Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG bữa ăn CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.96 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BỮA ĂN CHO
TRẺ TRONG TRƢỜNG MẦM NON”


A. MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần dinh dưỡng
để phát triển thể lực và trí lực. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi
dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày
càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Trẻ em là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Chính vì thế ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục
phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ.
Đặc biệt trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào
khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ non nớt, dễ bị mắc bệnh. Giai đoạn này
trẻ chưa ý thức được chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Sự phát triển phụ thuộc rất nhiều
vào việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của người lớn. Trường mầm non là nơi tập trung
đông trẻ nên dễ phát sinh và lây lan các dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
nhiều trẻ. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh là giúp
trẻ có thể lực tốt, nhằm chuẩn bị cho việc học tập lâu dài của trẻ.
Một thân hình khỏe mạnh cân đối, cao lớn, là niềm hạnh phúc sự mong mỏi của
các ông bố, bà mẹ. Vì thế chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là những năm đầu đời của trẻ. Nhưng
hầu hết các bậc cha mẹ không hiểu thấu đáo về vấn đề này. Bản thân tôi là một nhân viên


được nhà trường giao cho nhiệm vụ là cô nuôi trong trường. Tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi,
học hỏi, làm thế nào để đem lại cho các bé những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn
hợp lý cân đối, phù hợp với lứa tuổi của trường. Đồng thời tạo ra những món ăn hấp dẫn,
nhiều màu sắc để kích thích sự thích thú, niềm vui trong các bữa ăn của trẻ, giúp trẻ ăn


ngon miệng, ăn hết suất, tăng sức đề kháng. Đồng thời giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đến
mức tối đa.
Ở trường Mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó bữa
ăn trưa là bữa chính và quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những
năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới. Việc
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non là một
trong những nhiệm vụ quan trọng cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng bữa ăn
cho trẻ trong trƣờng Mầm non”.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Giáo dục Mầm non giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Đó là nền móng, là cơ sở đầu tiên để hình thành nhân cách con người mới
XHCN. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ,


giúp trẻ trở thành con người mới, mạnh khỏe, tích cực, năng động và sáng tạo. Vậy nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu đó.
Danh y Việt Nam, Tuệ Tỉnh ( Thế kỉ XIV) đã từng nói: '' Thức ăn là thuốc, thuốc là
thức ăn", khoa học dinh dưỡng cho chúng ta biết: thức ăn, các chất dinh dưỡng làm vật
liệu xây dựng cơ thể con người. Các vật liệu này phải thường xuyên được đổi mới và thay
thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngược lại khi cơ thể
không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và
đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ chất thì da dẻ hồng hào, cân nặng
đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn
uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loan tiêu hóa và trẻ có thể
mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu Vitamin A.

Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ Mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Tuy
nhiên, các tác giả mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống về sức khỏe và bệnh
tật của trẻ. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng để có cơ thể phát triển tốt, tránh được
bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hớp lý và vệ sinh, thức ăn có


hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Mọi khẩu phần giành
cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen ăn hết khẩu phần của mình.
Mọi sự đổi mới trong cấu tạo cơ thể con người, nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động,
sinh trưởng và phát triển...đều lấy từ các chất dinh dưỡng khác nhau do thức ăn cung cấp
qua khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó trong đời sống con người, dinh dưỡng chiếm một vị
trí quan trọng đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng
và phát triển của cơ thể trẻ.
Tình trạng dinh dưỡng tốt của con người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp,
phụ thuộc vào kiến thức ăn uống khoa học của con người. Vì vậy muốn khỏe mạnh trẻ
cần được ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh.
Do đó bữa ăn đối với con người rất quan trọng. Nếu chúng ta ăn mà không biết mình
đang ăn gì thì rất nguy hiểm. Việc tổ chức bữa ăn tại trường Mầm non vô cùng quan
trọng đối với cơ thể trẻ em. Vì vậy giáo viên dinh dưỡng cần phải có trách nhiệm, đảm
bảo sức khỏe cho các cháu, để các bậc phụ huynh yên tâm đưa trẻ đến trường. Xã hội sẽ
đón nhận những con người có sức khỏe, có trí tuệ vào thiên niên kỷ mới.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH.
Chuyên đề " Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm" được ngành triển khai trong nhiều năm qua. Nhà trường đã quán triệt và bồi


dưỡng chuyên đề đến tận đội ngũ. Trong năm học 2011-2012 trường Mầm non Xuân
Thủy cũng đã chú trọng nhiều đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng như đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bữa ăn của trẻ, đâò tạo đội ngũ cô nuôi
có trình độ hiểu biết về dinh dưỡng.

