Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.67 KB, 25 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ từ 3 đến 72 tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ hình thành
nhân cách đầu tiên của con người mới xã hội ch ủ nghĩa. V ới m ục tiêu đó
ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đầu tư cho bậc học m ầm non, ph ấn đ ấu
không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo d ục tr ẻ để phù h ợp theo
sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi
phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải có trình độ năng
lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe đây là yếu tố quyết
định sự thành công của xã hội.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ được thực hiện tốt thì chế độ dinh dưỡng
hợp lý là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn đủ về số lượng và cân đối về chất
lượng các chất dinh dưỡng. Đủ về số lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của
từng độ tuổi, theo giới tính. Cân đối về chất lượng là cân đối giữa các chất
dinh dưỡng protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng giữa thức ăn nguồn
gốc động vật và thực vật. Để đảm bảo tính cân đối này trong thực tế cần ăn
hỗn hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi các món ăn, ngoài
ra cũng cần chú trọng công tác vệ sinh cá nhân của trẻ.
Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng nhu c ầu dinh d ưỡng thì
thể lực, trí lực phát triển tốt, trẻ khỏe mạnh, thông minh tham gia ch ơi
đùa cùng bạn bè và học tập tốt. Vì th ế việc chăm sóc nuôi d ưỡng đ ể tr ẻ
phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm v ụ c ủa
mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay t ừ khi còn nh ỏ. Vi ệc
chăm sóc nuôi dưỡng không chu đáo sẽ ảnh hưởng không nh ỏ đến s ự phát
triển thể chất của trẻ sau này.
Thực hiện Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND
huyện Tam Dương về việc sáp nhập trường mầm non Hoa Sen và tr ường


mầm non Đồng Tĩnh thành trường mầm non Đồng Tĩnh. Nhà tr ường gồm
2 khu có tổng diện tích 17.900m 2 với 777 học sinh. Khu trung tâm của
trường được đặt tại khu 9 – Phần Thạch, khu lẻ đặt tại khu 4 Đồng Tĩnh.
Đối tượng trẻ là con em nông thôn từ khu 1 đến khu 14 của xã Đ ồng
Tĩnh, 100% học sinh ăn bán trú tại trường, để đảm bảo về sức khoẻ cũng
như vệ sinh dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà tr ường,


trong năm qua nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp nâng cao ch ất l ượng
bữa ăn nhằm khắc phục tình trang suy dinh dưỡng béo phì cho trẻ.
Xong trong quá trình thực hiện chúng tôi còn gặp nh ững khó khăn nh ất
định như: Mức ăn còn thấp chưa đáp ứng được tỷ lệ calo và cân đối các
chất dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng và chi ều cao còn
cao.... Chính vì lý do trên là một hiệu trưởng tr ẻ đ ược phân công v ề công
tác tại trường tôi luôn trăn trở để tìm biện pháp làm sao để tăng ch ất
lượng bữa ăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân n ặng đ ạt
hiệu quả. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường ngày một đạt hiệu quả h ơn.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
trong trường mầm non.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Đỗ Thị Hiên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đồng Tĩnh - huyện Tam
Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0976.347.700
- Gmail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hiên
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Tháng 2/2018- 2/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến việc nâng cao chất l ượng
bữa ăn và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
7.1.1.1. Tầm quan trọng và nguồn gốc của các chất dinh dưỡng đối với cơ
thể
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống c ủa m ỗi con
người,


một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ t ốt cho tr ẻ
sau này. Chính vì vậy người ta thường chia các ch ất dinh d ưỡng thành 2
nhóm: Các chất đa lượng và vi lượng.
a) Các chất đa lượng: Thường các chất có trên 1g trong chế độ ăn hàng
ngày và thường cung cấp năng lượng bao gồm protein, lipid, các glucid,
phần lớn các chất xơ và rượu. Ở trẻ em, sự rối loạn về phát triển thể
chất và trí tuệ là biểu hiện thường gặp của thiếu năng lượng. Khi th ừa
năng lượng, khả năng thích ứng của cơ thể rất nhỏ nên năng lượng dự trữ
của cơ thể dưới dạng tổ chức mỡ tăng lên rất nhanh đưa đến tình trạng
thừa cân - béo phì.
- Protein (Chất đạm).
Ngoài chức năng cung cấp năng lượng, chất protein cũng đóng vai trò c ốt
yếu trong cơ thể, giữ vị trí tối cần thiết, và nó được xem là ch ất c ơ bản c ủa
sự sống. Protein là thành phần quan trọng của mọi tế bào. Thiếu protein
trẻ không thể lớn lên và khỏe mạnh được.
Nguồn cung cấp Protein từ các thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, cua...) và
thức ăn thực vật ( gạo, đậu, mỡ, ngô, khoai...) đều có protein.

