Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

ECG trong roi loan dien giai 3 kho sach blogspot com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.44 KB, 28 trang )

ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG
RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI


Những rối loạn về điện giải trong
máu cũng có thể gây ra những bất
thường trên điện tâm đồ.


I. Kali máu.
a. Hạ kali máu.
Nguyên nhân:
* Xơ gan.
* Hôn mê tiểu đường, giãm cung cấp.
* Kiềm hoá máu do nhiều nguyên nhân như ói
mữa, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu.
* Hội chứng Cushing; Hội chứng Conn, cường
Aldosterone nguyên phát v.v…


Hạ Kali máu.(tt)

-

Lâm sàng:
Thường xuất hiện triệu chứng khi Kali < 3mEq/L.
Yếu, đau cơ, vọp bẻ chi dưới. Nặng hơn là giãm
thông khí, liệt.
Rối lọan nhịp tim, có thể có ly giải cơ vân. Cơ trơn
cũng bị ảnh hưởng (Liệt ruột).
Biệu hiện ECG không tương ứng với mức độ hạ


Kali máu.


Hạ Kali máu.(tt)
- Những biểu hiện của hạ kali máu trên điện tâm đồ
có thể xuất hiện khi nồng độ kali máu còn trong
giới hạn bình thường.


Hạ Kali máu.(tt)









Thay đổi ECG trong hạ kali máu:
Sóng T dẹt hay đão ngược.
Xuất hiện sóng U cao.
Đoạn ST chênh xuống nhẹ.
Khoảng QU kéo dài.
Sóng P cao và rộng.
Khoảng PR kéo dài.
Giãm điện thế và QRS dãn rộng.
Xuất hiện ngoại tâm thu và rối loạn nhịp nhanh kéo
dài ( >30 giây). ( Rối loạn nhịp thất)



Hạ Kali máu.(tt)
• Sự đão ngược đặc trưng của biên độ sóng T và U
( bình thường biên độ sóng U bằng khoảng 10%
biên độ sóng T) là thay đổi điển hình nhất về hình
dạng sóng. Sóng U cao do kéo dài thời gian hồi
phục của điện thế hoạt động ở tim. Điều này có thể
dẫn đến xoắn đỉnh – là một dạng rối loạn nhịp thất
nguy hiểm đe doạ đến tính mạng.


I. Kali máu.(tt)
• Điều trị hạ Kali máu.
1. Mục đích:
- Ngừa những biến chứng đe dọa tính mạng như rối
loạn nhịp tim, suy hô hấp.
- Điều chỉnh sự thiếu hụt Kali.
- Giãm thiểu tối đa việc mất Kali.
- Điều trị bệnh căn bản.


I. Kali máu.(tt)
2. Điều trị bằng đường uống.
- An toàn.
Mức độ thiếu Kali không tương ứng với nồng độ
Kali trong máu, trung bình [K] giãm 1mEq/L
 cơ thể thiếu 200-400mEq.
( Chú ý : 1g KCl có 13mEq ion Kali)



Hạ Kali máu.(tt)

• Điều trị bằng đường tỉnh mạch.
- Điều chỉnh nhanh hạ Kali máu.
- Dùng cho những trường hợp hạ Kali máu nặng hay
BN không thể uống.
- Nồng độ Kali truyền:
< 40mEq/L khi qua đường TM ngoại biên
< 100mEq/L khi qua TM trung tâm.
- Tốc độ truyền < 20mEq/h , trừ khi có liệt hay có rối
loạn nhịp nguy hiểm.
- Nên pha truyền Kali trong dung dịch NaCl 9%.


b. Tăng Kali máu.
• - Nguyên nhân: Suy thận; Điều trị quá liều kali;

Toan chuyển hoá; Bệnh Addison ( Thiếu corticoid),
cung cấp thừa (thường kèm suy thận) v.v…

Chú ý tình trạng tăng Kali máu giả do kỹ
thuật lấy máu.

• - Những thay đổi trên điện tâm đồ ít tương quan

đến mức tăng nồng độ Kali máu. Biểu hiện sớm
nhất của tăng kali máu trên điện tâm đồ thường là
liên quan đến sóng T.



Tăng Kali máu.(tt)
Các thay đổi ECG trong tăng kali máu:
• Sóng T cao , nhọn.
• Khoảng PR kéo dài.
• Thời gian QRS kéo dài.
• Sóng P dẹt.
• Chậm dẫn truyền qua nút AV, xuất hiện block AV
và có thể dẫn đến rung thất.
• Có thể làm giãm đáp ứng cơ tim với Pacemaker.


Tăng Kali máu.(tt)
• Dẫn truyền qua nút nhĩ thất có thể bị chậm gây ra
block nhĩ thất. Phức bộ QRS kéo dài và sóng T dẹt
do nồng độ kali máu cao làm chậm lan truyền xung
động ngang qua cơ tim. Dẫn truyền xung động
chậm có thể dẫn đến rung thất và ngưng tim. Sóng
T có thể biến mất khi nồng độ kali tăng quá cao.


Tăng Kali máu.(tt)
• Điều trị.
1. Cấp cứu.
- Calcium gluconate ( làm giãm khả năng kích thích
của màng tế bào): 10ml dung dịch 10% IV trong 2
-3 phút, có thể lập lại mỗi 5 – 10 phút.
- Insulin. Đưa tạm thời Kali vào trong tế bào.
Liều 10 – 20 đơn vị Insulin thường + 25 –
50g Glucose IV. Nếu hiệu quả sẽ làm giãm được
nồng độ Kali khoảng 0,5 – 1,5mEq/L trong 15 – 30

phút và hiệu quả kéo dài nhiều giờ.


