Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục PHÁT TRIỂN vận ĐỘNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.45 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI”

1


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI”
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục phát triển thể chất là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát
triển toàn diện cho trẻ mầm non. Hiện nay chiến lược “Phát triển nguồn lực con
người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quân tâm. Vậy sự phát triển thể
lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non bây giờ như thế nào? Đặc điểm cơ thể trẻ
luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ
của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống,
phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức.
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng
hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây
nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em cần phải tiến hành một cách thường xuyên
và đồng bộ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội
và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, trẻ em đã có điều kiện


được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều. Trên thực tế có
nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế,
xã hội, chất lượng môi trường sống, song 3 yếu tố chính đó vẫn là hình thức tổ
chức giáo dục thể chất cho trẻ.
Thực hiện công văn số 469/SGD ĐT-GDMN ngày 25/3/2014 về việc
“Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 2016”. Công văn số 1596/SGDĐT-GDMN ngày 27/8/2014 của Sở GD&ĐT

2


Quảng Bình về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học
2014-2015.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tôi
nói riêng. Là giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông
thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể
chất cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường ra sao? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi” để đưa vào nghiên cứu.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: ( Điểm mới của đề tài)
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục thể chất nhằm
giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao
phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một
cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động
nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt
động cần sự khéo léo của đôi bàn tay…Vì vậy việc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển
tốt về thể chất là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế
mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi” vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp,
trường tôi đang công tác.

Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ trong giai đoạn hiện nay.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo, nhiệm vụ đặt ra
hàng đầu cho chúng ta là hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản như: đi, chạy,
nhảy, bò, trườn, trèo, tung, bắt, ném và phát triển các tố chất vận động như:

3


nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ và khéo léo nhằm cho trẻ có đủ năng lực để đến
trường phổ thông.
Năm học 2014-2015 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, qua
thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của ban giám
hiệu nhà trường để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho tôi
tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên trình độ chuyên môn khá vững
vàng.
Được nhà trường lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động
tại điểm trường nên luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhà trường về công
tác phát triển vận động cho trẻ.
Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: Lớp học và sân tập rộng rãi,
thoáng mát, đồ dùng trực quan khá đầy đủ, đẹp mắt. Đặc biệt đã tạo được phòng
tập thể dục cho trẻ, vì vậy đã thu hút trẻ tích cực tập luyện thể dục thể thao.
Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các
trường để trao đổi kinh nghiệm.

Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập, sức
khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.
Các giáo viên trong trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Bản thân đã nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nên phần nào hiểu được
đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này.
2.1.2. Khó khăn:
Trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ còn hạn chế, lại
không đồng đều.
Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc
phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng trong các bửa ăn ở nhà
của trẻ chưa cao, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của trẻ. Nhưng với
sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra
những phương pháp nhằm giúp phát triển vận động. Mong rằng những việc làm
4


của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ.. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi”
* Khảo sát thực trạng:
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi
tiến hành khảo sát khả năng vận động của trẻ, đồng thời tiến hành cân, đo trẻ
kết quả như sau:
- Kết quả khả năng vận động:
Khả năng

Xếp loại tốt

Xếp loại khá

Xếp loại TB


Xếp loại yếu

8/31=25,8%

7/31=22,6%

10/31=32,3%

6/31=19,3%

5/31=16,1%

10/31=32,3%

8/31=25,8%

8/31=25,8%

5/31=16,1%

8/3125,8%

11/31=35,5%

7/31=22,6%

Bật, nhảy 7/31=22,6%

9/31=29%


10/31=32,3%

5/31=16,1%

vận động
Đi, chạy
Bò, trườn,
trèo
Tung,
ném, bắt

- Kết quả cân, đo:
Cân nặng
Trẻ

bình Trẻ suy

thường

Chiều cao
Trẻ suy

dinh dưỡng dinh
vừa

Trẻ bình

Trẻ thấp


Trẻ thấp

thường

còi độ 1

còi độ 2

dưỡng
nặng

26/31=83,9% 3/31=9,7%

2/31=6,4% 26/31=83,9% 3/31=9,7% 2/31=6,4%

Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng vận động và tình hình
sức khỏe trên trẻ của lớp tôi còn quá thấp so với yêu cầu của một trường đóng

