST được thực hiện dựa trên các đặc
điểm sau đây của mỗi NST:
a)

Kích thước (chiều dài) của NST. Chiều dài của NST giảm dần từ cặp số

b)

1 đến đôi cặp 22. Cặp số 23 là NST giới tính.
Vị trí của tâm động (centromere): Tâm động chia NST làm hai nhánh
được gọi là nhánh ngắn (nhánh p, p: petite) và nhánh dài (nhánh q).
Tùy theo vị trí của tâm động trên NST mà chia thành ba loại:
- NST tâm giữa (metacentric): tâm động nằm giữa, hai nhánh p và q
tương đối bằng nhau.


8

-

NST tâm lệch (submetacentric): tâm động nằm lệch, sự khác biệt

-

giữa nhánh p và q khá rõ.
NST tâm đầu (acrocentric): NST nằm ở một đầu của NST. Các NST
tâm đầu thường có mang các vệ tinh (sattelite) nối với tâm động

bằng các cuống.

Hình 1.1. Phân loại NST
Nguồn />
c) Sự phân bố của các band sáng tối (trong kỹ thuật nhuộm band).
d) Màu sắc huỳnh quang bắt màu trên NST (trong kỹ thuật nhuộm màu
huỳnh quang) [6].
1.1.3. Karyotyp của người
1.1.3.1. Giai đoạn thích hợp để lập karyotype
Kỳ giữa (metaphase) hoặc tiền kỳ giữa (prometaphase) của nguyên
phân là giai đoạn NST cho hình ảnh rõ nét nhất giúp đánh giá số lượng và cấu
trúc của các NST một cách dễ dàng.


9

Hình 1.2. Karyotyp của nam giới
Nguồn />1.1.3.2. Loại tế bào được sử dụng
Mô dùng để làm tiêu bản NST phải là những mô có nhiều tế bào đang phân
chia: tủy xương, mô bào thai, tinh hoàn…
Những mô đã có nhiều tế bào đang phân chia có thể áp dụng phương pháp
trực tiếp: làm tiêu bản NST ngay hoặc nuôi cấy ngắn hạn.
Những mô có ít tế bào đang phân chia phải áp dụng phương pháp nuôi cấy dài
hạn, với các tiến trình nuôi cấy khác nhau tùy từng loại mô, loại tế bào. Một
số trường hợp không còn tế bào đang phân chia người ta phải sử dụng phương
pháp kích thích cho tế bào phân chia [1] .
1.1.3.3. Cách lập karyotype
22 cặp NST thường được chia thành 7 nhóm được ký hiệu bằng các chữ
cái Latinh A, B, C, D, E, F, G. Mỗi nhóm gồm các NST có kích thước gần



10

giống nhau và dễ nhầm lẫn với nhau khi phân loại. Các NST thường được sắp
xếp theo kích thước từ lớn tới nhỏ dần và được đánh số từ 1 đến 22 và cặp
NST giới tính được ký hiệu là XX (người nữ) và XY (người nam) được xếp
riêng ở góc dưới phải của karyotype hoặc NST X được xếp theo nhóm C và
NST Y được xếp theo nhóm G.
Các NST từ 1 đến 22 được sắp xếp theo dựa kích thước từ lớn đến nhỏ dần.
Nhóm A: Gồm 3 cặp số 1, 2, 3, đây là 3 cặp lớn nhất và có tâm giữa.
Nhóm B: Gồm 2 cặp số 4 và 5, đây là 2 cặp lớn có tâm lệch.
Nhóm C: Gồm 7 cặp số 6, 7, 8, 9 10, 11, 12 với chiều dài trung bình và
tâm lệch.
Nhóm D: Gồm 3 cặp số 13, 14, 15 có chiều dài trung bình và tâm đầu.
Nhóm E: Gồm 3 cặp số 16, 17, 18 có chiều dài bé, các NST có tâm lệch
hoặc tâm giữa.
Nhóm F: Gồm 2 cặp số 19 và 20 có chiều dài bé và tâm lệch.
Nhóm G: Gồm 2 NST 21 và 22 có chiều dài bé và tâm đầu.
NST X giống các NST của nhóm C và NST Y giống NST của nhóm G.
1.1.4. Các kĩ thuật băng và cách gọi tên băng
NST được phân tích dựa trên việc nuôi cấy mô (thường là máu ngoại vi)
trong các điều kiện và thời gian thích hợp (thường từ 48 đến 72 giờ đối với tế
bào lympho trong máu ngoại vi). Colcemid được sử dụng để làm ngừng quá
trình phân bào ở kỳ giữa nguyên phân. Sau đó các tế bào được xử lý nhược
trương để phá vỡ màng tế bào, lên tiêu bản, nhuộm bằng các loại thuốc
nhuộm nhân và quan sát bằng kính hiển vi (độ phóng đại 1000 lần), các cụm
NST được chụp ảnh và được sử dụng để lập karyotype.
Hiện nay với việc sử dụng các chương trình vi tính chuyên dụng việc lập
karyotype được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1


