Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP vụ HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM tại NGÂN HÀNG ĐÔNG á CHI NHÁNH THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.96 KB, 41 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt

Giải thích


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân Hàng Đông Á – Chi nhánh Quận 4.
Hình 2: Quy trình mở sổ tiết kiệm - thẻ tiền gửi và nộp tiền lần đầu vào tài khoản.
Hình 3: Quy trình nộp thêm tiền mặt vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn – thẻ tiền gửi.
Hình 4: Quy trình rút vốn – lãi - tất toán TK tiết kiệm - thẻ tiền gửi.
Bảng 1: Tình hình huy động tiền gửi của– Chi nhánh quận 4.


LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công
nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện thành công chiến lược đó nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần
thiết. Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng, vốn là chìa khoá, là yếu tố hàng đầu
của mọi quá trình phát triển. Do đó chủ trương “vốn trong nước là quyết định”


luôn được quán triệt trong quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và đặc biệt trong hoạt
động tín dụng ngân hàng.

Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây hệ thống
Ngân hàng nói chung và Hệ thống các Ngân hàng thương mại nói riêng đã huy động được khối
lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế.Tuy nhiên để tạo được
những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của các ngân hàng đang
đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự quan tâm, chú ý nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác này.
Nguồn vốn huy động ở trong nước có thể được hình thành qua các NHTM ho ặc th ị tr ường
tài chính. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi thị trường tài chính mà c ụ th ể là th ị
trường chứng khoán còn chưa phát triển thì huy động vốn ch ủ y ếu là do các NHTM. V ới
nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ của mình, các NHTM sẽ t ập trung ngu ồn v ốn nhàn r ỗi c ủa
các tầng lớp dân cư TCKT, doanh nghiệp... qua các hình th ứ huy đ ộng phát hành GTCG đ ể
đầu tư phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với nên kinh tế thế
giới. Nguồn vốn nhàn rối trong dân cư, các doanh nghiệp, TCKT
Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp, TCKT
hiện naycòn rất lớn mà các NHTM chưa khai thác hết tiềm năng. Vấn đề đặt ra là các
NHTM phải làm thế nào để khai thác được các tiềm năng đó với chi phí thấp
nhất đề thu lợi nhuận lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của mình cũng nhưphục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Sau thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế tại Ngân Hàng
Đông
Á
chi nhánh ThuậnAn, nhận thức được tầm quan trọng của vốn nói chung và kế toán huy độ
ng nói riêng, em đã lùa chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng Đông Á –Chi nhánh Thuận An “. Tiền gửi tiết kiệm một hình th ức quan trọng c ủa
huy động vốn



ĐỀ TÀI VIẾT BÁO CÁO:
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
ĐÔNG Á- CHI NHÁNH THUẬN AN
Phần 1:
NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỂ KẾ TOÁN VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.1 Hiểu biết chung về kế toán nghiêp vụ huy động tiền gửi
1.1.1 Các khái niệm:
Tiền gửi: Bao gồm tất cả các khoản tiền của tổ chức hoặc cá nhân gửi
tại tổ chức nhận tiền gửi (không phân biệt mục đích, kỳ hạn, đối tượng);Tiền gửi
có thể được phân loại theo nhiều cách:
* Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm
* Theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
* Theo đối tượng: Tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân
* Theo loại tiền tệ: ĐVN, ngoại tệ, vàng 2.
Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quyết định số
1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi bao gồm
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ
có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc
nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền lãi( theo điều 2 quyết định số 652/2001-NHNH) Là khoản tiền mà bên
vay, huy động vốn hoặc bên thuê trả cho bên cho vay, đầu tư chứng khoán, gửi
tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho
thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất.

Sổ tiết kiệm (thẻ tiết kiệm): là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ
sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền
đã gửi tại BIDV.
1.1.2 Khái niệm kế toán ngân hàng.
Kế toán ngân hàng là hệ thống thông tin phản ánh hoạt động của ngân
hàng. Kế toán ngân hàng cung cấp những số liệu về huy động vốn, sử dụng vốn,
thu nhập, chi phí, lợi nhuận của từng loại nghiệp vụ và của toàn bộ hệ thống
ngân hàng. Qua đó ta có thể thấy được ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay


không, đồng thời cũng thấy được triển vọng của ngân hàng để từ đó ra những
quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí tài sản.
Hầu hết các nghiệp vụ của kế toán ngân hàng đều liên quan đến các ngành kinh
tế khác vì thế kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh tổng hợp hoạt động của
bản thân ngân hàng mà còn phản ánh tổng hợp hoạt động của nền kinh tế thông
qua quan hệ tiền tệ, tín dụng... giữa ngân hàng với các đơn vị tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao
dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách kịp thời, nhanh chóng và chính
xác hơn. Những số liệu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông
tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh
ngân hàng và làm căn cứ cho việc hoạt động, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
Ghi nhận, phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân
hàng theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước và các thể lệ, chế độ
kế toán ngân hàng. Trên cơ sở đó giám sát, theo dõi để bảo vệ an toàn tài sản của
bản thân ngân hàng cũng như tài sản của xã hội bảo quản tại ngân hàng.
Kế toán ngân hàng phân loại nghiệp vụ tập hợp số liệu theo đúng phương

pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp những thông tin
một cách đầy đủ, chính xác kịp thời phục vụ quá trình lãnh đạo thực thi chính
sách quản lí và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kế toán ngân hàng giám sát việc sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm) các
nghiệp vụ bên nợ và bên có ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống góp
phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạcn toán kinh tế trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Kế toán ngân hàng còn tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách
khoa học, văn minh, giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của
kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng
nhằm góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng, Vì khách hàng
trong ngân hàng vừa là người cung cấp vốn, vừa là người mua vốn mà chức
năng trung gian quan trọng nhất của ngân hàng là biến nguồn vốn lẻ tẻ thành
một nguồn vốn lớn, biến kỳ gửi không kỳ hạn thành có kỳ hạn, họ tìm mọi cách
tranh thủ nguồn vốn để kéo thêm khách hàng và đồng thời giữ được khách hàng.
1.3. Vai trò nhiệm vụ của kế toán huy động tiền gửi.
1.3.1 Vai trò của kế toán huy động tiền gửi.
Kế toán phục vụ đắc lực trong công việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín
dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế tín
dụng như hiện nay Ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ
chức thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất đối với các
thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần này có hoạt động,
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời. Thực hiện tốt công tác kế


toán cho vay, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự
trở thành đòn bẩy cũng như giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nền
kinh tế quốc dân.
Đối với nền kinh tế nói chung, kế toán huy động vốn tạo điều kiện cho các

đơn vị, tổ chức kinh tế nhận và hoàn trả vốn nhanh chóng, kịp thời chính xác trên
cơ sở đó để phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng lưu thông hàng hoá.
Kế toán cho huy động phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc
doanh, các thành phần kinh tế. Thông qua kế toán cho vay có thể biết được phạm
vi,phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư của ngân hàng vào các thành phần
kinh tế đó.
Kế toán huy động tiền gửi theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn
vị, khách hàng, qua đó tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế cho vay.
1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm:
Kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm là công việc tính toán, ghi chép một
cách đầy đủ, chính xác kịp thời các kỳ hạn huy động, trả lãi, theo dõi loại tiền gửi
trên cơ sở đó bảo đảm hiêu quả tài sản nợ của ngân hàng và cung cấp các thông
tin cần thiết cho việc quản lý và điều hành nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng.
Nhiệm vụ bảo vệ tài sản của khách hàng đối với kế toán huy động rất nặng nề bởi
tài sản nợ huy động được chủ yếu dưới dạng tiền tệ, vàng nếu sơ suất trong quá
trình huy động sẽ gây ra rủi ro rất lớn, vì vậy kế toán huy động thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn.
Kế toán huy động phải kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các
chứng từ kế toán huy động để đảm bảo hình thức huy động là hợp lệ. Tổ chức ghi
chép một cách kịp thời, chính xác các khoản huy động được, trả lãi, tất toán các
khoản nợ đến hạn…để bảo đảm an toàn tài sản nợ của ngân hàng và nâng cao
hiệu quả huy động vốn. Tham mưu cho cán bộ tín dụng và kết hợp với cán bộ tín
dụng trong việc cho vay, cung cấp các thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng
cũng như lãnh đạo ngân hàng để quản lý và điều hành nghiệp vụ huy động sử
dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả. Như vậy kế toán huy động thông qua các
hoạt động của mình thực hiện chức năng kinh doanh và sự phát triển nguồn
cung ứng cho nền kinh tế
Kế toán huy động vốn phải thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ kịp
thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình huy động vốn(nhận tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá…), tính và trả lãi cho khoản vốn huy động.

Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảo thu
nhập cho Ngân Hàng.Kế toán huy động vốn phải có trách nhiệm quản lý toàn bộ
hồ sơ huy động vốn của khách hàng.
Kế toán huy động vốn cần phối hợp với phòng tín dụng quản lý nguồn vốn
huy động đem lại hiệu quả cao cho nguồn vốn huy động, cụ thể: Kế toán huy động
vốn cung cấp thông tin chính xác, kịp thời số liệu về những nguồn vốn huy động
ngắn, trung và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế hoạch cho vay hợp lý, đồng thời
cung cấp cho ban giám đốc quản lý điều hành có hiệu quả.
Như vậy kế toán huy động vốn cùng với các nghiệp vụ kế toán Ngân Hàng khác
thông qua các hoạt động của mình giúp cho Ngân Hàng vừa thực hiện được chức
năng kinh doanh, vừa phát triển nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Với vai trò


đó, hệ thống kế toán Ngân Hàng nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng cần
phải được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của kinh doanh
Ngân Hàng và sự phát triển nền kinh tế.
Với vai trò của nguồn vốn huy động thì kế toán tiền gửi tại ngân hàng có 2
nhiệm vụ cơ bản là: Phải phản ánh chính xác chi phí cho hoạt động huy động vốn
─ Theo dõi và phản ánh kịp thời thời sự biến động của các nguồn vốn huy động đ
ể phục vụ công tác quản trị ngân hàng.
1.4 phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi tiền gửi của Ngân hàng
 Nguyên tắc chung về việc tính trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín
dụng đối với khách hàng.
Theo quyết định Số: 652/2001/QĐ-NHNN của NHNN Việc tính thu, trả
lãi phụ thuộc vào hình thức huy động vốn do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín
dụng quy định hoặc thỏa thuận với khách hàng (nếu có). Có 3 cách tính trả
lãi:Tính trả lãi theo định kỳ, Tính trả lãi trước;Tính trả lãi sau. a) Việc trả lãi
được thực hiện căn cứ vào hình thức nhận tiền gửi hoặc theo thỏa thuận với
khách hàng (nếu có) và có các cách trả lãi như sau:
Trả lãi theo định kỳ: Ngân hàng trả lãi theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý, 06

tháng, 01 năm và các định kỳ khác phù hợp quy định của pháp luật và thỏa thuận
với khách hàng).
Trả lãi trước: Ngân hàng trả lãi cho khách hàng ngay tại thời điểm gửi tiền.
Trả lãi cuối kỳ (lãi sau): Ngân hàng trả lãi cho khách hàng sau khi kết
thúc kỳ hạn gửi.
 Cơ sở tính lãi: Lãi suất của các sản phẩm tiền gửi, giấy tờ có giá được tính trên
cơ sở một năm có 360 ngày.
Lãi suất cố định (áp dụng đối với một số sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, giấy tờ có giá): các sản phẩm áp dụng lãi suất cố
định thì không thể điều chỉnh lãi suất trong kỳ hạn gửi. Hệ thống tính lãi cho
khoản tiền gửi với mức lãi suất cố định được xác định từ thời điểm gửi cho đến
khi đáo hạn.
 Lãi suất thả nổi, lãi suất điều chỉnh định kỳ (áp dụng đối với các sản
phẩm tiền gửi không kỳ hạn và một số sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá
khác): các sản phẩm áp dụng hình thức lãi suất thả nổi, lãi suất điều chỉnh định
kỳ có thể được điều chỉnh lãi suất bất kỳ thời điểm nào hoặc theo một thời điểm
xác định trước trong suốt thời hạn gửi theo thỏa thuận trước giữa khách hàng
và ngân hàng
Phương pháp tính lãi:
Tính theo tích số:
Việc tính lãi được thực hiện vào một ngày nhất định theo kỳ tính lãi (tháng
hoặc theo năm), lãi được tính bằng tổng tích số tiền gửi duy trì trong kỳ tính lãi
nhân lãi suất nhân số ngày thực tế trong kỳ tính lãi và chia cho cơ sở tính lãi.
Trong đó: Tổng tích số tính lãi = Σ số dư có trong ngày x Số ngày số dư Có thực tế
trong kỳ tính lãi.


Phương pháp này áp dụng đối với tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác (nếu có) theo
quy định cụ thể của sản phẩm.

Ngày trả lãi của từng sản phẩm được thực hiện như sau:
+ Nhóm 1: Tiền gửi của Tổ chức bao gồm nhưng không giới hạn ở Tiền gửi thanh
toán của tổ chức, tiền gửi ký quỹ hàng hóa tương lai, quản lý ngoại tệ, bù trừ
chứng khoán… : lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng.
+ Nhóm 2: Tiền gửi khác của khách hàng cá nhân bao gồm nhưng không giới hạn
ở Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi thanh toán của cá nhân nước ngoài,
tiền gửi thanh toán của cá nhân trong nước bằng ngoại tệ, tiền gửi thanh toán
khác của cá nhân, tiền gửi thẻ vạn dặm: lãi được trả vào ngày 26 hàng tháng.
+ Nhóm 3: Tiền gửi thanh toán VND cá nhân trong nước bao gồm tiền gửi thanh
toán của cá nhân trong nước bằng đồng Việt Nam: lãi được trả vào ngày 27
hàng tháng.
+ Nhóm 4: các loại tiền gửi khác (nếu có): thực hiện theo quy định của từng sản
phẩm.
Tính lãi theo món:
- Tiền lãi thực tế khách hàng được hưởng bằng số tiền gửi của khách hàng nhân
với (x) lãi suất nhân với (x) số ngày thực tế khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng và
chia cho (:) cơ sở tính lãi.
- Phương pháp này áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá.


