Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SKKN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LĨNH vực PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI”


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Tôi được phân công dạy lớp Lá từ khi ra trường đến nay đã hơn 10 năm. Số trẻ ở
từng năm không đông lắm. Cuối năm học, các bé 6 tuổi lại vào lớp 1. Để trẻ nhận biết và
phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt, là giáo viên trực tiếp dạy các cháu, tôi thiết nghĩ cần
phải giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái góp phần làm nền tảng cho trẻ
chuyển sang một bước ngoặc vô cùng quan trọng là vào học lớp 1 ở trường phổ thông.
II. Lý do chọn đề tài:
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, ở đó trẻ được học, được chơi, được chăm
sóc, yêu thương. Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Trẻ
được tham gia vào tất cả các hoạt động, Tạo điều kiện hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng
tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết, đặt
nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Do đó môi trường
học tập có vai trò rất quan trọng giúp hình thành và phát triển tồn diện. Trong đó việc dạy
trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái là rất quan trọng và rất cần thiết trong chương
trình giáo dục mầm non. Đó là bước đầu dẫn dắt cho trẻ làm quen với Tiếng Việt. Trong
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy ở mỗi cháu đều có khả năng tiếp thu kiến
thức khác nhau. Vì vậy, để tất cả trẻ đều nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái thì
cần có những biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà đặc biệt đề
cập đến việc giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi: Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có hai khía cạnh cần nghiên cứu, đó
là: Làm quen tác phẩm văn học và làm quen chữ viết nhưng ở phạm vi đề tài này tôi chỉ


nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm giúp trẻ Mẫu giáo lớn nhận biết và phát âm
đúng 29 chữ cái Tiếng Việt.
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và trẻ Mẫu giáo lớn Trường Mầm Non Trần
Văn Ơn.


IV. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hướng đến hai mục đích chủ yếu:
- Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp giúp trẻ Mẫu giáo lớn nhận biết và phát âm
chính xác các chữ cái.
- Trong quá trình nghiên cứu: thu thập, đút kết kinh nghiệm phục vụ cho công tác
giảng dạy sau này.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Tôi nghĩ rằng nếu đề tài thành công giáo viên trường tôi sẽ có thêm một phần tư
liệu tham khảo để giúp tất cả trẻ 5 tuổi đang học tại trường được chuẩn bị tốt vốn chữ cái
tạo nền tảng học tốt môn Tiếng Việt khi bước sang lớp 1 ở trường phổ thông.


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Trẻ Mầm non là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ kế thừa
và phát huy những gì tốt đẹp nhất. Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc để trẻ phát triển một
cách tồn diện là nhiệm vụ của tồn xã hội, đặc biệt là giáo viên mầm non. Trẻ ở độ tuổi
này, nhất là trẻ Mẫu giáo lớn cần được quan tâm nhiều hơn cả, trẻ cần phải được trang bị
vốn kiến thức cần thiết để bước vào trường phổ thông một cách tự tin. Việc dạy trẻ học
mà nhất là dạy trẻ làm quen với chữ viết để tạo tiền đề cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 là
một việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được những mục tiêu như:
- Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết.
- Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết theo chủ điểm để phát triển

các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết, trước khi vào học lớp một.
- Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ
viết theo chủ điểm.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thuận lợi:
- Trường mới xây, cơ sở vật chất khang trang đáp ứng được nhu cầu học và chơi
của cháu.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có khả năng tổ chức các hoạt động trên
lớp.
- Trẻ ngoan, nề nếp lớp tốt.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dạy các cháu.
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, biết sử dụng vi
tính, thiết lập giáo án điện tử.
2. Khó khăn:


- Chưa được trang bị đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho chương trình giáo dục
Mầm non mới.
- Một số phụ huynh chưa hiểu biết hết mục đích của việc đưa trẻ đến trường, chưa
kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việt rèn phát âm cho trẻ hầu hết cho rằng đưa cháu
đến trường đề giúp cháu dạn dĩ hơn khi lên những lớp học sau.
- Đa số các bé chưa qua lớp Mẫu giáo nhỡ.
- Trong lớp có vài cháu nói lắp, nói ngọng.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Nhận thức được vấn đề cần giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận biết và phát âm chuẩn 29
chữ cái, tôi đã đề ra những biện pháp sau:
1. Nhận thức bộ môn:
- Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái cho trẻ 5 tuổi là nền tảng cho các
cháu vào học lớp 1 ở trường phổ thông.
- Trẻ Mẫu giáo học theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, để tiết dạy thành