Các kĩ thuật nhuộm
Để có thể đánh giá được các bất thường NST về số lượng và cấu trúc,

nhiều kỹ thuật nhuộm đã được sử dụng để hiển thị các NST.


11

Kỹ thuật nhuộm band G (G-band): nhuộm band NST bằng thuốc
nhuộm Giemsa sau khi đã xử lý NST bằng Trypsin. Đây là phương pháp
nhuộm được sử dụng rộng rãi để đánh giá các bất thường của NST về số
lượng và cấu trúc.
Kỹ thuật nhuộm band Q (Q-band): nhuộm NST bằng thuốc nhuộm
huỳnh quang. Kỹ thuật cho hiển thị band tương tự như nhuộm band G.
Kỹ thuật nhuộm band R (reverse band, R-band): đòi hỏi phải xử lí NST
bằng nhiệt trước khi nhuộm. Kỹ thuật này cho phép hiển thị các band sáng tối
ngược với phương pháp nhuộm band Q và G tạo thuận lợi cho việc đánh giá
các bất thường ở các đầu cùng của NST.
Kỹ thuật nhuộm band C (C-band): cho phép nhuộm và đánh giá các
vùng dị nhiễm sắc (heterochromatin) của tâm động.
Kỹ thuật nhuộm NOR (nucleolar organizing region): vùng cấu tạo nên
hạch nhân) (NOR stain): cho phép nhuộm các vệ tinh và các cuống ở các NST
tâm đầu.
Kỹ thuật nhuộm band G với độ phân giải cao (high resolution
banding): NST được nhuộm khi đang ở kỳ đầu (prophase) hoặc vào giai đoạn
sớm của kỳ giữa (prometaphase) sau khi xử lí bằng các hóa chất thích hợp, do
đó tổng số band của NST có thể tăng lên đến 800 band cho phép phát hiện các
bất thường nhỏ trong cấu trúc của các NST.
Kỹ thuật FISH (fluorescence insitu hybridization): lai tại chỗ bằng kỹ

thuật huỳnh quang): Một đoạn DNA được đánh dấu bằng thuốc nhuộm huỳnh
quang đặc hiệu với một vị trí trên NST đóng vai trò của một đoạn dò (probe)
đem lai với các NST ở kỳ giữa, giai đoạn sớm của kỳ giữa, kỳ đầu hoặc gian
kỳ rồi sau đó quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang. Kỹ thuật này thường
được sử dụng để phát hiện các trường hợp xảy ra tình trạng mất đoạn NST,


12

thừa NST hoặc tái sắp xếp NST như chuyển đoạn. Kỹ thuật đòi hỏi tính đặc
hiệu cao của các DNA dò và định định hướng trong chẩn đoán lâm sàng.
Kỹ thuật lập karyotype quang phổ (SKY: spectral karytotype): Đây là
kỹ thuật nhuộm sử dụng sự phối hợp của 5 loại màu huỳnh quang khác nhau.
với 5 màu khác nhau sẽ có thể tạo ra nhiều màu khác nhau cho phép tạo nên
đủ số probe cho 22 NST thường và 2 NST giới tính X và Y. Với kỹ thuật này
mỗi NST sẽ có một dải màu đặc hiệu sau khi sử dụng hệ thống chụp ảnh và
phần mềm xử lí ảnh đặc hiệu sẽ làm cho việc đánh giá các bất thường về số
lượng và một số loại bất thường cấu trúc của NST một cách hiệu quả [7].
2