Phần 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐÔNG Á- CHI NHÁNH THUẬN AN
2.1 Giới thiệu chung về Đông Á Bank (DAB)
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Đông Á-CN Thuận An
NH Đông Á – CN Thuận An – Bình Dương là một trong những chi nhánh
trực thuộc NHTMCP Đông Á, được thành lập vào năm 2004 sau gần 10 năm hoạt
động. Tiền thân là PGD Thuận An thuộc Chi nhánh Bình Dương.
Ngân hàng Đông Á – CN Thuận An được thành lập vào ngày 07/12/2007
căn cứ theo quyết định số 888/2005/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban

hành ngày 16/06/2005 quy định về việc mở các đơn vị trực thuộc của các NHTM.
Căn cứ quyền hạn nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị quy định trong ban điều lệ
NH Đông Á, căn cứ nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ VI trong phiên
họp ngày 21/08/2007 và quyết định 2085/QĐ – NHNN ngày 12/09/2007 của
NHNN Việt Nam.
NH Đông Á chi nhánh Thuận An là chi nhánh cấp 1, trực thuộc quản lý của
NHTMCP Đông Á Hội sở có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Sau gần 10 năm hoạt động với tốc độ phát triển nhanh về quy mô, đến cuối
năm 2009, CN Thuận An đã mở rộng thêm một PGD Sóng Thần.Tuy được thành
lập trễ hơn các tổ chức tài chính khác trong nội Huyện và Tỉnh lúc bấy giờ, thế
nhưng, Ngân Hàng Đông Á chi nhánh Thuận An Bình Dương đã tạo được chỗ
đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Năm 2007 với hơn 50 đội ngũ cán bộ
công nhân viên trẻ năng động , nhiệt tình. Chuyên sâu về nghiệp vụ đào tạo được
sự tính nhiệm cao của khách hàng, đưa thương hiệu DongAbank ngày càng trở
nên quen thuộc với mọi người và ấn tượng tại thị trường Bình Dương. Với trụ sở
mới được hoàn thành tại Đại lộ Bình Dương 02/03/2012 khang trang, hiện đại,
đi vào hoạt động, DongA Bank chi nhánh Thuận An tiếp tục cung cấp cho khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp những phương thức thanh toán hiện đại thông
qua các sản phẩm dịch vụ nổi bật như: sản phẩm tiết kiệm; Thẻ Đa năng Đông Á,
Thẻ Tín dụng DongA Bank, mở tài khoản thanh toán; cho vay sản xuất kinh
doanh, chuyển tiền nhanh, thu chi hộ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối… và các
loại hình giao dịch ngân hàng khác.
Địa chỉ chi nhánh: 30/1 Đại lộ Bình Dương, P, Bình Hòa, TX. Thuận An, Bình
Dương
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy hoạt động và điều hành của Ngân Hàng Đông Á chi nhánh Thuận
An Bình Dương được tổ chức theo sơ đồ hình 1.1 tổ chức của Ngân Hàng Đông Á
chi nhánh Thuận An Bình Dương có dạng cơ cấu tổ chức phòng ban , có nghĩa là
cơ cấu nhóm các sản phẩm hoặc khách hàng có mối liên hệ với nhau thành các
phòng ban. Các phòng ban được phân chia sẽ tập trung vào các phân đoạn thị



trường khách hàng nhất định và chịu trách nhiệm sản xuất, quảng cáo, xúc tiến
kinh doanh với nhóm khách hàng đó. Lợi ích của cơ cấu tổ chức này là tập trung
vào từng phân đoạn thị trường và sản phẩm cụ thể, còn nhược điểm là các chức
năng bị lập lại ở các phòng ban khác nhau.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức DAB-CN Thuận An
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG KHCN
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

GIÁM ĐỐC
Chi Nhánh
THUẬN AN

M ARKETING
PHÒNG
NGÂN QUỸ
PHÒNG
KHDN
BP. THẺ
PGD
SÓNG THẦN
BP. TÍN DỤNG CÁ NHÂN
PHÓ
GIÁM ĐỐC
BP.TÍN DỤNG DN

BP.THANH TOÁN QUỐC TẾ

Giám đốc (01 người): là người đứng đầu chi nhánh, nơi tổng hợp, xét
duyệt, kiểm tra, điều hành tổng thể mọi hoạt động của DAB – CN Thuận An.
Phó Giám đốc (02 người): có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong công tác
quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về tình hình kinh doanh của
chi nhánh.
Phòng kế toán (12 người): Bộ phận này có nhiệm vụ chính là theo dõi tình
hình tài chính của chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn thông qua
hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các tổ
chức kinh tế trong xã hội, nghiệp vụ thu chi hộ, chuyển tiền nhanh, thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán chuyển khoản qua NH. Theo dõi thu nhập và chi phí của Chi
nhánh, đặc biệt là chịu trách nhiệm về việc phát hành và thanh toán thẻ.
Phòng ngân quỹ (09 người): chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, ngoại tệ
và các chứng từ có giá tại chi nhánh. Tính toán và quản lý số ngân quỹ dự trữ.


Đối với khách hàng, bộ phận này thực hiện các dịch vụ thu chi hộ tiền mặt, kiểm
đếm hộ tiền mặt, quản lý tài sản và các giấy tờ có giá trị khác.
Phòng hành chính – nhân sự (08 người): Có trách nhiệm quản lý nhân sự, luân
chuyển công tác đi và đến, châm công và tính lương cho nhân viên. Tham mưu
cho ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực.
Bộ phận thanh toán quốc tế (02 người): thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán quốc tế như các dịch vụ thuộc lĩnh vực XNK bằng các hình thức thanh toán
như chuyển tiền bằng điện (T/T), nhờ thu, thư tín dụng (L/C), phát hành thư bảo
lãnh, thực hiện mua bán các loại ngoại tệ.
Bộ phận tín dụng (16 người): chịu trách nhiệm kinh doanh, phát triển các
sản phẩm dịch vụ thông qua hình thức tín dụng, cho vay bổ sung vốn lưu động và
phục vụ SXKD, tài trợ các dự án xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị

trung và dài hạn… Cho vay trả góp đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay
tiêu dùng, sửa chữa nhà hay đi du học nước ngoài, dịch vụ thấu chi qua thẻ. Cho
vay hỗ trợ đối với các tiểu thương, người dân ở nông thôn có nhu cầu đầu tư cải
thiện đời sống.
2.1.3. Tình hình hoạt động tại DAB-CN Thuận An
Tình hình tài chính giai đoạn 2010 – 2012 của Ngân hàng Đông Á – Chi
nhánh Thuận An như sau:
Bảng 1.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thuận
An giai đoạn 2010 – 2012:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2010
2011
2012
Doanh thu
52,870
30,764
41,817
Chi phí
44,673
10,814
27,744
Lợi nhuận trước thuế 8,197
19,950
14,073
(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Ngân hàng Đông Á, chi nhánh Thuận
An)
Từ bảng 1.1, ta tính toán được lượng tăng tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn
2010 – 2012 như sau:
Bảng 1.2: Lượng tăng tuyệt đối, tương đối doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Ngân

hàng Đông Á chi nhánh Thuận An:
Chênh lệch tuyệt đối (Triệu
Chênh lệch tương đối (%)
đồng)
Năm
2010
2011
2012
2010
2011
2012
Doanh thu
35.93
-22,106
11,053 -41.81%
%
Chi phí
156.5
-33,859
16,930 -75.79%
6%
Lợi
nhuận
trước thuế
11,753
-5,877 143.38%
29.46
%



Nhận xét:
Tình hình hoạt động kinh doanh các năm qua của DAB-Thuận An có sự
thay đổi không ổn định vào năm 2010 DAB với tốc độ phát triển khá tốt với mức
doanh thu là 52,870 tỷ. Chứng tỏ DAB-Thuận An trong năm 2010 hoạt động khá
hiệu quá. Tuy nhiên chi phí của năm lại khó cao 44,673 tỷ, chiếm tỷ lệ 85% doanh
thu.Điều nay chứng tỏ DAB chưa sử dụng hợp lí chi phí của mình, mức chi phí bỏ
ra rất cao dẫn đến lợi nhuận chỉ đạt được 8,197tỷ.
Sang năm 2011, doanh thu đạt 30,670 tỷ. Doanh thu bị giảm, trong đó chi
phí chỉ 10,874 tỷ chiếm 35% chứng DAB-CN Thuận An đã sử dụng hợp lí hơn chí
phí của mình góp phầm đem lợi nhuận trước thuế lên 19,950 tỷ. Lợi nhuận trước
thuế tăng 43,38%.
Sang năm 2012, đứng trước những khó khăn của một nền kinh tế khủng
hoảng chung của ngành ngân hàng tuy nhiên DAB-CN Thuận An vẫn đạt được
mức lợi nhuận 14,073 tỷ, con số khá mơ ước đối với nhiều ngân hàng trong thời
buổi khó khăn như năm 2012, với doanh thu của năm đạt 41,874 tỷ. Mức tăng
doanh thu 11,053 tỷ. tỷ lệ tăng 53,93%.DAB-CN Thuận An đã tự tìm thấy cơ hội
vượt khó trong nền kinh tế, với từng bước đi thận trọng, vạch ra lộ trình “trọn
chứ tín với khách hàng “, “vẹn niềm tin với cổ đông” đạt được mục tiêu mà lãnh
đạo đề ra.
Hệ thống sản phẩm tại Ngân Hàng
DAB - CN
Thuận An
Chi trả Kiều Hối
Tiền gửi Tiết Kiệm
Tiền gửi Thanh Toán
Dịch vụ Chuyển Tiền Nhanh
Hoạt động Tín dụng
Dịch vụ TTQT
Thẻ Đa Năng Đông Á