công giáo viên phải tạo được sự hứng thú cho trẻ bằng nhiều hình thức, tích hợp phù hợp
nội dung của các môn học khác
- Chuẩn bị Kế hoạch giảng dạy tốt góp phần không nhỏ cho việc thành công của tiết
dạy.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức bộ môn sau mỗi lần dự giờ đồng
nghiệp.
2/ Tạo môi trường chữ viết:
Trẻ mẫu giáo, môi trường xung quanh trẻ rất quan trọng, vì thế việc dạy chữ viết cho
trẻ thông qua tranh ảnh trang trí lớp có kèm từ, ghi tên các đồ
dùng, đồ chơi có ảnh hưởng tích cực đến việc ghi nhớ và củng cố thường xuyên các chữ
cái. Trẻ xem tranh, tôi gợi ý trẻ đọc chữ dưới tranh, khi xem truyện tôi tập cho trẻ lật sách
từng trang, chỉ và đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Những đồ dùng cá nhân của
cháu tôi luôn ghi tên bên dưới kí hiệu để mỗi ngày sử dụng đồ dùng trẻ nhìn thấy tên
mình và biết được tên mình được ghép từ những chữ cái nào.


Khi đã học xong nhóm chữ nào, tôi gắn ngay nhóm chữ ấy lên góc học tập để trẻ được
củng cố thường xuyên. Tôi cũng thường xuyên trang bị thêm những quyển truyện tranh
mới có chữ to phù hợp chủ điểm để trẻ xem mà không nhàm chán.

Kiều Vy


Hoa dừa


3/ Đầu tư làm đồ dùng đồ chơi:
Trẻ tuổi mẫu giáo rất thích đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi góp phần quan trọng trong sự
thành công của tiết dạy. Vì thế ngồi tranh ảnh do nhà trường trang bị tôi còn tận dụng
những phế vật liệu như: vỏ sò, hộp sữa, hộp kem, vỏ dừa, vỏ ca cao, lịch cũ, túi

nilon…để làm nên những đồ chơi như: thuyền, cá, tôm, bò, trâu, xe, ti vi…tất cả đều gắn
các chữ đang học, trẻ hứng thú với đồ chơi và nhớ tốt các chữ cái đã học.

,,

Chiếc nón
4/ Nắm vững nội dung phương pháp:
Để trẻ học tốt, ghi nhớ sâu các chữ cái, điều trước tiên cần chú ý là giáo viên phải
nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức như thế nào để tiết dạy đạt yêu cầu
cao. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi, học hỏi ở sách báo, dự giờ đồng
nghiệp hay qua những lần họp tổ chuyên môn nhằm thu thập kinh nghiệm để lên kế
hoạch chu đáo cho tiết dạy chữ viết của mình. Trong tiết dạy chữ viết tôi thường lồng
ghép bài hát, thơ, ca dao, đồng dao, hò, vè hay sưu tầm hoặc sáng tạo trò chơi mới để để
gây hứng thú cho trẻ. Hình thức tổ chức tiết học cũng thường xuyên thay đổi để trẻ không
nhàm chán.
5/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy:
Lớp học của tôi ở vùng quê, nên việc tiếp xúc với các phương tiện nghe nhìn hầu như rất
ít, nhà trường lại chưa được trang bị các thiết bị đó. Nhưng vì hiểu được tâm lí trẻ: thích


tìm tòi khám phá, ham hiểu biết, hứng thú với điều mới lạ nên tôi đã cố gắng học xong
học phần thiết kế giáo án điện tử. Cũng đã nhiều lần nhà trường mượn hộ tôi thiết bị trình
chiếu giáo án điện tử của trường bạn để tôi thực hiện tiết dạy chữ viết cho các bé và giáo
viên trường tôi cùng xem. Qua những tiết dạy đó tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tham gia
và kết quả đạt được rất cao.
6/ Thông qua các tiết học khác:
Ngồi việc dạy trẻ học chữ trong tiết học chính, tôi còn tích hợp vào các tiết học khác như:
- Làm quen với tác phẩm văn học: giải thích từ khó, cho trẻ đọc các từ đó. Cô chỉ theo
trình tự từ trái sang phải cho trẻ đọc bài thơ chữ viết trong tiết dạy thơ.
- Ở lĩnh vực phát triển nhận thức:

VD: cho trẻ xem tranh các con vật nuôi, thì cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Lĩnh vực phát triển thể chất:
VD: Bài tập Ném xa bằng một tay. Tôi gắn một chữ cái đã học ở vạch ném và chữ khác ở
đích ném. Yêu cầu trẻ nói được nhặt túi cát ở chữ nào và ném đến chữ nào.
- Trong giờ hoạt động góc: tôi cho trẻ nặn chữ, hay dùng bột màu và keo dán tạo chữ
trên giấy. Có khi lại gạch chân chữ cái đã học trong bài thơ hay trong từ dưới tranh. Và
cũng trong giờ hoạt đông vui chơi tôi thường đến góc học tập để giúp trẻ nói ngọng, nói
lắp rèn phát âm các chữ mà trẻ đọc chưa chuẩn. Sau khi được kèm riêng như thế thì cháu
tiến bộ rất rõ.
7/ Kết hợp với phụ huynh:
Tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và vui chơi của cháu qua những
lần phụ huynh đưa đón trẻ, những lần họp phụ huynh, tôi thường xuyên nhắc nhỡ phụ
huynh ôn luyện cho cháu các chữ cái đã học, phối hợp với phụ huynh rèn phát âm cho
những trẻ nói ngọng, nói lắp, tập cho cháu tô chữ in mờ, cách cầm bút, tư thế ngồi chuẩn
bị tốt những kĩ năng cần thiết để vào học lớp 1 ở trường phổ thông.
Tôi cũng thường xuyên nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh để có những phế liệu làm đồ dùng
đồ chơi cho trẻ.


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
1/ Đối với giáo viên
Tất cả giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn trường tôi đều được nhận thức về tầm quan
trọng của hoạt động làm quen chữ viết. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp,
hình thức đổi mới của hoạt động này, ai cũng say mê sáng tạo, muốn thể hiện trí tuệ năng
lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
2/ Đối với trẻ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái đã học.
- Trẻ nhận biết từ và tiếng
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
- Trẻ tô viết đúng chữ cái

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và trình tự đọc


PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm về việc dạy trẻ nhận biết và phát
âm đúng 29 chữ cái.
- Việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái là nền tảng để trẻ bước vào
lớp 1 ở trường phổ thông.
- Giáo viên cần nghiên cứu sách về tâm sinh lí lứa tuổi để nắm được đặc điểm tâm
sinh lí trẻ, từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ.
- Cô giáo phải vừa là cô, vừa là mẹ và vừa là bạn của các cháu trong quá trình
chăm sóc- giáo dục các cháu.
- Phải có kế hoạch, biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp
mình.
- Có ý kiến, đề xuất kịp thời với Ban Giám Hiệu trong quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ để bảo đảm cho trẻ được chăm sóc tốt về thể chất lẫn tinh thần.
- Có tinh thần học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp.
II. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm về việc nâng cáo chất lượng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
mà đặc biệt là nhận biết và phát âm đúng các chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là
cơ sở để giáo viên nghiên cứu giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi có được nền tảng vững chắc
chuyển sang một môi trường học tập hồn tồn mới lạ.. Tạo sự phát triển vững chắc cho thế
hệ mầm non tương lai của đất nước.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng và triển khai đối với tất cả những
giáo viên và trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1 của trường tôi.
IV. Những kiến nghị đề xuất:



Tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn vào
lớp 1 cần được sự quan tâm của nhà trường, gia đình trẻ và của tồn xã hội.
1. Đối với nhà trường:
- Cần trang bị đầy đủ những đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho giảng dạy.
- Cần tổ chức hoạt đông ngoại khóa ít nhất 1 lần trong năm học, lồng ghép các trò
chơi giúp trẻ ôn luyện chữ cái.. (Hội thi Bé thông minh- nhanh trí…)
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Thường
xuyên đọc sách báo để tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức, trò chơi mới lạ kích
thích trẻ hoạt động.
- Tìm hiểu, theo dõi, quan tâm đến đặc điểm nhận thức từng trẻ để có hướng rèn
luyện phù hợp cho từng cháu.
- Luôn sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và trong mọi tình huống để kích
thích trẻ tư duy.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tâp, vui chơi, mức độ
nhận biết và phát âm chữ cái của cháu để phụ huynh rèn thêm ở nhà.
3. Đối với phụ huynh:
Phụ huynh cần hiểu rằng việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái là nền
tảng quan trọng khi bước vào lớp 1, và phối hợp tốt cùng giáo viên trong mọi hoạt động
giáo dục.
4. Đối với trẻ:
- Trẻ cần được rèn luyện cách phát âm và nhận biết đúng các chữ cái Tiếng
Việt.
- Trẻ cần phải ngoan, vâng lời người lớn, tham gia tích cực vào mọi hoạt động
trong cũng như ngồi trường mầm non.
5. Đối với ban ngành đồn thể xã hội:


Cần quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, tạo điều kiện hợp lí trang bị

về cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị…để phục vụ cho quá trình giáo dục
trẻ…
Người viết
Nguyễn Thị Xuân Hương



×