5


trên địa bàn khá thuận lợi. Điều đó làm tôi luôn trăn trở và rút ra những nguyên
nhân sau:
- Lớp nằm ở khu vực lẽ, điều kiện cơ sở vật chất còn có phần hạn chế.
- Đa số trẻ trong lớp trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của
trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều.
- Đa số trẻ là con nông dân nên chưa được bố, mẹ quan tâm chăm sóc
nhiều đặc biệt là việc phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng trong các bửa ăn
của trẻ chưa đảm bảo.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi

một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực và có hiệu quả.
2.2. Các giải pháp:
Trong thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay,
tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6
tuổi.
Năm nay lớp tôi được lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận
động, nên ngay từ đầu năm tôi đã căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường
đưa ra, căn cứ vào mục tiêu đặt ra trong Chương trình giáo dục mầm non, căn cứ
vào độ tuổi và khả năng của trẻ, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã lựa
chọn nội dung giáo dục phù hợp, cụ thể theo hướng gần gủi với trẻ, phù hợp với
vùng, miền. Từ nội dung giáo dục đó tôi đã cụ thể hóa thành các vận động cụ thể
trong từng giờ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo nguyên tắc hệ thống,
liên tục và có sự phối hợp giữa các vận động, theo mức độ tăng dần đi từ dễ đến
khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với thời gian nào trong năm,
phù hợp với thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt ở trường
Ví dụ: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
Chủ đề “Bản thân”

6


Thời

Tháng/

Tuần/Chủ


Mục tiêu giáo dục phát Nội dung Thời điểm

gian
3 tuần

Chủ đề
Bản

đề nhánh
Tôi là ai

triển vận động cần đạt
- Trẻ khỏe mạnh, tinh

- Đi

thực hiện
- Hoạt

Từ

thân

thần thoải mái.

thăng

động học.

29/9 -


- Trẻ thực hiện được

bằng trên - Hoạt

3/10

đầy đủ, đúng các động

ghế thể

động vui

tác trong bài thể dục

dục đầu

chơi ngoài

theo hiệu lệnh.

đội túi

trời.

- Trẻ vận động nhanh

cát.

nhẹn, khéo léo khi đi

Cơ thể tôi

thăng bằng trên ghế thể
dục.
- Trẻ vận động nhanh
nhẹn, kiểm soát được
vận động khi chạy liên
tục 150m không hạn chế

Các giác
quan trên
cơ thể bé

thời gian.
- Trẻ biết phối hợp tay
mắt trong bài tập tung,
đập và bắt bóng.
- Trẻ được rèn luyện nề
nếp, tính kỉ luật, tinh
thần tập thể trong quá

- Chạy

- Hoạt

liên tục

động học.

150m


- Hoạt

không

động vui

hạn chế

chơi ngoài

thời gian. trời.
- Tung,

- Hoạt

đập và

động học.

bắt bóng

- Hoạt
động vui
chơi ngoài
trời.

trình luyện tập.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho
trẻ.

Là một lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động nên tôi rất chú trọng
công việc xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp
cho trẻ, với mục đích là tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, tích cực, hứng thú với
các hoạt động phát triển vận động.
7


Trong lớp, tôi đã chọn một ví trí thích hợp để xây dựng “Góc vận động”
cho trẻ. Ở góc, các loại trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện như: Thang thể
dục, ghế, đích ném, cổng chui, vật cản, vòng, gậy, cờ……được tôi lựa chọn,
đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng lượng phù hợp với cơ
thể trẻ. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn thân
thiện để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận động với các loại thiết bị, đồ chơi và
tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ
được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở
trường. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể được tự do tiếp
cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu quả, đồng thời
thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Việc sắp xếp hợp lý các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị sẽ nâng cao hiệu
quả sử dụng của chúng và sự sắp xếp đó nó phụ thuộc vào kích thước, mục đích
sử dụng. Ví dụ: Thang leo, thang dây được cố định chắc chắn trên nền nhà.
Những dụng cụ như ghế thể dục, khối gỗ được đặt dọc theo tường. Các dụng cụ
nhỏ như: bóng, túi cát được để vào ngăn tủ. Vòng thể dục, dây thừng được treo
trên tường…
Cùng với việc tạo môi trường trong lớp, ngoài lớp tôi cũng tạo được môi
trường phát triển vận động cho trẻ, đó là làm các ống dài từ lốp xe cho trẻ chui,
làm đường gồ ghề cho trẻ đi, vẽ các hình con sâu trên sân cho trẻ bật nhảy, làm
cầu treo….Các thiết bị, đồ chơi được sắp xếp theo hướng khuyến khích trẻ tích
cực hoạt động theo nhóm, lớp, cá nhân, đảm bảo các mức độ vận động khác
nhau để mọi trẻ đều có thể thực hiện vận động, đảm bảo an toàn, giáo viên dễ

