Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hay môn GDCD lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.17 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững đều phải có
những chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp. Đối với nước ta điều này
càng trở nên quan trọng và cấp thiết bởi chúng ta đang có những bước chuyển
mình để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình dân số của nước ta hiện nay
với mật độ dân số cao, tốc độ gia tăng nhanh, phân bố không đồng đều đã gây sức
ép đến hàng loạt vấn đề xã hội, đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giải quyết
việc làm nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Bản thân tôi là một
giáo viên bộ môn GDCD ( giáo dục công dân) đã ý thức được vấn đề nêu trên và
luôn cố gắng tìm ra những phương pháp sư phạm phù hợp nhất để giảng dạy tốt bài
“Chính sách dân số và giải quyết việc làm” – GDCD 11. Ý thức đó, cố gắng đó là
lí do đầu tiên để tôi chọn và nghiên cứu đề tài này.
Bộ môn GDCD mặc dù rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đức, lối
sống, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giáo dục ý
thức trách nhiệm của học sinh với đất nước ….Song đây lại là một môn học phụ,
không phải là môn thi các kì thi tốt nghiệp THPT, thi vào các trường ĐH, CĐ và
THCN, chính vì thế việc học sinh tỏ ra xem nhẹ thậm chí coi thường việc học bộ
môn diễn ra khá phổ biến ở các trường THPT. Từ đặc điểm chung của bộ môn với
những kiến thức tương đối khô cộng với tư tưởng nêu trên của học sinh là một khó
khăn không nhỏ của giáo viên trong công tác giảng dạy GDCD ở trường THPT nói
chung, giảng dạy bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” nói riêng. Là một
giáo viên trẻ, giảng dạy môn học phụ nên tôi đã nắm bắt được những khó khăn
trên. Việc suy nghĩ để khắc phục những khó khăn đó để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình chính là một lí do nữa để người viết thực hiện đề tài : Sử dụng biểu đồ, hình
ảnh để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc
làm”

II.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của đề tài là: Tìm ra phương án hiệu quả của việc ứng dụng
này vào giảng dạy bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” (GDCD 11).



III.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT lớp 11 trường THPT Yên
Định2.

IV.Giới hạn của đề tài:

- 1 -


Đề tài tập chung vào nghiên cứu tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong giới hạn
bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm”.

V.Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
1. Sử dụng biểu đồ, hình ảnh có tác dụng thế nào trong giảng dạy và học tập
nói chung, trong bộ môn GDCD nói riêng?
3. Sử dụng biểu đồ, hình ảnh như thế nào để dạy tốt hơn bài “Chính sách dân
số và giải quyết việc làm”?

VI.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này người viết đã vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu đó là:
+ Phân tích, tổng hợp ( phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết
quả đạt được…)
+ Phương pháp quan sát ( trong quá trình giáo dục của giáo viên và học tập
của học sinh …)
+ Phương pháp điều tra, đánh giá (điều tra mức độ tiếp thu, hứng thú học tập
và kết quả của học sinh sau bài dạy…..)
+ Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí , giáo dục học có liên quan

đến đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn ( lấy ý kiến học sinh, giáo viên, phụ
huynh…)
+ Phương pháp thực nghiệm ( áp dụng cụ thể với tập thể học sinh, đối tượng
học sinh ….)

VII.Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2013- 2014.

B. NỘI DUNG
- 2 -


I. Cơ sở lí luận:
1.Cơ sở triết học:
Lênin nói rằng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự
nhận thức thực tiễn khách quan”. Luận điểm triết học này của Lênin chỉ ra rằng
trực quan sinh động và tư duy tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
trong quá trình nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức.
Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh là một hoặc nhiều chu trình
của quá trình nhận thức thực tiễn khách quan đó. Quá trình học tập của học sinh có
đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn hay không phụ thuộc vào việc giải quyết các
bước của quá trình nhận thức như thế nào, người giáo viên có vai trò không nhỏ
trong việc hiện thực hoá những chu trình nhận thức của học sinh. Cụ thể hơn trước
khi để học sinh có những nhận thức về lí tính thì giáo viên cần giúp học sinh có
được thật nhanh, thật nhiều những nhận thức về cảm tính. Đối với từng tiết học cụ
thể ta có thể nhận thấy rằng những hình ảnh trực tiếp, những số liệu thống kê,
thông tin từ thực tế…sẽ tác động rất nhanh đến sự nhận thức cảm tính đó của học

sinh. Sử dụng CNTT chính là sử dụng những phương tiện dạy học phù hợp nhất để
giúp quá trình nhận thức cảm tính của học sinh diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

