Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 190 trang )

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

NGUYN TH VN ANH

NÂNG CAO NĂNG LựC
QUảN TRị RủI RO TíN DụNG THEO THÔNG Lệ QUốC Tế
TạI NGÂN HàNG THƯƠNG MạI VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Qun lý kinh t
Mó s

: 62.34.04.10

LUN N TIN S KINH T

NGI HNG DN KHOA HC:
1. TS. Tễ TH NH DNG
2.TS. Lấ TH KIM NGA

H NI, 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................1

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NỘI DUNG
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..........................................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài ....................... 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ......................... 15
1.3. Vấn đề nghiên cứu của Luận án ........................................................................... 20


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................................... 22
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 22
2.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản trị rủi ro tín dụng ............................................... 38
2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro
tín dụng ........................................................................................................................ 46
2.4. Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực
Basel II ........................................................................................................................ 48
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về cách tiếp cận và ứng dụng chuẩn mực Basel II nhằm
nâng cao năng lực quản trị rủi ro rín dụng .................................................................. 61
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM........................................................................................................................................................ 69
3.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................................... 69
3.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II ..................................................... 78
3.3. Kết luận chung về thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .................................................................................................. 109
3.4. Nguyên nhân của thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam........................................................................................................................................ 112


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM.......................................................................................................................................... 114
4.1. Định hướng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian tới ................................................................................................................ 114
4.2. Điều kiện áp dụng khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng ................................ 115
4.3. Hệ thống giải pháp đối với các ngân hàng thương mại để nâng cao năng lực

quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................................... 120
4.4. Kiến nghị đề xuất đối với Cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước ..................... 141
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 157


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

AIRB

Phương pháp tiếp cận nội bộ nâng cao theo Basel II

AMC
BASEL
BĐH
CAR
CIC

Công ty quản lý tài sản của ngân hàng thương mại
Bộ quy định ngân hàng (Basel I,II,II) do Ủy ban Basel
về giám sát ngân hàng (BCBS) ban hành (gọi tắt là
chuẩn mực Basel)
Ban điều hành
Tỷ lệ vốn tối thiểu
Trung tâm thông tin tín dụng


CNTT
CSDL

Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu

DATC
DPRR
EAD

Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam
Dự phòng rủi ro
Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ

EDF
EL
EWS

Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của khoản vay/khách hàng
Tổn thất dự kiến
Hệ thống cảnh báo sớm

FIRB

Phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản theo Basel II

GAP
HCS
HĐQT

ICAAP

Khoảng chênh lệch
Hệ thống đánh giá sức khỏe hoạt động của Ngân hàng
Ấn Độ
Hội đồng quản trị
Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ

IRB
KHCN
KHDN
KSNB
KTNB
LGD
MAS

Phương pháp tiếp cận nội bộ theo Basel II
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Tổn thất của ngân hàng khi người vay không trả được nợ
Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore

NHNN
NHNNG
NHTM

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng thương mại

Tiếng Anh
Advance Internal
Rating Based Approach
Asset Management
Company
The Basel Accords

Broad of Management
Capital Accuracy Ratio
Credit Information
Center

Debt and Aseet Trading
Corporation
Exposure At Default
Expected Default
Frequency
Expected Loss
Early Warning System
Foundation Internal
Rating Based Approach
Gap
The Heath Code
Systems
Broad of Directors
Internal Capital
Adequacy Assesment
Process

Internal Rating Based

Loss Given Default
Monetary Authority of
Singapore


NHTM CP
NHTM NN
NHTW

Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng trung ương

OCBC
PD
QTRR
QTRRTD

Tập đoàn ngân hàng hải ngoại Trung Quốc tại
Singapore
Xác xuất không trả được nợ
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng

RIB
RRT
RRTD
RW

RWA
SA
SRP
TCTD
TGĐ
TSĐB
TTGSNH
UL

Ngân hàng dự trữ quốc gia Ấn Độ
Hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng VPBank
Rủi ro tín dụng
Trọng số rủi ro
Tài sản “Có” điều chỉnh rủi ro
Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn theo Basel II
Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát
Tổ chức tín dụng
Tổng giám đốc
Tài sản đảm bảo
Thanh tra giám sát ngân hàng
Tổn thất ngoài dự kiến

VAMC
VaR
VPBank
XHTD

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam
Giá trị tại rủi ro tín dụng

Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
Xếp hạng tín dụng

Overseas Chinese
Banking Corporation,
Singapore
Probability of Default
Risk Management
Credit risk management
The Reserve Bank of
India
Risk Rating Tool
Credit risk
Risk Weighted
Risk Weighted Assets
Standardized Approach

Unexpected Loss
Vietnam Asset
Management Company
Value at Risk


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông thường ...................................................... 26
Hình 2.2: Khung quản trị rủi ro chuẩn theo thông lệ quốc tế.................................................. 29
Hình 2.3: Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng ........................................................................ 37
Hình 2.4 : Mô hình năng lực ASK............................................................................................ 40
Hình 2.5 : Mô hình thẻ điểm cân bằng .................................................................................... 40

Hình 2.6: Mô hình nhân tố năng lực quản trị ngân hàng........................................................ 41
Hình 2.7: Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II
..................................................................................................................................................... 49
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (2009 – 10/2015) ....................................................... 70
Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng ...................................................................... 71
Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng (2013 -2014) ............... 73
Hình 3.4: Khó khăn trong quá trình triển khai Basel II tại 10 NHTM ................................... 79
Hình 3.5: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đo lường PD, LGD, EAD.............................. 82
Hình 3.6: Mô hình tính vốn cho rủi ro tín dụng ....................................................................... 84
Hình 3.7: Chiến lược tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng tại các NHTM .............................. 88
Hình 3.8: Mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam ................................................... 90
Hình 3.9: Những điểm mạnh của NHTM trong quá trình triển khai Basel II ....................... 93
Hình 3.10: Khảo sát hệ thống CNTT tại các NHTM .............................................................. 94


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .................... 48
Bảng 2.2: Yêu cầu về thời gian thu thập số liệu để xây dựng mô hình ................................. 58
Bảng 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn của 10 NHTM áp dụng Basel II ............................................... 86
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu giới hạn rủi ro tín dụng .................................................................. 98
Bảng 3.3: Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng ..................................................... 99
Bảng 4.1: Định hướng phát triển hoạt động tín dụng (2010 – 2020) ................................... 114