- Lipid (Chất béo)
Lipit là một chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao. 1g lipid khi
chuyển hoá cho 9,3 kcal năng lượng, trong khi đó 1g protein hoặc 1g glucid
chỉ cung cấp 4,1kcal. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nếu t ỉ l ệ lipid
(tùy theo lứa tuổi) cung cấp khoảng 20- 30% năng l ượng thì là h ợp lý và
cân đối.
Nguồn cung cấp lipid Lipid được cung cấp từ thức ăn nguồn gốc động v ật
và thức ăn nguồn gốc thực vật. Một số thức ăn thực vật khác cũng ch ứa
một hàm lượng chất béo nhất định (vừng, lạc, cùi dừa, đậu t ương...). Các
loại dầu thực vật có chứa nhiều axít béo không no.
- Glucid (Chất bột đường)
Có thể nói glucid là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho bữa ăn của tr ẻ.
Ở trẻ, nhu cầu chất glucid tương đối cao. Nếu tính trong ba chất sinh
nhiệt (đạm, béo, bột đường ) thì trong khẩu ph ần hàng ngày của trẻ t ỉ l ệ
các chất glucid, chiếm khoảng 50-70%. Cơ thể nếu thiếu chất glucid d ễ
sinh chứng hạ đường huyết và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa h ấp thu
các chất dinh dưỡng khác, vì thế trẻ gầy yếu, mệt mỏi, ch ậm lớn.
Nguồn cung cấp glucid Chất glucid có chủ yếu trong nhóm ngũ cốc nh ư
gạo, mỳ, ngô, kê và các loại bột gạo (nếp, tẻ), bột mỳ, bột ngô, các lo ại


khoai củ, bột khoai củ, mỳ sợi, miến. Trẻ được cung cấp đủ glucid, c ơ th ể
sẽ đủ năng lượng, tạo đà tốt cho trẻ phát triển.
- Nước: Nước vô cùng cần thiết cho sự sống nói chung và cơ thể nói riêng.
Sống không thể thiếu nước vì: Nước là môi trường hòa tan các ch ất dinh
dưỡng để cung cấp cho cơ thể. Là chất ổn định sự duy trì nhiệt độ c ơ th ể.
Là con thuyền giúp cơ thể thải bỏ các chất độc hại. Nhu c ầu n ước u ống
cho trẻ nhỏ phụ thuộc vào lứa tuổi và cách ăn của trẻ (theo đ ộ tu ổi). Nói
chung trẻ em cần khoảng 1,5 - 2,0 lít nước kể cả n ước trong th ức ăn.
b) Các chất vi lượng

Nhu cầu Vitamin thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh và tùy theo tr ạng
thái hoạt động của cơ thể và tình trạng sức khoẻ. V ới mỗi ng ười, nhu c ầu
Vitamin tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh h ưởng
đến sự phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em ốm đau,
chậm phát triển.
Vitamin có vị trí đặc biệt, giúp cho trẻ: Phát tri ển t ốt (chóng l ớn). Phòng
chống các bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt là phòng chống bệnh khô m ắt và
mù lòa do thiếu Vitamin A, vì vậy Vitamin A còn có tên g ọi là Vitamin
chống bệnh khô mắt. Nguồn cung cấp Vitamin A trong th ức ăn hàng ngày
nếu trẻ ăn đủ thịt, cá thì không sợ thiếu Vitamin A.
Vitamin D: Có nhiều tác dụng trong việc tạo dựng c ơ th ể của con ng ười.
Đặc biệt đối với trẻ em, Vitamin D lâu nay được xem là chất ch ống còi
xương. Lý do chủ yếu là Vitamin D có tác dụng thúc đ ẩy vi ệc h ấp thu và
chuyển hóa chất Canxi (vôi) và chất phốtpho (lân).
Vitamin C: Là một loại Vitamin khá đặc biệt, nó tham gia vào r ất nhi ều
chức năng sinh lý bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của trẻ nh ỏ.
Tham gia tạo máu.Tham gia vào các men chuyển hóa. Đặc biệt Vtamin C
giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật, nh ất là ch ống
nhiểm khuẩn các vết thương và giúp cho các vết thương chóng lành...
7.1.1.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với trẻ nh ỏ
Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã bi ết trong th ức ăn
có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho c ơ th ể đó là: Ch ất
đạm, chất béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng... Nếu dư th ừa hoặc thi ếu
hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều b ệnh t ật
hoặc nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong nhất là đối v ới trẻ nh ỏ, t ốc
độ phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm cùng các mối quan hệ xã h ội r ất
nhanh, nhanh đến mức mà người ta cho rằng sự thành công của chúng ta
quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh
dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ra t ầm quan



trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người. Do đó mà ch ế
độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng tr ực tiếp đến sức khoẻ và s ự
phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho tr ẻ
được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là r ất quan
trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món
ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh d ưỡng
cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra nh ững
món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại tr ường. Phải
tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh v ề công tác
chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
7.2. Thực trạng việc nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường M ầm
non Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc
7.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Thực hiện quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND huyện
Tam Dương về việc sáp nhập trường MN Đồng Tĩnh và trường MN Hoa Sen.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, phòng GD&ĐT Tam
Dương, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, UBND, HĐND xã Đồng Tĩnh,
sau khi sáp nhập trường đã kiện toàn lại cơ cấu lãnh đạo trong nhà trường.
Đến nay trường đã đi vào ổn định và có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất của nhà
trường đều đã đựơc xây dựng kiên cố hóa, đủ các phòng học và phòng chức
năng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác bán trú được trang bị tương đối
đầy đủ. Có thể nói đó là sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo đối v ới
trường. Đội ngũ CBGV trẻ, nhiệt tình công tác chăm sóc giáo dục tr ẻ cũng
như trú trọng thay đổi thực đơn, cân đối dưỡng chất phù h ợp v ới trẻ.
* Thuận lợi
Nhà trường có 2 khu mới được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Năm
2018 trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia m ức độ 2. Năm h ọc
2018- 2019, trường có 28 phòng học với 767 h ọc sinh. 100% tr ẻ đều ăn
bán trú và học 2 buổi/ngày.

Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, 2 khu bếp sạch sẽ, có tương đ ối đ ầy đ ủ
đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu th ức ăn ...
Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng và cơ cấu, có trình
độ đạt chuẩn 100% (trong đó trên chuẩn đạt 91%). Toàn trường có 44 CB
- GV- NV, 26 đảng viên, 3 CBQL, 38 giáo viên giảng d ạy, có 05 giáo viên h ợp
đồng ngắn hạn, 3 nhân viên. Chất lượng giáo dục của nhà tr ường luôn
được duy trì ổn định và phát triển bền vững.
Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự đầy đủ các l ớp
tập huấn do Sở giáo dục và Phòng giáo dục và đào tạo tập huấn. Đã t ổ


chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tại tr ường về nhu cầu
dinh dưỡng, về vệ sinh ATTP, cách chế biến bữa ăn cho trẻ đảm bảo, cách
tổ chức ăn cho trẻ…
01 giáo viên cấp dưỡng có trình độ trung cấp n ấu ăn.
Đa số giáo viên cơ bản nắm được kiến th ức thực hành dinh d ưỡng,
VSATTP, vệ sinh trong chế biến, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ.
* Khó khăn
Một số các giáo viên mới vào ngành nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế
trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do điều
kiện kinh tế và nhận thức của các bậc phụ huynh còn ch ưa đ ồng đ ều.
Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ.
Các bậc cha mẹ trẻ nghề chủ yếu là làm nông còn khó khăn v ề kinh
tế nên chưa quan tâm nhiều đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc con tại
trường.
7.2.2. Thực trạng việc nâng chất lượng bữa ăn ở trường mầm non
Năm học 2018 - 2019 nhà trường đã trang bị t ương đ ối đ ầy đ ủ các trang
thiết bị phục vụ công tác bán trú nhưng tuy nhiên vẫn còn thiếu ch ưa đáp
ứng được với yêu cầu.

* Biểu 1: Về cơ sở vật chất
STT

Tên thiết bị

Số lượng

ĐVT

1

Máy xay thịt

01

Chiếc

2

Tủ cơm

01

Chiếc

3

Tủ lạnh

01


Chiếc

4

Bát inox

767

Chiếc

5

Thìa inox

767

Chiếc

6

Nồi nhôm

14

Chiếc

7

Chậu nhôm


2

Chiếc

8

Phần mềm Nutrikids
1.5

1

Bộ

* Biểu 2: Đối với giáo viên

Ghi chú


Tổng
số GV

38

Có kiến thức về
các chất dinh
dưỡng

Biết tầm quan trọng
của việc nâng cao

chất lượng bữa ăn
cho trẻ

Biết tổ chức tốt
các hoạt động ăn
cho trẻ

T

K

TB

T

K

TB

T

K

TB

15

10

13


15

13

10

15

10

13

Nhìn vào Biểu 1, 2 ta thấy cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so v ới s ố
trẻ ăn bán trú tại trường, nhận thức của giáo viên chưa đồng đều, ch ưa
hiểu được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối v ới c ơ th ể.
Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là
11.000đ/ trẻ/ ngày. Trẻ ăn tại trường: Mẫu giáo ngày 1 b ữa chính, 1 b ữa
phụ. Nhà trẻ ngày 2 bữa chính, 1 bữa phụ theo th ực đ ơn nh ư :
Biểu 3: Bảng thực đơn đầu năm
Thứ

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Thịt lợn sốt
cà chua.

Cá sốt cà
chua.

Thịt gà rim
mắm.

Thịt bò xào
củ quả

Thịt kho
trứng cút.

Canh rau cải

Canh đậu cà

chua.

Canh bí đỏ
hầm xương.

Canh rau
ngót

Canh củ quả
hầm xương

Quà chiều
MG

Mỳ thịt

Bánh dầy

Sữa nuti

Sữa chua

Chuối tiêu

Quà chiều
NT

Sữa nuti

Sữa đặc


Sữa nuti

Sữa chua

Chuối tiêu

Bữa chính
chiều NT

Mỳ thịt nạc

Cháo thịt
nạc

Bún thịt nạc

Cháo thịt
nạc

Mỳ thịt nạc

Bữa chính
trưa

Biểu 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đầu năm
Tỷ lệ

Đầu năm
Số trẻ cân nặng bình thường cân nặng


%
705/767

91,9

Số trẻ suy dinh dưỡng vừa

54

7,04

Số trẻ suy dinh dưỡng nặng

8

1,06


Số trẻ chiều cao bình thường

705/767

91,9

Số trẻ thấp còi độ 1

61

7,95


Số trẻ thấp còi độ 2

1

0,15

Nhìn vào Biểu 3, 4 trên ta thấy thực đơn còn nghèo nàn ch ưa phong phú do
mức ăn còn thấp. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và th ể th ấp còi còn
rất cao so với quy định.
7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến
Để góp phần tích cực vào những hạn chế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp để chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
cho trẻ đạt hiệu quả như sau:
7.2.1. Biện pháp thứ nhất: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ
huynh tăng mức tiền ăn lên 12.000đ/trẻ/ngày để đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng
cho
trẻ.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh 2 lần/năm học, phổ biến một số
kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh, thông báo
tình hình công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, thông báo sức
khoẻ của từng trẻ thấp còi và nhẹ cân để phụ huynh nắm đ ược và có k ế
hoạch cùng nhà trường chăm sóc riêng.