Bản thân được nhà trường phân công là tổ phó tổ dinh dưỡng và là giáo viên dinh
dưỡng ở cụm Xuân bồ. Một khu vực khá xa so với cụm trung tâm với 4 nhóm lớp.
Trong quá trình nuôi dưỡng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Các bếp ăn trong trường nói chung và bếp ăn khu vực Xuân Bồ nói riêng được sự
quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho tổ chức ăn bán trú. Bếp được xây dựng theo hệ thống một chiều. Có đủ
nguồn nước sạch. Đội ngũ giáo viên dinh dưỡng nhiệt tình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực
hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp và thực
hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đa số giáo viên dinh dưỡng đã biết cách tính
khẩu phần bằng phần mềm Nutrikids
Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở điạ
phương, giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ.


Nhà trường đã hợp đồng với phụ huynh cung cấp thực phẩm đảm bảo như: gạo, các
loại rau, thịt, trứng, cá, tôm... Hợp đồng đã được quy định chặt chẽ, quy trách nhiệm rõ
ràng cho bên nhận và bên cung cấp thực phẩm, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, nhà
cung cấp chủ yếu là phụ huynh trong nhà trường.
Nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức
cho đội ngũ giáo viên dinh dưỡng.
Giáo viên dinh dưỡng được dự giờ kiểm tra thường xuyên của hội đồng chuyên
môn nhà trường, được dự giờ thao giảng. Từ đó bản thân đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong công tác nuôi dưỡng nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm
non tốt hơn.
2. Khó khăn
Bản thân là giáo viên năm thứ hai phụ trách cô nuôi một số kiến thức và kỹ năng
thực hành, kinh nghiệm chưa nhiều.
Đời sống của phụ huynh khu vực Xuân Bồ còn khó khăn so với các điểm trường
khác trong trường và trong toàn huyện. Nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc

nuôi dưỡng trẻ chưa cao. Chưa biết kết hợp với cô giáo để công tác chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ được tốt.


Chế độ tiền ăn của trẻ chưa cao nên cũng khó khăn trong việc xây dựng thực đơn,
tính khẩu phần của giáo viên dinh dưỡng.
Giá cả thực phẩm sạch thất thường, thực phẩm sạch ngày một ít đi.
Thực phẩm sạch ở địa phương còn ít nên cũng khó khăn trong việc hợp đồng thực
phẩm.
Trong mấy năm gần đây nhiều loại thực phẩm dễ gây ra ngộ độc được bày bán
chung với các thực phẩm sạch nên khó cho giáo viên dinh dưỡng chọn mua thực phẩm.
Tuy còn gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, nhưng với
trách nhiệm của mình, lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, yêu
thương tôn trọng trẻ, thực sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, nên tôi luôn tích cực tìm
tòi các biện pháp đúng đắn, sát thực, có hiệu quả để đưa vào việc chăm sóc giáo dục trẻ
được tốt. Sau đây là một số biện pháp được tôi lựa chọn sử dụng trong việc " Nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ" có hiệu quả và thiết thực nhất trong năm học vừa qua.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Chọn địa điểm mua thực phẩm.
Thực phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người, nếu sử dụng thực
phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc. Do đó để làm tốt công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm, vào đầu năm học tôi cùng với các đồng chí trong tổ dinh dưỡng


khảo sát tình hình thực tế ở địa phương như tìm đến những gia đình phụ huynh có trồng,
nuôi các nguồn thực phẩm sạch, thăm dò, tìm hiểu các nhà bán cung cấp thực phẩm ăn
uống ở Chợ Tréo có uy tín để về trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường mời họ kí kết hợp
đồng mua thực phẩm. Các cơ sở hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Thực phẩm
được cất đựng nơi sạch sẽ, hợp vệ sinh, người bán có ý thức bảo quản che đậy, cất giữ
không cho ruồi nhặng bụi bám vào, ưu tiên các bậc phụ huynh có điều kiện trên tham gia