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân
hàng thương mại, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể tác
động rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác, gây tổn hại đến uy tín và vị thế của

ngân hàng.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển dựa nhiều vào tín dụng ngân
hàng, cho nên để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ
thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, thông qua hệ thống quản trị rủi ro các mục
tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển của ngân hàng được thực hiện hiệu quả và
thành công (ở cả góc độ vĩ mô và vi mô). Muốn vậy, hệ thống quản trị rủi ro tín
dụng chất lượng tại ngân hàng thương mại đảm bảo được các vai trò quan trọng
như: tăng uy tín cạnh tranh thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi
nhuận ngân hàng và duy trì niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh, chất
lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam bộc lộ
nhiều hạn chế, biểu hiện khả năng quản trị kém, sử dụng không hiệu quả các nguồn
lực của ngân hàng, các chính sách, quy định có khoảng cách xa so với thông lệ quốc
tế về quản trị rủi ro tín dụng. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng, các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang có năng lực quản trị rủi ro tín dụng ở mức
trung bình, thậm chí dưới trung bình so với các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín
dụng, thể hiện bởi chiến lược kinh doanh không bài bản, mô hình tổ chức không phân
tách chức năng, quyền hạn rõ ràng, các công cụ đo lường rủi ro không đáp ứng được
tiêu chuẩn do cơ sở dữ liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực có
chất lượng cao chưa được chuẩn bị sẵn sàng.
Như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức,
phải xây dựng hệ thống năng lực quản trị rủi ro tín dụng và có các giải pháp nâng
cao khả năng, điều kiện sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng đảm bảo thực hiện
quy trình quản trị rủi ro tín dụng, duy trì chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tốt.
Kể từ khi Ủy ban Basel II chính thức công bố các chuẩn mực Basel, đã có
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và triển khai có hiệu quả Basel II, Basel III
nhằm duy trì hoạt động bền vững của ngân hàng.

1



Trong bối cảnh Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011
- 2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg đã hoàn thành giai đoạn 1, đạt được một số mục
tiêu nhất định về lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động
của các tổ chức tín dụng. NHNN quyết định lựa chọn 10 ngân hàng thương mại triển
khai Basel II vào cuối năm 2015 theo công văn số 1601/NHNN- TTGSNH, nghiên
cứu ứng dụng các thông lệ quốc tế, trong đó có hệ thống các quy định Basel II nhằm
nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Mặc dù, nhiều nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện bởi cá nhân, tổ
chức trên thế giới cũng như trong nước, tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đi
sâu nghiên cứu năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại và
chưa xây dựng một khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng, đáp ứng yêu cầu Basel
II và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực
quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam’’ để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị
rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó
đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản
trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế, phân tích
mối quan hệ biện chứng giữa năng lực quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng. Luận án xác định những nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế, tổng hợp thành Khung năng lực

quản trị rủi ro tín dụng
Hai là, Luận án đi sâu nghiên cứu các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín
dụng, kinh nghiệm một số nước về cách tiếp cận và áp dụng chuẩn mực Basel II
nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng;

2


Ba là, Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, so sánh với khung năng lực quản trị
rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II;
Bốn là, Luận án đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế và chuẩn
mực Basel II.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ
quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó bao gồm các chuẩn mực
Basel II là các chuẩn mực đang được hầu hết các ngân hàng thương mại tiên tiến thế
giới thừa nhận và áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng,
năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, các thông lệ quốc tế,
chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các chuẩn mực quốc tế khác chỉ
đề cập trong mối tương quan nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại.
Luận án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản
trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Hoạt động tín dụng ngân hàng rất rộng, bao gồm cả huy

động vốn, bảo lãnh và cho vay tài trợ thương mại. Tuy nhiên, Luận án chỉ giới hạn
nghiên cứu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Không gian nghiên cứu:
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm nhóm ngân hàng cổ phần
nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, nhóm ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng chính sách. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nhóm 10 ngân hàng thương mại
được lựa chọn triển khai Basel II vào cuối năm 2015 theo công văn số 1601/NHNNTTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN, đó là các NHTM: Vietcombank, Vietinbank,
BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB. Các
nhóm ngân hàng khác chỉ nghiên cứu trong mối tương quan so sánh.
- Thời gian nghiên cứu:

3


Giai đoạn 2009 – 2014 là giai đoạn có nhiều biến động trong hoạt động kinh
doanh của hệ thống NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cao, hàng loạt các ngân hàng
thực hiện tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn
2011 – 2015, ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của
Thủ tướng Chính phủ. Do đó, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu trong
giai đoạn 2009 - 2014, và cập nhật tình hình năm 2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích, tổng hợp,
diễn giải, quy nạp, so sánh, phỏng vấn chuyên gia).
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, các NHTM, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, thông tin, dữ liệu của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB) và
một số cơ quan kiểm toán quốc tế như E&Y, Deloitte. Cách thức thu thập dữ liệu cho
việc thực hiện mục đích nghiên cứu trong luận án bằng thiết kế bảng câu hỏi, phỏng
vấn chuyên gia, sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp nghiên cứu của Luận án được thực hiện cụ thể:
Phân tích tổng hợp: Từ các số liệu về tài sản, nguồn vốn, dư nợ, nợ quá hạn,

các số liệu liên quan hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam trong thời gian nghiên cứu (2009 - 2014). Luận án đưa các nhận
định thực trạng về hoạt động kinh doanh ngân hàng, công tác QTRRTD giai đoạn
này là: Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào khu vực ngân hàng; Tốc độ
tăng trưởng tín dụng nhanh trước đây đã giảm mạnh; Nợ xấu tăng nhanh cả về quy
mô và tốc độ tại tất cả các nhóm ngân hàng;Tổng tài sản của hệ thống các TCTD
tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều; Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của hệ
thống ngân hàng diễn biến chiều hướng xấu đi.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thống kê qua các năm để đánh giá
thực trạng quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của các NHTM trong thời gian thực
hiện nghiên cứu; Từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thông lệ quốc tế và
chuẩn mực Basel II vào nâng cao năng lực QTRRTD, so sánh với điều kiện Việt
Nam trong quá trình triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho các
Ngân hàng thương mại Việt Nam;
Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia:
Tác giả đã tiến hành khảo sát về thực trạng tiệm cận và mức độ sẵn sàng triển
khai Basel II tại 9/10 NHTM Việt Nam trong danh sách triển khai thí điểm thực hiện
Basel II theo công văn số 1601/NHNN - TTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN. Bảng