Hình ảnh họp phụ huynh của nhà trường
Thường xuyên cung cấp thông tin về kiến thức chăm sóc nuôi d ạy trẻ qua
góc tuyên truyên tại nhóm lớp và nhà trường, hàng tháng kết h ợp v ới đài



truyền thanh của huyện gửi bài tuyên truyền để phát trên hệ thống đài
truyền thanh của huyện. Từ đó phụ huynh đã nắm được một số kiến th ức
và kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ, như: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo đ ộ
tuổi; cách cho trẻ ăn bổ sung; phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh; cách gi ữ
gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.; các điều kiện chăm sóc tr ẻ ở tr ường,
ở nhà
Thường xuyên chỉ đạo các nhóm, lớp trang trí thực hiện tuyên truyền ngay
trong lớp học, trong trường bằng các hình th ức phù h ợp nh ư tranh, ảnh,
Pano, áp phích, bảng tin...vv để phụ huynh n ắm được tầm quan tr ọng c ủa
các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người đặc biệt đối với trẻ nh ỏ đ ể
từ đó huy động được sự đồng thuận và tham gia ủng hộ nhiệt tình về mọi
mặt của các ban ngành và các bậc phụ huynh.

Một số hình ảnh tuyên truyền về dinh dưỡng của nhà trường
Qua các hình ảnh tuyên truyền, qua các buổi họp phụ huynh h ọc sinh nhà
trường vận động phụ huynh tăng mức ăn của trẻ tại tr ường t ừ
11.000đ/trẻ/ngày tăng lên 12.000đ/trẻ/ngày để đảm bảo chất dinh
dưỡng góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tạo điều kiện cho các bậc
phụ huynh yên tâm công tác.
7.2.2. Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng nâng cao trình độ về dinh dưỡng,
cách chế biến, cân đối khẩu phần ăn cho đội ngũ giáo viên và giáo
viên dinh dưỡng trong nhà trường
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên trên lớp và giáo viên dinh
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ mầm non, riêng giáo viên dinh dưỡng
phải có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ mầm non đảm bảo ngon m ắt,
ngon mũi, ngon miệng và thực hiện nghiêm túc th ực đơn đã đề ra. Đảm
bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng,
ăn hết xuất.



Bồi dưỡng khả năng tính khẩu phần ăn cho trẻ đ ể bi ết đ ược l ượng KCal
cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu (%) so với nhu c ầu cần đ ạt.
KCal do các chất P, L, G cung cấp có được cân đối , hợp lý hay không? Vì
khẩu phần ăn của trẻ cân đối, hợp lý sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, v ận
chuyển, trao đổi các chất được tốt hơn.
Chỉ đạo giáo viên khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao cho 2
bữa ăn của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ sung năng l ượng cho c ơ
thể trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn no lại cho ăn tiếp gây
lên sự chán ăn ở trẻ.
Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn th ực
phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém ch ất l ượng. Biết cách thay
thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù h ợp v ới th ực ph ẩm
sẵn có của địa phương.
Hợp đồng mua thực phẩm sạch tại những cơ sở có uy tín, chất l ượng
đáp ứng được yêu cầu, rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện,
khả năng của nhà trường
Hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt chế độ vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn th ực phẩm.
Hướng dẫn giáo viên dinh dưỡng chế biến món ăn đúng qui trình, đúng
nguyên tắc bếp một chiều, hợp lý, vệ sinh và thực hiện nghiêm túc việc
lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo định lượng đã quy định
Hướng dẫn cách chế biến các món ăn đảm bảo qui trình luôn gi ữ
được hàm lượng dinh dưỡng trong từng món ăn.
Giáo viên dinh dưỡng phải có chuyên môn nghiệp vụ mầm non, phải có kỹ
năng chế biến các món ăn cho trẻ và thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề
ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất.
7.2.3. Biện pháp thứ ba: Xây dựng khẩu phần ăn cân đối hợp lý cho trẻ
Khi xây dựng khẩu phần ăn, điều quan trọng nhất của khẩu phần ăn là
phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu c ơ th ể .

+ Cân đối về năng lượng: Năng lượng do 3 chất ch ủ y ếu là: Proten, lipit,
Gluxit trong khẩu phần ăn tỉ lệ 3 này phải thích h ợp tỷ lệ là 1:1:5 .
+ Cân đối về Protein: Xác định tỷ lệ % giữa Protein động vật và protein
thực vật tổng số để đánh giá mức cân đối. Tỉ lệ Protein đ ộng vật và th ực
vật ở trẻ em là 30-70%.
+ Cân đối về Lipit: Đối với trẻ em, tỷ lệ Lipit động vật và th ực v ật là
50/50% mỗi loại .