hợp đồng bán thực phẩm cho nhà trường hợp đồng với giá gốc và rẻ hơn so với thị trường
từ một đến hai giá.
Nhờ đó mà nguồn thực phẩm chế biến cho trẻ lúc nào cũng đảm bảo tươi ngon, an
toàn, giá thành lại rẻ, mùa nào thực phẩm ấy thuận tiện cho giáo viên trong việc chủ động
xây dụng thực đơn.
2. Công tác phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lƣợng bữa ăn cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với đặc
điểm thực tế. Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp
lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bậc cha mẹ thông qua các cuộc họp, tranh
ảnh, qua các hội thi để có kế hoạch phối hợp cụ thể. Vận động phụ huynh có thực phẩm
an toàn và vệ sinh đem bán cho nhà trường. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên theo dõi
cách tổ chức bũa ăn của các nhóm lớp trong cụm đã đúng theo yêu cầu chưa, nếu chưa


đúng tôi nhắc nhở để cùng nhau thực hiện. Nếu tổ chức bữa ăn không tốt, trẻ ăn không
ngon, không hết suất thì năng lượng tính được theo khẩu phần sẽ không có hiệu quả thực
tế, Trong khi đó giáo viên dinh dưỡng đã cố gắng thật nhiều để nâng cao chất lượng bữa
ăn của trẻ mà các giáo viên đứng lớp làm không tốt thì cũng bằng không. Đó là sự phối
hợp chặt chẽ giữa công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong nhà trường có hiệu
quả nhất để nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Hàng tháng yêu cầu phụ huynh,
nhà trường tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất để góp ý bổ sung nhằm giúp cho bản
thân thực hiện tốt hơn công tác nuôi dưỡng trong trường học. Theo kế hoạch chỉ đạo của
nhà trường, mỗi khu vực bếp ăn đều xây dựng vườn rau của bé. Tôi kết hợp cùng chị Quế
giáo viên trong cùng bếp sắp xếp thời gian hợp lý để trồng, chăm sóc vườn rau tại khu
vực Xuân Bồ: mùa nào rau ấy như trồng rau lang, rau mồng tơi, rau cải, rau dền đỏ, rau
sâm, rau ngót, cà chua, bí đao, bí đỏ, đậu cô ve...Một mặt có rau sạch chế biến các món
ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
3. Xây dựng thực đơn - Khẩu phần ăn cho trẻ.
Nhận thức tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cùng với tinh thần
trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức ăn có hợp

khẩu vị với trẻ không để có biện pháp hợp lý tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng thực
đơn tốt hơn. Đồng thời đề xuất BGH xây dựng thực đơn theo ngày, tuần và phù hợp theo


mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động
vật và thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: Thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, đậu tương chúng
tạo khoáng thể đặc biệt cho sự phát triển của các tế bào xây dựng cơ bắp khoẻ, chắc.
- Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: Dầu, mỡ, đậu phộng, mè, nhóm vừa cung cấp năng
lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất
béo như A,D, E, K.
- Nhóm chất bột đường ( gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, bún…nhóm cung cấp năng
lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Các loaị rau quả, đặc biệt là các loại rau
quả có màu xanh thẩm như rau ngót, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu
đỏ như xoài, đu đủ, cam, cà chua, gấc…nhóm cung cấp các loại dưỡng chất đóng vai trò
là chất xúc tác giữa các thành phần hoá học trong cơ thể.
Khẩu phần là suất ăn của trẻ trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy tính khẩu phần là công việc hàng ngày và rất
cần thiết đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bởi qua tính khẩu phần giáo viên
dinh dưỡng mới biết cách điều chỉnh chọn thực phẩm phù hợp, cân đối các chất dinh
dưỡng nhằm đảm bảo định lượng calo trong mỗi ngày ở trường của trẻ. Giáo viên dinh


dưỡng cần xây dựng cho trê khẩu phần ăn cân đối hợp lý trẻ mới hấp thu, tiêu hóa tốt và
đáp ứng nhu cầu một cách tối ưu.
Không phải thực phẩm đều luôn sẵn có để lựa chọn, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: Điều kiện cung cấp, thời vụ, mặt khác để trẻ ăn ngon miệng món ăn cần được
thay đổi hàng ngày. Do đó cần thay thực phẩm này bằng thực phẩm khác đồng thời phối
hợp các loại thực thực phẩm để chúng bổ sung cho nhau.

