Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề HSG vòng 2 Nghệ An môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.94 KB, 3 trang )

THUVIENSINHHOC.COM

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013

Đề chính thức

Môn thi: SINH HỌC

Đề gồm 02 trang

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10/10/2012

Câu 1.
a. Hãy phân tích cấu trúc phù hợp với chức năng của mạch gỗ.
b. Khi chiếu sáng, electron của diệp lục hấp thu năng lượng của photon ánh sáng và tách ra khỏi
phân tử diệp lục. Năng lượng của electron này được sử dụng vào những quá trình nào trong quang
hợp?
c. Trong điều kiện thiếu NADP+ thì PSI hay PSII hoạt động mạnh hơn? Giải thích.
Câu 2.
a. Ở một loài cây chỉ ra hoa khi được chiếu sáng tối thiểu là 9 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm,
người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 8 giờ và để trong tối 16 giờ. Tuy nhiên, giữa mỗi
đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây
được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.
b. Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ mọc xuống,
thò ra ngoài rây, nhưng sau một thời gian thì cong lại và chui vào trong rây. Em hãy giải thích hiện
tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45o thì em dự đoán rễ cây sẽ phản ứng như thế nào?
Câu 3.


a. Vì sao ADN ti thể lại có tần số đột biến cao hơn ADN trong nhân tế bào?
b. Gen mã hóa rARN thuộc họ đa gen gồm hàng trăm đến hàng nghìn gen lặp lại kế tiếp nhau. Điều
này có ý nghĩa gì đối với các sinh vật?
Câu 4.
Tại sao ở sinh vật nhân sơ khi nhân đôi phân tử ADN thì các phân tử ADN con không bị ngắn đi so
với phân tử ADN mẹ, trong khi đó ở sinh vật nhân thực sau mỗi lần nhân đôi các phân tử ADN con
lại bị ngắn lại dần đi ở các tế bào sinh dưỡng?
Câu 5.
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh P do một trong 2 alen của một gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh M do một trong 2 alen của một gen nằm trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
2

1

3

Nam bình thường

4

Nữ bình thường
5

7

6

8


9

10

11

Nam mắc bệnh M
Nữ mắc bệnh P

12

13

14

15

Nữ mắc cả hai bệnh

Biết rằng không xảy ra đột biến, người số (8) không mang alen gây bệnh, tính xác suất sinh con đầu
lòng bị cả hai bệnh P và M của cặp vợ chồng (13) và (14) trong phả hệ trên?
Câu 6.
a. Hãy phân biệt gen tiền ung thư và gen gây ung thư.
b. Hãy nêu các biến đổi để từ một gen tiền ung thư tạo thành gen gây ung thư.
Câu 7.
Một đột biến điểm thay thế nuclêôtit trên gen quy định chuỗi polipeptit α-globin của hemoglobin ở
người làm cho chuỗi polipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phiên bản ARN sơ cấp
được phiên mã từ gen này vẫn có chiều dài bình thường.
a. Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này.
b. Trình bày cách chứng minh giả thuyết.



THUVIENSINHHOC.COM

Câu 8.
Hãy nêu tên và chức năng của các protein lần lượt tham gia vào quá trình tái bản (tự sao chép) của
phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E. coli.
Câu 9.
Khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh
cụt, mắt trắng được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 lai với ruồi giấm khác, thu được
thế hệ con có tỉ lệ:
30% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ
30% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ
10% ruồi thân xám, cánh dài, mắt trắng
10% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng
7,5% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
7,5% ruồi thân đen, cánh dài, mắt đỏ
2,5% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng
2,5% ruồi thân đen, cánh dài, mắt trắng
a. Biện luận và xác định kiểu gen của P và F1.
b. Cho F1 × F1, xác định tỉ lệ kiểu hình ruồi đực thân xám cánh dài mắt đỏ ở F2.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trong thế hệ con của phép lai F1 với ruồi giấm khác thì
tính trạng mắt trắng chỉ xuất hiện ở giới đực.
Câu 10.
Khi nuôi cấy nấm mốc Neurospora crassa các nhà nghiên cứu thấy rằng, ngoài kiểu dại có thể sống
trên môi trường tối thiểu còn có ba nhóm thể đột biến. Mỗi thể đột biến mất khả năng tổng hợp một
loại enzim trong chuỗi chuyển hóa sau:
 chất 1 enzimB
 chất 2 enzimC
 chất 3.

Tiền chất enzimA
Kết quả nuôi cấy như sau:
Nhóm
Nhóm
Nhóm
Nhóm
Môi trường
Kiểu dại
thể đột biến I
thể đột biến II thể đột biến III
Môi trường tối
+
thiểu
Môi trường tối
+
+
+
thiểu + citrulin
Môi trường tối
+
+
thiểu + ornithin
Môi trường tối
+
+
+
+
thiểu + arginin
(dấu “+” : sinh trưởng được, dấu “-” : không thể sinh trưởng được)
a. Hãy cho biết chất 1, chất 2, chất 3 là chất nào trong số các chất: arginin, ornithin, citrulin?

b. Hãy cho biết từng loại thể đột biến (I, II, III) đã mất khả năng tổng hợp loại enzim nào?
Câu 11.
a. Lai phân tử được thực hiện nhờ đặc tính nào của ADN? Vai trò của phương pháp lai phân tử là
gì?
b. Hệ gen của người chỉ khoảng 1,5% số nuclêôtit tham gia vào việc mã hóa các chuỗi polipeptit,
phần lớn các nuclêôtit còn lại giữ vai trò gì?
Câu 12.
a. Vì sao chọn lọc tự nhiên không tạo ra các sinh vật hoàn hảo?
b. Một số gen trội có hại trong quần thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Câu 13.
a. Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhưng
nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị cạn kiệt?
b. Hãy phân tích các tác động của phiêu bạt di truyền (yếu tố ngẫu nhiên) đối với quần thể.
Câu 14.
Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể sinh vật di cư tới một hòn đảo biệt lập chưa hề có loài
sinh vật này và thiết lập nên một quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra
khiến quần thể mới này trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính
trong quá trình hình thành loài này.
---------HẾT---------


THUVIENSINHHOC.COM



×