+ Cân đối về gluxit: Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng chủ
yếu nhất trong khẩu phần vì Gluxit có giá thành rẻ nh ất đồng th ời l ại có
số lượng nhiều nhất. Trong các loại Gluxit còn chứa nhiều loại vitamin và
khoáng chất do đó cần cho trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ c ốc và
rau quả .
+ Cân đối về vitamin:
Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hoá trao đổi chất quan tr ọng
của cơ thể vì vậy phải cung cấp đủ các vitamin. Nếu trong kh ẩu ph ần
thiếu vitamin sẽ làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh d ưỡng cũng
như trao đổi chất của cơ thể dẫn tới một số bệnh lý .
Trong khẩu phần cần nhiều tinh bột thì nhu cầu về vitamin nhóm B
cũng cần nhiều hơn. Nếu thiếu B1 sẽ ảnh hưởng tới hấp thu và trao đ ổi
Gluxit .
+ Cân đối về chất khoáng: Các chất khoáng giữ vai trò cân bằng đ ể duy trì
tính ổn định trong đó các chất khoáng trong khẩu ph ần cần đ ược chú ý, t ỷ
lệ Ca/P trong khẩu phần hợp lý là 1,2/1 và có đ ủ vitamin D sẽ có l ợi ích
cho hấp thu Ca,P và tạo xương. Nhà trường s ử dụng phần m ềm tính kh ẩu
phần ăn cân đối cho trẻ phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau và đảm
bảo đủ lượng theo lứa tuổi.

Hình ảnh giao diện phần mềm tính ăn Nutrikids



Hình ảnh tính ăn trên phần mềm Nutrikids
7.2.4. Biện pháp thứ tư: Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng
cách phối hợp Công đoàn nhà trường triển khai mô hình tr ồng rau
xanh
Để có nguồn rau xanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và h ạ giá
thành sản phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ. Nhà trường đã tri ển
khai mô hình trồng rau xanh tại trường bằng hình th ức: khoán cho t ừng t ổ
trong đó có cả tổ văn phòng, Ban giám hiệu tham gia. Kết quả m ỗi tu ần
vườn rau của giáo viên cung cấp 2 đến 3 bữa rau cho tr ẻ c ủa nhà
trường, vì vậy khẩu phần ăn hàng ngày của các cháu được tăng dần cả về
số và chất lượng đảm bảo lượng vi tamin đặc biệt là rau xanh lá đ ậm nh ư :
mùng tơi , rau cải, rau ngót, su hào, bắp cải, rau muống… Ngoài cung c ấp
rau, vườn rau nhà trường còn là nơi để cho trẻ thăm quan, chăm sóc, tìm
hiểu, nhận biết một số loại rau.


Hình ảnh vườn rau của nhà trường
7.2.5. Biện pháp thứ năm: Quản lý theo dõi sức khoẻ trẻ và tổ chức
bữa ăn của trẻ đúng qui định.
Nhà trường liên hệ với trung tâm y tế huy ện Tam Dương khám s ức
khỏe định kỳ cho các cháu, cụ thể:
Khám sức khoẻ cho các cháu 2 lần/ năm; nhắc nhở phụ huynh tẩy
giun cho trẻ mỗi năm môt lần. Qua khám sức khoẻ phát hiện cháu nào mắc


bệnh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh và đề nghị cho cháu cho cháu
đi
tuyến

trên
khám,
điều
trị.
Theo dõi sức khoẻ hàng tháng theo quy định: Các cháu đến trường
mầm non được cân, đo; Các cháu độ tuổi nhà trẻ mỗi tháng cân m ột lần,
mẫu giáo 3 tháng/ lần. 6 tháng đo chiều cao một lần. Sau mỗi l ần cân, đo,
các nhóm lớp đêù ghi danh sách để phụ huynh nắm đ ược s ức khoẻ c ủa con
em mình. Đối với trẻ giảm cân, giữ cân, chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm
hiểu nguyên nhân: do trẻ bệnh tật ốm đau hay do các bà mẹ thiếu ki ến
thức về nuôi con, hay cho trẻ ăn quà vặt tr ước bữa ăn, cho con ăn không
đủ chất, không đúng giờ vv... để từ đó trao đổi với phụ huynh có h ướng
khắc phục và thống nhất cách chăm sóc trẻ.
Giáo viên chăm sóc trẻ trong giờ ăn, tổ chức cho trẻ ăn: Các cháu nhà tr ẻ
ăn 2 bữa chính, một bữa phụ/ngày ở trường, trẻ Mẫu giáo ăn 1 b ữa chính,
một bữa phụ/ngày ở trường, đảm bảo ăn ngủ đúng giờ. Trong giờ ăn của
trẻ, giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn hết su ất. Kiên trì
tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái. Trong
các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần giải thích cho tr ẻ th ấy
được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh, da
dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ g ầy
còm ốm yếu.

Hình ảnh tổ chức giờ ăn cho trẻ
Với các cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân định kỳ mỗi tháng ki ểm tra m ột
lần được thông báo tới phụ huynh và tổng hợp vào sổ theo dõi của l ớp và
nhà trường


