Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tài liệu học môn thủ công lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 56 trang )

TÀI LIỆU
* DỰ ÁN MÔ HÌNH
TRƢỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

HƢỚNG DẪN HỌC

GIÁO DỤC THỦ CÔNG

1


KÍ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH
Hoạt động cá nhân
Hoạt động nhóm đôi
Hoạt động nhóm
Hoạt động chung cả lớp
Hoạt động với cộng đồng

2


CHƢƠNG I:

KĨ THUẬT GẤP HÌNH

Gấp tên lửa ( 2 tiết )

BÀI 1
Mục tiêu:

- Biết cách gấp tên lửa.


- Gấp đƣợc tên lửa. Các nếp gấp tƣơng đối phẳng, thẳng.
A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát mẫu theo hƣớng dẫn của GV và trả lời câu hỏi:

- Quan sát cách gấp tên lửa.
- Nêu hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa?

2. Nhận biết tên lửa đã gấp sẵn:
Đến góc học tập lấy tên lửa
- Các em mở dần mẫu gấp tên lửa.
- Gấp lại từ bƣớc 1 đến khi đƣợc tên lửa.
- Cùng nhau nêu cách gấp tên lửa.
3. Đọc và cùng nhau làm thử vào giấy nháp:
Bƣớc 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo
chiều dài để lấy đƣờng dấu giữa ( H.1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đƣờng dấu gấp ở
hình 1 sao cho hai mép giấy mới gấp nằm sát đƣờng dấu giữa ( H.2).

3


Hình 1

Hình 2

- Gấp theo đƣờng dấu gấp ở hình 2 vào sát đƣờng dấu giữa đƣợc hình 3.
- Gấp theo đƣờng dấu gấp ở hình 3 vào sát đƣờng dấu giữa đƣợc hình 4.

Sau mỗi lần gấp, miết theo đƣờng mới gấp cho thẳng và phẳng.

Hình 3

Hình 4

Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đƣờng dấu giữa và miết dọc theo đƣờng dấu giữa,
đƣợc tên lửa ( H.5). Cầm vào nếp gấp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra ( H.6) và
phóng tên lửa theo hƣớng chếch lên không trung.

Hình 5

Hình 6

4. Cùng nhau đọc và thuộc quy trình gấp tên lửa.
Gồm 2 bƣớc: Bƣớc 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
Bƣớc 2: Tạo tên lửa và sử dụng
Bƣớc
2: giáo
Tạo tên
vàkết
sử quả
dụng.
Báo cáo với
thầy
/ côlửa
giáo
những việc đã làm.
................................

4


B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Lấy phiếu sắp xếp đúng các bƣớc gấp tên lửa.
Sắp xếp các từ sau sao cho đúng thứ tự các bƣớc gấp tên lửa:
1. Gấp tạo mũi
2. Tạo tên lửa

a. và sử dụng
b. và thân tên lửa

2. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp tên lửa.
- Trang trí sản phẩm.

3. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Em tự gấp tên lửa và nêu ứng dụng của tên lửa cho ngƣời thân nghe.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, keo dán để thực hiện học bài 2.

Thầy/ cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận

sự tiến bộ của học sinh

5


BÀI 2

Gấp máy bay phản lực ( 2 tiết )

Mục tiêu:
- Biết cách gấp máy bay phản lực.
- Gấp đƣợc máy bay phản lực. Các nếp gấp tƣơng đối phẳng, thẳng.
A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát mẫu theo hƣớng dẫn của GV và trả lời câu hỏi:
- Quan sát máy bay phản lực.

- Nêu hình dáng, các phần của máy bay phản lực.

2. Đến góc học tập lấy máy bay phản lực và tên lửa
- Cùng nhau quan sát máy bay phản lực và tên lửa
- Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa hình dáng của máy bay phản lực và
tên lửa.

3. Đọc và cùng nhau thực hiện gấp máy bay phản lực ( Gấp bằng giấy nháp )
Bước 1: Gấp tạo mũi, thân cánh máy bay phản lực
- Gấp giống nhƣ tên lửa: gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy dấu giữa. Mở tờ
giấy ra, gấp theo đƣờng dấu gấp ở hình 1 đƣợc hình 2.


6


Hình 1

Hình 2

Hình 3

- Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đƣờng dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh
A nằm trên đƣờng dấu giữa, đƣợc hình 3.
- Gấp theo đƣờng dấu gấp ở hình 3 sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đƣờng dấu
giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao H nhƣ hình 4
- Gấp theo đƣờng dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngƣợc lên trên để giữ chặt hai
nếp gấp bên, đƣợc hình 5.
- Gấp tiếp theo đƣờng dấu gấp ở hình 5 sao cho hai đỉnh phái trên và hai mép bên
sát vào đƣờng dấu giữa nhƣ hình 6.