Danh pháp
Dưới đây là các danh pháp được sử dụng phổ biến trong việc mô tả

NST trong karyotype:
A-G : Các nhóm NST
1-22: Số của các NST
X, Y: Các NST giới tính
/ : Ký hiệu để minh họa trạng thái khảm (vd: 46/47 mô tả cơ thể ở trạng
thái khảm với 2 dòng tế bào 46 và 47 NST.
p : Nhánh ngắn của NST

q : Nhánh dài của NST
del : Mất đoạn (deletion)
dup : Nhân đoạn (duplication)
i : NST đều (isochromosome)
ins : chèn đoạn (insertion)
inv: : Đảo đoạn (inversion)
r : NST hình vòng (ring chromosome)


13

t : Chuyển đoạn (translocation)
ter : Đầu tận cùng (cũng có thể được viết pter hoặc qter để mô tả đầu
tận cùng của nhánh ngắn hoặc nhánh dài).
Dấu (+) hoặc (-) đứng trước số của NST để minh họa hiện tượng thừa
hoặc thiếu NST đó.
1.2. Các dạng rối loạn NST
1.2.1. Bất thường số lượng NST
1

Đa bội
Trong các tế bào sinh dưỡng dưỡng của thể đa bội, bộ NST lớn hơn 2n

do bộ NST được tang một số chẵn hoặc lẻ lần, ví dụ 3n, 4n…
Có 3 cơ chế có thể dẫn đến hiện tượng đa bội:
- Thụ tinh của các giao tử bất thường.
- Sự phân chia bất thường của hợp tử.
- Sự thụ tinh kép hoặc sự xâm nhập của tế bào cực.
2


Lệch bội
Lệch bội là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi

một hoặc vài NST so với bộ NST lưỡng bội [8], [9].
Các dạng lệch bội gồm:
- Thể không 2n-2: thiếu cả hai NST của một loại NST nào đó.
- Thể đơn 2n-1: thiếu 1 NST của 1 loại NST nào đó, ví dụ: 45, X.
- Thể ba 2n+1: có thêm một NST thuộc 1 loại NST nào đó.
- Thể đa 2n+2 hoặc 2n+3… có thêm hai hoặc ba NST của cùng 1 loại
NST.
- Thể khảm: trong cùng 1 cơ thể có hai hoặc ba dòng tế bào chứa hai


14

hoặc ba loại karotyoe khác nhau.
1.2.2. Bất thường về cấu trúc
Một số dạng đột biến cấu trúc NST
- Mất đoạn
- Đảo đoạn
- Chuyển đoạn (chuyển đoạn tương hỗ, chuyển đoạn không tương hỗ
và chuyển đoạn hòa hợp tâm)
- Nhân đoạn nhiễm sắc thể
1.3. Vùng dị nhiễm sắc và vùng nhiễm sắc thực
1.3.1. Nhiễm sắc thực
Nhiễm sắc thực là vùng có chất nhiễm sắc đóng gói lỏng lẻo. Khi
nhuộm băng, vùng này bắt màu nhạt. Đây là vùng thường xảy ra hoạt động
phiên mã.
Mặc dù trên vùng này có thể có một số đoạn ADN không hoạt động
phiên mã song tất cả đoạn ADN trên NST có phiên mã thì đều phải ở trạng

thái nhiễm sắc thực [5].

Hình 1.3. Cấu trúc vùng dị nhiễm sắc và vùng nhiễm sắc thực
Nguồn />

15

1.3.2. Dị nhiễm sắc
Dị nhiễm sắc là vùng chất nhiễm sắc đóng xoắn chặt chẽ, bởi nó không
được tiếp cận với polymerase nên không được sao chép trong quá trình phiên
mã.
Khi nhuộm băng, dị nhiễm sắc tương ứng với vùng bắt màu đậm,
thường nằm ở gần tâm động hoặc đầu mút của các NST.
Dị nhiễm sắc bao gồm vùng dị nhiễm sắc cố định (constitutive
heterochromatin)