Hình ảnh Cân đo trẻ

Quản lý chế độ ăn và khẩu phần ăn của trẻ: BGH luôn giám sát gi ờ ăn và
theo dõi lượng thức ăn của trẻ trước và sau khi trẻ ăn, đ ể t ừ đó tìm hi ểu
nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Thực hiện tốt việc báo ăn, điểm danh hàng ngày, kế toán đối chiếu số xuất
ăn trên các lớp với số tiền ăn thu được trong ngày.
Quản lý chặt chẽ các khoản thu - chi liên quan đến v ấn đ ề ăn u ống c ủa tr ẻ.
Thực hiện tài chính công khai hàng ngày, có s ự th ống nh ất gi ữa s ổ báo ăn
của kế toán, sổ chợ của tiếp phẩm và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày.
Không dùng quỹ tiền ăn của trẻ vào các hoạt động khác hoặc mua s ắm
những đồ dùng không phải là lương th ực, thực phẩm sử dụng trong các
bữa ăn của trẻ.
7.2.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tốt các hội thi cấp trường về dinh
dưỡng để phát huy khả năng nhận thức của giáo viên về dinh dưỡng,
nâng cao chất lượng bữa ăn.
Nhà trường tổ chức các cuộc thi như: Thi cô nuôi giỏi cấp tr ường, tổ ch ức
chuyên đề kiến tập tại trường về các món ăn bữa chính , bữa phụ, chế
biến bằng các nguồn thực phẩm sẵn có ở địa ph ương, theo mùa. Nhà
trường còn triển khai tổ chức tốt các hội thi như: Hội thi Nữ công gia
chánh, Hội thi giáo viên dạy giỏi có lồng ghép nội dung giáo d ục dinh
dưỡng, thi Bếp một chiều.....đã thu hút được đông đảo các ph ụ huynh, các
cô giáo và các cháu học sinh trong nhà trường tham gia. Qua đó t ạo đ ược
sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ; về phòng chống suy dinh dưỡng và đảm bảo VSATTP.


Hình ảnh Hội thi Nữ công gia chánh
7.2.7. Biện pháp thứ bảy: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù
hợp với thực tế nhà trường và địa phương
Chăm sóc sức khoẻ trẻ là một “công trình” lớn lao đòi hỏi các cô giáo,
cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý tr ẻ.

Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì c ần ph ải có nh ững
bữa ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất
đạm, chất béo, chất xơ.


Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo nh ư: Bột, cháo,
cơm, mỳ.... chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất
trong cơ thể.
Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu ... giúp xây d ựng c ơ
bắp, tạo kháng thể.
Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng l ượng
và các vitamin.
Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp c ơ th ể bé chuy ển hoá
chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
* Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng
lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít n ước/1
ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho
trẻ ăn thức ăn quá đặm hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá
và hấp thụ của trẻ sẽ kém.
* Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn
Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình l ựa ch ọn và
chế biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo
không có thuốc sâu hay hoá chất, các th ực phẩm đã ch ế biến s ẵn nên l ựa
chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn th ực ph ẩm,
thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín.
Đối với thực phẩm thịt, cá, rau, trái cây không nên c ắt nh ỏ ngâm trong
nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại c ủ nên r ửa nh ẹ
nhàng sau khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các

vitamin làm ngay dưới lớp vỏ .
Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã ph ối h ợp nhi ều lo ại
thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đ ủ năng
lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các
chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm th ức ăn
giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng ch ất, do đó hàng ngày
tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay đổi từng ngày, t ừng bữa
để hấp dẫn trẻ.
Chính vì để đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày c ủa
trẻ tôi
đã chỉ đạo PHT cùng tổ nuôi dưỡng phối hợp, xây dựng bảng th ực đ ơn cho
trẻ ăn tại trường.
Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên
truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh d ưỡng,


vệ sinh phòng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết đối v ới trẻ m ầm
non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra
ngộ độc.
Tuyên truyền tới toàn thể các nhóm lớp, kết hợp với hội cha mẹ học
sinh cho trẻ chơi các trò chơi phân vai, chơi nấu ăn hoặc thông qua các trò
chơi để làm cho bé luôn cảm thấy ngon miệng và phấn khích trẻ tr ước
mỗi bữa ăn.
Thường xuyên có mặt tại bếp ăn kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu
quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng trong bữa
ăn của trẻ. Ng ười nh ận th ực ph ẩm t ại tr ường ph ải có trách nhi ệm,
kiến th ức để có th ể nh ận bi ết đ ược các th ực ph ẩm t ươi, s ạch ho ặc
không đảm bảo vệ sinh an toàn.
7.2.8. Biện pháp thứ tám: Tổ chức cho cán bộ giáo viên thăm quan mô
hình điểm và tổ chức hội thảo chuyên đề dinh dưỡng

Nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên, cô nuôi đi thăm quan, học
hỏi kinh nghiệm tại một số trường điểm trong tỉnh như Trường Mầm non
Hoa Hồng tỉnh, trường MN Liên Châu – Yên Lạc, một số trường trong
huyện như: Trường MN Vân Hội, Mn Hoàng Đan...

Hình ảnh thăm quan trường MN Vân Hội
Ngoài ra nhà trường tổ chức hội thảo các chuyên đề: chọn mua thực phẩm
sạch; đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến th ực ph ẩm, rau quả; kỹ
thuật chế biến thực phẩm; cách bảo quản nguyên liệu và sản phẩm ch ế
biến; áp dụng qui trình kỹ thuật sử dụng bảo hộ cô nuôi và th ực hiện tổ
chức khám sức khoẻ cho cô nuôi 3 tháng/ lần.


