Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Khái quát về hoạt động quảng cáo thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.11 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
......................................................................................................................................................

MỞ ĐẦU
Kinh doanh là điều không thể thiếu ở mỗi quốc gia hiện nay nhất là khi các nước đang trong
quá trình hội nhập hóa. Chính vì thế cạnh tranh trên thị trường ngay càng gay gắt hơn. Việc
đưa sản phẩm của mình ra mắt tới mọi người, hướng sự chú ý của khách hàng tới được với
sản phẩm của mình, thứ cần phải có đó là quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại là
phần không thể thiếu trong kinh doanh, chúng ta có thể bắt gặp những quảng cáo thương mại
trên mạng internet, trên sóng truyền hình, Tuy nhiên dù quan trọng như vậy nhưng quảng cáo
thương mại vẫn chưa được qui định rõ ràng cụ thể để xứng với vai trò mà nó có được. Việc
phân cấp quản lí của nhà nước tuy đã có đổi mới nhưng cũng có hạn chế. Sau đây em xin
chọn đề 2: “Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lí nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại” để trình bày quan điểm của mình về vấn
đề này.

NỘI DUNG
I.
Khái quát về hoạt động quảng cáo thương mại.
1. Khái niệm, đặc điểm.

Theo khoản 1 điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 định nghĩa về quảng cáo:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi hay sản phẩm, dịch vụ không
có mục đích sinh lợi. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm
được giới thiệu, trừ tin thời sự. Chính sách xã hội. Thông tin cá nhân”
Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá
nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn
hóa, xã hội nào đó. Trong đó, hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo


cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ chính là hoạt động quảng cáo thương


mại. như vậy, trong pháp luật hiện hành quảng cáo thương mại chỉ là một bộ
phận của hoạt động quảng cáo nói chung.
Còn theo điều 102 Luật Thương mại năm 2005 qui định về quảng cáo thì:
“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để
giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của
mình”.
Khác với quảng cáo nói chung và các hoạt động xúc tiến thương mại khác
thì quảng cáo thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư
cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho
thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm khác
biệt của quảng cáo thương mại đối với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… thực hiện nhằm tuyên truyền
về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo
thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc
điểm là một quá trình thông tin.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện. Thương nhân có thể tự mình thực hiện các
công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân
khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do hoạt động quảng cáo có tác động lớn đên
hoạt động bán hàng cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để
kh trương hành hóa dịch vụ của mình tăng cường cơ hội thương mại và cơ hội
lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị thường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa
nhận là một loại dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ thương nhân thu
được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo mà
không đạt hiệu quả mong muốn thương nhân có quyền thuê thương nhân khác

thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì điều đó.
Page | 2


Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại. Trong hoạt động quảng cáo
thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương
mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng
hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa dịch vụ cần giới thiệu… được truyền
tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn
phẩm. Đặc điểm này là đặc điểm riêng biệt của quảng cáo thương mại với hình
thức xúc tiến thương mại cũng có mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ như
trưng bày, hội trợ triển lãm.
Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại. Mục đích là giới thiệu về hàng
hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của
thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một
loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng… Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ, có
thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn
mạnh đặc điểm và lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt
của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại. Có thể nói đây là những lợi thế mà thương nhân có
thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội bao
gồm nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất.
2. Đối tượng của quảng cáo thương mại.
Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của
thương nhân. Tuy nhiên có những loại hàng hóa bị nhà nước cấm hoặc hạn chế quảng cáo. Ví
dụ về một số loại hàng hóa cấm quảng cáo như: rượu mạnh, thuốc lá, các sản phẩm hàng hóa
chưa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại chưa được phép thực hiện trên thị trường Việt
Nam ở thời điểm quảng cáo.
3. Chủ thể của quảng cáo thương mại.


Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục
đích, cách thức và mức độ khác nhau. Theo quy định của pháp luật, trong quá
trình quảng cáo có sự tham gia của các chủ thể sau:
Thứ nhất, người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo bản thân, tổ chức, cá nhân đó.
quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo qui định tại Điều 12 Luật quảng cáo
2012. Do đối tượng của quảng cáo có thể sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sinh lời
nên người quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân.
Trong quảng cáo thương mại, người quảng cáo phải là thương nhân hoặc chi
nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được
Page | 3


phép hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân trên đây có quyền trực tiếp
quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh của mình
hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện hoạt động quảng cáo.
Người quảng cáo có nghĩa vụ cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
hoặc người phát hành quảng cáo những tài liệu cần thiết và chịu trach nhiệm về
tính trung thực, chính xác của thông tin trong tài liệu đó; phải bảo đảm chất
lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; chịu trách
nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện
quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng
cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện; cung cấp tài liệu liên quan đến
sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền yêu cầu.
Thứ hai, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức cá nhân thực
hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng
cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. Theo quy định của pháp luật
người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bắt buộc phải là thương nhân. Quyền và
nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được quy định tại Điều