vùng

dị

nhiễm

sắc

tạm

thời


(facultative

heterochromatin).
Dị nhiễm sắc cố định là những đoạn NST được đóng gói chặt chẽ ở mọi
tế bào trong cơ thể. Phần lớn những đoạn này gồm ADN có chuỗi nucleotid
lặp đi lặp lại một cách đơn giản. Chúng tạo nên tâm của NST [9].
Dị nhiễm sắc tạm thời là những đoạn NST chỉ đóng gói chặt chẽ ở một
số tế bào trong cơ thể, hoặc ở những giai đoạn nào đó của sự biệt hóa tế bào.
Chúng cũng không được phiên mã, mặc dù ADN ở đây không phải là những
chuỗi lặp lại đơn giản mà có thể chứa các gen thực sự. Tế bào càng biệt hóa
thì tỉ lệ dị nhiễm sắc tạm thời càng lớn, hay nói cách khác càng có nhiều gen
bị khóa lại, không được biểu hiện nữa [10], [11].
1.4. Hiện tượng dị hình nhiễm sắc thể
1.4.1. Những khái niệm cơ bản về dị hình NST
Sau khi NST được xử lý và nhuộm băng, số lượng, vị trí, kích thước
của các băng đặc trưng cho từng NST. Tuy nhiên, người ta quan sát thấy một
số trường hợp có sự thay đổi về độ lớn, độ bắt màu ở vùng dị nhiễm sắc, tính
chất này có thể di truyền từ bố mẹ sang con theo kiểu di truyền Mendel. Đó là
hiện tượng dị hình của NST (heteromorphism) và đôi khi được dùng như một
“marker” đặc trưng cá thể [1].


16

Hình 1.4. Một số dạng NST dị hình
Nguồn />Các biến đổi tạo nên tính dị hình NST bao gồm biến đổi về chiều dài,
biến đổi về số lượng hay về vị trí của các khối dị nhiễm sắc [1]. Các biến đổi
này có thể được phát hiện qua soi kính hiển vi khi sử dụng kỹ thuật nhuộm
băng NST. Được nhận định là có biến đổi khi vùng dị nhiễm sắc quan tâm có
sự thay đổi khác biệt so với vùng dị nhiễm sắc tương ứng trên NST tương

đồng. Trong bộ NST người, người ta thường quan sát được sự thay đổi về
kích thước tạo nên các vùng dị hình nổi bật dễ quan sát nhất ở nhánh dài các
NST 1, 9, 16, nhánh ngắn các NST nhóm D và nhóm G, và NST Y. Tăng
chiều dài của vùng dị nhiễm sắc trên nhánh dài NST gồm 1qh+, 9qh+, 16qh+,
Yqh+. Đôi khi các chất dị nhiễm sắc cũng có thể mất đi ở các NST này [12],
[13], [14].
Theo phân loại được đề xuất bởi Patil và Lubs 119.771. Với NST 1, 9
và 16, một NST được định nghĩa là có tang kích thước vùng dị nhiễm sắc
nhánh dài (qh+) khi kích thước vung đó lớn hơn hoặc bằng 2 lần kích thước
cánh ngắn NST 16. NST có giảm kích thước vùng dị nhiễm nhánh dài khi


17

vùng dị nhiễm sắc rất nhỏ hoặc thiếu ở cánh dài. Với NST Y, Yqh+ được định
nghĩa là khi NST Y lớn hơn nhiễm sắc thể 18 và Yqh- khi nhiễm sắc thể Y
nhỏ hơn so với một NST thuộc nhóm G [12].
Nguyên nhân của tính đa hình NST chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng được
cho là do sự lặp lại của các đoạn DNA mà không mã hóa gen.
1.4.2. Đặc điểm dị hình của NST ở quần thể người
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, tỉ lệ cá thể mang NST dị hình
chung được cho là rơi vào khoảng 2-3% dân số trong quần thể, trong đó
chiếm cao nhất là các 9qh+, 16qh+ và Yqh+/-. Các dạng dị hình 1qh+, nhóm
D và G có tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên tỉ lệ cá thể mang NST dị hình ở những
quần thể khác nhau là khác nhau [15], [16], [17].
Trong một nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2005 đến tháng
1/2007 của Khoa Y đại học Baskent Thổ Nhĩ Kì, các nhà khoa học đã tiến
hành xác định tính dị hình ở 1130 mẫu chọc ối. Tiêu chuẩn được chọn là tất
cả các sản phụ đến bệnh viện khu vực được chỉ định chọc ối theo hướng dẫn
của chẩn đoán tiền sản, ví dụ mẹ cao tuổi, có tiền sử bất thường về di