Thu Chi Hộ

Các hoạt động tiếp xúc và nghiên cứu thị trường
Nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường
tiềm năng phát huy hết khả năng của ngân hàng, chi nhánh thường xuyên tổ
chức các hoạt động tiếp xúc khách hàng như gửi thư ngõ qua email, các cuộc hội
thảo khách hàng, các hình thức khuyến mãi thông qua các công cụ trên internet
nhằm tạo điều kiện mở rộng quan hệ với khách hàng tiềm năng và lựa chọn
khách hàng cho thích hợp, muốn làm được điều đó chi nhánh phải tìm hiểu về giá
và khả năng đáp ứng chất lượng sản phẩm từ đó có thể chọn lựa được khách
hàng thích hợp.


Để có được một kết quả kinh doanh tốt thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
phải quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm hiểu tâm lý khách
hàng, sự cạnh tranh của sản phẩm. Chỉ có nghiên cứu thị trường mới phát huy
được khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Đặc biệt
là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nghiên cứu thị trường có vai trò rất
quan trọng, nó là nội dung đầu tiên trong hoạt động emarketing.
Thị trường chủ yếu của chi nhánh chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong tỉnh và các vùng lân cận như thành phố Hồ Chí minh, Đồng
Nai,... Họ có rất nhiều nhu cầu thiết yếu trog cuộc sống hằng ngày cũng như
trong sản xuất kinh doanh do vậy việc nghiên cứu thị trường được tiến hành như
sau:
- Bộ phận Marketing thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh thông qua website, các trang blog, các tạp chí điện tử,... Để tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng giúp họ có được thông tin đầy đủ và nhanh chóng để quyết
định mua sản phẩm của công ty. Qua đó tạo mối quan hệ thân thiết với khách
hàng.
- Các thông tin về thị trường, khách hàng, dối thủ cạnh tranh còn được tổng hợp

qua các hệ thống cung cấp dữ liệu của ngân hàng.. Sau khi thu thập những
thông tin cần thiết, bộ phận Marketing sẽ phối hợp với các bộ phận khác lập kế
hoạch kinh doanh cho phù hợp với Chi Nhánh
Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm duy trì khách hàng hiện tại bên
cạnh đó tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường kinh doanh,...
Từ đó có những kế hoạch nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt
hơn và mở rộng phạm vi tiêu thụ.
2.1.4 Tình hình thị trường kinh doanh
Việt Nam sau những năm đổi mới và mở cửa, nền kinh tế đã ngày càng
phát triển, nhu cầu con người ngày càng gia tăng với sự phát triển của các
phương tiện truyền thông công nghệ cao, các ngân hàng đã đi vào hoạt động và
cung cấp ra thị trường nhiều dạng sản phẩm dịch vụ. Do nhu cầu của con người
là rất lớn nên nhiều dạng sản phẩm dịch vụ của nhiều ngân hàng đã ra đời, trong
đó có sự xâm nhập vào các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, tình hình cạnh tranh
trên thị trường diễn ra rất mạnh mẽ, người tiêu dùng đứng trước một sự lựa
chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Qua đó đòi hỏi chi nhánh phải có một định hướng kinh doanh sao cho phù
hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như uy tín và chất lượng sản phẩm
dịch vụ của chi nhánh trên thị trường.
Đối với thị trường quen thuộc tại Thị Xã Thuận An, chi nhánh tiếp tục đi
sâu thỏa mãn nhu cầu khách hàng.


Đối với thị trường lớn và lân cận như Thị Xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tp. Hồ
Chí Minh, Đồng Nai…tập trung nhiều dân cư, đời sống phát triển mạnh, nhu cầu
khách hàng đòi hỏi cao hơn, vì vậy sản phẩm dịch vụ phải hoàn hảo hơn.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như vậy, nhưng tình hình tăng trưởng của
chi nhánh vẫn được đảm bảo cả về doanh thu lợi nhuận.

2.2 Thực trạng hoạt động kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tại ngân hàng

Đông Á- Chi nhánh Thuận An
2.2.1 Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Đông Á- CN Thuận An.
Theo quy chế tiết kiệm của DAB thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá
nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm,
được hưởng lãi theo quy định của DAB. Hình thức của huy động tiền gửi tiết kiệm
có thể tài khoản tiền gửi tiết kiệm hay thẻ tiết kiệm( hai hình thức naỳ ở chi
nhánh được xem như là một). Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên
một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch
theo quy định tại quy chế này
Hiện nay DAB cung cấp các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm sau đây.

Tiết kiệm có kỳ hạn VND:
Loại tiền gửi VND với các kỳ hạn gửi 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần; 01 tháng, 02 tháng,
03 tháng, 04 tháng, 05 tháng, 06 tháng, 07, 08,09,10,11,12,13,18,24 và 36 tháng.
Được kí hiệu DP17Z1, DP17Z2, DP17Z3; DH1701, DH1702, DH1703,…DP9712,
DP1212
Lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn
Hình thức lĩnh lãi: Hàng tháng/ hàng quý/ cuối kỳ
Số dư tối thiểu duy trì tài khoản : 200.000 đồng. Số dư tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng thấp hơn mức duy trì tài khoản tiền gửi tiết kiệm tối thiểu thì không
được tính lãi.
Quy định về rút trước hạn: Theo quy định hiện hành của DongA Bank
Với tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi tháng: phần chênh lệch giữa số tiền lãi khách
hàng thực sự được hưởng vào thời điểm rút và số tiền lãi khách hàng đã lãnh
hàng tháng trước đó sẽ được thu hồi lại bằng cách trừ vào vốn gốc.
Quy định khác:
Đối với loại tiết kiệm lãnh lãi hàng tháng, nếu khách hàng không đến nhận
lãi hàng tháng thì số tiền lãi sẽ được treo cho đến khi đáo hạn.Đến ngày đáo hạn,
nếu khách hàng không đến nhận lãi thì tiền lãi sẽ được nhập vào vốn gốc và được
chuyển tiếp như kỳ hạn đã đăng ký với lãi suất hiện hành. Nếu tại thời điểm đáo

hạn, Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn như khách hàng đã đăng ký thì toàn
bộ số tiền vốn và lãi sẽ được hưởng lãi suất của kỳ hạn liền kề trước kỳ hạn đã
đăng ký.
 Tiết kiệm không kỳ hạn VND:


Khách hàng gửi tiền vào sổ tiết kiệm và có thể rút ra bất cứ lúc nào mà khách
hàng có nhu cầu. Với lãi suất áp dụng biểu lãi suất không kỳ hạn hiện hàng của
DAB, hiện tại 1, 2%
 Tiết kiệm Chắp cánh cho con yêu:
Sổ tiết kiệm do bé đứng tên và thuộc quyền sở hữu của bé.Cha mẹ hoàn toàn chủ
động lựa chọn số tiền và thời gian gửi tiền, chỉ định ngân hàng tự động trích tiền
vào sổ tiết kiệm mỗi tháng, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.Miễn phí gửi & rút
tiền.Lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn 6 tháng lãi cuối kỳ của khung lãi suất tiết kiệm
Ưu Việt.
 Tiết kiệm cho tương lai:
Tiết kiệm cho tương lai là sản phẩm tiết kiệm tích lũy VNĐ: Khách hàng gửi tiền
nhiều lần và đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định (1,2,3 năm…). Mỗi
lần gửi một khoản tiền nhỏ để tích góp được số tiền lớn.Quản lý và bảo mật tài
sản bằng VNĐ của Khách hàng.Tiết kiệm và sinh lợi với lãi suất hấp dẫn. Chỉ
cần 200.000đ để mở sổ tiết kiệm. Miễn phí gửi & rút tiền.Lãi suất bằng lãi suất kỳ
hạn 6 tháng lãi cuối kỳ của khung lãi suất tiết kiệm Ưu Việt.Hiện tại 8%
 Tiết kiệm có kỳ hạn ngoại tệ
Loại tiền gửi: USD, EUR, AUD, CAD,...
Kỳ hạn gửi: 01, 02, 03, 06, 09, 12, 13, 18, 24, 36 và 60 tháng.
Lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn gửi.
Hình thức lĩnh lãi: cuối kỳ.
Số dư tối thiểu duy trì tài khoản: 50 USD, 50 EUR...
Quy định về rút trước hạn: Theo quy định hiện hành của DongA Bank
Quy định khác: Đến ngày đáo hạn, nếu Khách hàng không đến nhận lãi thì tiền lãi

sẽ được nhập vào vốn gốc và được chuyển tiếp như kỳ hạn đã đăng ký với lãi suất
hiện hành. Nếu tại thời điểm đáo hạn, Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn
như Khách hàng đã đăng ký thì toàn bộ số tiền vốn và lãi sẽ được hưởng lãi suất
kỳ hạn liền kề trước kỳ hạn đã đăng ký.
 Tiết kiệm không kỳ hạn ngoại tệ
Loại tiền gửi: USD.
Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn
Lãi suất thay đổi theo lãi suất công bố của DongA Bank
Hình thức lĩnh lãi: Tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở sổ tiết kiệm
và tự động ghi có vào tài khoản.
Số dư tối thiểu duy trì tài khoản: 50 USD.
Quy định khác: Sau một tháng kể từ ngày mở sổ, nếu khách hàng không đến nhận
lãi thì tiền lãi sẽ được nhập vào vốn gốc.
2.2.2 Quy trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến huy động tiền gửi
Dưới sự hỗ trợ phần mềm kế toán FLEXCUBE, công việc phản ánh thu tiền
gửi tiết kiệm và chi tính lãi tiết kiêm, của GDV cũng như việc kiểm soát của KSV
diễn ra một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn. Hầu hết các bước thủ công được
thay thế bằng phần mềm, từ công việc tính lãi tiết kiệm hàng ngày hay việc chi
trả lãi trước thời hạn, dự chi lãi hàng ngày đều được xuất từ hệ thống. Mỗi GDV
được cấp password, và quản lí riêng từng khách hàng, khi có giao dịch phát sinh


đều được cập nhập và ăn khớp vào hệ thống, thông tin được gửi về hội sở vì thế
công việc định khoản trên sổ sách giảm tải rất nhiều
Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm
Theo quy chế tiền gửi tiết kiệm của DAB- Thuận An thì các đối tượng sau
sẽ đủ điều kiện thực hiện các giao dịch
 Các cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
theo quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện các giao dịch liên quan đến

tiền gửi tiết kiệm.
 Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng
đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định
của DAB.
 Đối với người chưa thành niên nhưng người mất năng lực hành vi dân
sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ
được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người
giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật

 Quy trình mở sổ tiết kiệm
Bước 1: GDV tiếp nhận yêu cầu giao dịch từ khách hàng và tư vấn hướng
dẫn KH thủ tục gửi tiết kiệm, lãi suất, kỳ hạn cho khác hàng. Đối với việc mở tài
khoản tiền gửi tiết kiệm, GDV tiếp nhận yêu cầu muốn mở tài khoản tiết kiệm và
tiếp nhận giấy gửi tiền gửi tiết kiệm của khách hàng sau khi khách hàng đã điền
đầy đủ thông tin. Đồng thời, GDV tiếp nhận giấy tờ có liên quan của khách hàng
và đăng ký chữ kí mẫu của KH
Thủ tục gửi tiền lần đầu:
Người mở tài khoản phải trực tiếp thực hiện thủ tục gửi tiền lần đầu trên
tài khỏan tiết kiệm, giấy tờ có giá tại DAB, không chấp nhận trường hợp ủy
quyền mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
Người mở tài khoản phải xuất trình các giấy tờ sau:
Đối với người mở tài khoản là cá nhân có quốc tịch Việt Nam phải xuất
trình: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.
Đối với người mở tài khoản là cá nhân nước ngoài phải xuất trình: Hộ
chiếu còn thời hạn hiệu lực đối với trường hợp xuất nhập cảnh được miễn thị
thực. Hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lựcđối với trường hợp xuất nhập
cảnh có thị thực.
Đối với người mở tài khoản là người giám hộ hoặc người đại diện theo

pháp luật phải xuất trình các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
còn thời hạn hiệu lực; Các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc
người đại diện Ngân Hàng TMCP Đông Á
 Đối với cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhưng
có tài sản riêng phải xuất trình: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời
hạn hiệu lực giấy tờ để chứng minh số tiền gửi tiết kiệm tại DAB là tài sản riêng
của mình. Ví dụ: giấy tờ về thừa kế, tặng cho có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền, xác nhận của cha ruột, cha nuôi hoặc mẹ ruột, mẹ nuôi đối với số tiền mở


thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá là tài sản riêng của con (xác nhận này có thể lập tại
DAB hoặc tại cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực) hoặc các giấy tờ
hợp pháp khác chứng minh số tiền gửi vào DAB là tài sản của mình.
Người mở tài khoản phải đăng ký thông tin và lưu chữ ký mẫu theo quy
định
 Đối với người mở tài khoản là chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết
kiệm, giấy tờ có giá: lưu chữ ký của chính chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu.
 Đối với người mở tài khoản là người giám hộ hoặc người đại diện theo
pháp luật: lưu chữ ký mẫu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp
luật. Khi có bất kỳ thay đổi nào so với thông tin đã đăng ký, người mở tài khoản
phải trực tiếp đến DAB để làm thủ tục thay đổi thông tin.
Thủ tục các lần gửi tiền tiếp theo
Thủ tục này áp dụng cho người mở tài khoản có nhu cầu gửi thêm tiền tiết
kiệm vào Thẻ tiết kiệm vào bất cứ chi nhánh nào của DAB.Người mở tài khoản có
thể trực tiếp gửi tiền hoặc gửi thông qua người khác.
Khi trực tiếp gửi tiền mặt tại DAB, người gửi tiền phải xuất trình thẻ tiết kiệm
cho mọi trường hợp gửi thêm tiền, ngọai trừ trường hợp mất sổ tiết kiệm.
Trường hợp gửi thêm tiền qua chuyển khoản, chuyển tiền được áp dụng đối với
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và chuyển tiền đúng vào ngày đáo hạn đối với
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; đồng thời phải chuyển cùng loại tiền tệ đã gửi. Nhân

