Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP CHỈ đạo CÔNG tác bồi DƯỠNG GIÁOVIÊN về VIỆC đổi mới CHƯƠNG TRÌNH và SÁCH GIÁO KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.87 KB, 9 trang )

Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁOVIÊN
VỀ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA
Ở TRƯỜNGTIỂU HỌC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đội ngũ giáo viên là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục đào
tạo, có tính quyết định sự thành bại của một nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong
trường TH là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Thực tiễn giáo dục đã khẳng định điều kiện tiên quyết để nâng cao chất
lượng giáo dục là chất lượng và động lực dạy học của đội ngũ giáo viên. Chất
lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào tay nghề và ý thức trách nhiệm của lực
lượng giáo viên. Muốn làm tốt công tác chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng giáo dục TH nói riêng phải có đội ngũ giáo viên có tay nghề vững, nhiệt
tình, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
từng nói: “ Không có giáo viên tốt thì không có chất lượng cao”. Để có đội ngũ
giáo viên tốt, người cán bộ quản lý phải biết sử dụng và có kế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên một cách cụ thể, thiết thực.
Thực tế đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay là sản phẩm của nhiều loại
hình đạo tạo “ Một số giáo viên chưa hiểu thấu đáo nội dung SGK, yêu cầu cơ
bản về kiến thức, kĩ năng các môn học nên trong giảng dạy còn lúng túng, đôi
khi còn sai lạc” .
Có thể nói rằng, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho giáo dục là phải xây dựng, bồi
dưỡng đội ngũ như thế nào để tạo được sức mạnh tổng hợp để gánh vác trọng
trách của mình mà Đảng và nhân dân giao phó.
Là một cán bộ quản lý trường TH, nhận thức được vai trò vô cùng quan
trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, thực hiện công cuộc đổi
mới giáo dục phổ thông, thấy được thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên hiện
nay, tôi luôn trăn trở với việc: Làm thế nào để có thể bồi dưỡng nâng cao phẩm


1


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
chất, năng lực cho đội ngũ làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường? Tôi đã thực hiện một số biện pháp để bồi dưỡng đội ngũ và bước đầu có
kết quả đáng khích lệ nhất là trong năm học:2006- 2007.
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ.
I. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ, LẬP KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG.

-Công việc khảo sát điều tra tình hình đội ngũ giáo viên được tiến hành
từ đầu năm học để phân loại chất lượng đội ngũ và có kế hoạch bồi dưỡng sát
với từng đối tượng. Đội ngũ giáo viên trường TH Mai Thủy gồm 25 người, trình
độ đào tạo:Đại học: 2; CĐSP: 12; THSP: 11. Số giáo viên dạy được toàn cấp: 18
đ/c. Xếp loại năng lực sư phạm: Tốt:10 đ/c ; Khá:9 đ/c ; Đạt yêu cầu: 6 đ/c. Số
giáo viên đạt GV dạy giỏi cấp huyện qua các năm học: 7 đồng chí.
- Đội ngũ giáo viên nhìn chung có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực
chuyên môn khá vững, nhiệt tình công tác yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số giáo viên đã nắm bắt
và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH, đổi mới cách tổ chức các hoạt động dạy
học cho học sinh. Vì vậy nhiều tiết dạy đạt hiệu quả cao.
Điều kiện kinh tế của giáo viên nhìn chung ổn định, bố mẹ, chồng con đều
tạo điều kiện cho chị em công tác.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải điều chỉnh. Đội ngũ giáo
viên là sản phẩm của nhiều loại hình đào tạo nên năng lực sư phạm không đồng
đều.Một số đồng chí chưa theo kịp tinh thần đổi mới GDPT, chưa có khả năng
dạy toàn cấp. Năng lực dạy các môn chuyên biệt : Âm nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật,
Thể dục của giáo viên rất hạn chế. Một vài đồng chí tỏ ra bất cập trong giảng
dạy.
Trên cơ sở thực tế chất lượng đội ngũ, qua khảo sát như nhận thức chính

trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức,hoàn cảnh sống...
tôi xây dựng chương trình và lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo
từng tháng, kỳ, năm... với các nội dung bồi dưỡng như:
+ Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp.
+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
2


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
+ Bồi dưỡng khả năng hoạt động và giao tiếp.
+ Bồi dưỡng kỹ năng và nghệ thuật tiếp cận cá biệt và ứng xử tình
huống sư phạm ...
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng dài hạn nâng chuẩn trình độ cho giáo viên ( Hiện nay
trường có 5 giáo viên đang theo học các lớp CĐSP )
II. BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI NGŨ