2.Cơ sở tâm lí học:
Tâm lí học lứa tuổi nhận định rằng lứa tuổi học sinh THPT thích tìm tòi
khám phá những điều mới lạ, thích thể hiện năng lực bản thân bên cạnh đó hoạt
động của học sinh ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò xã hội và hứng
thú xã hội của học sinh không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi
cả về chất và lượng. Chính vì thế để giúp cho việc học bộ môn GDCD nói chung,
học bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm ” – GDCD 11 nói riêng của HS
đạt hiệu quả tốt nhất giáo viên cần phải nêu bật lên được vai trò xã hội của học sinh
trước những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời phải tạo được hứng thú
cho học sinh để các em hiểu ra rằng nếu mình có ý thức hơn, hiểu biết hơn sẽ góp
phần trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ấy ( ví dụ như vấn đề về dân số và giải
quyết việc làm). Sự hứng thú xã hội ấy sẽ dễ dàng đạt được nếu học sinh trực tiếp
quan sát, lắng nghe và suy nghĩ. Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT sẽ giúp học
sinh nắm bắt vấn đề nhanh hơn, tác động đến ý thức trách nhiệm của học sinh từ
đó dẫn đến hiệu quả của bài học tốt hơn.

3.Cơ sở giáo dục học:
Ngày nay đổi mới phương pháp dạy và học kết hợp với việc ứng dụng CNTT
không còn là một việc nên làm nữa mà đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc đối với
mỗi giáo viên, mỗi học sinh. Cách dạy học theo lối truyền thống (thầy đọc, trò
chép), bảng đen, phấn trắng luôn đồng hành cùng các thầy cô trên các tiết dạy học

- 3 -


đã trở nên lỗi thời, ít phù hợp với thực tiễn. Hiệu quả tất yếu của việc đổi mới
phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT không phải là một khẳng định thiếu cơ

sở, điều này đã được minh chứng rõ nét nhất trong công tác giáo dục của các nước
phát triển ( Singapo, Mỹ, Nhật….), đã được minh chứng ngay ở nước ta ( hiệu quả
công tác GD bây giờ so với trước kia).
Xuất phát từ sự hiệu quả cũng như nhiệm vụ đó để làm tốt công tác giảng dạy
của mình người giáo viên cần không ngừng học hỏi, tiếp cận nhanh những ứng
dụng mới mà CNTT mang lại, chọn lọc những ứng dụng đó để áp dụng vào quá
trình dạy học của mình. Làm được điều đó chắc chắn kết quả chuyên môn của giáo
và kết quả học tập sẽ tốt hơn.