13 Luật quảng cáo 2012.
Thứ ba, người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện
quảng cáo thuộc trách nhiệm quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng
cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin
điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử
dụng phương tiện quảng cáo khác. Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ
sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh
doanh dịch vụ quảng cáo với gười phát hành quảng cáo. Điều 14 Luật quảng
cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo. Người phát
hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ
theo quy định của pháp luật; được kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện
quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo,
Page | 4


người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng
cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo.
Thứ tư, người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu
phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương
nhân hoặc không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng
cho mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo thỏa thuận
trong hợp đồng. Đồng thời người cho thuê phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo,
phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo. Quyền và nghĩa
vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo được quy định cụ thể
tại Điều 15 Luật quảng cáo.
Thứ năm, người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản
phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể
tham gia thực hiện quảng cáo mà chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng từ hoạt động
quảng cáo. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiếp nhận quảng cáo, pháp

luật quy định cho họ những quyền lợi cơ bản, đó là: Được thông tin trung thực
về chất lượng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; được từ chối tiếp
nhận quảng cáo; được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng
cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, số lượng, chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức cá nhân đã quảng cáo. Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo
quy định của pháp luật.
Thứ sáu, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các
sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên
người thông qua hình thức mặc, treo dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự. Người
chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng hợp
đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người
phát hành dịch vụ quảng cáo. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm
quảng cáo được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật quảng cáo.
Page | 5


II.

Phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng
cáo thương mại

1. Về thẩm quyền phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo.

Điều 26 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi
hành Luật quảng cáo 2012 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về
quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
“Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả
nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo;
2. Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài
trời tại địa phương;
3. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng
cáo;
4. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý
trong hoạt động quảng cáo;
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo
quy định của pháp luật;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;
7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, sau khi Bộ văn hóa- thông tin năm 2007 được phân tách ra
thành Bộ văn hóa, thể thao, du lịch và Bộ thông tin- truyền thông thì Bộ văn
hóa, thể thao, du lịch đã tiếp tục thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quảng
cáo, trừ việc quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên
mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm, do những nội dung công việc
này được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông như theo quy định tại

Page | 6


Khoản 1 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết
thi hành Luật quảng cáo 2012 như sau:
“1. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi
trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản
phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định
của pháp luật;

b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình
chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình;
c) Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với
báo in;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng
cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng
cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công
nghệ thông tin.”
Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết các bộ
quản lí ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch
trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo quy định tại Khoản 2
Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ–CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật
quảng cáo 2012 như sau:
“ 2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về
quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;

Page | 7


b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đối
với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của
mình;
c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh
vĩnh vực được phân công quản lý.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về quảng cáo theo thẩm quyền.”

Cùng với việc chia sẻ thẩm quyền khi tách bộ, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch tiếp tục
thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quảng cáo theo các văn bản quy phạm pháp luật
đã ban hành trước đây, trừ việc quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo
chí, trên mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm, do những nội dung công việc
này được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông. Tuy vậy, Nghị định số
185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 về chức năng nhiệm vụ của Bộ văn hoá, thể thao và
du lịch vẫn tiếp tục khẳng định Bộ văn hoá, thể thao và du lịch "Thống nhất quản lí nhà
nước về quảng cáo", có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông ban
hành thông tư liên tịch quy định về thủ tục cấp phép quảng cáo, về thanh tra, kiểm tra và
xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin
máy tính và xuất bản phẩm".
2. Về thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân và các cơ sở ở địa phương
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về quảng cáo tại địa phương theo
phân cấp của Chính phủ. Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện:

“1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
2. Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng
cáo ngoài trời trên địa bàn;
3. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng
cáo tại địa phương;
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về
quảng cáo tại địa phương;
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo
thẩm quyền;
Page | 8


6. Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và
báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Sở văn hoá - thông tin có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành
để xây dựng quảng cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phê duyệt; tiếp nhận hồ sơ, chủ trì thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài đặt tại địa
phương. Theo pháp luật hiện hành, Sở thông tin và truyền thông không có
nhiệm vụ cụ thể trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, mặc dù,
quyết định thành lập Sở thông tin và truyền thông của các Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh đều khẳng định Sở thông tin và truyền thông có chức năng tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản
phẩm tại địa phương.
Như trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được phân cấp thẩm quyền
quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại như sau:
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối với hoạt
động quảng cáo.
Thứ hai, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Thứ ba, chức năng quản lí nhà nước về thông tin được giao cho Bộ thông
tin và truyền thông, các nội dung quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên
báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ
thông tin và truyền thông, trong đó, có một số hoạt động cấp phép được chuyển
giao trực tiếp từ Bộ văn hoá - thông tin sang cho Bộ thông tin và truyền thông
thực hiện;