- Bồi dưỡng cho giáo viên có lòng yêu nghề mến trẻ có “Kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm” cao, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinh noi
theo.
- Giáo viên Tiểu học tiếp xúc với trẻ từ 6 đến 14 tuổi nên đòi hỏi giáo viên phải
có lòng thương yêu học sinh, tính kiên nhẫn và tinh thần lạc quan sư phạm thì
kết quả dạy học mới cao và lôi cuốn được tình cảm học sinh đối với thầy cô
giáo. Vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho giáo viên là bồi dưỡng
những vấn đề sau:
+ Hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước.
+ Tuyên truyền và vận động gia đình và nhân dân thực hiện quan điểm,
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.
+ Tự giác học tập để không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực chuyên
môn nghiệp vụ.
+ Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.Thực hiện tốt quy chế dân

chủ.
+ Có lối sống lành mạnh, trong sáng, dám đấu tranh chống lại các hành vi
sai trái có hại đến uy tín của nhà trường và người thầy giáo.
+ Việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị được tiến hành trong suốt năm học
* Vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản về
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập nhiệm vụ năm học của
Bộ, Sở, Phòng GD, học tập luật giáo dục, quy chế dân chủ trường học để giáo
viên nắm chắc và thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy. Sau đó, trong năm học,
trong các buổi họp HĐSP, họp tổ chuyên môn, nhà trường luôn dành thời gian
chuyển tải đến cán bộ giáo viên tất cả cácvăn bản, các công văn hướng dẫn
3


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, về chuyên môn nghiệp vụ để giáo
viên nắm bắt kịp thời, hiểu và vận dụng tốt. Bên cạnh, nhà trường còn dành thời
gian vào chiều thứ năm hàng tuần để giáo viên cùng đọc thêm sách báo, tài liệu
nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết, vốn sống ... Việc làm này đã thành nền nếp
thói quen của mọi người. Để giúp thực hiện tốt việc này, nhà trường đã cho mua
5 loại báo, mua thêm các loại sách, tài liệu cần thiết bổ sung trong thư viện nhà
trường. Vì vậy mà các văn bản như: Luật Giáo dục, Các chế độ đối với cán bộ
công chức, các tác phẩm: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, các
tập san, báo... đều đến được với mỗi cán bộ giáo viên, có tác dụng thiết thực
trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ.
Nhân các ngày lễ kỹ niệm như: 8/3; 20/10;20/11 nhà trường tổ chức giao lưu,
kỷ niệm để giáo viên trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống nhằm nâng
cao kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử góp phần vào quá trình giáo dục học sinh.
III. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN .


1. Thực hiện nền nếp sinh hoạt chuyên môn.
Tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. Do vậy,
việc cải tiến nội dung sinh hoạt ở tổ chuyên môn đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh là điều đáng lưu tâm. Để nâng
cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, trước hết chú trọng xây dựng lực lượng
tổ trưởng. Tổ trưởng là người có năng lực chuyên môn vững chắc, có vai trò
quan trọng giúp người cán bộ quản lý chuyên môn ở tổ, khối mình phụ trách.
Ngoài chức năng chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học từng khối
lớp, tổ trưởng cần phải nắm chắc năng lực sư phạm từng thành viên trong tổ
thông qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo viên, học sinh ... để làm tốt công tác
bồi dưỡng giáo viên tại tổ chuyên môn.
Trường TH Mai Thủy có 3 tổ chuyên môn. Tổ 1, tổ 2,3 và tổ 4,5. Hàng
tuần, các tổ sinh hoạt vào chiều thứ 4 và chiều thứ 6 với nội dung: Kiểm điểm
lại hoạt động chuyên môn của tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới. Đồng
thời thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như sau:
4


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
- Tổ chức ôn tập các chuyên đề: Dạy Toán, Tập đọc, Tự nhiên -xã hội,
Đạo đức tiết 2 ; Ôn luyệnToán( Tiếng Việt) có phân hoá đối tượng...
- Nắm chuẩn kiến thức về Toán, Tiếng việt theo 4 giai đoạn của năm học.
- Phương pháp hình thức tổ chức dạy học các tiết bồi dưỡng học sinh năng
khiếu và dạy học sinh yếu ở buổi học thứ 2.
- Cách bắt lỗi trong bài viết chính tả, Tập làm văn ...
- Hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 30.
- Thông qua dự giờ, thao giảng để định hình, khắc sâu các phương pháp
dạy học các môn.
- Tổ chức dạy thể nghiệm một số tiết đã được bồi dưỡng theo từng chuyên
đề nhằm thống nhất phương pháp dạy và phân công người dạy chuyên đề cho