II. Thực trạng của đề tài.
Trong quá trình giảng dạy bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” tôi
đã thực hiện giảng dạy theo phương pháp đổi mới ở nhiều lớp, cụ thể là các
phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp
thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề… Mặc dù có nhiều sự
cố gắng trong đổi mới phương pháp giảng dạy xong tôi nhận thấy rằng bài dạy này
với khối lượng kiến thức lớn, số liệu thống kê thay đổi thường xuyên ( ví dụ như số
liệu về dân số, về việc làm), kiến thức sách giáo khoa trình bày tương đối áp đặt
cho học sinh vì vậy tình trạng các tiết dạy rất dễ không truyền tải hết nội dung bài
hoặc học sinh không nắm kỹ bài, thái độ thiếu tích cực rất dễ xảy ra. Điều này đã
tạo khó khăn, áp lực cho cả giáo viên và học sinh khi dạy và học bài “ Chính sách
dân số và giải quyết việc làm”
Bên cạnh những khó khăn đó khi thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận
lợi như: Ngày nay với sự bùng nổ CNTT mà Việt Nam là một trong những nước có
sự tiến bộ mạnh mẽ nhất trong việc tiếp thu và ứng dụng CNTT. Trong những năm
gần đây CNTT luôn được ngành giáo dục quan tâm để đưa vào ứng dụng trong dạy
và học ở tất cả các môn học. Đối với bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc
làm” mặc dù số liệu thống kê thường xuyên thay đổi, xong lại dễ dàng cập nhật
thông qua mạng Internet. Các hình ảnh trực quan có nhiều tác động đến suy nghĩ,
thái độ của học sinh cũng dễ dàng tìm thấy nếu giáo viên biết cách tiếp cận và sử
dụng kho tài nguyên trên mạng Internet. Đây chính là những thuận lợi không nhỏ

cho các giáo viên nói chung, bản thân tôi nói riêng.

III. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Đánh giá được vai trò, tác dụng lớn mà CNTT nói chung, sử dụng biểu đồ hình
ảnh thông qua các ứng dụng của CNTT nói riêng mang lại khi áp dụng vào dạy
học, tôi quyết định cần phải làm mới các tiết dạy bằng cách trực tiếp áp dụng
CNTT thông qua sử dụng biểu đồ, hình ảnh vào dạy học. Cụ thể hơn là ứng dụng
CNTT và kết hợp hài hoà các phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề, phương

- 4 -


pháp trực quan, thảo luận nhóm. Sau một thời gian thực hiện tôi rút ra được những
kết quả khác nhau từ hai phương án dạy học, cụ thể như sau:

1. Phương án 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng không
trực tiếp ứng dụng CNTT.
Bài dạy “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” được thực hiện bằng
phương án 1 thể hiện dưới đây:
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh nắm vững được tình hình phát triển dân số và giải quyết việc làm
ở nước ta từ đó hiểu được mục tiêu, phương hướng của chính sách dân số và giải
quyết việc làm.
Hiểu được trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết
việc làm.
2. Về kĩ năng:
Học sinh biết phân tích quy mô dân số lớn, tốc độ dân số tăng cao, chất lượng
dân số thấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất
lượng cuộc sống, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm.

3. Về thái độ:
Ủng hộ, chấp hành chính sách dân số và giải quyết việc làm của Đảng và nhà
nước, tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình và địa phương cùng thực
hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, các số liệu thống kê cần thiết
Trò: Sách giáo khoa.
III. Phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy học :
1. Phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện: Sơ đồ, hình ảnh, số liệu, SGK GDCD 11….
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1: Đàm thoại
1.Chính sách dân số:
Mục tiêu: Học sinh hiểu được a. Tình hình dân số ở nước ta hiện nay.
tình hình dân số, mục tiêu và + Quy mô dân số lớn ( đứng thứ 13 trên
phương hướng chính sách dân thế giới)
số.
+ Tốc độ gia tăng nhanh.
Cách tiến hành:
+ Mật độ dân số cao.
+ Phân bố chưa hợp lí.
GV: Nêu câu hỏi:
Dẫn đến ảnh hưởng của vấn đề dân số:

- 5 -



1. Đánh giá tình hình dân số
ở nước ta hiện nay? (quy
mô, tốc độ….)
2. Tác động của vấn đề dân
số với đời sống xã hội?
3. Mục tiêu và phương
hướng của chính sách dân
số là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Kết luận, chốt lại kiến thức
trọng tâm (SGK)

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu:
HS hiểu được tình hình việc
làm, mục tiêu phương hướng và
chính sách giải quyết việc làm ở
nước ta hiện nay:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm,
nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ cho
HS (thời gian thảo luận 5’):
1. Em có nhận xét gì về tình
hình việc làm ở nước ta hiện
nay?
2. Tại sao vấn đề thiếu việc làm
vẫn là bức xúc ở cả thành thị và
nông thôn?
3. Hậu quả của thất nghiệp?