Hình ảnh Hội thảo chọn mua thực phẩm
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Điều kiện về cơ sở vật chất: Để áp dụng được sáng kiến trước tiên c ần
đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú nh ư: Bát, thìa,
xoong, chảo, bếp ga công nghiệp, tủ cơm…, các đồ dùng ph ục v ụ trên l ớp
như: chăn, gối, đệm… đảm bảo đầy đủ để công tác chăm sóc, nuôi d ưỡng
trẻ đạt hiệu quả nhất.
* Điều kiện về con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất quy ết đ ịnh
đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy để thực hiện
được đề tài đạo nâng cao bữa ăn và phòng chống suy dinh d ưỡng cho trẻ
trường mầm non thì điều kiện về đội ngũ con người là hết sức c ần thi ết.
* Điều kiện về thời gian và không gian:
Trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo trường mầm non
Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong tr ường mầm non.
Ngay sau khi kết thúc năm học trước tôi đã nghiên cứu những vấn đề gì nổi
cộm cần khắc phục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ trong nhà trường và tôi đã đăng ký xây dựng đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong tr ường mầm non”. T ôi vừa đăng
ký vừa đưa vào áp dụng. Thời gian từ tháng 2/2018– tháng 2/2019 theo 3 giai
đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 2 đến tháng 9/2018:
+ Tìm đọc tài liệu, phân tích, so sánh tài liệu có liên quan đ ến đ ề tài;
+ Khảo sát cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, ch ất lượng tr ẻ.


* Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019:
+ Đề ra các giải pháp nghiên cứu để nâng cao bữa ăn và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường cho phù hợp;
+ Áp dụng thực tế đội ngũ giáo viên, học sinh Trường M ầm Non
Đồng Tĩnh và một số trường trong huyện.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 3 đến tháng 4/2015:
+ Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát ch ất lượng giáo viên, tr ẻ
so sánh với kết quả đầu năm;
+ Rút ra bài học kinh nghiệm và một số đề xuất, kiến nghị với c ấp trên;
+ Đưa ra kết luận của đề tài .
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến c ủa tổ chức, cá
nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng th ử (n ếu
có) theo các nội dung sau
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên ở tr ường Mầm
non Tam Dương, đã thu được một số kết quả như sau:
100% cán bộ giáo viên và cô nuôi nắm được công tác đ ảm bảo v ệ sinh an
toàn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường Mầm non.
Giáo viên nắm bắt được kiến thức chuyên đề một cách sâu s ắc h ơn,

biết vận dụng phương pháp tích cực, linh hoạt trong các hoạt đ ộng trong
ngày.
Giáo viên có kỹ năng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận đạt bếp
vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ: bát, thìa, xoong, ch ảo… đ ược kiểm
định đạt yêu cầu theo đúng quy định.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm không xảy ra ngộ độc thực
phẩm.
Giúp giáo viên và trẻ hiểu được tầm quan trọng của dinh d ưỡng đ ối v ới
sức khỏe con người để từ đó có ý thức nâng cao chất lượng b ữa ăn cho trẻ,
giúp trẻ ăn hết xuất.
Bên cạnh đó nhà trường đã được các cấp lãnh đạo, các ban ngành
đoàn thể quan tâm đầu tư xây mới về cơ sở vật chất như xây hệ thống
bếp một chiều, hỗ trợ kinh phí mua sắm một số trang thiết bị phục vụ


bán trú như tủ lạnh bảo quản thức ăn, tủ để đồ dùng sinh ho ạt, c ối xay
thịt, tủ bát... Từ đó đã giảm bớt được sức lao đ ộng của giáo viên c ấp
dưỡng, đảm bảo được khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, góp ph ần nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
100% các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ nâng m ức tiền ăn lên
12.000đ/trẻ/ngày, ngoài ra còn ủng hộ về cơ sở vật chất phục v ụ công tác
bán trú và phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Mức tiền ăn được tăng lên thì thực đơn cho trẻ được phong phú và phù
hợp hơn, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng t ừ đó gi ảm t ỷ l ệ tr ẻ suy
dinh dưỡng xuống một cách rõ rệt.
* Biểu 5: Về cơ sở vật chất
STT

Tên thiết bị


Số
lượng

ĐVT

1

Máy xay thịt

02

Chiếc

2

Tủ cơm

02

Chiếc

3

Tủ lạnh

02

Chiếc


4

Bát inox

767

Chiếc

5

Thìa inox

767

Chiếc

6

Nồi inox

14

Chiếc

7

Xô inox

14


Chiếc

8

Tủ sấy bát

01

Chiếc

9

Bàn sơ chế

03

Chiếc

10

Bàn chia ăn

04

Chiếc

Ghi chú

Giữa biểu 5 với biểu 1: Cơ sở vật chất phục vụ bán trú tăng lên rõ
rệt, đã có thêm tủ sấy bát, bàn sơ chế, bàn chia ăn, thay toàn bộ n ồi nhôm

bằng nồi inox... số lượng bát thìa được đầy đủ.
* Biểu 6: Đối với giáo viên

Tổng
số GV

38

Có kiến thức về
các chất dinh
dưỡng

Biết tổ chức tốt
các hoạt động ăn
cho trẻ

Biết tầm quan trọng
của việc nâng cao
chất lượng bữa ăn
cho trẻ

T

K

TB

T

K


TB

T

K

TB

15

20

3

15

18

5

15

19

4


Nhìn vào biểu 2 và biểu 6 ta thấy kiến thức của đội ngũ giáo viên về
dinh dưỡng được tăng lên, không còn giáo viên có nhận th ức và t ổ ch ức các

hoạt động ở mức trung bình.
Biểu 7: BẢNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG MÙA ĐÔNG
Thứ

Thứ 2

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Bữa chính
trưa

Quà chiều
MG

Thứ 3
Cơm tẻ

Thứ 4
Cơm tẻ

Thứ 5
Cơm tẻ

Thứ 6
Cơm tẻ

Thịt lợn sốt
cà chua.