Tăng Kali máu.(tt)
-

Kiềm hoá máu bằng NaHCO3.
Thuốc kích thích bêta 2 giao cảm.
Thuốc lợi tiểu quai hay nhóm Thiazide.
Nhựa trao đổi ion. ( Kayexalate). 20 – 50mg hoà với
100ml dung dịch sorbitol 20% .
- Thận nhân tạo.
2. Điều trị lâu dài: điều trị nguyên nhân.


II. Calcium.
• Khoảng 99% calci trong cơ thể là xương, 1% ở dịch

ngoại bào. Gần 50% calci huyết thanh là dạng ion
hoá, phần còn lại là phức hợp chủ yếu là gắn kết với
albumin.

• Thời gian hồi cực tâm thất sẽ bị thay đổi khi nồng độ

calci trong máu thay đổi. Điều này sẽ dẫn đến làm
thay đổi khoảng QTc trên điện tâm đồ. Sự thay đổi về
QTc do bởi tăng hay giãm của đoạn ST, trong khi đó
sóng T tương đối bình thường.



Giãm Calcium. ( Calcium trong huyết tương giãm)
• Nguyên nhân.
- Thường gặp nhất do giãm albumin máu.
* Nếu nồng độ calcium ion tự do trong huyết
tương bình thường  không có rối loạn chuyển
hoá calcium.
* Nếu nồng độ calcium ion tự do trong huyết
tương không thể đo được  nồng độ calcium toàn
bộ có thể được điều chỉnh bằng thêm 0,8mg% cho
mỗi 1g% giãm đi của albumin khi nồng độ albumin
< 4g%.


Giãm Calcium. (Nguyên nhân)








Suy thận.
Nhược tuyến cận giáp.
Giãm magné máu nặng, tăng magné máu.
Viêm tụy cấp.
Ly giải cơ vân, thiếu vitamin D.
Các thuốc chống ung thư (Cytosine Arabinoside).
Những bệnh nhân bệnh nặng cũng thường có giãm
calcium.



Giãm Calcium.

• Lâm sàng.
- Có thể không có triệu chứng lâm sàng. Kiềm hoá
-

máu làm tăng gắn kết calci vào albumin và làm cho
các triệu chứng nặng hơn.
Tetany, co thắt cơ bàn chân, bàn tay.
Dấu bàn tay đỡ đẻ (Trousseau’s sign), chu miệng
khi gõ vào trước tai (Chvostek’s sign): đây là những
dấu hiệu tetany ẩn.
Giãm calcium máu nặng có thể gây ngũ lịm, lú lẫn,
hiếm khi gây động kinh.


Giãm Calcium.
• - Giãm Calcium: Khoảng QTc kéo dài, sóng T có
thể đão ngược ở một vài chuyển đạo.


Giãm Calcium.
• Điều trị cấp cứu khi hạ calcium có biểu hiện triệu
chứng.
- 2g Calcium gluconate ( = 20ml Calcium gluconate
10%) IV > 10 phút, tiếp theo pha 6g Calcium trong
500ml Dextrose 5% truyền trong > 4 -6 giờ.



Tăng calcium.
• Nguyên nhân.
- Hầu hết do tăng lượng calci đi vào khoang ngoại bào
và giãm thải calci qua thận.
- > 90% trường hợp là do cường tuyến cận giáp
nguyên phát.
- Ngộ độc vitamin D, cường giáp, sarcoidosis v.v…
• Lâm sàng.
- Biểu hiện khi [Ca] > 12mg/dL.
- Thận: đa niệu, sỏi thận. Có thể gây suy thận khi
nồng độ calci trong huyết thanh tăng quá cao.
- Tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn và táo bón.
- Thần kinh: yếu, mệt, lú lẫn, hôn mê.


Tăng calcium.
• Tăng Calcium: Khoảng QTc ngắn, dốc lên của sóng
T dựng đứng và mất đoạn ST, có thể có sóng T 2
pha.


Tăng calcium.
• Điều trị.
1. Phục hồi thể tích tuần hoàn bằng dung dịch NaCl
0,9%.( do BN thường có kèm giãm thể tích). Có
thể sử dụng đến 3 – 4 lít dịch trong vòng 24 giờ.
2. Gây lợi tiểu bằng truyền dung dịch NaCl 0,9%
(100 – 200ml/h) khi đã tái lập thể tích dịch ngoại
bào giúp tăng thải calci.

Có thể sử dụng thêm Furosemide 20 – 40mg IV 2 – 4
lần/ngày.( giúp tăng thải Calci và giữ thể tích
ngoại bào)


Tăng calcium. (Điều trị)
MỘT SỐ THUỐC HẠ CALCIUM

• Pamidronate, là một bisphosphonate giúp ức chế tái
hấp thu ở xương.
Liều 60 – 90mg / 500ml Dextrose 5% PIV 2 -4h.
• Calcitonin, ức chế tái hấp thu và tăng thải qua thận.
• Corticoid, ức chế phóng thích cytokin, tăng tiết calci
qua thận. Prednisone 20 – 40mg P.O 2 lần/ngày.
• Phosphat uống giúp ức chế hấp thu calci và thúc
đẩy tích tụ calci ở xương và mô mềm.
• Thận nhân tạo.
ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN


×