4. Mục tiêu và phương hướng
của chính sách giải quyết việc
làm.

- 6 -

Gây sức ép đến hàng loạt các vấn đề xã
hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội
b. Mục tiêu và phương hướng của chính
sách dân số.
+Mục tiêu
-Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số,
phân bố dân cư hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân sô.
+ Phương hướng:
- Tăng cường công tác lãnh đạo của nhà
nước về dân số.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên
truyền giáo dục.
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân
về vai trò của gia đình, bình đẳng giới,
sức khỏe sinh sản.
- Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ
các nguồn lực trong và ngoài nước, thực
hiện xã hội hóa công tác dân số.
2. Chính sách giải quyết việc làm.
a. Tình hình việc làm ở nước ta
+ Thiếu việc làm ở cả thành thị và nông
thôn.

+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp…
Dẫn đến việc gây ra hậu quả lớn đối với
sự phát triển kinh tế xã hội, hạn chế khai
thác, sử dụng nguồn nhân lực, gây sức
ép đến hàng loạt vấn đề xã hội….
b. Mục tiêu và phương hướng của chính
sách giải quyết việc làm.
+Mục tiêu:
- Tập trung giải quyết việc làm ở cả
thành thị và nông thôn.
- Mở rộng thị trường lao động.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỉ lệ lao động đã trãi qua đào tạo.
+ Phương hướng:
- Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất
dịch vụ.


HS:
+ Đại diện các nhóm trả lời.
+ Các nhóm khác bổ sung, nhận
xét.

- Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự
do hành nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

GV: Kết luận, chốt lại kiến thức
trọng tâm (SGK)

HS: Tiếp thu, lĩnh hội kiến thức.
Hoạt động 3: Đàm thoại.
Cách tiến hành
GV nêu câu hỏi:
Với tư cách là một công dân,
một học sinh đang ngồi trong
ghế nhà trường em phải làm gì
để thực hiện chính sách dân số
và việc làm?

3. Trách nhiệm của công dân đối với
chính sách dân số và giải quyết việc
làm.
- Tin tưởng chấp hành chính sách dân số
và giải quyết việc làm.
- Đâú tranh chống lại những hành vi vi
phạm chính sách dân số và giải quyết
việc làm.
- Có ý thức vươn lên trong học tập.

4. Củng cố và luyện tập.
GV : Chốt lại kiến thức trọng tâm và cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
Câu1: Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng.
A. Thừa lao động, khó giải quyết việc làm.
B. Mức sống thấp, bệnh tật nhiều.
C. Các tệ nạn xã hội gia tăng.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Kế hoạch hoá gia đình hiện nay ở nước ta nhằm:
A. Hạn chế số con.
B. Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho gia đình.

C. Tạo khoảng cách sinh con hợp lí.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta có ý nghĩa.
A. Phát huy được tiềm năng lao động.
B. Giúp người lao động có thu nhập, cải thiện đời sống.
C. Góp phần ổn định đời sống xã hội.
D. Cả A, B và C.
Trả lời : Đáp án đúng là D

- 7 -


5. Hoạt động nối tiếp
GV dặn học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK và chuẩn bị đọc trước
bài 12 “ Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
6. Nhận xét, đánh giá tiết học

2.Phương án 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy và trực tiếp
ứng dụng CNTT.
Đối với phương án 2 tôi đã trực tiếp sử dụng ứng dụng CNTT bằng cách: Khai
thác tài nguyên trên mạng Internet, sử dụng giáo án điện tử, dùng phần mềm trình
chiếu PowerPoint để chèn hình ảnh, âm thanh, phim vào bài giảng, sử dụng máy
chiếu đa năng trong tiết dạy… Cụ thể được tiến hành như sau.
I/ Mục tiêu
1. Về kiến thức ; 2. Về kĩ năng; 3. Về thái độ:
( giống phương án 1)
II. Chuẩn bị:
Thầy:
+ Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học cho học sinh.
+Tải tư liệu ( hình ảnh, nhạc, phim, biểu đồ ….) từ Internet , soạn giáo án điện