Cá sốt cà
chua.

Thịt gà rim
mắm.

Thịt bò xào
củ quả

Thịt kho
trứng cút.

Canh rau cải
cúc nấu thịt

Canh đậu cà
chua.

Canh bí đỏ
hầm xương.

Canh rau
ngót thịt

Canh củ quả
hầm xương

Mỳ thịt


Bánh dầy+
Sữa nuti

Sữa nuti

Sữa chua+
bánh giò

Sữa nuti

Quà chiều
NT

Sữa nuti

Sữa nuti

Sữa nuti

Sữa chua

Chuối tiêu

Bữa chính
chiều NT

Mỳ thịt nạc

Cháo thịt
nạc


Bún thịt nạc

Cháo thịt
nạc

Mỳ thịt nạc

Biểu 8: BẢNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG MÙA HÈ
Thứ

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ

Cơm tẻ


Cơm tẻ

Bữa chính
trưa

Thịt lợn sốt
cà chua.

Tôm xào thịt

Thịt gà rim
mắm.

Thịt bò xào
củ quả

Thịt kho
trứng cút.

Canh bí đỏ
hầm xương.

Canh rau
ngót thịt

Canh củ quả
hầm xương

Canh su

su,cà rốt
hầm xương

Canh bầu

Quà chiều
MG

Mỳ thịt

Bánh dầy+
Sữa anpha Milk

Sữa nuti

Sữa chua+
bánh giò

Chè đỗ đen +
Xôi lạc.

Quà chiều
NT

Sữa nuti

Sữa anpha Milk

Sữa nuti


Sữa chua

Chè đỗ đen


Bữa chính
chiều NT

Mỳ thịt nạc

Cháo thịt
nạc

Bún thịt nạc

Cháo thập
cẩm

Nhìn vào Biểu 7, 8 so với Biểu 3 đầu năm ta thấy: B ữa ăn của trẻ đ ược
phong phú hơn, các chất dinh dưỡng được phối h ợp xen kẽ đ ủ v ề số l ượng
và đảm bảo về chất lượng hơn so với đầu năm.
Biểu 9: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm
T ỷ lệ

Cuối năm học
Số trẻ cân nặng bình thường cân
nặng

%
730/767


95,1

Số trẻ suy dinh dưỡng vừa

37

4,9

Số trẻ suy dinh dưỡng nặng

0

0

Số trẻ chiều cao bình thường

731/767

95,3

Số trẻ thấp còi độ 1

36

4,7

Số trẻ thấp còi độ 2

0


0

Qua kết quả cân đo cuối năm (Biểu 9) và kết quả cân đo đầu năm (Biểu 4)
ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng gi ảm rõ rệt c ụ
thể: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng từ 7,04% xuống còn 4,9%. T ỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao từ 7,95% xuống còn 4,7%. Đó là k ết
quả rất đáng tự hào với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên, nhân vien
trong nhà trường.
* Bài học kinh nghiệm
Để bữa ăn của trẻ được cải thiện nâng cao về chất l ượng thì việc ch ế
biến món cho trẻ trong trường mầm non là hết sức cần thiết giúp cung
cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng trong ngày cho trẻ. Giúp tr ẻ có c ơ th ể
khoẻ mạnh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã
hội, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đáng kể.
+ Lên thực đơn thay đổi theo tuần, tháng, mùa. Chon thực phẩm sẵn có ở
địa phương.
+ Chế biến món ăn phong phú, hấp dẫn, mầu sắc đẹp, th ơm ngon, đ ảm
bảo dinh dưỡng hợp lý.
+ Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Mỳ thịt nạc


+ Chỉ đạo giáo viên đứng lớp và cô nuôi trong việc tổ ch ức cho trẻ ăn t ại
trường để kịp thời điều chỉnh món ăn cho trẻ.
+ Cô nuôi phải thường xuyên nỗ lực tự học hỏi về cách chế biến món ăn cho
trẻ.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Ban giám hiệu nhà trường đã thành công trong công tác tuyên truy ền, v ận
động phụ huynh quan tâm tới chất lượng chăm sóc, nuôi d ưỡng của nhà
trường để cùng nhà trường nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và giảm tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có ý th ức tốt trong vi ệc t ổ ch ức các
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phối hợp nhịp nhàng v ới phụ huynh
để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được phát triển toàn diện. Giáo viên
cấp dưỡng đã có kiến thức về dinh dưỡng, biết kết hợp các món ăn cho
trẻ nấu ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Trẻ ăn hết xuất và ăn các loại thức ăn, khỏe mạnh, cân đối hài hòa, phát
triển toàn diện, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm.
Các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến chất lượng chăm sóc, nuôi d ưỡng
của nhà trường, ủng hộ về tài chính cơ sở vật chất để nâng cao ch ất l ượng
bữa ăn cho trẻ, đồng thời tăng mức ăn của trẻ từ 11.000đ/trẻ/ngày lên
12.000đ/trẻ/ngày.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng th ử ho ặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
1

Trường mầm
non Đồng Tĩnh

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến


Đồng Tĩnh – Tam
Dương- Vĩnh Phúc

Trong trường mầm non
huyện Tam Dương

2
Đồng Tĩnh, ngày tháng 2 năm 2019

Đồng Tĩnh, ngày tháng 2 năm 2019

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tác giả sáng kiến


Nguyễn Thị Thúy Hà

Đỗ Thị Hiên


×