Page | 9



Thứ tư, mặc dù có sự thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ (từ năm
2008) nhưng Sở văn hoá thể thao và du lịch vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm
quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương. Sở thông tin và
truyền thông không được phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo ở
địa phương;
Thứ năm, Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về thương
mại, trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là khuyến mại, quảng
cáo thương mại, trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên, do Luật
thương mại năm 2005 "tránh" các quy định đã và đang tồn tại về phân cấp thẩm
quyền quản lí hoạt động quảng cáo nên hầu như Bộ công thương không trực tiếp
tham gia quản lí hoạt động quảng cáo, mặc dù bản chất của các quảng cáo đều
là quảng cáo thương mại
III.

Quan điểm của em về vấn đề phân cấp quyền quản lí nhà nước
đối với hoạt động quảng cáo thương mại.

Hiện nay vẫn chưa chưa có qui định nào cụ thể về phân cấp quyền quản lí quảng
cáo thương mại mà chỉ qui định rải rác ở luật thương mại, luật quảng cáo.
Chúng ta đều biết quảng cáo thông thường khác biệt so với quảng cáo thương
mại, nhưng trong luật quảng cáo vẫn chưa có qui định rõ ràng về hai loại quảng
cáo này. Không những thế, khi phân cấp quản lí thì quảng cáo thương mại liên
quản tới nhiều bộ ngành khác nhau, càng cần thiết có qui định cụ thể về quảng
cáo thương mại.
Việc tách bộ Văn hóa thể thao và du lịch và Bộ thông tin và truyền thông năm
2007, việc quảng cáo thương mại cũng có phân quyền theo. Như trình bày trên,
Bộ văn hóa thể thao và du lịch vẫn nắm quyền quản lí còn Bộ thông tin và
truyền thông nắm vai trò là bộ liên quan. Tại sao không phải bộ thông tin và
truyền thông sau khi tách ra thì nắm vai trò quản lí quảng cáo. Bộ thông tin và
truyền thông có chức năng: “Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của

Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu
chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh
Page | 10


và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông
tin và truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ”. Trong thời đại công
nghệ hiện nay, quảng cáo thương mại chủ yếu trên mạng internet, trên truyền
hình, viễn thông, mà đây đều thuộc quyền quản lí của Bộ thông tin và truyền
thông. Có nên chuyển quyền quản lí quảng cáo thương mại cho Bộ thông tin và
truyền thông hay không hay vẫn giữu nguyên quyền quản lí như bây giờ.
Ở địa phương, nên bổ sung quy định thẩm quyền của sở thông tin và truyền thông.
Sau năm 2007, sở thông tin và truyền thông được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, có chức năng tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc
quản lí nhà nước về thông tin, truyền thông tại địa phương. Ở một số tỉnh, quyết
định thành lập sở này còn quy định rõ chức năng tham mưu quản lí nhà nước đối
với hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản phẩm ở địa phương.
Tuy nhiên, do pháp luật không có quy định phân cấp thẩm quyền cho sở thông tin và
truyền thông nên dẫn đến tình trạng quy định về thẩm quyền quản lí đối với hoạt
động quảng cáo không giống nhau ở các tỉnh và các quy định này (nếu có) cũng có thể
thực hiện được. Nhiều nội dung có thể phân cấp được cho sở thông tin và truyền thông
như cấp giấy phép quảng cáo, tham gia thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực quảng
cáo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật quảng cáo đối với hoạt động quảng cáo trên
báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm...

Tuy nhiên so với những năm trước đây, sau khi luật quảng cáo được ban
hành cũng với nghị định hướng dẫn, quảng cáo thương mại đã có qui định tốt
hơn và cụ thể hơn.
Đầu tiên chính là việc qui định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí

nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. Trước khi có luật quảng cáo chỉ có pháp
lệnh quảng cáo năm 2001 cùng số nghị định khác thì chưa qui định rõ ràng việc
này.
Thứ hai chính và qui định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của Bộ thông tin và truyền
thông cũng như Bộ ngành có liên quang đó là Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Công thương. Đã xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì quản lí phải trên
cơ sở khoa học, theo đó phần phương tiện quảng cáo do Bộ thông tin và truyền thông quản lí còn
nội dung thì các bên sẽ phối hợp với nhau trong lĩnh vực có liên quan tới bộ mình quản lí. Việc
phân cấp này xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn là: Quản lí hoạt động quảng
cáo phải xuất phát từ hai vấn đề cốt lõi của hoạt động quảng cáo, đó là "nội dung quảng
cáo" và "phương tiện quảng cáo". Quảng cáo cái gì và bằng cách thức nào để đưa nội
dung đó đến với công chúng? Nếu xuất phát từ yêu cầu quản lí "nội dung quảng cáo" thì
cơ quan chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo là Bộ lĩnh vực có liên quan, vì nội dung
quảng cáo có bản chất thương mại. Nếu xuất phát từ yêu cầu quản lí phương tiện
quảng cáo thì cơ quan chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo là Bộ thông tin và truyền
Page | 11


thông, vì quảng cáo có bản chất thông tin rất rõ nét. Chính phủ phân cấp thẩm quyền
chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo cho Bộ thông tin và truyền thông, chỉ cần phân cấp
cho Bộ công thương cùng các bộ có thẩm quyền phối hợp thẩm định, kiểm soát nội
dung quảng cáo là đủ. Trường hợp nội dung quảng cáo có liên quan đến yếu tố văn hoá,
Bộ văn hoá, thể thao và du lịch cũng giữ vai trò phối hợp quản lí, tương tự như
thẩm quyền phối hợp của Bộ công thương, Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba, về thẩm quyền thanh tra hoạt động quảng cáo. Chính phủ đã
giao thẩm quyền chủ trì quản lí hoạt động quảng cáo cho Bộ thông tin và
truyền thông, thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động quảng
cáo cũng nên được giao cho hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành
của Bộ này, đó là cơ quan thanh tra thông tin và truyền thông. Việc qui định này

là mới và cần thiết. Việc thanh tra trong bất cứ ngành nào cũng cần. có sai phạm gần như là
chuyện dĩ nhiên khi làm việc vì thế cần thanh kiểm tra rà soát đầy đủ.
Nội dung quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo được quy định trong
pháp luật hiện hành khá phù hợp, thể hiện đúng vai trò quản lí vĩ mô và điều tiết
hoạt động quảng cáo của nhà nước. Tuy nhiên, một số nội dung sau đây cần được tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện, ví dụ như Chính sách quảng cáo thương mại là nội dung cần
phải được khẳng định rõ ràng trong văn bản pháp luật, do đó, cần bổ sung quy định về
nội dung của chính sách quảng cáo thương mại riêng trong Luật quảng cáo.
Chúng ta cũng cần thêm việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về
quảng cáo đối với hoạt động quảng cáo. Đây là nội dung quan trọng mà các cơ quan
quản lí nhà nước về quảng cáo cần làm nhằm nâng caoý thức pháp luật của các tổ
chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.
Thủ tục hành chính cũng luôn được coi là "rào cản" hạn chế phát triển đối với các
hoạt động thương mại nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Nhiều năm qua,
thực trạng vi phạm pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam có một phần nguyên nhân từ
thủ tục hành chính phức tạp với nhiều đầu mối được phân cấp thẩm quyền quản
lí theo kiểu "chia việc", thiếu cơ sở khoa học và không xuất phát từ lợi ích của
người quảng cáo. Pháp luật quảng cáo nên chuyển giao thẩm quyền quản lí nhà nước
cho Sở thông tin và truyền thông sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quảng cáo
đối với quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm ở địa phương và các hoạt động quảng
cáo khác ở địa phương. Đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm đầu mối thực
hiện thủ tục hành chính trong hoạt động quảng cáo. Pháp luật hiện hành quy định
một thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo, với đặc trưng của cơ chế "xin - cho".

Page | 12


KẾT LUẬN
Quảng cáo thương mại vẫn là ngành mới của nước ta trong thời đại hội nhập này. Trong thời
kì công nghệ đổi mới, chúng ta cần nắm bắt xu thế của xã hội để có thể qui định những vấn

đề mà xã hội cần nhất để qua đó thể hiện được rõ vai trò cũng như trách nhiệm của nhà
nước. Trên đây là phần trình bày quan điểm của mình, vì là ý kiến cá nhân nên còn nhiều
thiếu xót. Em xin kết thúc bài viết ở đây. Em xin cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại II, Nhà xuất bản

công an nhân dân, Hà nội năm 2006, trang 150 -

165.

2. Luật quảng cáo năm 2012.
3. Luật thương mại năm 2005.
4. Nghị định số 132/2013/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bộ thông tin và truyền thông.
5. Nghị định số 185/2007/NĐ-CP qui định chức năng nhiệm vụ quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
6. Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi

hành Luật quảng cáo 2012

Page | 13



×