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đƣờng dấu giữa và miết dọc theo đƣờng dấu giữa,
đƣợc máy bay phản lực nhƣ hình 7.
- Cầm vào nếp gấp giữa cho hai cánh máy bay ngang sang hai bên, hƣớng máy
bay chếch lên phía trên để phóng nhƣ phóng tên lửa. ( H. 8)


Hình 7

Hình 8

7


4. Nêu các bƣớc gấp máy bay phản lực? ( Trả lời và ghi vào vở )
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
----------------------------------------B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Cùng nhau nêu và thực hiện thao tác gấp máy bay phản lực.
2. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp máy bay phản lực.
- Trang trí sản phẩm.
3. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.

4. Thi phóng máy bay
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Em cùng ngƣời thân gấp một chiếc máy bay phản lực.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, ...... cho tiết học tới.
Thầy/ cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận

sự tiến bộ của học sinh.

8


Gấp máy bay đuôi rời ( 2 tiết )

Bài 3:
Mục tiêu:

Gấp đƣợc máy bay đuôi rời. Các nếp gấp tƣơng đối thẳng, phẳng.

A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát mẫu theo hƣớng dẫn của GV và trả lời câu hỏi:
- Quan sát máy bay đuôi rời.
- Nhận xét hình dáng, đầu, cánh, thân, đuôi máy bay.

2. Đến góc học tập lấy máy bay đuôi rời
- Mở dần máy bay em cùng các bạn hãy thảo luận cho biết hình dạng tở giấy
dùng để gấp đầu, cánh máy bay. .
- Cùng nhau nêu cách gấp máy bay đuôi rời.

3. Đọc và cùng nhau thực hiện gấp máy bay bay đuôi rời:
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ
nhật.
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ theo đƣờng dấu gấp ở hình 1 a sao cho cạnh ngắn
trùng với cạnh dài, đƣợc hình 1 b.

- Gấp tiếp theo đƣờng dấu gấp ở hình 1b ( chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp )
Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đƣờng nếp gấp để đƣợc một hình vuông và một
hình chữ nhật ( H.2) .

9


Hình 1a

Hình 1 b

Hình 2

Bước 2: Gấp dấu và cánh máy bay
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đƣờng chéo đƣợc hình tam giác ( H.3a ).
- Gấp đôi tiếp theo đƣờng dấu gấp ở hình 3 a để lấy đƣờng dấu giữa rồi mở ra
đƣợ hình 3 b.
- Gấp theo dấu gấp ở hình 3 b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A ( H.4)
- Lật mặt sau gấp nhƣ mặt trƣớc sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A ( H.5)
- Lòng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang hai bên
đƣợc hình 6.

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6


- Gấp hai nửa cạnh đáy hình 6 vào đƣờng dấu giữa đƣợc hình 7.
- Gấp theo các đƣờng dấu gấp ( nằm ở phần mới gấp lên ) vào đƣờng dấu
giữa nhƣ hình 8a và 8 b.

Hình 7

Hình 8
10


- Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lƣợt 2 góc hình vuông ở 2 bên ép
vào theo nếp gấp ( H.9a) đƣợc mũi máy bay nhƣ hình 9b

Hình 9
- Gấp theo đƣờng dấu ở hình 9 b về phía sau đƣợc đàu và cánh máy bay nhƣ
hình 10 ( đƣờng gấp trùng với chân mũi máy bay )

Hình 10
Bƣớc 3: Làm thân và đuôi máy bay
- Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân, đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật theo chiều dài. Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu. Mở
tờ giấy ra và vẽ theo đƣờng dấu gấp nhƣ hình 11a đƣợc hình thân máy bay.
- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hình chữ nhật theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra đánh
dấu khoảng ¼ chiều dài đẻ làm đuôi máy bay. gạch chéo các phần thừa ( H.11b)
- Dùng kéo cắt bỏ phần gạch chéo đƣợc hình 12

Hình 11 a

Hình 11b


Hình 12

Bƣớc 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
Mở phần đầu và cánh máy bay ra nhƣ hình 9b, cho thân máy bay vào trong
( H.13); gấp trở lại nhƣ cũ đƣợc máy bay hoàn chỉnh ( H.14). Gấp đôi máy bay
theo chiều dài và miết theo đƣờng vừa gấp đƣợc hình 15 a. Bẻ đuôi máy bay ngang
sang hai bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay nhƣ hình 15b
và phóng chếch lên không trung.