truyền…. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 20 bào thai trong số trên có NST dị
hình tương ứng với 1,77%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm D (0,53%),
nhóm G ( 0,18%) các dạng còn lại chỉ chiếm 0,36% [18], [19].
Cũng trong nghiên cứu này chỉ ra có sự khác biệt về tỉ lệ NST dị hình
giữa các bào thai nam và nữ. Tỉ lệ NST dị hình ở nam cao hơn ở nữ. Số bào
thai nữ được phát hiện có NST đa hình là 9 (1,65%) với của nam là 11
(1,87%).
Năm 1971, Lubs và Ruddle lần đầu tiên báo cáo một tỷ lệ cao hơn
đáng kể của đảo đoạn gồm tâm của nhiễm sắc thể 9 ở người Mỹ da đen so với
người Mỹ da trắng [10].


18

Trên cơ sở đó, năm 1987 khoa Y đại học New York đã phối hợp với
trung tâm chẩn đoán trước sinh của thành phố để thực hiện một nghiên cứu
lớn về tỉ lệ NST dị hình của NST 1, 9, 16 và Y ở 6250 mẫu ối bao gồm 2334
trường hợp là người da trắng gốc châu Âu, 1737 người gốc Tây Ban Nha,
1795 trường hợp người Mỹ gốc da đen và 384 trường hợp là gốc châu Á. Kết
quả thu được, tỉ lệ cá thể mang NST dị hình là 3,72% song ở nhóm người da
trắng gốc âu tỉ lệ này là 2,18% người gốc châu Á là 3,14% , người gốc Phi
4,79% và người gốc Tây Ban Nha là 4,83%. Kết quả còn cho thấy sự khác
biệt rất quan trọng về tần số của inv (9) trong các nhóm dân tộc khác nhau (p
<0,001, kiểm định Khi bình phương). Inv (9) có tỉ lệ cao hơn ở người da đen
(3,57%), tiếp theo là Tây Ban Nha (2,42%), người da trắng (0,73%), và ở
người châu Á (0,26%) . Cũng trong nghiên cứu này, tỉ lệ Yqh+ có vẻ phổ biến
hơn trong nhóm châu Á mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm
dân tộc (0,1và châu Á, nhưng không có sự khác biệt đáng kể (0,05

( 0,67%) chiếm tỉ lệ cao hơn Yqh- (0,57%).


Tỉ lệ của 1qh+/-, 9qh+/- và 16qh+ là tương tự nhau giữa các nhóm
người [4].
1.4.3. Ảnh hưởng của NST dị hình
Gần đây có rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan và sự tác động của
tính dị hình NST đối với các trường hợp bất thường sinh sản như vô sinh, sảy
thai, thai chết lưu. Nghiên cứu trên các đối tượng này, người ta nhận thấy tỷ lệ
dị hình NST là cao hơn so với những người bình thường không có tiền sử liên
quan đến sảy thai, thai chết lưu.
Theo Hemlata Purandare và cộng sự (2011) tiến hành nghiên cứu giữa
hai nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất gồm 440 cặp có tiền sử sảy thai, thai chết


19

lưu được so sánh với nhóm thứ hai gồm 200 cá nhân bình thường không có
liên quan đến bất thường sinh sản thì nhận thấy trong nhóm thứ nhất, có 75
trường hợp có biến đổi về NST, chiếm 17%. Trong khi đó ở nhóm thứ hai, sự
biến đổi NST chỉ quan sát thấy ở 7 người, chiếm tỷ lệ 3,18%. Như vậy tỷ lệ
tính dị hình NST ở nhóm có tiền sử sảy thai, thai chết lưu cao hơn hẳn so với
nhóm đối tượng bình thường không có các bất thường về sinh sản [20].
Cũng theo một nghiên cứu mới đây của Bronova và cộng sự (2015)
nghiên cứu về tính dị hình NST trên 948 phụ nữ có bất thường sinh sản ở
Slovakia thì thấy 95 trường hợp có biến đổi về NST, chiếm 10,02%, trong khi
ở nhóm đối chứng không có bất thường sinh sản là 3,15% [21].
Trong những biến đổi bình thường ở bộ NST người, người ta nhận thấy
các biến đổi hay xảy ra ở các NST 1, 9, 16 và NST Y. Theo nghiên cứu về
tính dị hình NST ở 221 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp của Akbas năm 2012
thì quan sát được sự biến đổi xảy ra trên các NST số 1, 9, 16, Y và các NST
nhóm D,G, trong đó tăng chiều dài trên nhánh dài NST số 9 (9qh+) hay gặp
nhất, chiếm 37,8% trong số các NST quan sát được có sự biến đổi, tăng chiều