viên kế toán giao dịch DAB có trách nhiệm cập nhật phát sinh gửi thêm vào thẻ
tiết kiệm khi khách hàng đến giao dịch vào lần tiếp theo.
Bước 2: GDV lập chứng từ, nhập liệu trên hệ thống và thực hiện các thủ
tục cần thiết khác và chuyển chứng từ cho GDVQ. Trên cơ sở tiếp nhân các giấy
tờ của khác hàng GDV sẽ lập chứng từ và tiến hành nhập liệu trên hệ thống máy
tính để tạo sổ tiết kiệm cho khách hàng với các kỳ hạn khác nhau từ 1tháng đến
36 tháng, giao dịch viên sẽ tạo số sổ tiết kiệm theo các mã khác nhau, ví dụ như
đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng sẽ có mã DP01 sau đó tiến hành in sổ tiết
kiệm với các thông tin như về khách hàng, số tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất..sau đó
chuyển chứng từ sang GDVQ
Bước 3: GDVQ thực hiện kiểm đếm thu tiền từ khách hàng sau đó chuyển
chứng từ cho KSV.
Sau khi nhận được chứng từ do GDV chuyển sang, GDV quỹ thực hiện kiểm
đếm tiền thu từ khách hàng.
Trên cơ sở đã kiểm đếm đầy đủ, GDVQ sẽ thu tiền và đóng dấu “ Đã thu đủ”
vào chứng từ. Sau đó chuyển chứng từ sang cho KSV
Bước 4: Giấy gửi tiết kiệm được chuyển qua KSV kiểm tra, ký chứng từ,
duyệt giao dịch trên hệ thống. KSV sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp cũng như
tính chính xác của các thông tin của chứng từ. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ, KSV ký
tên, đóng dấu và chuyển chứng từ lại cho GDV
Bước 5: Sau GDV hoàn tất và giao sổ tiết kiệm cho khách hàng.
GDV sẽ thu thập chứng từ do KSV chuyển sang cho vào thùng lưu trừ trong
ngày


Bước 1
GDV

Tiếp nhận phiếu :” Giấy gửi TK/giấy tờ có giá” từ
KH


Bước 2
GDV

Lập chứng từ, nhập liệu hệ thống

Bước 3
GDVQ

Thực hiện kiểm đếm và thu tiền

Ký duyệt GD và ký chứng từ trên hệ thống
Bước 4
KSV
Bước 5
GDV

Hoàn tất GD và giao sổ cho KH

 Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm
Khi khách hàng có nhu cầu rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm, khách hàng
nên đi đúng vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một hai ngày. Không nên đi
trước ngày đáo hạn, vì lúc này khách hàng có nhu cầu rút thì ngân hàng phải tất
toán sổ tiết kiệm và làm lại sổ mới, điều này có nghĩa tiền của khách hàng sẽ
được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Thủ tục rút gốc / lãi / gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá
Người mở tài hoặc người được uỷ quyền thực hiện các yêu cầu sau:


Bước 1: GDV yêu cầu KH xuất trình sổ tiết kiệm,CMND đồng thời tiếp nhận

giấy rút tiền gửi tiết kiệm/giấy tờ có giá có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng
ký tại DAB.
Bước 2: GDV tính lãi, lập chứng từ,nhập liệu hệ thống và thực hiện các thủ
tục cần thiết khác và chuyển chứng từ cho KSV
Dựa trên giấy rút tiền gửi tiết kiệm, giao dịch viên nhập liệu vào hệ thống.
Để hệ thống tự xuất ra các thông tin của khách hàng bao gồm: thông tin khách
hàng, số tiền gốc hiện có, lãi hiện có.
 Nếu khách hàng muốn rút một phần vốn từ sổ tiết kiệm: GDV sẽ tiến
hành đối chiếu thông tin trên hệ thống máy tính và thực hiện thao tác rút một
phần vốn theo yêu cầu của khách hàng, nhập liệu hệ thống, in phát sinh vào sổ
tiết kiệm của khách hàng
 Nếu khách hàng muốn rút lãi vào kỳ đáo hạn:
-Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:tiền lãi được nhập vào vốn hàng
tháng vào ngày mở sổ tiết kiệm; tiền lãi được tính theo phương pháp tích số dựa
trên số ngày thực tế phát sinh trong tháng. Lãi suất mặc nhiên áp dụng theo lãi
suất công bố của ngân hàng và lãi được tính dựa trên thời gian thực gửi.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiền lãi sẽ được tính theo phương
pháp 30 EURO, trong đó lãi suất tháng được tính theo 30 ngày, lãi suất năm được
tính theo 360 ngày và lãi suất không đổi trong suốt kỳ hạn gửi, trừ trường hợp
các sản phẩm có quy định khác.
 Nếu khách hàng muốn rút cả vốn và lãi: GDV sẽ tiến hành tất toán sổ
tiết kiệm cho khách hàng, căn cứ vào kỳ hạn GDV tính lãi cho khách hàng. Sau khi
đã tính lãi cộng thêm cả phần tiền gốc, GDV nhập liệu vào hệ thống, lập chứng từ,
ghi thông tin và số tiền khách hàng rút vào Giấy lĩnh tiền tiết kiệm/Giấy tờ có giá,
với số tiền bằng tiền gốc cộng lại
GDV thực hiện thao tác rút lãi theo yêu cầu của khách hàng, nhập liệu hệ
thống, in phát sinh vào sổ tiết kiệm của khách hàng
Sau khi hoàn tất thủ tục, GDV sẽ chuyển chứng từ cho KSV
Bước 3: KSV duyện giao dịch thông qua máy tính riêng kiểm tra lại thông
tin của khách hàng và yêu cầu rút tiền của khách hàng.

KSV thông qua chứng từ tiến hành đối chiếu thông tin mà GDV nhập trên
hệ thống máy tính. KSV sẽ kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của thông tin. Sau khi
kiểm tra đầy đủ, KSV ký tên, đóng dấu chuyển chứng từ cho GDVQ
Bước 4: GDVQ thực hiện kiểm đếm và chi tiền. Sau khi nhận được chứng từ
do GDV chuyển sang, GDVQ thực hiện kiểm đếm tiền thu từ khách hàng.
Trên cơ sở đã kiểm đếm đầy đủ, GDVQ sẽ thu tiền và đóng dấu “ Đã chi đủ”
vào chứng từ. Sau đó chuyển chứng từ sang cho GDV
Bước 5: GDV hoàn tất giao dịch. Thu nhận lại tất cả các chứng từ liên
quan đem lưu trữ đồng thời thu hồi lại sổ tiết kiệm nếu khách hàng tất toán và
đóng dấu “Không còn giá trị” hoặc giao sổ tiết kiệm cho khách hàng.
Chúng ta có thể xem sơ đồ sau:

Tiếp nhận phiếu :” Giấy đề nghị rút TK/giấy tờ có
giá” kèm CMND từ KH


Bước 1
GDV
Bước 2
GDV

Lập chứng từ, nhập liệu hệ thống

Duyệt giao dịch và ký chứng từ
Bước 3
KSV
Thực hiện kiểm đếm và chi tiền
Bước 4
GDVQ
Bước 5