quan sát trẻ. Khu vui chơi với thiết bị đồ chơi liên hoàn, trên mỗi thiết bị tôi có
đánh số thứ tự hoặc có kí hiệu (mũi tên) chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết nên chơi liên
hoàn thiết bị nào trước, thiết bị nào sau…
Giải pháp 3: Tổ chức tốt giờ học thể dục.
Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Bởi trong giờ thể dục
là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ năng, kĩ
8


xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát
triển các tố chất vận động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết
tôi xác định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của
giờ thể dục và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi hướng
dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần (Khởi động, trọng động, hồi tỉnh), giữa các
phần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục.
* Khởi động: (Thực hiện 3-4 phút)
Cô cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi
khác nhau với tốc độ khác nhau trên nền nhạc (đi thường, đi bằng mũi bàn chân,
đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mép chân, đi thường, chạy
chậm, chạy nhanh, chạy chậm…)
* Trọng động: (Thực hiện 17-20 phút)
Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự
phát triển của cơ thể trẻ. Ở phần này gồm có: Bài tập phát triển chung, vận động
cơ bản, trò chơi vận động.
- Bài tập phát triển chung: (Đội hình 3 hàng ngang, khoảng cách đều
nhau). Tùy vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản để lựa chọn các
động tác củ và mới phù hợp, thứ tự thực hiện các động tác là: Tay-vai; bụnglườn; chân-bật, trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tăng
thêm từ 1- 2 lần.
Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”, lựa chọn động tác:

Tay-vai 1: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(2l x 8n)
Bụng- lườn 1: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân. (2l x
8n)
Bật 2: Bật về phía trước.

( 4l x 8n)

Với bài tập phát triển chung cô có thể hô cho trẻ tự tập hoặc cho trẻ tập
theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ tập kết hợp với vòng, gậy để tạo sự hứng thú cho
trẻ, các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp xếp sao
cho trẻ dễ lấy, không mất thời gian.
- Vận động cơ bản: (Đội hình 2 hàng ngang)
9


Tùy theo vận động mới hoặc củ để hướng đẫn trẻ tập. Đối với vận động
củ cô tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp tiến hành
tập. Đối với vận động mới cô hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, tiến hành theo các bước:
Bước 1: Cô làm mẫu: Lần 1: Cô làm chậm rải, không giải thích động tác.
Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn
gọn, rõ ràng, dễ hiểu, động tác từ tốn.
Bước 2: Cho 1-2 trẻ làm thử.
Bước 3: Trẻ thực hiện lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 1 lần.
Trẻ thực hiện lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó( vật cản cao hơn, tăng
thêm 1-2 vật cản) và cho 2 đội thi đua nhau lên thực hiện.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có)
- Trò chơi vận động: Đây là một hình thức rèn luyện, củng cố những kĩ
năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước. Với trẻ mẫu giáo lớn
cô yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, cô có thể cho trẻ tự chơi nhưng cô
là người hướng dẫn.

* Hồi tỉnh: (Thực hiện 3-4 phút)
Cô cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng hoặc đi theo một bản
nhạc nhẹ, vừa đi vừa vươn vai, hít thở những hơi dài…
* Nhận xét giờ học:
Trong giờ học thể dục cô cần phải khen trẻ công bằng, đúng lúc và động
viên trẻ kịp thời bằng cách tặng quà, nổ tràng pháo tay…tránh tình trạng chê bai
trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không hứng thú học…
Giải pháp 4: Dạy trẻ vận động phối hợp các hình thức khác nhau.
Để tránh sự nhàm chán, vậy khi tổ chức các vận động cho trẻ, giáo viên
cần phải biết phối hợp, lồng ghép nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ hứng
thú, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào vận động một cách chủ động, điều đó làm
cho trẻ phát triển theo đúng khả năng và nhu cầu của bản thân trẻ.
Ví dụ: Khi dạy vận động cơ bản: “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”.
Trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu”.

