-
5
RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Lê Văn An
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn điện giải trong hội chứng thận hư (HCTH) là thường gặp và luôn
ở mức rối loạn cao. Rối loạn nước và điện giải trong hội chứng thận hư ngày
càng được hiểu rõ hơn và có thể gây nên nhiều biểu hiện phức tạp trong điều trị
cũng như tham gia vào các biến chứng khác. Rối loạn nước và điện giải là hậu
quả của mất protein qua nước tiểu, đồng thời vừa do rối loạn hệ thống nội tiết. Vì
vậy, trong hội chứng thận hư tình trạng phù trên lâm sàng càng nhiều thì khả
năng rối loạn điện giải càng cao.
Song việc quan tâm đến tình trạng rối loạn điện giải trong điều trị hội
chứng thận hư chưa được đề cập nhiều, trong khi đó, vấn đề rối loạn là ngày càng
được khẳng định rõ ràng. Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này nhằm mục đích:
Tìm hiểu sự thay đổi điện giải và mối liên quan giữa rối loạn điện giải và
các biểu hiện lâm sàng ở hội chứng thận hư.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
6
2.1. Đối tượng:
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên những bệnh nhân HCTH, nhập viện tại khoa
nội thận từ tháng 2/1999 đến tháng 2 năm 2001. Tuổi từ 16 trở lên được chẩn
đoán HCTH dựa theo tiêu chuẩn của Đặng Văn Chung [1].
Tiêu chuẩn loại trừ: loại bỏ những bệnh nhân HCTH có kèm theo một
trong các bệnh như: rối loạn nội: suy giáp, đái đường ; suy thận; suy gan; sử
dụng hormon ngừa thai và các trường hợp sử dụng prednisolon hay thuốc ức chế
miễn dịch trước khi vào viện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Theo phương pháp mô tả và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau:
- Lập hồ sơ theo dõi và thăm khám có chủ định ngay từ đầu với tất cả
những bệnh nhân được chọn.
- Đo trọng lượng cơ thể trên cùng một loại cân.
- Tính thể tích nước tiểu trong ngày, đơn vị tính là ml.
- Định lượng protid máu theo phương pháp Biuret.
- Xét nghiệm điện giải đồ theo phương pháp điện cực chọn lọc.
-
7
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với cách chọn bệnh như trên nghiên cứu của chúng tôi gồm:
- 40 bệnh nhân: 25 nam và 15 nữ,
- Tuổi trung bình 27,13 9,5 tuổi nhỏ nhất là16, lớn nhất là 65,
- Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ 2:1.
3.1. Cân nặng.
Bảng 1: Kết quả cân nặng của nhóm nghiên cứu
Tăng cân (kg) < 5 5 - 10 > 10
Số lượng 10 25 5
tỷ lệ % 25 62,5 12,5
Tăng 5 - 10 kg có 25 bệnh nhân chiếm 62,5% (p < 0,01).
3.2. Lượng nước tiểu khi vào viện.
-
8
Bảng 2: Kết quả số lượng nước tiểu của nhóm nghiên cứu
Nước tiểu (ml/24h) < 100 100 - 500 > 500
Số lượng 2 14 24
Tỷ lệ % 5 35 60
Nước tiểu trung bình 710 337 ml/24h, có 2 trường hợp nước tiểu <100 ml/24h.
3.3. Biểu hiện rối loạn điện giải trên lâm sàng.
Bảng 3: Các biểu hiện rối loạn điện giải trên lâm sàng
Biểu hiện Phù Co rút tay
chân
Mệt mỏi
Số lượng 40 12 28
Tỷ lê % 100,00 30,00 70,00
100% bệnh nhân biểu hiện phù, đa số là phù toàn.
30% có biểu hiện chuột rút hoặc có biểu hiện tê chân tay
-
9
70% trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, chậm chạp hoặc nhức đầu và buồn
nôn.
3.4. Protid máu:
Bảng 4: Kết quả protid máu của nhóm nghiên cứu
Protid máu (gam/l) > 60 40 - 60 < 40
Số lượng 0 18 22
Tỷ lệ (%) 0 45 55
Trung bình: 41,5 7,2 g/l, cao nhất 59 g/l và thấp nhất 27 g/l
3.4. Rối loạn điện giải.:
Bảng 5: Kết quả điện giải trong hội chứng thận hư
Biểu hiện Bình thường Giảm Trung bình (mmol/l)
-
10
Na
+
0 40
129,58 5,56
K
+
35 5
4,26 0,65
Ca
++
2 38
0,91 0,18
- 100% bệnh nhân có Na
+
huyết thanh giảm, thấp nhất 115 và cao nhất
139 mmol/l.
- 95% Ca
++
máu giảm, thấp nhất 0,7 và cao nhất 1,2 mmol/l.
- Trong khi đo K
+
máu giảm không đáng kểï.