4


khảo sát gồm 10 câu hỏi (Chi tiết tại Phụ lục 3.7: Bảng khảo sát về thực trạng tiệm
cận và mức độ sẵn sàng triển khai Basel II), tác giả thực hiện vào tháng 3/2016.
Đối tượng khảo sát: 10 NHTM Việt Nam được lựa chọn triển khai Basel II
vào cuối năm 2015 (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB,
Maritime Bank, MB, Sacombank và ACB).
Thành phần tham gia trả lời bảng khảo sát: Cán bộ quản lý cấp cao về QTRR,
Giám đốc dự án triển khai Basel II, các chuyên gia cao cấp, thành viên các dự án về
QTRRTD tại các NHTM.

Kết quả khảo sát: Tác giả thu thập được thông tin của 9/10 NHTM (không tiếp
cận được thông tin của ngân hàng ACB), với các thông tin nổi bật:
(i) Đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Basel II của các NHTM được khảo sát và
phản hồi: 9/10 NHTM đã hoàn thành các báo cáo đánh giá hiện trạng; Các NHTM đều
có các dự án liên quan đến triển khai Basel II (12 dự án về Basel II đã, đang và sẽ thực
hiện tại 9 NHTM); 9 NHTM đã liệt kê 15 điểm mạnh và tập hợp 21 khó khăn chính của
ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II; và 9/10 NHTM đưa ra 32 kiến nghị tổng
hợp thành 7 kiến nghị chính đối với NHNN.
(ii) Thực trạng tiệm cận Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho thấy:
Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng có 6/9 ngân hàng đã tách biệt rõ ràng
theo 3 lớp phòng thủ, 3/9 ngân hàng còn một số phòng ban còn hoạt động đồng thời
2 lớp. Cơ cấu tổ chức về quản lý rủi ro các NHTM có xây dựng mô hình tổ chức
QTRRTD hướng theo Basel II, có chiến lược và khẩu vị rủi ro, đang nghiên cứu xây
dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, tính toán yêu cầu vốn theo phương pháp
chuẩn. Tuy nhiên, các nhân tố khung năng lực về QTRRTD của các ngân hàng đều
chưa thể đáp ứng, hoặc đáp ứng rất ít các chuẩn mực Basel II.
Kết quả khảo sát tháng 3/2016 cho thấy về cơ bản 6/9 (66%) NHTM được
chọn đều có chiến lược và khẩu vị rủi ro được quy định chính thức và rà soát hàng
năm, 2/9 Ngân hàng có quy định nhưng lại không rà soát hàng năm, và 1 ngân hàng
không quy định nhưng có sự rà soát hàng năm. Tuy nhiên, việc hoạch định chiến
lược còn khá đơn giản ở tất cả các NHTM và chưa theo quy chuẩn quốc tế. Chiến
lược kinh doanh không bài bản, mang tính định tính theo kinh nghiệm mà không
đánh giá mức độ rủi ro và khả năng quản trị tương xứng. Chiến lược chỉ mang nội
dung định hướng phát triển chung chứ chưa đưa ra được một danh mục tín dụng kế
hoạch nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tập trung.
Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng: Chưa
ngân hàng nào sử dụng Hệ thống XHTD nội bộ ước tính về PD, LGD, EAD trong

5



Basel II, tuy nhiên các NHTM này đang tiến hành xây dựng để đáp ứng lộ trình triển
khai Basel II vào QTRRTD.
Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS,
Hệ thống quản lý tài sản đảm bảo, Hệ thống quản lý thu hồi nợ, Hệ thống quản lý văn
bản, Công cụ tính toán vốn là các hệ thống mà trên 56% ngân hàng đã chuẩn bị để sẵn
sàng tiếp cận Basel II. Tuy nhiên, các công cụ quản lý rủi ro này chưa được ứng dụng
hiệu quả do sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống dữ liệu.
Để bổ sung cho kết quả khảo sát (3/2016) và hỗ trợ căn cứ các nhận định trong Luận
án, tác giả tham khảo kết quả “Khảo sát mức độ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và quản lý
rủi ro tại các NHTM Việt Nam” do ngân hàng BIDV thực hiện 2013. Các kết quả khảo sát
chính mà Luận án kế thừa bao gồm: (i) Cơ cấu tổ chức về QTRR: 90% ngân hàng
khảo sát đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro, 87% ngân hàng đã có bộ phận riêng để
quản lý nợ; 77% các ngân hàng đã tách bạch các bộ phận theo các chức năng; (ii)
Hệ thống văn bản, chính sách: 60% ngân hàng được khảo sát có chính sách quản lý
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên các chính sách còn chồng chéo, bất cập, thiếu đồng bộ
giữa các phòng ban nghiệp vụ; (iii) Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ
đo lường rủi ro tín dụng: 17% ngân hàng chủ động nghiên cứu và thực hiện xác
suất vỡ nợ (PD); kiểm định giả thuyết (back testing), kiểm chứng kịch bản xấu
(stress testing). Ngoài ra, có 66% ngân hàng đã triển khai và áp dụng hệ thống
XHTD nội bộ, 26% ngân hàng thực hiện QTRRTD theo phương pháp chuẩn
(SA); 2/30 ngân hàng chưa quan tâm đến các công cụ đo lường rủi ro hiện đại do
hạn chế về năng lực tài chính; (iv) Quản trị rủi ro theo hạn mức tín dụng: Hiện nay,
các NHTM Việt Nam chủ yếu sử dụng 03 công cụ truyền thống trong QTRRTD, đó
là: Quản lý danh mục tín dụng được 89% ngân hàng áp dụng; Quản lý hạn mức, giới
hạn tín dụng 96% và trích lập dự phòng rủi ro 88%. Ngoài ra, 58% ngân hàng đã thiết
lập hạn mức tín dụng theo ngành nghề, nhóm khách hàng, địa lý, sản phẩm.
Ngoài ra, tác giả nghiên cứu một ngân hàng cụ thể (VPBank) khảo sát về quy
trình phân tích, đánh giá chênh lệch năng lực so với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel
II, với mục đích bổ sung căn cứ cho các nhận định của tác giả trong Luận án.

Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, tác giả tổng hợp, phân tích,
đánh giá thực trạng về năng lực QTRRTD theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực
Basel II. Những nhận định về thực trạng năng lực QTRRTD căn cứ theo số liệu thu
thập được lẫn kết quả khảo sát sẽ là cơ sở khoa học đưa ra các kiến nghị, đề xuất

6


giải pháp nhằm nâng cao năng lực QTRRTD tại các NHTM của Luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về: Quản trị rủi ro tín dụng; Năng
lực quản trị rủi ro tín dụng, phân tích mối quan hệ biện chứng năng lực quản trị rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ hai, Luận án xác định những nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro
tín dụng của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II,
tổng hợp thành Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn
mực Basel II.
Thứ ba, Luận án khảo sát nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, mức
độ sẵn sàng tiệm cận các chuẩn mực Basel II tại nhóm các ngân hàng thương mại
chuẩn bị triển khai Basel II tại Việt Nam.
Thứ tư, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các nhân tố năng
lực thành phần trong Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Thứ năm, Luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà
nước, Ngân hàng Nhà nước, hỗ trợ về văn bản, chính sách, quy định liên quan đến
triển khai Basel II cho các ngân hàng thương mại; Cải thiện công tác quản trị, giám
sát ngân hàng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận:
Luận án nghiên cứu, xác định và tổng hợp lại 8 nhóm nhân tố tác động đến
năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Các nhân tố này

trước đây chỉ được đánh giá riêng biệt chưa được nhận định trong mối quan hệ tổng
thể Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Luận án làm rõ mối quan hệ biện chứng, tương tác cùng chiều giữa quản trị
rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Về thực tiễn:
Kết quả khảo sát về thực tế tiệm cận và mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel II
của nhóm 10 ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra các nhận định liên quan đến
thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, tiềm lực của các
ngân hàng trong lộ trình triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro
tín dụng.
Các nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại và kiến nghị đối với
cơ quản quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước là những khuyến nghị dưới góc

7


nhìn khoa học có thể sử dụng làm các gợi ý thay đổi và hoàn chỉnh chính sách quản
lý hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án gồm 4 chương. Cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận, các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng và
năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chƣơng 3: Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông
lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

8



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro trong ngân hàng bao gồm mọi khía cạnh của quản lý rủi ro và
nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm và thực thi của quản trị
rủi ro và xem xét những kỹ thuật và vấn đề thực tế mới nhất, bao gồm: quản trị rủi
ro tại ngân hàng, quản lý nợ tài sản, quy định rủi ro và tiêu chuẩn kỹ thuật, các mô
hình rủi ro, mô hình danh mục tín dụng, yêu cầu phân bổ vốn, quản lý danh mục
đầu tư tín dụng Quản trị rủi ro nói chung trong đó có quản trị rủi ro tín dụng nói
riêng được nhiều học giả và nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và khía cạnh
khác nhau, cụ thể một số nghiên cứu điển hình:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã làm nổi bật lên một nhu cầu
đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống ngân hàng phải hiểu và tận dụng một
cách khôn ngoan quản trị rủi ro, quản trị rủi ro chưa bao giờ quan trọng như hiện nay.
Được cập nhật và mở rộng, phiên bản mới “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” tác giả
Joel Bessis [52] là cẩm nang tốt về khái niệm và công cụ cần thiết để tránh các cuộc
khủng hoảng tài chính. Tái bản lần 3, 2012, cuốn sách đã được chỉnh sửa, cập nhật toàn
diện để nghiên cứu gương mặt thay đổi của quản trị rủi ro. Hoàn toàn được tái cấu trúc
với những tài liệu, thảo luận mới về những sản phẩm tài chính mới, phái sinh, Basel II,
mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi những hệ thống rủi ro
và mô hình cường độ của vỡ nợ, nó còn bao gồm một mục về dưới chuẩn để nói về cơ
chế khủng hoảng và những điều kiện tài chính khó khăn gần đây. Cuốn sách cho rằng,
những cách thức và kỹ thuật quản trị rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một
cách đúng đắn và sự điều hành phù hợp. Quản trị rủi ro trong ngân hàng khảo sát mọi
khía cạnh của quản trị rủi ro từ tổng quát quản trị rủi ro tại ngân hàng đến các mô hình

rủi ro cụ thể trong tác giả đề cập xuyên suốt từ mục 11 đến mục 15 chi tiết về rủi ro tín
dụng từ rủi ro tín dụng riêng lẻ, rủi ro tín dụng theo danh mục, phân bổ vốn theo rủi ro
tín dụng, quản lý các danh mục tín dụng. Cuối cùng, cuốn sách đã tổng hợp một số kiến
nghị từ diễn đàn ổn định tài chính dựa trên khái niệm “procyclicality‟‟, liên quan đến
độ phóng đại biên độ chu kỳ trong lĩnh vực tài chính, với 3 nhóm ưu tiên trong việc
thực thi chính sách gồm: quy định về vốn, chính sách trích lập dự phòng ngân hàng,

9


và tương tác giữa giá trị và đòn bẩy. Nghiên cứu này về cơ bản đã trả lời được câu
hỏi: „Làm cách nào để tiếp cận và ứng dụng các lý thuyết về quản trị rủi ro vào hoạt
động kinh doanh nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng?‟ và „Khả năng áp dụng
thực tế các công cụ quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân
hàng‟, Nghiên cứu là một cái nhìn toàn diện về cách quản trị rủi ro mở rộng và tiến
hóa phức tạp trong nghệ thuật quản trị rủi ro, cẩm nang cho các nhà quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu nghiên cứu điều kiện của nền tài chính không phải
G10 như các thị trường kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để có thể áp
dụng các mô hình, công cụ tiên tiến (bao gồm các chuẩn mực Basel) thì các quốc
gia đang phát triển phải tìm và lấp đi khoảng trống giữa mô hình quản trị hiện tại và
mô hình quản trị tiên tiến như thế nào.
Sách “Credit Risk Measurement” tác giả Anthony Saunders & Linda Allen
[81] do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn
sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm trong quản trị
danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn sách này tập trung vào
phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Hai tác
giả đã đi sâu tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp, các biến số, sự phụ thuộc
các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng, nhằm dự báo, tính toán xác
suất rủi ro để có những biện pháp chủ động đối phó. Từ đó, nâng cao năng lực quản
trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Hạn chế của cuốn sách là