11


Hình 13

Hình 14

Hình 15a

Hình 15 b

Nêu các bƣớc gấp máy bay đuôi rời? ( Trả lời và ghi vào vở )
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
------------------------------------------B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Cùng nhau nêu thao tác thực hiện gấp máy bay đuôi rời.
2. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp máy bay đuôi rời.
- Gấp máy bay đuôi rời
- Trang trí sản phẩm.

3. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.

4. Thi phóng máy bay
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.

12


C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của ngƣời thân em gấp hoàn chỉnh máy bay đuôi rời.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, ...... cho tiết học gấp thuyền phẳng đáy không mui.

Thầy giáo / cô giáo nhận xét kết của học tập và ghi nhận
sự tiến bộ của học sinh!

13


Bài 4:

Gấp thuyền phẳng đáy không mui ( 2 tiết )

Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp đƣợc thuyền phẳng đáy không mui.

Các nếp gấp tƣơng đối phẳng, thẳng.
A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Đố vui
Các em cùng đọc và giải câu đố sau:
Làm bằng gỗ
Nổi trên sông
Có buồm dong
Nhanh tới bến
Đố em là cái gì?

2. Quan sát và nhận xét
- Quan sát thảo luận nhận xét về mẫu gấp thuyền phẳng đáy khong mui ( H. 1).

Hình 1
- Chỉ 2 bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền.

14


3. Đọc và cùng nhau thực hiện gấp thuyền phẳng đáy không mui:
Bước 1: Gấp tạo bốn nếp gấp cách đều
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên ( H.2).
Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài đƣợc hình 3, miết theo đƣờng mới gấp cho phẳng.

Hình 2

Hình 3


- Gấp đôi mặt trƣớc theo đƣờng dấu gấp ở hình 3 đƣợc hình 4.
- Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi nhƣ mặt trƣớc đƣợc hình 5

Hình 4

Hình 5

Bước 2: Gấp thân và mũi thuyền
- Gấp theo đƣờng dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài đƣợc
hình 6. Tƣơng tự, gấp theo đƣờng dấu gấp hình 6 đƣợc hình 7
- Lật hình 7 ra mặt sau, gấp hai lần giống nhƣ hình 5, hình 6 đƣợc hình 8

Hình 6

Hình 7

Hình 8

- Gấp theo dấu gấp của hình 8 đƣợc hình 9. Lật mặt sau hình 9, gấp giống nhƣ mặt
trƣớc đƣợc hình 10

15


Hình 9

Hình 10

Bước 3:Tạo thuyền phẳng đáy không mui

Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép gấp, các ngón còn lại cầm ở hai bên
phái ngoài, lộn vào nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền ( H11). Miết dọc theo hai
cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ đƣợc thuyền phẳng đáy không mui ( H.12)

Nêu các bƣớc gấp thuyền phẳng đáy không mui? ( Trả lời và ghi vào vở )
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
------------------------------------------B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Cùng nhau nêu các bƣớc thực hiện gấp thuyền phẳng đáy không mui.
2. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp.
- Gấp máy thuyền phẳng đáy không mui
- Trang trí sản phẩm.
16


3. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.

C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Gấp thuyền phẳng đáy không mui cho ngƣời thân xem và dùng thuyền thả vào
chậu nƣớc, nêu tác dụng của chiếc thuyền.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, ...... cho tiết học “ gấp thuyền phẳng đáy có mui


Thầy giáo / cô giáo nhận xét kết của học tập và ghi nhận
sự tiến bộ của học sinh!

17


BÀI 5

Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( 2 tiết )

Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp đƣợc thuyền phẳng đáy có mui.
Các nếp gấp tƣơng đối phẳng, thẳng.
A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát mẫu và nhận xét
- Quan sát theo hƣớng dẫn của cô giáo ( Thầy giáo )

- Cùng nhau thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Em thấy dáng của thuyền nhƣ thế nào?
? Màu sắc của mui thuyền ra sao?
? Hai bên mạn thuyền, đáy thuyền nhƣ thế nào?

2. Quan sát thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui cùng nhau
so sánh giống và khác nhau của hai loại thuyền.

18



3. Đọc và cùng nhau thực hiện gấp thuyền phẳng đáy có mui:
Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp hai đầu
tờ giấy vào khoảng 2 -3 ô nhƣ hình 1 sẽ đƣợc hình 2, miết dọc theo 2 đƣờng mới gấp
cho phẳng.

Hình 1

Hình 2

- Các bƣớc gấp tiếp theo tƣơng tự nhƣ các bƣớc gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Bước 2: Gấp bốn nếp gấp cách đều
- Gấp đôi tờ giấy theo đƣờng dấu gấp hình 2 đƣợc hình 3
- Gấp đôi mặt trƣớc của hình 3 đƣợc hình 4
- Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi nhƣ mặt trƣớc đƣợc hình 5.