GDV

Hoàn tất GD và giao sổ cho KH

 Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
Người mở tài khoản được quyền rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn (đối với
loại hình huy động tiền gửi tiết kiệm được rút trước hạn). Ví dụ: không tham gia
chương trình rút thăm trúng thưởng thì khách hàng được rút vốn trước hạnsản phẩm tiết kiệm ưu việt, và việc định tính lãi đối với trường hợp rút tiền gửi
tiết kiệm trước hạn được xác định theo thể lệ sản phẩm do DAB quy định theo
từng thời điểm. .
Đối với loại hình tiết kiệm được rút trước hạn và theo thể lệ sản phẩm có
quy định được rút trước hạn một phần vốn thì khách hàng được rút một phần
vốn trước hạn một lần. Nếu lần thứ hai muốn rút trước hạn thì phải làm thủ tục
rút hết vốn và tất toán thẻ tiết kiệm. Điều này có nghĩa khách hàng có thể rút một
phần vốn ( chỉ được rút một lần) hoặc rút hết vốn
Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
Bước 1: GDV yêu cầu khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm xuất trình : Xuất
trình thẻ tiết kiệm, CMND. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ các giấy tờ
và chứng từ, GDV giải thích cho khách hàng hiểu rõ về việc rút tiền gửi tiết kiệm
trước hạn sẽ phải chịu áp dụng lãi suất không kỳ hạn (hiện này 1,2% ) điều này
có nghĩa khách hàng sẽ mất đi một khoản tiền lãi rất lớn cho khoảng thời gian
rút trước hạn. Việc này giúp GDV xác nhận lại nhu cầu rút tiền trước hạn của
khách hàng. Có thể có những khách hàng muốn rút tiền tiết kiệm trước hạn vì
nhu cầu cần thiết, cũng có thể nguyên nhân do khách hàng chưa hiểu rõ vể sản
phẩm tiết kiệm của ngân hàng. Sau đó GDV tiếp nhận , giấy rút tiền gửi tiết kiệm
có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại DAB


Bước 2: GDV nhập liệu vào hệ thống ,thực hiện tất toán sổ tiết kiệm( đối
với trường hợp rút hết vốn gốc) . Phần mềm hệ thống sẽ xuất ra số dư hiện có

của tài khoản tiết kiệm bao gồm cả gốc và lãi của sổ tiết kiệm. GDV sẽ tiến hành
tất toán sổ tiết kiệm cho khách hàng, căn cứ vào kỳ hạn GDV tính lãi cho khách
hàng. Sau khi đã tính lãi cộng thêm cả phần tiền gốc, GDV nhập liệu vào hệ thống,
lập chứng từ, ghi thông tin và số tiền khách hàng rút vào Giấy lĩnh tiền tiết
kiệm/Giấy tờ có giá, với số tiền bằng tiền gốc cộng lại
GDV kiểm tra lại chứng từ đã nhận của khách hàng bao gồm số tiền cần rút hay
chữ ký của KH đã đăng kí chữ kí mẫu theo quy định của DAB.
Bước 3: GDV chuyển chứng từ cho kiểm soát viên duyệt, KSV kiểm tra lại
yêu cầu rút tiền của KH đã hợp lệ hay chưa, số tiện mà GDV tất toán được đã
chính xác hay chưa. KSV thông qua chứng từ tiến hành đối chiếu thông tin mà
GDV nhập trên hệ thống máy tính. KSV sẽ kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của
thông tin. Sau khi kiểm tra đầy đủ, KSV ký tên, đóng dấu chuyển chứng từ cho
GDVQ
Bước 4: Chứng từ sẽ được chuyển qua thủ quỹ, thủ quỹ sẽ thực hiện kiểm
đếm và chi tiền.
Bước 5: Chứng từ sẽ được chuyển qua GDV cùng sổ tiết kiệm được đóng
dấu “ Không còn giá trị”. Chứng từ lưu trữ cẩn thận, đề phòng sổ tiết kiệm bị mất,
hay KH còn lưu giữ.
Chúng ta có thể xem qua sơ đồ sau:
Bước 1
GDV
Bước 2
GDV
Bước 3
KSV
Bước 4
GDVQ
Bước 5
GDV


Tiếp nhận phiếu :” Giấy đề nghị rút tiền TK/giấy tờ
có giá” CMND từ KH
Lập chứng từ, nhập liệu hệ thống

Ký duyệt GD và ký chứng từ

Thực hiện kiểm đếm và thu tiền

Hoàn tất GD và đóng dấu “Không còn giá trị” vào sổ
TK


2.2.3 Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Đông Á Chi
nhánh Thuận An- Bình Dương
2.2.3.1 Nguyên tắc và phương pháp tính lãi tiền gửi tiết kiệm:
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : tiền lãi được nhập vào vốn hàng
tháng vào ngày mở Thẻ tiết kiệm; tiền lãi được tính theo phương pháp tích số
dựa trên số ngày thực tế trong tháng. Lãi suất mặc nhiên áp dụng theo lãi suất
công bố của DAB và tiền lãi được tính theo thời gian thực gửi.
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiền lãi được tính theo phương pháp 30
EURO; trong đó lãi suất tháng được tính theo 30 ngày và lãi suất năm được tính
theo 360 ngày và lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn gửi, trừ trường hợp
thể lệ sản phẩm có quy định khác.
Phương pháp tính lãi 30-Euro:
Theo quy định DAB, DAB áp dụng phương pháp tính lãi 30-Euro, phương
pháp tính lãi này được áp dụng vào các công thức tính lãi của các sản phẩm tiết
kiệm và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn tại DAB.
Phương pháp 30-Euro : Là phương pháp tính lãi trên cơ sở 30 ngày trong một
tháng hay 360 ngày trong một năm. Nếu số ngày trong tháng nhỏ hơn 30 ngày
hay lớn hơn 30 ngày vẫn được xem là 30 ngày/tháng (tương tự đối với một năm

chỉ có 360 ngày),lãi được tính trên cơ sở :From date –To date
 From date: là ngày tài khoản bắt đầu được tính lãi. Trong tiết kiệm khái niệm
này được hiểu là ngày bắt đầu kỳ hạn hoặc là ngày bắt đầu tính lãi
To date : là ngày chương trình không tính lãi cho tài khoản được hiểu là ngày
đáo hạn hoặc ngày khách hàng rút cả vốn lẫn lãi.
 Cách tính số ngày lãi:
Số ngày lãi: được tính trên cơ sở From date-To date : đã nói ở trên. Để hiểu

From date( từ ngày)
-Nếu từ ngày >=30 của tháng: số ngày tính lãi trong một tháng là 1 ngày
+ Ngày mở tài khoản là 31/05: số ngày tính lãi trong tháng 5 là 1 ngày
+ Ngày mở tài khoản là 30/06: số ngày tính lãi trong tháng 6 là 1 ngày.
-Nếu từ ngày < 30 ngày của tháng:
+ Từ ngày là ngày 29/01: số ngày tính lãi là 30 ngày
+ Từ ngày là ngày 29/02/2004: số ngày tính lãi là 2 ngày trong tháng 2( năm
nhuận)
+ Từ ngày là ngày 28/02/2005 : Số ngày tính lãi là 3 ngày trong tháng 2 ( năm
không nhuận)
To date( đến ngày- ngày đáo hạn)
-Nếu đến ngày =30ngày, thì số ngày tính lãi trong một tháng là 29 ngày
+ Ngày mở tài khoản là 1/6 đến ngày 30 rút vốn trước hạn thì sẽ tính là 29 ngày.
-Nếu đến ngày là 31: số ngày tính lãi là 29 ngày trong tháng đó.
+ Ví dụ: ngày rút vốn trước hạn là 31/05, thì số ngày tính lãi trong than 5 là 29
ngày
-Nếu đến ngày <30: số ngày tính lãi = Đến ngày – 1
+ Ví dụ đến ngày là 29/5/05 thì số ngày tính lãi là 28 ngày
 Một số ví dụ cụ thể :
+ Từ ngày 30/05/2005, đến ngày 31/05/2005 => số ngày tính lãi là 0 ngày