không bàn luận đến toàn bộ các nội dung thuộc quản trị danh mục/ quản trị danh
mục cho vay, mà chỉ tập trung cho rủi ro và đo lường rủi ro, một nội dung trong
toàn bộ các vấn đề về quản trị danh mục.
Sách “Credit Portfolio Management” tác giả Charles W. Smithson [82] do
nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002, và “Risk Management in
Credit Portfolios: Concentration Risk and Basel II”, 2010, của Hibbeln [65]. Đây là
những tài liệu đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục của
ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các mô hình
đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh
mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi
bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các
nước ngoài Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lý luận được phân tích trong các nghiên
cứu là căn cứ khoa học xây dựng quản trị rủi ro theo danh mục tín dụng cho các
ngân hàng thương mại tiên tiến.

10


Nghiên cứu “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency and
capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks” của Stefania P.S.
Rossi, Markus S. Schwaiger và Gerhard Winkler [83] thực hiện năm 2009. Bài nghiên
cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu
quả và khả năng vốn hóa của các ngân hàng Úc. Nội dung hai bài nghiên cứu trên đề
cập đến đa dạng hóa danh mục cho vay, xem xét nó dưới góc độ là một cách thức/
phương tiện để giảm thiểu rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng thương mại.
Mặc dù nội dung gần với quản trị danh mục cho vay hơn là hai cuốn sách đã đề cập
trên đây, tuy nhiên trong khuôn khổ một bài báo nên cả hai ấn phẩm này không nghiên
cứu toàn diện về quản trị danh mục cho vay, mà chỉ là một nội dung trong đó.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan như hoạt động tín dụng, rủi ro tín
dụng, chất lượng tín dụng: Nghiên cứu của World Bank [84]: “ Cho vay tín dụng

của Ngân hàng Thế giới: đánh giá độc lập - World Bank lending for lines of
credit: An IEG evaluation”, 2006; Glen Bullivant [52] trong “Quản trị rủi ro tín
dụng - Credit Management”, 2010. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên
nhân phá sản của ngân hàng bắt đầu từ nợ xấu tăng cao, chất lượng tài sản kém,
điển hình là nghiên cứu của Dermirgue-Kunt,1989 và Siems,1994. Các nghiên
cứu khai thác nhiều khía cạnh về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại trên thế giới trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu,
tổng kết nhiều vấn đề mang tính thực tiễn cao. Một điểm nổi bật dễ nhận thấy
trong các tài liệu nói trên là các nghiên cứu đó đều xuất phát từ các nước phát triển
(Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên không gắn với thực tiễn Việt Nam.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng
H.Greuning & S.Bratanovic [63] là đồng tác giả cuốn sách " Phân tích rủi ro
ngân hàng, Khung đánh giá công tác quản trị và rủi ro tài chính – Analyzing
Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial
Risk", tái bản lần 3, 2009. Nghiên cứu cung cấp một cách nhìn tổng quan về việc
phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong
lần tái bản này, các tác giả đã làm rõ một số nhân tố đánh giá về năng lực quản trị
rủi ro tín dụng như năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo khoản cấp tín dụng, năng
lực QTRRTD theo danh mục tín dụng, phân tích nhân tố năng lực vốn, tài chính,
các tác động của nhân tố này đối với năng lực QTRRTD của ngân hàng thông qua
yêu cầu về vốn quy định chi tiết theo các chuẩn mực Basel II [77]. Ngoài ra, nhân tố
về năng lực Quản trị điều hành với việc xây dựng các khung quản trị rủi ro chung
và chi tiết theo mục tiêu của mỗi ngân hàng, vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm toán

11


nội bộ. Tác giả đã phân tích, năng lực quản trị điều hành rủi ro tín dụng được đánh
giá: (i) Quy trình cấp tín dụng có được tuân thủ; (ii) Các chính sách rõ ràng trong
quy trình nội bộ cũng như sổ tay hướng dẫn; (iii) Nhân sự đáp ứng yêu cầu về số

lượng, trình độ thực hiện các chính sách cấp tín dụng; (iv) Mức độ sẵn có, kịp thời
của thông tin trong suốt quá trình xét duyệt, cấp và quản lý tín dụng. Tuy nhiên, nội
dung đánh giá năng lực QTRRTD chỉ được nêu một cách khái quát chung với ba
nhân tố: quy trình cấp tín dụng, con người và thông tin, chưa có sự đánh giá cụ thể
về chính sách chiến lược, cơ sở hạ tầng tin học và các công cụ đo lường rủi ro tín
dụng là những thành phần quan trọng khi xây dựng và nâng cao năng lực QTRRTD
cho các NHTM.
Cuốn sách „Mô hình rủi ro, đánh giá và quản trị - Risk modeling, assessment,
and management‟, tái bản lần thứ 4, 2016, của Y.Y. Haimes [85]. Với kết cấu hai
phần : (i) Phần 1: Lý thuyết căn bản về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và quản trị rủi
ro tín dụng; (ii) Phần 2 : Nâng cao về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro
tín dụng. Các công cụ quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro từ mức cơ bản đến
nâng cao. Nghiên cứu bổ sung một trong những nhân tố quan trọng về năng lực
QTRRTD: Năng lực các công cụ đo lường rủi ro tín dụng. Đề ra cách xác định rủi ro,
đo lường; mô hình và cách thức ra quyết định.
Hay cuốn sách “Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ - Internal Credit risk Models,
Capital Allocation and Performance Measurement”, 2005, của Micheal Ong [77], đã
nghiên cứu chi tiết về cách thức tiếp cận, xây dựng mô hình xếp hạng/đánh giá tín dụng
tại các mục 2, 3, 12, cụ thể: ý nghĩa và các cấu thành rủi ro tín dụng, các phương pháp
đo lường khả năng không trả được nợ; xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng; các
tiếp cận các mô hình xếp hạng nội bộ trong việc đánh giá rủi ro tín dụng (mô hình
Monte Carlo, RAPM, RAROC). Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng nhằm xây dựng
và quản lý danh mục tín dụng và xác định tổn thất dự kiến/không dự kiến cho các ngân
hàng, từ đó đưa ra các quyết định phân bổ nguồn vốn và xếp hạng của ngân hàng. Đây
là cơ sở để tác giả xây dựng nhân tố năng lực về xây dựng và vận hành các công cụ đo
lường, năng lực về quản lý rủi ro theo danh mục tín dụng cho các NHTM.
Các chuẩn mực về Basel được ra đời từ những năm 1988, qua nhiều lần
chỉnh sửa, điều chỉnh, cải tiến phù hợp từ Basel I, Basel II và Basel III. Trên bình
diện quốc tế, hệ thống ngân hàng đang dần đưa các ứng dụng của Basel vào quản trị
rủi ro, đánh giá vào nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Các nghiên cứu, bài viết về

việc ứng dụng Basel nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng
có các nghiên cứu điển hình sau :