dạy tuần sau.
Phải nói rằng, tổ chuyên môn thực sự là đơn vị bồi dưỡng tại chỗ tốt nhất,
có hiệu quả cao nhất, bởi lẽ họ luôn gần gũi, hiểu biết lẫn nhau nên họ bổ sung,
tháo gỡ cho nhau những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình giảng dạy
bằng trí tuệ tập thể.
2. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng – Coi trọng hình thức tự bồi dưỡng
của giáo viên.
Bên cạnh hình thức bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề do Phòng tổ chức
chúng tôi đã làm tốt công tác bồi dưỡng chuyển tiếp đến tận giáo viên nhằm
giúp cho họ nắm được nội dung điều chỉnh và đổi mới, nắm được ý đồ của SGK
và PPDH nói chung và từng môn học nói riêng theo hướng lấy học sinh làm
nhân vật trung tâm.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đi sâu nghiên cứu PP giảng dạy,
nội dung, chương trình bài dạy của các môn học đồng thời cử giáo viên giỏi dạy
mẫu các chuyên đề vừa được tiếp thu nhằm tạo cho giáo viên nắm bắt những
thay đổi SGK và phương pháp tổ chức các hoạt động và kĩ thuật dạy học từng
môn.

5


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
Song song với việc bồi dưỡng tại chỗ, trường luôn coi trọng và khích lệ công
tác tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên thông qua các mô đun đã được tập huấn.
Chúng tôi đã đề ra những yêu cầu cụ thể cho giáo viên như:
- Lập sổ tự học ( Tự bồi dưỡng) bao gồm những kiến thức cần thiết phù
hợp với lớp mình dạy. Những kinh nghiệm dạy học và giáo dục học sinh cá biệt
ở tập san ở sách báo. Sưu tầm và đề ra các trò chơi học tập phù hợp với từng
môn học, tiết học để gây hứng thú cho học sinh học tập.
3. Thực hiện kế hoạch dự giờ, thăm lớp và tổ chức các hội thi trong nhà

trường.
- Hàng tuần, nhà trường đều có kế hoạch dự giờ thăm lớp để nắm đượctình hình
dạy và học của giáo viên và học sinh đồng thời kiểm tra việc áp dụng các
chuyên đề được tiếp thu của giáo viên. Từ đó xác định được thực chất trình độ,
năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
- Tổ chức dự giờ các giáo viên dạy giỏi, thông qua đó giáo viên sẽ học hỏi
được kinh nghiệm cho riêng mình. Sau đó dự giờ các giáo viên còn non về tay
nghề để góp ý bổ sung, động viên giúp đỡ nhằm từng bước nâng cao tay nghề
cho giáo viên.
4. Trao đổi kinh nghiệm với trường bạn:
Với tinh thần “ đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng tôi đã tổ
chức hội thảo chuyên môn liên trường theo từng chuyên đề khó như :Luyện từ
và câu, trả bài Tập làm văn lớp 4,5 , Đạo đức, Toán lớp 1,2,3,4.5 Qua dự giờ của
giáo viên thể nghiệm, qua đúc rút kinh nghiệm và dưới sự định hướng của
những giáo viên chỉ đạo bộ môn, đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến
trong khâu thiết kế bài soạn và trong phương pháp giảng dạy, đã vận dụng khá
tốt những kinh nghiệm rút ra được từ các tiết dạy của trường bạn áp dụng cho
mình.
5. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa
học ứng dụng trong giáo dục và đời sống.
- Nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm quả là việc làm hết
sức khó khăn ở trường tiểu học. Với trình độ chuyên môn có hạn, hiểu biết và
6


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
lượng thông tin không đầy đủ, chúng tôi không đòi hỏi nhiều ở mỗi giáo viên.
Song dù rất là ít cũng phải tạo ra cho đội ngũ giáo viên làm quen với công việc
này. Chúng tôi đưa ra những vấn đề thiết thực như: “ Đổi mới PPDH”, “lấy học
sinh làm nhân vật trung tâm”. Qua nghiên cứu các chuyên đề, các lý thuyết,