10


Với bài tập này cô hướng cho trẻ đến tham gia hội thi “Điền kinh”. Vào
hội thi cô cho trẻ giới thiệu các đội chơi, cho trẻ khởi động để bước vào hội thi
(Trẻ đi các kiểu đi). Cô cho trẻ biết có 3 phần thi: Phần thi “Đồng diễn” (Bài tập
phát triển chung); Phần thi “Thử tài của bé” (Vận động cơ bản); Phần thi
“Chung sức” ( Trò chơi vận động), sau mỗi phần thi cô tổ chức nhận xét, động
viên, khuyến khích các đội chơi....
Hoặc: Khi dạy vận động: Bò thấp – chui qua cổng. Giáo viên chỉ cần chọn
nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc to – nhỏ rồi cho trẻ thi đua vận
động theo nhạc. Khi bản nhạc kết thúc bạn nào về trước không làm đổ cổng là
thắng cuộc.
Hoặc: Vẫn là bài “Bò thấp – chui qua cổng” Chủ điểm: “Thế giới thực
vật”, giáo viên sử dụng các biện pháp như: dạy trẻ vận động kết hợp với âm

nhạc, thay đổi điều kiện học tập như giáo viên cho trẻ học dưới hình thức vào
“Vườn cổ tích” hỏi nhiều hoa thơm trái ngọt trong vườn cổ tích, cổng cô cuộn
những chiếc lá và tạo ra tình huống nếu bạn nào bò khéo, không làm đổ cổng thì
không những hái được nhiều quả mà lại tìm được cô công chúa nữa, còn bạn
nào chạm vào cổng làm đổ sẽ không tìm được gì mà còn bị lá che vào người nữa
như vậy trẻ rất tò mò hào hứng bò cho khéo, thi đua nhau. Trong lúc trẻ bò cô
đánh đàn bài hát: “Vườn cổ tích”, “Quả” các bài hát có nội dung về thế giới thực
vật, như thế vừa bò rèn kỹ năng khéo léo lại vừa nghe nhạc. Như vậy trẻ học
một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái, không mệt mỏi. Hay đối với
những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2 – 3 động tác mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi
phối hợp nhiều, trẻ phải thực hiện liên hoàn các động tác mà không bị gián đoạn,
giáo viên sử dụng hình thức biện pháp tổ chức hội thi “Bé nhanh trí”, “ Bé khoẻ
– Bé ngoan”, “ Hội khoẻ măng non” theo một chủ điểm Thế giới động vật chẳng
hạn. Ví dụ: Bài “ném xa – chạy nhanh”, giáo viên cho trẻ ném xa – chạy nhanh
lấy con vật theo yêu cầu của cô. Trong khi trẻ thực hiện các vận động cơ bản cô
kết hợp bật nhạc các bài hát về thế giới động vật, lúc đó trẻ rất hứng thú và chủ
động chạy nhanh để lên gắn được nhiều con vật theo yêu cầu của cô trong thời
gian 1 bản nhạc.
11


Khi tổ chức vận động cho trẻ giáo viên có thể cho trẻ vận động theo: cả
lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếp, theo nhóm, cá nhân...
Khi giáo viên biết phối hợp các hình thức, biện pháp linh hoạt, gợi mở
một cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội dung
phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất, giúp cho quá
trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi – chơi mà học.
Giải pháp 5: Tổ chức phát triển vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong quá trình cung cấp cho trẻ một số kĩ năng, kĩ xảo vận động đúng