12


Balthazar L.[50], trong nghiên cứu "Từ hiệp ước vốn Basel I đến III, sự tích
hợp các cấp độ của mô hình rủi ro trong các quy định ngân hàng – From Basel I to
III, the integration of State-of-art risk modeling in Banking regulation", 2006.
Nghiên cứu phân tích được cụ thể các yêu cầu theo chuẩn mực của Basel trong công
tác quản trị rủi ro, năng lực quản trị rủi ro đánh giá theo thông lệ chung, theo Basel,
sự tích hợp của các quy định này với các quy định thực tế tại ngân hàng. Đây là một
nghiên cứu tổng hợp về các chuẩn mực Basel (từ 1 đến 3), song chỉ dừng lại ở việc
phân tích các lý thuyết, các yêu cầu ghi trong Basel, và đề xuất một số phương thức
tiệm cận Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho các ngân hàng. Cũng
chính tính chất khuyến nghị trong các chuẩn mực Basel mà tác giả chưa xây dựng
một lộ trình triển khai cho các khu vực, quốc gia, nhóm ngân hàng cụ thể.
Ngoài ra, Cornford A.[55], với nghiên cứu "Phương pháp áp dụng toàn cầu của
Basel II: Triển vọng và các vấn đề chính – The global implementation of Basel II:
Prospects and Outstanding Problems", 2006. Hay tác giả Brenda G. [53], với "Basel II,
hướng dẫn áp dụng ngắn gọn – Basel II, a short guide on the main axions", 2014, là
những nghiên cứu điển hình về nội dung các chuẩn mực Basel nói chung, chuẩn mực
Basel II nói riêng cho quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Các nghiên cứu này không chỉ giới thiệu được nội dung của các chuẩn mực của Basel
II, mà còn phân tích các vấn đề chính, khả năng ứng dụng các chuẩn mực này trong
xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đây là những
nghiên cứu có tính chất hướng dẫn cụ thể, có thể làm cẩm nang cho các nhà quản trị áp
dụng thực hiện mục đích nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng
theo các thông lệ Basel. Tuy nhiên, các chuẩn mực Basel đều là các chuẩn mực tương
đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ về nguồn lực, nền tảng công nghệ mà còn cả yếu tố tài

chính. Nguồn lực cần gì, nền tảng công nghệ cụ thể cho thị trường tài chính mới và
đang phát triển như Việt Nam tối thiểu như thế nào, yêu cầu về vốn cần đạt là bao
nhiêu lại chưa được đề cập một cách chi tiết.
Ngoài các nghiên cứu mang tính tổng quan về các chuẩn mực Basel II còn có
nhiều nghiên cứu cụ thể về cách thức áp dụng các chuẩn mực Basel II vào thị trường
tài chính riêng tại các nước châu Á Thái Bình Dương, các nền kinh tế đang phát triển.
Các nghiên cứu điển hình bao gồm nghiên cứu của tổ chức tư vấn Deloitte [57],"Lập
kế hoạch và triển khai ứng dụng các chuẩn mực của Basel II tại thị trường châu Á Thái
Bình Dương: Từ mô hình đến thực tiễn – From framework to execution: Effective
planning and implemation to the Basel II Accord in Asia Pacific", 2009, và nghiên cứu
của tác giả Gottchalk R.[62] "Ứng dụng Basel II vào các quốc gia đang phát triển, sự

13


tác động đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Basel II implemantion
in developing countries, effects on SME development".
Trên các website chính thức của Ủy ban Basel () hay các
website của các cơ quan giám sát tài chính các quốc gia, phần lớn nội dung của các
bài viết là hướng dẫn thực hiện áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng, những
vấn đề, khó khăn gặp phải khi triển khai theo một số bài viết sau :
Trong bài viết số 15, 2006, chỉ ra rằng muốn xây dựng khung xếp hạng theo
cách tiếp cận nội bộ cần thỏa mãn một số giả định như (i) Rủi ro hệ thống xuất phát
chỉ từ một nguồn; (ii) Danh mục tín dụng của ngân hàng đã bao gồm rủi ro của từng
khoản nhỏ riêng lẻ, các rủi ro riêng biệt tách ra khỏi danh mục. Bài viết đưa ra một
số luận điểm cho thấy nếu chỉ một trong hai giả định không thỏa mãn thì cách tiếp
cận nội bộ IRB có thể khó thực hiện. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một cách nhìn
tổng quan về các vấn đề hiện nay tại các mẫu ngân hàng được lựa chọn nghiên cứu
và nổi bật một số chính sách, yêu cầu phát sinh trong bối cảnh của từng quốc gia
cũng như của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Khoảng cách giữa quy định văn bản và