Ví dụ: Có thể thay thế thịt bằng cá hay đậu phụ, lạc. Hoặc thay thế gạo bằng bột mì, bột
gạo...
4. Công tác vệ sinh nhà bếp
* Đối với cô nuôi:
Cô nuôi là người trực tiếp chế biến các món ăn cho trẻ vì thế tôi luôn học hỏi và bồi
dưỡng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nắm vững trách nhiệm của mình
trong công tác nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non.
Vì thế tôi luôn chú trọng khâu vệ sinh cá nhân trong qua trình chế biến thức ăn cho
trẻ, đầu tóc luôn gọn gàng, quần áo, móng tay, móng chân phải sạch sẽ, cắt ngắn. Thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn trong
quá trình chế biến thức ăn cho trẻ. Có khăn lau tay riêng và phải được giặt phơi khô.
Không được ho khạc nhổ trong khi chế biến thức ăn


Trong khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và phải dùng dụng cụ chia ăn, không
dùng tay bốc.
Nếm thức ăn của trẻ phải có thìa, đũa riêng, nếm thừa không đổ lại vào nồi
* Đối với nhà bếp:
Các khu vực bếp được xây dựng theo nguyên tắc một chiều nên sau các khâu thực
hiện xong thì vệ sinh sạch sẽ ngay.
Các dụng cụ đựng thức ăn, bát thìa của trẻ được rửa sạch, phơi nắng, trước lúc sử
dụng đều được tráng lại bằng nước sôi để đảm bảo vệ sinh. Bát thìa của trẻ đều được
dùng bằng inox nên cũng thuận tiện cho việc bảo quản mà lại đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
Các dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín đều được để ở các vị trí riêng biệt, dụng cụ
dùng xong đều được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại.
Tất cả các dụng cụ trong nhà bếp đều được đựng vào giá cao và đựng vào tủ kính
để đảm bảo sạch sẽ.
Bếp ăn lúc nào cũng được tôi sắp xếp gọn gàng sạch sẽ. Hàng ngày trước khi bếp
hoạt động chúng tôi thay phiên đến sớm làm công tác thông thoáng phòng, lau dọn sàn
nhà kệ bếp.

Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà bếp, như trong quá trình chế biến thì giáo viên,
những ai không đúng phận sự tôi đều không cho vào nhà bếp.


Thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng.
5. Kỹ thuật chế biến thức ăn.
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đảm bảo chất lượng.
Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn,
thay đổi thường xuyên cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, tôi phối hợp từng mùi
vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng.
Ví dụ: Khi chế biến thức ăn tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu sắc đẹp để dễ
cuốn hút, lôi cuốn tạo nên cảm giác hứng thú, thích ăn của trẻ.
Tẩm ướp thức ăn khoản từ 10 – 15 phút trước khi phi hành, tỏi thơm đem xào nấu.
Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu cũng nên tập trung
chú ý trong khi chế biến tôi giảm bớt lượng muối tăng cường lượng nước mắm giàu dinh
dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt), phối hợp thêm một số loại rau quả chứa nhiều
vitamin C để cơ thể trẻ dễ hấp thụ chất sắt, phòng được các bệnh tật khi chuyển mùa.
Cụ thể các loại rau có chứa nhiều hàm lượng vitamin C như mồng tơi, bắp cải, cà
chua, bí ngô…Tăng lượng thức ăn giàu canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Một điểm cần lưu ý trong khi chế biến thức ăn phải chú ý xay hoặc băm nhỏ các
loại thực phẩm thịt, cá (bỏ xương) nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá.


Ngoài ra, để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt tôi còn thường xuyên
kết hợp với giáo viên phụ trách lớp xem các cháu nào có biểu hiện biếng ăn sút ký, tăng
cân béo phì. Từ đó, tôi đề xuất ý kiến với BGH trường điều chỉnh thực đơn cho các cháu
hàng ngày để phù hợp với thể trạng của các cháu đó, đồng thời phối hợp với giáo viên
các lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt đến những trẻ suy dinh dưỡng.
Đồng thời tôi cùng các cô phụ trách lớp tuyên truyền, phổ biến với gia đình cách
chăm sóc, chế biến thức ăn hợp lý, khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển

toàn diện về mọi mặt.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.
Bản thân là giáo viên dinh chưa được lâu năm, nhưng với lòng say mê, yêu nghề
mến trẻ nên việc áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
trường Mầm non đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi.
Nhờ làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng nên trong năm học không có tình trạng
ngộ độc thực phẩm xảy ra, bữa ăn của trẻ đảm bảo chất lượng thông qua việc xây dựng
môi trường giáo dục dinh dưỡng và lồng ghép dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày
đã gây được sự chú ý của trẻ và đem lại sự hấp dẫn cho trẻ với các món ăn trong các bữa
ăn. Vì vậy trẻ luôn ăn hết suất của mình đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng trong ngày.