5. BÀN LUẬN
Các biểu hiện lâm sàng và sinh học trong HCTH là do mất nhiều protein
qua nước tiểu. Trong HCTH người ta thấy có sự rối loạn điện giải, chủ yếu là do
hiện tượng phù gây nên. Trong những trường hợp HCTH càng phù nhiều thì hiện
tượng rối loạn điện giải càng cao, đặc biệt là giảm natri máu. Sự giảm natri máu
chủ yếu là do hiện tượng pha loãng. Trong HCTH Na
+
, Cl
-
, Ca
++
là giảm, còn K
+
thường thì không thay đổi hoặc là giảm, nhưng có thể tăng trong trường hợp khi
có giảm chức năng thận. Trong nước tiểu đều cho thấy cả Na
+
và K
+
đều giảm
nhưng Na
+
giảm nhiều hơn K
+
. Giảm canxi máu toàn bộ trong HCTH được ghi
nhận do mất protein ra nước tiểu cũng như giảm hấp thu canxi ở ruột. Người ta
thấy có hiện tượng tăng đáp ứng của hormon cận giáp trong thận hư và có sự
-
11
giảm nồng độ của 25(OH)D
3
; 1,25(OH)
2
D
3
và 24,25(OH)
2
D
3
trong huyết thanh
mà người ta cho rằng do mất qua nước tiểu. Trên lâm sàng ở bệnh nhân HCTH
người ta ghi nhận có những rối loạn về điện giải như tay chân mỏi, cơ thể chậm
chạp, chán ăn, buồn nôn, bụng chứng, hoặc co quắp chân tay hay có hiện tượng
loãng xương khi bệnh tiến triển kéo dài khi được điều trị rối loạn điện giải thì
các triệu chứng trên giảm hoặc mất [2], [3], [4].
Ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% bệnh nhân đều biểu hiện
phù, đa số tăng từ 5 đến 10 kg, đồng thời lượng nước tiểu ít chủ yếu là thiểu niệu.
Bảng 3 cho thấy rối loạn điện giải kèm theo các biểu hiện lâm sàng như co
rút chân tay hoặc cơ thể mỏi, chậm chạp, chán ăn và buồn nôn chiếm 100%
trường hợp. Xét nghiệm điện giải tại Bảng 4 cho thấy 100% bệnh nhân có Na
+
và
95% Ca
++
máu giảm, nhiều trường hợp Na
+
máu chỉ còn 115 mmol/l và Ca
++
0,7mmol/l. Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy có mối liên quan rõ rệt đó là
những trường hợp protid máu càng thấp thì phù càng nhiều và tình trạng rối loạn
điện giải càng cao.
6. KếT LUậN
Qua nghiên cứu về rối loạn điện giải ở bệnh nhân bị hội chứng thận hư
chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
- Về lâm sàng: 100% bệnh nhân đều có phù và tiểu ít.
-
12
- 100% bệnh nhân đều có biểu hiện về rối loạn điện giải trên lâm sàng
như: cơ thể mệt mỏi, chậm chạp, chán ăn buồn nôn hoặc co rút chân tay.
- Về xét nghiệm: 100% bệnh nhân có nồng độ Na
+
và 95% Ca
++
máu thấp.
- Biểu hiện lâm sàng phù càng nhiều thì rối loạn điện giải càng cao.
Vì vậy, trong quá trình điều trị hội chứng thận hư, ngoài sử dụng các
thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh chúng ta cần quan tâm đến vấn đề rối loạn
điện giải, nhất là những trường hợp có rối loạn điện giải cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Chung. Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, (1976)
12
2. Barjon - P. Syndrome Néphrotique. Néphrologie (1991) 287 - 305.
3. William G. Couser. Glomerular disorders. Cecil textbook of
medicine W.B. Sanders company. Philadelphia (1988) 582 - 602.
4. Robert H. Heptinstall, M.D. The nephrotic syndrome. Pathology of
the kidney (1999) 650 - 654.
-
13
TÓM TẮT
Rối loạn điện giải trong hội chứng thận hư là thường gặp và ngày càng
được hiểu rõ hơn và có thể gây nên nhiều biểu hiện phức tạp trong điều trị. Mục
đích đề tài là tìm hiểu sự thay đổi điện giải và mối liên quan giữa rối loạn điện
giải và biểu hiện lâm sàng ở hội chứng thận hư.
Kết quả qua nghiên cứu 40 bệnh nhân hội chứng thận hư chúng tôi nhận
thấy:
- 100% bệnh nhân đều có rối loạn điện giải, chủ yếu là giảm Na
+
và Ca
++
máu.
- Những trường hợp càng phù nhiều thì rối loạn điện giải càng cao.
ELECTROLYTE IMBALANCE IN NEPHROSIS
Le Van An, Le Hoai An, Nguyen Tat Binh
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
Electrolyte imbalance in nephrosis is common nowardays, which can
cause many complicated symptoms in the treatment process. The purpose of the
-
14
research is to study the electrolyte imbalance and the relation between
electrolyte imbalance and clinical symptoms in nephrosis.
The study of 40 patients with nephrosis showed:
- 100% of the cases had electrolyte imbalance, mainly a decrease in the
ions Na and Ca in the blood.
- The more severe the edema, the higher the degree of electrolyte
imbalance.