+ Từ ngày 29/05/05 đến ngày 31/05/2005 => số ngày tính lãi là 1 ngày
+ Từ ngày 27/02/05 đến ngày 01/03/2005 => Số ngày tính lãi là 4 ngày
+ Từ gày 31/07/2005 đến ngày 30/08/05 => số ngày tính lãi là 30 ngày
Phương pháp tính lãi phải trả
Công thức tính lãi phải trả:( tính vào thời điểm khách hàng rút tiền)
Lãi phải trả = Lãi có – Lãi nợ
-Lãi có : Là số tiền lãi được tính theo lãi suất có kỳ hạn. Lãi có cũng là số lãi dự
chi cộng dồn do hệ thống máy tính và hạch toán hàng ngày.
-Lãi nợ : Là số tiền chênh lệch giữa lãi có kỳ hạn và lãi khách hàng được hưởng
khi rút trước hạn. Lãi nợ được chương trình tự động thu hồi từ tài khoản của
khách hàng về chi phí khi tài khoản có phát sinh rút vốn trước hạn
-Công thức tính lãi có và lãi nợ tổng quát:
Lãi có = Sô dư * lãi suất có kỳ hạn*Số ngày/360
Lãi nợ = Số vốn rút trước hạn * (LS kỳ hạn –LS KH được hưởng)* Số ngày
thực gửi/360

-Công thức tính lãi không kỳ hạn:
Lãi có = Sô dư * lãi suất có kỳ hạn*Số ngày/360

Lãi nợ = Số vốn rút trước hạn * (LS kỳ hạn –LS KH đượchưởng)* Số ngày
thực gửi /360
-Công thức tính lãi chiết khấu:
Lãi có = Sô dư * lãi suất có kỳ hạn*Số ngày/360
Lãi nợ = Số vốn rút trước hạn * LS Chiết khấu* Số ngày chiết khấu /360
 Số ngày chiết khấu ( Số ngày còn lại)= Số ngày của kỳ hạn-Số ngày gửi
 Lãi có: Tính từ ngày bắt đầu kỳ hạn đến ngày rút trước hạn theo lãi suất

kỳ hạn
Ví dụ : Ngày 01/12/2012 Khách hàng gửi 10 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng lãi đáo
hạn với lãi suất 8%/ năm.Vào ngày 01/01/2013 khách hàng rút toàn bộ vốn



trước hạn được hưởng lãi suất 2%/ năm. Số tiền lãi phải trả cho khách hàng
được tính như sau:
- Lãi có = 10.000.000* 30 ngày * 8%/360= 66.666,67 đ
- Lãi nợ = 10.000.000* 30 ngày * (8%-2%)/360= 50.000đ
- Lãi phải trả = Lãi có – Lãi nợ = 66.666,67 -50.000= 16.666,67 đ
Nếu khách hàng rút đúng hạn thì phần lãi nợ bằng 0. Lãi phải trả bằng lãi


 Phương thức tính lãi dự chi
Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ở Đông Á có kỳ hạn được cài đặt dự chi
theo định kỳ hàng ngày và ở cấp độ tài khoản. Lãi dự chi được chương trình
Flexcube tự động tính và hạch toán trong quá trình xử lý cuối ngày hoặc đầu
ngày (trường hợp tài khoản đáo hạn vào ngày nghỉ)
Công thức tính lãi dự chi: (khi khách hàng rút tiền trước hạn sẽ tính lãi dự
chi).
Lãi dự chi = số dư cuối ngày * lãi suất kỳ hạn /360 * số ngày tính dự chi
 Lãi suất được tính theo năm
Lãi dự chi của ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ) được tính theo quy tắc sau:
+ Ngày nghỉ là ngày cuối tháng: Lãi dự chi chỉ được tính vào ngày làm việc
cuối cùng trước ngày nghỉ
+ Ngày nghỉ là ngày đầu thàng : Lãi dự chi được tính vào ngày làm việc
đầu tiên sau ngày nghỉ.
+ Ngày chủ nhật: Lãi dự chi được tính vào cuối ngày thứ 7
Ví dụ:
Ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/05/2005 kéo dài từ 30/04 đến hết ngày 03/5 lãi dự chi
từ ngày 30/4 đến 03/05 được tính như sau:
+ Lãi dự chi ngày 30/04 được tính vào cuối tháng 29/04
+ Lãi dự chi ngày 1,2,3,5 được tính vào cuối ngày 04/05

Để hiểu rõ được phương pháp tính lãi của DAB-CN Thuận An, chúng ta sẽ xem xét
ví dụ cụ thể sau đây
Mẫu sổ tiết kiệm thực tế sau
Khách hàng :Đặng Minh.P
Ngày mở sổ tiết kiệm : 13/10/2012 Ngày đáo hạn 13/12/2012
Lãi suất : 0,74833%/ tháng
ĐVT: VND
N0 : 042-00903942001
S Ngày
T
T

Loại
NV

Số tiền

Số dư cuối

GDV

KS


1
2
3
3
4
5


13/10/2012
30/12/2012
28/02/2013
21/02/2013
21/02/2013
21/02/2013

PIN
INP
INP
EXA
INP
ACC

***30,000,000***
***449,000***
***456,735***
***46,873***
***54,085***
***30,912,945**

30,000,000
30,449,000
30,905,735
30,858,860
30,912,945
0

Vào ngày 13/10/2012 khách hàng Minh Phụng gửi 30,000,000 VND vào sổ

tiết kiệm 21/02/2013 khách hàng muốn tất toán sổ. Ngân hàng tính lãi cho
khách hàng như sau:
+ Đến ngày 30/12/2012 số lãi mà khách hàng nhận được:ngân hàng sẽ tính cho
hai tháng là 60 ngày( dự chi thực hiện vào ngày cuối tháng)
Lãi năm 0,74833% * 12 =8,98% /năm
Số lãi 60 ngày: 8,98% /360 * 30,000,000d * 60 = 449,000d
+Đến ngày 28/02/2013:
Lãi suất tăng lên 0,75% * 12= 9%/ năm
Số lãi 60 ngày 9%/360 *30,449,000 =456,735d (lãi có)
số dư cuối là 30,905,735
+ Đến ngày 21/02/2013 Khách hàng muốn rút tiền trước hạn :
Khách hàng lúc này đã gửi được
Lãi nợ = 30,905,735 * (21-13-1)*9%/360 =54,085d
Lãi có= 30,905,735*(21-13-1)* (9%-1,2%)= 46,873d
 Lãi phải trả = Lãi nợ - lãi có = 54,085 -45,873d = 7212d
2.2.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng của DAB:
Hệ thống tài khoản cùa ngân hàng Đông Á được xây dựng phù hợp với kế
toán hiện hành của ngân hàng nhà nước, là hệ thống tài khoản được sử dụng
trong toàn bộ hệ thống nội bộ của ngân hàng Đông Á.
Trước tiên theo DAB, Tài khoản kế toán (hay còn gọi là GL):là các tài
khoản mang nhiều đặc tính khác nhau, thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có thể tổng hợp, duy trì số dư và doanh số hiện có của tất cả các loại tài khoản kế
toán tại ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cho phép truy cập số dư tức thời cũng như
các phát sinh liên quan đến toàn bộ GL trong toàn hệ thống Hệ thống tài khoản
kế toán DAB sử dụng độc lập với tài khoản của ngân hàng nhà nước. Trong hệ
thống tài khoản GL gồm các GL: GL nội bộ-Internal GL (có thể hạch toán trực
tiếp, hạch toán đa tiền tệ), GL khách hàng- custome GL ( không thể hạch toán
trực tiếp, chỉ hạch toán lên account). Trong đó
Head GL: là GL đứng ở vị trí trên cùng trong hệ thống tài khoản, nó không
phụ thuộc vào các GL khác,chỉ có các GL khác bảo báo cáo đến nó mà thôi.

Node GL : là GL cấp trung gian (I, II, III) được các GL khác báo cáo đến nó
và ngược lại.
Leaf Gl: là GL cấp cuối cùng, chỉ có nó báo cáo đến các GL cấp trên và
không có bất kỳ một GL nào được báo cáo đến nó
Một GL trong FLEXCUBE có cấu trúc như sau:


×