Do đó , qua các đợt kiểm tra trẻ tăng cân đều. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối năm về
cân nặng 7,4 % giảm so với đầu năm 7,1%, về chiều cao tỷ lệ thấp còi độ I là 9,6% giảm
so với đầu năm 6,6%. Riêng trẻ 5 tuổi tỷ lệ suy dinh dưỡng về cân nặng 6,3% giảm so với
đầu năm 8,2%, về chiều cao tỷ lệ thấp còi độ I là 9,6% giảm so với đầu kỳ 6,2%.
Bản thân hiểu và nắm được kiến thức, kỹ năng thực hành về dinh dưỡng, biết thay
đổi món ăn và chế biến món ăn phù hợp khẩu vị đối với trẻ. Biết phối hợp lựa chon thức
ăn để chế biến, đảm bảo chất dinh dưỡng và đảm bảo về định lượng.
Phụ huynh đã nâng cao nhận thức của mình về việc cho trẻ ăn bán trú, phối hợp
với các giáo viên thường xuyên kiểm tra, góp ý cho chúng tôi thực hiện ngày càng tốt
hơn. Phụ huynh phấn khởi yên tâm hơn khi con mình được các cô chăm sóc nuôi dưỡng
tốt, giúp tre có thể lực, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc sống lâu dài của trẻ, góp phần cải
thiện cuộc sống của người Việt nam.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Với những biện pháp và kết quả đạt được bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
- Muốn thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
Mầm non, thì trước hết giáo viên dinh dưỡng phải không ngừng học tập bồi dưỡng kiến
thức, kĩ năng thực hành về dinh dưỡng, vệ sinh trong chế biến, vệ sinh trong ăn uống cho



trẻ. Thường xuyên dự giờ thao giảng, học hỏi thêm bạn bè, đồng nghiệp để rút kinh
nghiệm cho bản thân. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ để có kế hoạch
chăm sóc, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đến mức tối đa.
- Đẩy mạnh công tác tham mưu với BGH nhà trường, với các bậc phụ huynh, các
ban ngành liên quan, các giáo viên trong các nhóm lớp để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho trẻ ăn bán trú.
- Biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vì khi trẻ ăn
những món ăn phù hợp thì sẽ kích thích trẻ ăn hết suất của mình và góp phần nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Hàng ngày tính khẩu phần đầy đủ, kịp thời và cho ra kết quả thiết lập dưỡng chất,
qua đó đúc rút kinh nghiệm để chọn thực phẩm phù hợp đảm bảo năng lượng và tỷ lệ cân
đối giữa các chất hơn.
C. KẾT LUẬN
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có vai trò quan trọng trong trường Mầm non. Nó
giúp cho cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh. Nếu trẻ không được chăm sóc nuôi
dưỡng tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này, ảnh hưởng về
tương lai của trẻ cả mặt thể chất lẫn tinh thần.


Đào tạo thế hệ trẻ khỏe mạnh thông minh, phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu xây
dựng và bảo vệ đất nước, thì ngay từ lúc còn nhỏ phải chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ cho tốt.
Tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt quan trọng để phát triển cảm xúc, khám phá các mối
quan hệ và là nền tảng hình thành nhân cách bởi những hiểu biết và thói quen đầu đời sẽ
có ảnh hưởng trong suốt quá trình sống của một con người. Do đó, lứa tuổi Mầm non
được ví như "Thời kỳ vàng của cuộc đời". Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần quan tâm đặc
biệt đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, là giáo viên dinh dưỡng tôi luôn thực hiện tốt
công việc của mình, chú trọng đến việc "Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ", luôn chế

biến cho trẻ những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mò ham hiểu
biết.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và
mới chỉ là nền móng cho những năm tiếp theo. Rất mong được sự góp ý, nhận xét của
hội đồng khoa học trường Mầm non Xuân Thủy, hội đồng khoa học Phòng Giáo dục Lệ
Thủy và các đồng chí đồng nghiệp góp ý để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Xin chân thành cảm ơn !



×