bằng việc làm thực tế hàng ngày của giáo viên, mỗi giáo viên cũng cố gắng thử
nghiệm để rút bài học cho mình.
Hội thảo “ đổi mới phương pháp, hình thức dạy học” ở trường TH Mai
Thủy năm học này được tiến hành rất bài bản. Trước hết chúng tôi giao nhiệm
vụ cho từng tổ nghiên cứu, tổ chức đổi mới phương pháp hình thức dạy học cho
một số môn học.
Tổ 1,2,3: Môn Tiếng Việt, TN-XH và một số môn bồi dưỡng học sinh năng
khiếu, học sinh yếu ở buổi học thứ hai.
Tổ 4,5: Môn Toán, Đạo đức, Khoa, Sử, Địa ,trả bài tập làm văn lớp 5 và
một số môn bồi dưỡng học học sinh năng khiếu.
Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế giảng dạy, giáo viên đúc rút kinh
nghiệm đồng thời dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm thêm trong các khâu:
hướng dẫn học sinh luyện tập ở vở bài tập, phiếu học tập, hoạt động nhóm, trò
chơi củng cố kiến thức ... Sau đó trình bày trước toàn trường.Từ hội thảo để
toàn trường thống nhất cách làm và chọn phương pháp tốt nhất để giáo viên tiếp
tục vận dụng ở lớp mình và những “ tiết dạy cho riêng mình”. Qua việc tổ chức
hội thảo chuyên môn có tổ chức dạy thử nghiệm do giáo viên giỏi thực hiện, có
sự giúp đỡ của giáo viên nòng cốt và ban giám hiệu thì việc bồi dưỡng đội ngũ
có hiệu quả tốt cho mỗi giáo viên. Nhờ các hoạt động hội thảo này mà chất
lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
IV. QUAN TÂM ĐẾN ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO ĐỘI NGŨ:

Đội ngũ giáo viên là người quyết định toàn bộ chất lượng của nhà trường.
Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết kết hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để mọi thành viên, mỗi đơn vị tập thể nhỏ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

7



Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
Luôn luôn xây dựng đội ngũ giáo viên thành một tập thể sư phạm lành mạnh,
vui tươi, sống chan hoà thân mật, cởi mở.
Ngoài ra người cán bộ quản lý cần thực hiện đúng các chế độ chính sách
của Đảng và Nhà nước đãi ngộ, tạo điều kiện cho giáo viên tham quan du lịch
trong những dịp nghỉ hè, ngày lễ để họ được giao lưu học hỏi mở mang tầm
nhìn. Chính nhờ biết phối hợp hoạt động nên trong những năm qua trường TH
Mai Thủy luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
PHẦN C : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua công tác bồi dưỡng đội ngũ hàng năm, đặc biệt là năm học 2006
-2007 năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên được nâng cao rõ rệt. Qua kiểm
tra năng lực sư phạm của giáo viên trong năm kết quả như sau :
Tổng số giáo viên : 25đ/c

Tốt : 10

Khá : 9

ĐạtYC : 6

Nhiều đồng chí đã có sự tiến bộ vượt bậc, nhiều tiết dạy của giáo viên đến
đạt đến mục tiêu “ tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả ”. Chất lượng học sinh ngày
càng tăng trưởng, ổn định ở mức cao.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ những việc làm trên chúng tôi rút ra một số bài học sau:
1. Người cán bộ quản lý phải quán triệt và nhận thức đầy đủ đúng đắn về công
tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường TH.
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học là
một hướng đi hết sức đúng đắn và đóng vai trò quan trọng thiết thực trong tình
hình hiện nay. Bởi vì, chúng ta không quan tâm tới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên về mọi mặt thì không thể có một đội ngũ mạnh về chất lượng. Đây là một
công việc khó khăn đòi hỏi phải tiến hành trong quá trình lâu dài, liên tục.
Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức, đồng thời biết kết hợp chặt chẽ các tổ
chức trong nhà trường để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
2. Người cán bộ quản lý phải biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên một cách khả thi và tổ chức thực hiện kế hoạch có kết quả.

8


Liên hệ SĐT 0946.734.736 hoặc Email:
3. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác
nhau, tạo ra được niềm say mê phấn đấu của đội ngũ giáo viên trong trường,
nâng cao chất lượng dạy học tốt hơn.
Tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ, cần có kế hoạch và biện
pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém, biết phát huy mặt mạnh. Xây
dựng chuẩn đánh giá sư phạm như chuyên môn, hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt
tập thể, xem thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm thiết yếu của công tác
quản lý.
4. Biết tổ chức, xây dựng đội ngũ đoàn kết tạo ra bầu không khí vui tươi, đầm
ấm, lành mạnh trong nhà trường .
Kết luận:
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm thiết thực góp phần quyết
định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện thành công sự nghiệp
đổi mới Giáo dục phổ thông. Đây cũng là việc làm thường xuyên được triển
khai trong suốt năm học ở các đơn vị trường học. Để đạt đến cái đích chung là
nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ,
mỗi đơn vị, mỗi cán bộ quản lý đều có những cách làm riêng. Trên đây là một số
việc làm để bồi dưỡng đội ngũ khá hiệu quả của đơn vị tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục
đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ này trong những năm học tới nhằm góp một phần

nhỏ bé của đơn vị mình vào phong trào bồi dưõng đội ngũ cán bộ giáo viên của
ngành Giáo dục huyện nhà.
Mai Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Người viết

Trương Thị Hoan

9



×