dài nhánh dài NST số 1 (1qh+) chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,7%) [2].


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các thai được làm xét nghiệm nhiễm thể trước
sinh tại Bộ môn Y sinh Học - Di truyền Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 1
năm 2014 đến tháng 12 năm 2015.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
* Các thai phụ được chọc ối làm xét nghiệm nhiễm sắc thể trước sinh
theo tiêu chuẩn của chỉ định chọc ối :
- Thai từ 16 tuần trở lên
- Có kết quả bất thường từ một xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Bệnh
nhân có kết quả sàng lọc triple test, douple test hay qua siêu âm ở
những tháng trước đó thuộc nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền
như Down, Patau…..
- Mẹ đã có một lần mang thai hay sinh con bất thường nhiễm sắc thể.
- Mẹ mang thai ở tuổi trên 35. Trẻ sinh ra phụ nữ 35 tuổi trở lên có
nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down
cao hơn.
- Có tiền sử gia đình liên quan đến một rối loạn di truyền cụ
thể, Ngoài ra để xác định hội chứng Down và tật nứt đốt sống, chọc
dò màng ối có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiều điều kiện khác
- chẳng hạn như xơ nang. Ngoài ra chọc dò màng ối còn được thực
hiện nhằm 1 số mục đích y học khác không liên quan đến nghiên
cứu này.



21

* Lựa chọn các bệnh án di truyền có kết quả xét nghiệm NST không có
karyotype đột biến.
2.1.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu chúng tôi chọn mẫu toàn thể. Trong thời gian nghiên cứu từ
tháng 1/2014 đến tháng 12/2015, chúng tôi thu thập được tổng số n = 1510
mẫu kết quả xét nghiệm NST trước sinh qua chọc ối đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là mô tả cắt ngang.
2.2.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Thu thập bệnh án hồi cứu.
Bước 2: Lựa chọn các bệnh án đạt tiêu chuẩn.
Bước 3: Phân tích tính chất nhuộm băng NST, phát hiện tính dị hình ở
các NST 1, 9, 16, nhóm D, nhóm G và Y.
Bước 4: Nhập kết quả và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
Thông tin được thu thập theo kĩ thuật hồi cứu sử dụng tư liệu có sẵn.
Trong nghiên cứu này, tư liệu chúng tôi sử dụng là kết quả xét nghiệm NST
trước sinh của 1510 mẫu ối thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2015 tại
bộ môn Y sinh học di truyền - Trường đại học Y Hà Nội.
Công cụ thu thập số liệu là biểu mẫu thu thập thông tin hồi cứu từ bệnh
án di truyền tại bộ môn Y sinh học di truyền – Trường đại học Y Hà Nội.


22


2.2.4. Nội dung các biến số nghiên cứu
Chúng tôi dựa vào tư liệu hồi cứu thu thập các biến số theo mẫu sau

Bảng 2.1: Tổng hợp các biến số nghiên cứu
Ngày
làm xét

Mẹ

Tuổi Lý do chọc ối Tuổi Giới tính
mẹ

thai

thai

Kết quả đa
hình

nghiệm
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel 2013
và được phân tích bằng phần mềm SPSS 22. Sử dụng các thuật toán tính tỉ lệ
%, so sánh các tỉ lệ, kiểm định tỉ lệ bằng kiểm định Chi bình phương, Z- test.
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự chấp thuận của bộ môn Y sinh học di truyền
trường đại học Y Hà Nội. Thông tin được thu thập bằng hình thức hồi cứu tư
liệu có sẵn không gây tác hại cho đối tượng tham gia. Thông tin thu thập được
mã hoá và giữ bí mật, chỉ những người có trách nhiệm mới được tiếp cận. Kết

quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng vô danh.