thực tiễn đi kèm các giả định không được tuân thủ dẫn đến những sai lệch trong
đánh giá trụ cột 1 (yêu cầu vốn tối thiểu). Và phát triển các công cụ phù hợp trong
việc quản lý rủi ro tập trung. Đây là một nguồn dữ liệu phân tích khá cụ thể chi tiết,
đi từ những khái niệm, quy định được nêu trong Basel II, phân tích quá trình thực
hiện tại một số ngân hàng, đưa ra nhận định cụ thể với các giả định đi kèm hỗ trợ
khung xếp hạng theo cách tiếp cận IRB.
Bài viết “Đánh giá lại cách tiếp cận tiêu chuẩn cho quản trị rủi ro tín
dụng”, 2012, trên diễn đàn của Ủy ban Basel, đưa ra được một số đề xuất sửa đổi
nhằm nâng cao các quy định tiêu chuẩn về vốn, bao gồm (i) Giảm bớt sự phụ
thuộc vào hệ thống xếp hạng tín dụng bên ngoài; (ii) tăng độ nhạy cảm với rủi
ro; (iii) cập nhật cách xác định các trọng số rủi ro căn cứ vào các nghiên cứu
định lượng; (iv) thêm lựa chọn về khái niệm và cách thức thực hiện theo phương
pháp tiếp cận nội bộ IRB đối với cùng một khoản tín dụng; (v) cách tiếp cận dễ
hiểu, rõ ràng hơn cho các NHTM muốn áp dụng. Các vấn đề được đề cập đến
trong bài viết từ rủi ro trong ngân hàng, rủi ro của doanh nghiệp, rủi ro khách
hàng bán lẻ, rủi ro đến từ tài sản đảm bảo, các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng
theo Basel II, điều chỉnh lại tần suất giám sát, cập nhật thêm các tiêu chí cho đối
tượng bão lãnh. Các phương pháp, đo lường kỹ thuật trong tài liệu là nguồn tài
liệu rất cần thiết và hỗ trợ tốt cho các ngân hàng nói chung trong quá trình áp
dụng Basel II nâng cao năng lực xác định, đo lường quản trị rủi ro tín dụng.

14


Khi triển khai Basel II, một trong những vấn đề các ngân hàng phải quyết
định đó là chi phí sẵn sàng cho các quy định được ứng dụng một cách hiệu quả nhất.
Trong bài viết số 16, 2011, đề cập đến vấn đề chi phí quá cao khi áp dụng các kỹ
thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng: Tài sản đảm bảo, bảo lãnh, công cụ tín dụng phái
sinh. Khung vốn Basel thừa nhận rằng kỹ thuật giảm thiểu rủi ro có thể làm giảm
đáng kể rủi ro tín dụng và có thể phục vụ như một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả.

Tuy nhiên, các chi phí để sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu này chưa được tính chi tiết
vào, các ngân hàng cần phải phân tích tài liệu các đặc điểm các giao dịch sử dụng các
kỹ thuật giảm thiểu rủi ro này, chi phí sử dụng, tác động đến yêu cầu vốn của các
ngân hàng ra sao. Các phân tích và nhận định cần phải gắn liền với chiến lược rủi ro,
cân đối giữa chi phí và lợi ích khi ứng dụng tại từng ngân hàng.
Ngoài ra, các tổ chức tư vấn tài chính quốc tế cũng đưa ra các nghiên cứu
chi tiết, cụ thể liên quan đến Basel II về QTRRTD, cách thức áp dụng các chuẩn mực
này nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho các NHTM. Các nghiên cứu của công ty
tư vấn Ernst&Young, PwC, KPMG, MVLCO, tổ chức đánh giá IBM không chỉ giới
thiệu chung về chuẩn mực Basel II trong QTRRTD, mà có có những đánh giá về mức
độ sẵn sàng ứng dụng các chuẩn mực Basel II vào QTRRTD, phương thức ứng dụng
vào QTRRTD tại các NHTM [53],[54],[55].
Đánh giá chung về các nghiên cứu nước ngoài về năng lực quản trị rủi ro theo
các thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II: (i) Các nghiên cứu đánh giá riêng lẻ từng
nhân tố cấu thành năng lực QTRRTD như năng lực quản trị điều hành, nhân tố các
công cụ đo lường rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng theo từng khoản cấp tín
dụng và theo danh mục tín dụng, nhân tố con người, tài chính, các mô hình xếp hạng;
(ii) Các nghiên cứu đều được thực hiện tại các thị trường tài chính tiên tiến như Mỹ,
Châu Âu, Nhật mà chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợp nào về thị trường Việt Nam;
(iii) Chưa có nghiên cứu tổng hợp nhóm các nhân tố năng lực, mối quan hệ biện
chứng, giao thoa giữa các nhân tố này trong vai trò xây dựng và nâng cao năng lực
QTRRTD cho các ngân hàng thương mại; (iv) Những nghiên cứu này nước ngoài tác
giả kế thừa về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng Khung năng lực
QTRRTD cho các NHTM Việt Nam của Luận án.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng
Lê Thị Kim Nga (2005): "Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm trước mắt" [17], đã hệ thống

15



hóa khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng, mối quan hệ giữa hoạt động tín dụng và các
hoạt động khác trong kinh doanh ngân hàng, đánh giá thực trạng chất lượng quản trị rủi
ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hệ thống các ngân
hàng thương mại có những chuyển biến mạnh mẽ về cả số lượng và quy mô hoạt động.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến chất lượng tín dụng, xây dựng và tổng hợp
quy trình quản trị rủi ro tín dụng là một phần trong mối quan hệ biện chứng với năng lực
quản trị rủi ro tín dụng – đối tượng nghiên cứu của Luận án.
Lê Thị Huyền Diệu (2010): "Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản trị rủi
ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" [2], ngoài việc nghiên cứu hệ
thống hóa lý luận quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn trước khủng hoảng tài chính, nghiên cứu cũng chỉ ra mô hình quản trị rủi ro tín
dụng chung của các ngân hàng thương mại, ưu điểm và nhược điểm của các mô hình.
Nội dung đề tài này chủ yếu xem xét rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ
rủi ro theo từng khoản cấp tín dụng, chưa đề cập đến rủi ro danh mục là một trong
những nhân tố quan trọng xây dựng năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Tác giả Dương Hữu Hạnh (2013): "Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh
tế toàn cầu"[10], bổ sung thêm các biện pháp chủ động điều chỉnh chiến lược quản
trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng sao cho phù hợp với điều kiện của từng
ngân hàng trong nền kinh tế, có sự nghiên cứu về thị trường tài chính tại Việt Nam,
các mô hình định lượng hiện đại, các công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nghiên
cứu mới chỉ dừng lại việc đề xuất các mô hình, các công cụ mà chưa có phân tích cụ
thể đến từng nhóm ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là nhóm 10 ngân hàng
được yêu cầu triển khai Basel II.
Tác giả Tô Thị Ánh Dương (2007): “Những giải pháp để hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống các chuẩn mực đánh giá
ngân hàng an toàn theo thỏa ước Basel”, [6]. Đề tài nghiên cứu “Hiệp ước Basel mới
và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại”, tác giả Nguyễn Thị Liên
Hoa (2009), [12]. Hay nghiên cứu “Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản

trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Chu Thị Hương Giang
(2011), [9]. Các nghiên cứu này là nhóm những nghiên cứu đầu tiên giới thiệu về các
chuẩn mực Basel, nghiên cứu ứng dụng Basel vào kiểm soát rủi ro nói chung, rủi ro
tín dụng nói riêng tại các NHTM, từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho các
NHTMViệt Nam nhằm cải thiện chất lượng và quy tình quản trị rủi ro tín dụng tại. Các
nghiên cứu này cũng được thực hiện tương đối lâu, từ lúc Basel còn là những khái niệm
tương đối mới với các NHTM Việt Nam (2007, 2009). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng

16


chỉ dừng lại ở góc độ đánh giá và kiến nghị trong điều kiện NHTM mới chỉ đang loay
hoay ở Basel I, hay Basel 1.5 (2011). Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 1
(2011 - 2015) dần mang lại cho hệ thống các NHTM Việt Nam một bộ mặt mới, các yêu
cầu mới, các kết quả nghiên cứu này giảm đi tính ứng dụng và cần phải cập nhật.
Trần Thị San (2010): “Xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào quản trị
rủi ro hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”,[43], nghiên cứu của
tác giả Trần Thị San xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào BIDV, đưa ra
những khó khăn thuận lợi trong quá trình ứng dụng, và đề xuất giải pháp để khắc
phục các khó khăn đó. Nghiên cứu có tính ứng dụng thực tế cao và bám sát các
chuẩn mực Basel II, đã xây dựng được quy trình áp dụng Basel II. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới dừng lại áp dụng tại một ngân hàng và quy trình đề xuất là cho
quản trị rủi ro của cả hệ thống bao gồm chứ không cụ thể cho rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, nội dung về các quy định trong Basel II, các biện pháp thực hiện
Basel vào quản trị rủi ro được thảo luận trong các tọa đàm giữa Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản như “Hội thảo bức tranh toàn
cảnh Basel”, 2013, [27]; hay “Quy định Basel và các biện pháp được các ngân hàng
Nhật Bản thực hiện, 2011”, [31]. Thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, các báo cáo
thì bức tranh toàn cảnh Basel được phác họa rõ nét, sát với tình hình thực tế về quản
trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tại các hội thảo khoa học, thời gian gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về
quản trị rủi ro trong đó có QTRRTD tại các NHTM Việt Nam, điển hình như tác giả
Nguyễn Thị Mùi [16] với nghiên cứu: "Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay:
Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị chính sách", 2015, và tác giả Lê Thị
Kim Nga với nghiên cứu [17]: "Hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay", 2015. Cả hai nghiên cứu này đề cập đến tổng quan về hệ
thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, thực trạng công tác quản trị rủi
ro tín dụng, tình hình tái cơ cấu của hệ thống các NHTM, các ưu điểm, nhược điểm
và đề xuất một số khuyến nghị về chính sách cho các ngân hàng thương mại trong
quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, các hội thảo giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và các tổ chức
quốc tế như Ngân hàng Đức, tổ chức JICA (Nhật), tổ chức ATTF (Luxembourg)
thảo luận về thông tư, quy định về yêu cầu tối đối với hệ thống QTRR, QTRRTD
trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống các cơ sở lý luận
đánh giá về QTRR nói chung, QTRRTD nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập quốc

17


tế, các NHTM không chỉ tập trung đối phó chỉ vấn đề nợ xấu, mà đã nhận thức được
tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh (về vốn chủ sở hữu, khả năng
phòng ngừa rủi ro chứ không chỉ dừng lại là xử lý rủi ro đã xảy ra, khả năng sinh lời
trong giới hạn rủi ro).
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Thực tế hiện nay, nghiên cứu về QTRRTD hay đánh giá hiệu quả QTRRTD
tại các NHTM tương đối nhiều, nhưng lại rất ít các nghiên cứu về năng lực
QTRRTD. Tất cả các đề tài, nghiên cứu cụ thể về Năng lực QTRRTD tại Việt Nam
hầu như là chưa có theo như tìm hiểu của tác giả. Đề cập đến đánh giá năng lực
quản trị rủi ro có các nghiên cứu như:

“Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng”, 2010, của Nguyễn Văn Tiến [47],
không chỉ nêu khái quát các khái niệm liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, vai trò,
nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng, tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình quản
trị rủi ro tín dụng cho từng khoản cấp tín dụng thông qua các chính sách, quy trình xét
duyệt, hệ thống chấm điểm khách hàng. Từ cơ sở lý luận, phân tích thực tế tại một số
ngân hàng trong nước và trên thế giới là căn cứ để xây dựng các tiêu chí cấu thành
năng lực QTRRTD theo từng khoản cấp tín dụng, theo danh mục tín dụng cho các
NHTM Việt Nam.
Hội thảo NHNN Việt Nam và Ngân hàng Đức Giz 2011, [30], đề cập đến tầm
quan trọng của công nghệ, cơ sở hạ tầng để không chỉ tối đa hóa lợi nhuận và tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh, mà còn đảm bảo phát triển bền vững sẵn sàng đối phó với
rủi ro có thể xảy ra. Vai trò cũng như tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin trong đánh giá năng lực QTRRTD được phân tích nhưng trong khuôn khổ
của Hội thảo chưa thể làm rõ được thực trạng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực
cơ sở hạ tầng tin học cho các ngân hàng, mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin với các năng lực khác trong tổng thể năng lực QTRRTD.
Hội thảo “Triển khai Hiệp ước vốn Basel II – Những bài học từ thực tiễn cho
các ngân hàng Việt Nam” (2014), nêu ra: (i) Tính cấp thiết trong việc triển khai Basel II
nhằm nâng cao năng lực QTRR cho các NHTM; (ii) Một số bài học thực tiễn từ các
quốc gia cho các NHTM Việt Nam trong quá tình triển khai Basel II; (iii) Các vấn đề
khó khăn khi triển khai Basel II trong một số lĩnh vực cụ thể của NHTM Việt Nam như:

18


×