tử và chuẩn bị thêm các số liệu thống kê cần thiết khác.
Trò: Tìm hiểu, thống kê một số số liệu ( VD mật độ dân số của thôn, xã trong
một số năm gần đây, số lượng thanh niên ở địa phương có việc làm ổn định)
III. Phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp giảng dạy:
Trực quan kết hợp đàm thoại giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.
3. Phương tiện dạy học: Sơ đồ, hình ảnh, số liệu, sách giáo khoa….
Minh hoạ 1: Một số hình ảnh về tình trạng bùng nổ dân số và tình trạng thất
nghiệp:

- 8 -


Dân số tăng nhanh kéo theo hàng loạt vấn đề về giao thông, xây dựng cơ sơ hạ tâng

Trái đất sẽ ngày càng nhỏ bé với tốc độ gia tăng dân số thế giới chóng mặt
nh hiện nay.

- 9 -


Liệu tất cả các sinh viên này ra

Cảnh thanh niên Việt Nam chờ việc làm
trờng sẽ có việc làm?

Tôi cần việc! Hãy cho tôi việc làm!
Minh ho 2: Mt s hỡnh nh v hu qu ca s bựng n dõn s.

- 10 -



Dân số tăng dẫn đến ô nhiễm môi trường

Dân số tăng kéo theo nhiều vấn đề xã hội: nghèo đói, bệnh tật….
Minh hoạ 3: Tình trạng thất nghiệp kéo theo các tệ nạn xã hội

Minh họa 4: Vi deo về tình hình thất nghiệp
Tải từ Internet theo link: />
- 11 -


IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động1: Giới thiệu bài qua
hình ảnh ( phim tư liệu, bài hát…)
GV: Trình chiếu hình ảnh, giới
thiệu bài mới. ( minh họa 1)
HS: Quan sát, hình dung vấn đề.
Hoạt động2: Đàm thoại giải quyết
vấn đề.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được tình
hình dân số, mục tiêu và phương
hướng chính sách dân số.
GV: Chiếu biểu đồ 1 lên máy chiếu
cho học sinh quan sát và trả lời câu
hỏi:

Em có nhận xét gì về tình hình dân
số qua biểu đồ sau?
Biêủ đồ 1 ( Hình 1)
GV nêu câu hỏi:
Với tình hình dân số trên gây sức
ép như thế nào với sự phát triển
kinh tế xã hội?
HS : Trả lời
GV: Kết luận bằng việc chiếu sơ đồ
cho học sinh theo dõi.
Sơ đồ 1 ( Hình 2)
GV nêu câu hỏi
Em hãy nêu mục tiêu của chính
sách dân số?
HS: Trả lời
GV: Kết luận bằng việc chiếu sơ đồ
cho học sinh theo dõi.
Sơ đồ 2 ( Hình 3)
GV nêu câu hỏi:

- 12 -

Nội dung
1.Chính sách dân số:
a. Tình hình dân số ở nước ta hiện
nay.
+ Quy mô dân số lớn ( đứng thứ 13
trên thế giới, dân số Việt Nam năm
2010 vào khoảng 89 triệu người)
+ Tốc độ gia tăng nhanh.

+ Mật độ dân số cao.
+ Phân bố chưa hợp lí.
Dẫn đến ảnh hưởng của vấn đề dân
số: Gây sức ép đến hàng loạt các vấn
đề xã hội, kìm hãm sự phát triển
kinh tế xã hội

b. Mục tiêu và phương hướng của
chính sách dân số.
+Mục tiêu:
-Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân
số.
- Ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân
số, phân bố dân cư hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân sô.
+ Phương hướng:
- Tăng cường công tác lãnh đạo của
nhà nước về dân số.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên
truyền giáo dục.
- Nâng cao sự hiểu biết của người