trên tiết học thì việc phát triển vận động cho trẻ ngoài tiết học cũng rất quan
trọng. Chính vì thế thông qua mọi lúc, mọi nơi tôi đã tổ chức cho trẻ phát triển
vận động.
Ví dụ: Hàng ngày đến trường tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng theo các
bản nhạc như: “Dậy đi thôi”; “Bé yêu biển lắm”; “Chú gà trống”…nhằm giúp
trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần
hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời
hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn,
giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt
động mới.
Tổ chức cho trẻ “phút thể dục” giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ
hoạt động (khi tôi nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ) bằng
cách sử dụng bài hát, bài thơ, câu chuyện ngắn, co duỗi các ngón tay, thả lòng
bàn tay, ngồi xuống, đứng lên, xoay người sang hai bên….Phút thể dục đó nhằm
tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, thay đổi
hoạt động của trẻ, chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ tập trung chú ý vào hoạt động
tiếp theo….hoặc sau khi trẻ ngủ trưa dậy giúp thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở
nên tỉnh táo hơn.
Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động chơi ngoài trời, ví dụ như trò
chơi “Mèo đuổi chuột”, “Nhảy lò cò”, “Chuyền bóng”, “Tìm đúng nhà”, “Kéo

12


co”, “Lộn cầu vòng”…Thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ rèn luyện kĩ năng
vận động.
Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời khoảng 1 lần/tuần. Cô có thể cho trẻ
đi bộ xung quanh vườn trường hoặc cho trẻ đi dạo ngoài khuôn viên nhà trường
rồi cho trẻ chơi vận động tự do, chơi với bóng, gậy, vòng…nhằm giúp trẻ nghỉ
ngơi tích cực, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong

những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỉ
luật, tính tập thể, sự tự tin.
Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe”: Là lớp điểm về chuyên đề phát triển vận
động nên tôi tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” cho trẻ 2 lần /năm, nhằm tạo kiện cho
trẻ được vui chơi thoải mái ngoài trời, bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận
động khác nhau trong các hoạt động của trẻ. Hình thành cho trẻ những hiểu biết
cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó có sự chuẩn bị
tâm lí cần thiết cho hoạt động về sức khỏe. Ở tuần lễ sức khỏe tôi lựa chọn nội
dung, phương pháp để hướng dẫn trẻ vận động. Ví dụ: Chọn các bài tập phát
triển cơ hô hấp, cơ tay, cơ chân, bàn chân và rèn luyện tư thế đúng. Đưa thêm
các bài tập để rèn luyện thị giác như: “Sóc nâu nhảy từ cành nọ sang cành
kia”…Cô có thể trò chuyện với trẻ về các đề tài khác nhau như: Cách giữ gìn vệ
sinh thân thể, ăn uống hợp lí, cách tập luyện, cấu tạo từng phần trong cơ thể…
Tổ chức “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ 1 lần /năm vào khoảng tháng
4. Trong ngày hội cô chuẩn bị địa điểm, dụng cụ tập luyện, trang trí băng cờ,
khẩu hiệu …có thể thông báo cho phụ huynh biết và cùng tham gia với lớp. Khi
vào ngày hội, cô đưa ra yêu cầu trò chơi, khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc trò chơi,
bài tập vận động, đưa ra kết luận, làm trọng tài chính của cuộc thi, bao quát và
thúc đẩy trẻ, kịp thời nhắc nhở và tác động đến không khí chung của ngày hội.
Các trò chơi bắt đầu từ đơn giản sau đó phức tạp hóa và đưa ra yêu cầu vận động
cao hơn. Qua ngày hội nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể
dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ.
Giải pháp 6: Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng trong phát triển vận
động.
13


Gia đình là môi trường giáo dục đâu tiên của trẻ và cũng là môi trường
giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên ảnh hưởng sâu
sắc nhất đến đứa trẻ. Mahatma Gandi đã từng nói “Không có một ngôi nhà nào

tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”. Jacquie Mc
Taggard, trong cuốn sách ‘Từ chiếc bàn của giáo viên” xuất bản năm 2013 đã
viết “Các bậc cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó
là một trách nhiệm nặng nề nhưng mang lại những phần thưởng vô cùng to lớn”.
Chính vì thế bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của sự phát
triển toàn diện của trẻ ngay từ đầu năm học bẳng nhiều cách như thông qua tài
liệu, trong các cuộc họp phụ huynh của lớp, các giờ đón trả trẻ; thông qua các
bảng biểu dành cho góc phụ huynh tại trường; phối hợp với dài truyền thanh địa
phương phổ biến kiến thức và tuyên truyền đến các bậc cha mẹ.
Ngoài ra bản thân phối hợp cùng phụ huynh để hướng dẫn trẻ thực hiện
các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của nhà trường, khuyến
khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường, động viên phụ
huynh tham gia tích cực vào các hoạt động khác như hội khỏe, tuần lễ sức khỏe,
tham quan hay các giờ thể dục mở do nhà trường tổ chức. Từ đó phụ huynh
nhận ra và hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ để rồi
đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ , giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
Qua hàng quý bản thân cùng phối hợp với phụ huynh để tổ chức cân, đo,
khám sức khỏe cho trẻ. Sau đó thông báo kết quả về chiều cao, cân nặng, tình
hình sức khỏe để phụ huynh có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.
Phối hợp phụ huynh trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa
phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Lốp xe đẻ làm ống chui, tre làm
cầu treo, long bia làm tạ…
3. Phần kết luận.
3.1. Ý nghĩa của đề tài.
Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi là một
trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nhằm tăng cường các
14



hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển thể chất của trẻ. Do đó mỗi một giáo viên cần phải hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung phát triển vận động cho
trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm bảo vừa
sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi, đảm bảo sự kết hợp hài hòa
giữa các vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ thể. Đặc biệt quan
tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận
động.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động, đảm bảo huy động được
tối đa các giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập cần đủ để đảm bảo trẻ được trải
nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành khả năng chịu đựng
và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau như (đi,
chạy, nhảy..). Khích lệ trẻ tham gia vào các trò chơi vận động đa dạng và tự
sáng tạo về cách chơi, luật chơi. Khuyến khích trẻ tự tạo ra các đồ chơi, mô hình
để chơi các trò chơi vận động theo ý tưởng riêng của mình.
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh
vực hoạt động khác nhau (trong và ngoài lớp học…). Đồng thời, giúp trẻ hiểu
được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình
chơi.
Giáo viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục
phát triển vận động, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận
động, đổi mới phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Qua quá tình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất,
với các biện pháp nêu trên tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Đối với bản thân:
+ Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận
động.


15


+ Lĩnh hội được những kinh nghiệm về giáo dục phát triển thể chất cho
trẻ.
+Vững vàng hơn trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
- Đối với trẻ:
+ Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa
tuổi
+ Một số tố chất vận động của trẻ (nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo
léo) được phát triển, hứng thú tham gia vào các hoạt động vận động.
+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng,
biết định hướng trong không gian. Thực hiện các vận động cơ bản một cách
vững vàng đúng tư thế.
Kết quả thể hiện rất rõ qua việc khảo sát khả năng vận động của trẻ; cân,
đo trẻ quý 3 như sau:
Khả năng
vận động
Đi, chạy
Bò, trườn,
trèo
Tung, ném,
bắt
Bật, nhảy

Xếp loại Tốt

Xếp loại Khá Xếp loại TB

12/31=38,7%


15/31=48,4%

4/31=12,9%

11/31=35,5%

16/31=51,6%

4/31=12,9%

9/31=29%

18/3= 58,1%

4/31=12,9%

14/31=45,2%

14/31=45,2%

3/31=9,6%

Xếp loại Yếu

Kết quả cân, do:
Trẻ bình

Cân nặng
Trẻ suy

Trẻ suy dinh Trẻ bình

Chiều cao
Trẻ thấp
Trẻ thấp

thường

dinh dưỡng dưỡng nặng

còi độ 1

thường

còi độ 2

vừa
31/31=100%

30/31=96,8% 1/31=3,2%

16


- Đối với phụ huynh:
+ Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
đối với việc phát triển vận động cho trẻ.
+ Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật
liệu để làm đồ dùng, đồ chơi.
+ Phụ huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong

việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ.
+ Phụ huynh đã quan tâm hơn tới nội dung phát triển vận động, biết
hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà.
+ Phụ huynh hiểu về sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục phát
triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ.
+ Phụ huynh nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển vận
động bên trong, bên ngoài lớp học.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình
hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không
tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm
nhà trường, bạn bè đồng nghiệp, phòng giáo dục đào tạo để tôi có nhiều kinh
nghiệm hơn trong công tác giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

17



×