23

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ dị hình của một số NST
3.1.1. Tỉ lệ dị hình chung của các NST
Bảng 3.1. Tỉ lệ NST dị hình chung
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Có NST dị hình

41

2,7

Không có NST

1469

97,3

1510

100


dị hình
Tổng số

Trong 1510 mẫu ối tham gia nghiên cứu có 41 mẫu ối mang NST dị
hình chiếm tỉ lệ 2,7% còn lại 1469 mẫu ối không chứa NST dị hình chiếm tỉ lệ
97,3%.
3.1.2. Tỉ lệ từng loại dị hình

Bảng
Số

1qh+

9qh+/-

16qh+/-

D

G

Yqh+/-

3

18

9

2


1

8

0,2

1,2

0,6

0,1

0,1

0,5

lượng
Tỉ lệ

3.2. Tỉ lệ từng
dạng dị hình
NST

(%)
Nhận
xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thấy các dạng dị hình NST
1qh+, 9qh+/-, 16qh+/-, Yqh+/- và một số dạng dị hình ở các NST nhóm D và



24

G. Trong đó, tỉ lệ NST dị hình cao hơn ở các NST 9, 16 và Y. Tỉ lệ NST dị
hình thấp hơn ở các NST số 1, nhóm D và G. Tỉ lệ dị hình NST ở nhóm D và
G chỉ chiếm 0,1%.
3.1.3. Phân bố các loại dị hình

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tỉ lệ các loại dị hình NST

Nhận xét: Trong 41 trường hợp mang NST dị hình thì:
-

Dị hình loại 9qh+/- hay gặp nhất chiếm 44%.
Các loại dị hình nhiễm sắc thể thuộc nhóm D và G ít gặp nhất.

-

Nhóm D có tỉ lệ 5% và nhóm G có tỉ lệ 2%.
Còn lại các loại dị hình 16qh+/- và Yqh+/- có tỉ lệ gần tương đương

-

nhau lần lượt là 22% và 20%.
Dị hình loại 1qh+ có tỉ lệ 7%.

3.2. Liên quan giữa tính dị hình NST và giới tính thai
3.2.1. Phân bố giới tính thai

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố giới tính thai tham gia nghiên cứu


Nhận xét: Trong các thai tham gia nghiên cứu, tỉ lệ thai nam là 54,4%
(821 mẫu) trong khi tỉ lệ thai nữ là 45,6% (689 mẫu). Có sự khác biệt về tỉ lệ
giới tính của thai trong nghiên cứu p < 0,05.


25

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố giới tính thai mang NST dị hình
Trong 41 thai mang NST dị hình có 28 thai nam (chiếm 68,3%) và 13
thai nữ ( chiếm 31,7%). Bằng kiểm định Z-test cho thấy có sự khác biệt về
phân bố giới tính thai trong các thai mang NST dị hình p < 0,05.
3.2.2. Tỉ lệ dị hình NST theo giới tính thai

Bảng 3.3. Tỉ lệ NST dị hình theo giới tính
Có NST

Không có

OR

dị hình

NST dị hình

( CI 95%)

Na

Số lượng


28

793

m

Tỉ lệ (%)

3,4

96,6

Nữ

Số lượng

13

676

Tỉ lệ (%)

1,9

98,1

1,8

P


0,07

( 0,9 – 3,6)

Nhận xét:
Tỉ lệ NST dị hình ở thai nam là 3,4% trong khi tỉ lệ NST dị hình ở thai
nữ là 1,9%. Tỉ lệ NST dị hình ở thai nam cao hơn ở thai nữ.
Tỉ suất chênh OR = 1,8 nên khả năng mang NST dị hình ở thai nam cao
gấp 1,8 lần so với ở thai nữ, tuy nhiên khoảng tin cậy 95% là 0,9 – 3,6 chứa 1
và p > 0,05 nên mối liên quan giữa tính dị hình NST và giới tính thai là không
chắc chắn.
3.3. Mối liên quan giữa tính dị hình NST với chỉ định chọc ối


×