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đƣờng dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài đƣợc
hình 6. Tƣơng tự, gấp theo đƣờng dấu gấp hình 6 đƣợc hình 7.

Hình 6


Hình 7
19


- Lật hình 7 ra mặt sau, gấp hai lần giống nhƣ hình 5, hình 6 đƣợc hình 8.
- Gấp theo dấu gấp của hình 8 đƣợc hình 9
- Lật hình 9 ra mặt sau, gấp giống nhƣ mặt trƣớc đƣợc hình 10

Hình 8

Hình 9

Hình 10

Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên
phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền đƣợc thuyền giống nhƣ hình 11
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên các em sẽ đƣợc thuyền
phẳng đấy có mui.

Hình 11

4. Lần lƣợt từng nhóm cầm thuyền của nhóm mình hãy nêu các bƣớc gấp
thuyền phẳng đáy có mui.
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
------------------------------------------B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi: Truyền điện

Mỗi bạn trong nhóm lần lƣợt nêu nhanh mỗi bạn một bƣớc thực hiện gấp
thuyền phẳng đáy có mui.
20


2. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp.
- Gấp máy thuyền phẳng đáy có mui
- Trang trí sản phẩm.
3. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Với sự giúp đỡ của ngƣời thân em gấp hoàn chỉnh máy bay đuôi rời.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, ...... cho tiết ôn tập.
Thầy giáo / cô giáo nhận xét kết của học tập và ghi nhận
sự tiến bộ của học sinh!

21


CHƢƠNG II: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH

ÔN TẬP

BÀI 6


CHƢƠNG II – KĨ THUẬT GẤP HÌNH
Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp đƣợc ít nhất một hình để làm đồ chơi.
A.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Nhắc lại một số sản phẩm đã học và nêu các bƣớc thực hiện.

2. Thực hành gấp và trang trí sản phẩm.
Cùng nhau gấp một trong những hình gấp đã học..

3. Trƣng bày sản phẩm, bình chọn sản phẩm đẹp trƣng bày trƣớc lớp.
Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
B.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Trao đổi với ngƣời thân về những ứng dụng của những sản phẩm đã học
- Chuẩn bị đầy đủ giấy thủ công, kéo đề học bài: gấp, cắt, dán hình tròn.

Thầy giáo / cô giáo nhận xét kết của học tập và ghi nhận
sự tiến bộ của học sinh!

22


Gấp, cắt, dán hình tròn ( 2 tiết )


BÀI 7

Mục tiêu:
- Biết gấp, cắt, dán đƣợc hình tròn.
A.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát mẫu theo hƣớng dẫn của GV và nhận xét:

2. Đọc và cùng nhau thực hiện gấp hình tròn:
Bước 1: Gấp hình
- Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô ( H.1)
- Gấp tƣ hình vuông theo đƣờng chéo đƣợc hình 2 a và điểm o là điểm giữa của
đƣờng chéo. Gấp đôi hình 2 a để lấy đƣờng dấu giữa và mở ra đƣợc hình 2b.

Hình 1

Hình 2 a

Hình 2 b

Bước 2: Cắt hình tròn
- Gấp hình 2b theo đƣờng dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đƣờng dấu giữa
đƣợc hình 3.
23


- Lật mặt sau hình 3 đƣợc hình 4. Cắt theo đƣờng dấu CD và mở ra đƣợc hình 5a
- Từ hình 5a cắt, sửa theo đƣờng cong và mở ra đƣợc hình tròn ( H.6).


Hình 3

Hình 4

Hình 5a

Hình 5b

Bước 3: Dán hình tròn
- Dán hình tròn vào phần trình bày sản phẩm

* Gấp, cắt hình tròn theo các bƣớc

Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
B.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Lấy bảng nhóm ghi các bƣớc gấp, cắt hình tròn.
2. Đổi bảng nhóm để nhóm bạn nhận xét.
3. Em lấy giấy thủ công thực hành gấp, cắt hình tròn.
- Trang trí sản phẩm.

4. Trƣng bày sản phẩm
- Các nhóm trƣng bày của cá nhân trong nhóm.
- Lớp quan sát, nhận xét đánh giá.

24



Báo cáo với thầy giáo / cô giáo kết quả những việc đã làm.
C.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Em tự gấp, cắt đƣợc hình tròn và nêu các bƣớc thực hiện cho ngƣời thân nghe.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, ...... cho tiết học tới học bài Gấp, cắt, dán biển báo
giao thông.
Thầy giáo / cô giáo nhận xét kết của học tập và ghi nhận
sự tiến bộ của học sinh!

25


×