Để thực hiện được những mục tiêu
trên thì nhà nước cần đề ra những
phương hướng nào?
HS: Trả lời
GV: Kết luận bằng việc chiếu sơ đồ
cho học sinh theo dõi.
Sơ đồ 3 ( Hình 4)


dân về vai trò của gia đình, bình
đẳng giới, sức khỏe sinh sản.
- Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh
thủ các nguồn lực trong và ngoài
nước, thực hiện xã hội hóa công tác
dân số.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:
HS hiểu được tình hình việc làm ở
nước ta hiện nay, mục tiêu phương
hướng và chính sách giải quyết
việc làm :

2. Chính sách giải quyết việc làm.
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện
nay.
+ Thiếu việc làm ở cả thành thị và
nông thôn.
+ Chất lượng nguồn nhân lực thấp…
Dẫn đến việc gây ra hậu quả lớn đối
với sự phát triển kinh tế xã hội, hạn
chế khai thác, sử dụng nguồn nhân
lực, gây sức ép đến hàng loạt vấn đề
xã hội….

GV: Trình chiếu cho học sinh quan
sát hình ảnh về tình trạng thiếu việc
làm ( minh họa 3); chiếu biểu đồ

2, 3; Cho học sinh xem video về
tình hình thiếu việc làm ( minh họa
4) sau đó nêu câu hỏi cho học sinh
thảo luận nhóm ( 4 nhóm).
Biểu đồ 2( Hình 5).
Nhóm 1: Qua biểu đồ em có nhận
xét gì về tình hình việc làm ở nước
ta hiện nay?
Nhóm 2: Tại sao vấn đề thiếu việc
làm vẫn là bức xúc ở cả thành thị
và nông thôn?
Nhóm 3: Hậu quả của thất nghiệp?
Nhóm 4: Mục tiêu và phương
hướng của chính sách giải quyết
việc làm.

b. Mục tiêu và phương hướng của
chính sách giải quyết việc làm.
+Mục tiêu:
- Tập trung giải quyết việc làm ở cả
thành thị và nông thôn.
- Mở rộng thị trường lao động.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỉ lệ lao động đã trãi qua đào
tạo.

+ Phương hướng:
- Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản
HS các nhóm cử đại diện trả lời, xuất dịch vụ.
các nhóm khác bổ sung.

GV: Nhận xét , kết luận và chiếu - Khuyến khích làm giàu hợp pháp,
nội dung lên máy cho HS theo dõi tự do hành nghề.
hình ảnh về tình trạng thất nghiệp.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

- 13 -


- S dng cú hiu qu ngun vn.
Hot ng 3: m thoi gii quyt
vn .
GV nờu cõu hi:
Vi t cỏch l mt cụng dõn, mt
hc sinh ang ngi trong gh nh
trng em phi lm gỡ thc hin
chớnh sỏch dõn s v vic lm?
HS: Tr li
GV: Nhn xột, cht li vn .

3. Trỏch nhim ca cụng dõn i
vi chớnh sỏch dõn s v gii quyt
vic lm.
- Tin tng chp hnh chớnh sỏch
dõn s v gii quyt vic lm.
- õỳ tranh chng li nhng hnh vi
vi phm chớnh sỏch dõn s v gii
quyt vic lm.
- Cú ý thc vn lờn trong hc tp.

4. Củng cố và luyện tập.

GV chiếu câu hỏi trắc nhiệm cho học sinh trả lời ( nội dung câu hỏi giống phơng
pháp 1):
5. Hot ng ni tip
GV dn hc sinh v nh hc bi c, lm bi tp trong SGK v chun b c
trc bi 12 Chớnh sỏch ti nguyờn v bo v mụi trng.
6. Nhn xột, ỏnh giỏ tit hc
Minh hoạ 5: Sơ đồ, biểu đồ đợc sử dụng trong phơng án 2.
Hình 1: Biểu đồ về việc tăng dân số cả nớc từ năm 1954 đến năm 2003

Kỡm
hóm s
phỏt
Hỡnh 2: S 1 ( nh hng dõn s i vi cỏc vn xó hi)
trin
kinh t
xó hi
- 14 -


Quy mô
dân số
lớn, gia
tăng
dân số
nhanh

Sức ép

Mức sống
Việc làm

Giáo dục

Y tế
Tài nguyền
Hình 3: Sơ đồ 2 ( Mục tiêu và phương hướng của chính sách dân số)
Giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số
Mục tiêu
của chính
sách dân số

Ổn định quy mô cơ cấu dân số
Phân bố dân cư hợp lí
Nâng cao chất lượng dân số

Hình 4: Sơ đồ 3 (Phương hướng cơ bản của chính sách dân số)
Tăng cường sự quản lí của nhà nước về dân số
Phương
hướng cơ
bản của
chính sách
dân số

Phát triển truyền thông dân số
Giáo dục dân số,sức khỏe sinh sản
§Çu t cho d©n sè vµ hîp t¸c quèc tÕ vÒ d©n sè

Hình 5: Biểu đồ 2 ( Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị nước ta)
%
7
6

5
4

- 15 -

5,9

6,4

5,8

5,3


3
2
1

1996

2000

2003

2005

N¨m

IV. Kết quả thực nghiệm của đề tài.
1. Trước khi chưa thay đổi cách dạy của bài tôi đã gặp khó khăn sau trong

việc giảng dạy:
- Với đặc thù của bài học khối lượng kiến thức nhiều, nội dung mới khô, khó,
dài…nên giáo viên khó dạy, học sinh khó học. Năng lực học của học sinh trong
một lớp không đồng đều hơn nữa chỉ được trình bày trong khoảng thời gian một
tiết nên rất khó khăn cho giáo viên và học sinh, gây nên áp lực lớn đối với cả hai
phía. Trong khoảng hai năm dạy bài “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm”
khi chưa thay đổi phương pháp giảng dạy tôi luôn có tâm lí rất căng thẳng nặng nề
vì rất dễ dẫn đến tình trạng hết giờ nhưng chưa hết bài hoặc có hiện tượng đẩy kiến
thức đi rất nhanh cho kịp thời gian (thường gặp phải ở phần 2: Chính sách giải
quyết việc làm) dẫn đến học sinh bị nhồi nhét kiến thức, không tiếp thu được hết
kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt.
- Giáo viên không đủ thời gian để củng cố kiến thức, không thể khắc sâu kiến
thức cơ bản để học sinh nắm vững.
- Kết quả lớp có nhiều học sinh không hiểu bài, cảm thấy tiết học rất nặng nề,
không gây hứng thú đối với học sinh
2. Sau khi thay đổi phương pháp dạy:
- Đã khắc phục được nhược điểm nêu trên.
- Giáo viên lên lớp với tâm lí thoải mái, tự tin hơn trong việc giảng dạy, truyền
đạt kiến thức tới học sinh.
- Học sinh tiếp thu nội dung kiến thức của bài tốt hơn, lớp học đã trở nên sôi
nổi, học sinh có cảm xúc yêu thích hơn khi được học bài này. Ngoài kiến thức
trong sách giáo khoa, học sinh đã được trang bị những kiến thức mới thông qua các
số liệu thống kê khi được trình chiếu.
3. Kết quả cụ được thống kê.
Lớp 11A1, 11A2 học theo phương án 1.
Kết quả: 60% HS tiếp thu được bài, 40 % HS không tiếp thu được bài.
Lớp 11A3, 11A4, 11A5, 11A6 học theo phương pháp 2.
Kết quả: - 100% HS thấy thoải mái
a. 100% có cảm giác tiết học hấp dẫn, thích học
b. 95% HS tiếp thu bài tốt.

4.
Kết quả bài kiểm tra:

- 16 -


Phương án

Lớp

Sĩ số
SL

thực hiện

1
2

5.

Giỏi

11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6

45

45
47
46
46
46

1
3
19
18
16
15

Khá
%

2.22
6.66
40.42
39.13
34.78
32.61

SL
33
32
27
28
28
27


%
73.33
71.11
57.44
60.86
60.86
58.69

Trung bình
SL
%
11
10
0
1
2
3

24.44
22.22
0
2.17
4.34
6.52

Qua trò chuyện, thăm dò, phỏng vấn.

+ 100% HS lớp 11A3, 11A4, 11A5, 11A6 được hỏi có hứng thú học.
+ Hầu hết đều hiểu bài, nắm được nội dung kiến thức cơ bản của bài học.


C. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Việc sử dụng biểu đồ, hình ảnh vào dạy học đã mang đến kết quả tích cực hơn
cho học sinh. Nếu biết sử dụng biểu đồ, hình ảnh và sử dụng phương pháp dạy học
phù hợp giáo viên sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, khối lượng kiến
thức nhiều hơn. Đối với bài dạy “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” đây là
một bài dạy đóng vai trò quan trọng trong việc nêu cao hiểu biết và ý thức trách
nhiệm của học sinh về một trong những chính sách quan trọng nhất của đất nước.
Với khối lượng kiến thức nhiều, số liệu thống kê thay đổi nhanh thì việc cập nhật
thông tin, hình ảnh, tư liệu đến người học càng cần thiết hơn, giáo viên áp dụng
trực tiếp vào bài dạy chắc chắn sẽ đem lại kết quả dạy và học tích cực.
Để sử dụng biểu đồ, hình ảnh vào dạy học bộ môn GDCD và để đề tài được áp
dụng nhiều hơn, có hiệu quả hơn vào quá trình dạy học tôi rất mong muốn nhận
được sự quan tâm dành cho bộ môn nhiều hơn của nhà trường, của các cấp quản lý
giáo dục. Bên cạnh đó tôi rất muốn sở GD và ĐT Thanh Hóa mở nhiều lớp tập
huấn trong dạy học môn GDCD để tôi có cơ hội được học hỏi, được tiếp thu, được
áp dụng. Đó cũng là cơ sở quan trọng để tôi đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và
hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT, sử dụng biểu
đồ, hình ảnh trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên không chỉ không ngừng học hỏi,

- 17 -


nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT mà cần phải thường xuyên cập nhật, tìm hiểu
thông tin. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới thực hiện công tác giảng dạy được
một thời gian chưa nhiều, xong với may mắn được tiếp thu một số kiến thức cơ bản
về tin học tôi đã cố gắng vận dụng sự hiểu biết của mình áp dụng trong công tác
giảng dạy. Sau một thời gian áp dụng vào thực tế, cùng với sự nghiên cứu tài liệu,
sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi đã thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố

gắng xong thiếu xót của đề tài là không thể tránh khỏi. Tôi mong muốn được lắng
nghe, được tiếp thu những ý kiến nhận xét, góp ý quý báu của các bạn đồng
nghiệp, các thầy cô giáo. Sự nhận xét đó, góp ý đó sẽ giúp tôi hoàn thiện đề tài này
tốt hơn, từ đó giúp tôi thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy của mình.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15/5/2014
CAM KẾT KHÔNG COPY

Phô lôc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01.Sách giáo khoa GDCD lớp 11.
02.Sách giáo viên GDCD lớp 11.
03. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
04. Giáo trình triết học Mác – Lê Nin.
05. Giáo trình tin học phổ thông.
06. Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại (GS. Dương Thiệu
Tống)

- 18 -


MỤC LỤC
Phần
A. Mở đầu

B. Nội dung


- 19 -

Mục
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
IV. Giới hạn của đề tài
V. Nhiệm vụ của đề tài
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Thời gian nghiên cứu
I. Cơ sở lí 1.Cơ sở triết học
luận
2.Cơ sở tâm lí
3.Cơ sở giáo dục
II. Thực trạng của đề tài
III. Các
1. Phương án 1:
biện pháp Đổi mới PPDH nhưng không
giải quyết trực tiếp ứng dụng CNTT
vấn đề

Trang
1
2
2
2
2
2
2
3

3
4
4
5-8


2. Phương án 2:
Đổi mới PPDH và trực tiếp
ứng dụng CNTT
IV. Kết quả thực nghiệm của đề tài
C. Kết luận – Kiến nghị

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

8 - 16

16-17
18
19

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

- 20 -


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

- 21 -



×