Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÂN TÍCH ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.14 KB, 3 trang )

Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử I. Tác giả: Hàn Mặc Tử là hiện tượng thơ kì lạ nhất của phong trào Thơ mới. Ông cũng là nhà thơ đứng đầu
trường phái thơ Điên loạn. Hồn thơ ông luôn quằn quại, đau đớn, giằng xé giữa linh hồn và thể xác.
- Vũ Quần Phương: “Thơ Hàn Mặc Tử thường có những bước nhảy vọt về ý. Ý nọ cách ý kia một khoảng rất
lớn. Có lúc ngỡ như không liên hệ gì với nhau… Nhưng nét đặc sắc của Hàn Mặc Tử cũng là ở đấy. Những
ý thơ rất xa nhau về ý nghĩa hóa ra lại vẫn có chỗ liền nhau, ấy là ở trạng thái cảm xúc”
II. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
Khi còn làm ở Sở Đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đem lòng thầm yêu trộm nhớ một cô gái tên là Hoàng
Thị Kim Cúc. Một thời gian sau ông vào Sài Gòn làm báo. Đồng thời gian đó, Hoàng Cúc đã theo cha về Vĩ
Dạ (Huế). Khi Hàn Mặc Tử trở lại, không thấy bóng người thương:
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ
Khoảng năm 1937, Hàn Mặc Tử lâm bệnh trọng. Hoàng Tùng Ngâm là bạn của Hàn Mặc Tử, cũng là em họ
của Hoàng Kim Cúc, đã khuyên Hoàng Cúc viết thư để an ủi một tâm hồn. Nhưng thay vì viết thư, Hoàng
Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu thiếp: “Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái
chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng (hay ánh mặt trời) chiếu xuống nước…” (Trích thư của Hoàng
Thị Kim Cúc gửi Quách Tấn, đề ngày 15-4-1971). Nhận được tấm bưu ảnh trong nỗi cô đơn, xa cách với tất
cả, Hàn Mặc Tử vô cùng cảm kích. Thế là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời như để đáp lại tấm lòng của cố
nhân. Cảm hứng thơ thức dậy từ tấm bưu ảnh nhưng nó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu đơn
phương mãnh liệt mà vô vọng, là nỗi khát sống, niềm thiết tha gắn bó với cuộc đời của một thi sĩ gặp “hoạn
nạn nơi trần thế” khi tuổi còn rất trẻ.
- Bài thơ sáng tác năm 1938, được in trong tập “Thơ Điên” (Về sau đổi lại là “Đau thương”).
III. Phân tích văn bản:
1. Khổ 1_Cảnh hừng đông nơi Vĩ Dạ:
- Hàn Mặc Tử đã mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi tu từ rất gợi cảm: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu
thơ này gợi nhiều liên tưởng thú vị với người đọc. Đặt vào mạch cảm xúc của toàn bài thì có thể hiểu câu hỏi
như một tiếng gọi từ bên ngoài vọng vào tâm tưởng của nhà thơ. Đằng sau câu hỏi ấy là lời trách nhẹ nhàng,
trách mà ngụ ý như mời mọc, như đang mong chờ “anh” về thăm quê, lời nói nhẹ nhẹ, thơ thơ đáng yêu theo
kiểu Huế. // Nhưng cũng có thể hiểu theo cách khác là nhà thơ đang phân thân để tự hỏi chính mình: Liệu
chăng ta còn có cơ hội để về chơi thôn Vĩ, đề làm một việc cần làm, đáng phải làm nữa không? Hỏi để ngụ ý
nỗi ước ao thầm kín của mình. // Ở đây, nhà thơ không dùng chữ “thăm” có vẻ xã giao mà dùng từ “chơi”


mang màu sắc tự nhiên, chân thật, gắn bó và gần gũi như thể họ đã quen nhau từ lâu rồi. Câu thơ chỉ có 7
chữ mà có tới 6 thanh bằng khiến giọng thơ thêm nhẹ và da diết, giúp lột tả được nỗi bâng khuâng trong tâm
trạng thi nhân. Và cho dù đây là tiếng gọi cất lên từ đâu, từ bên ngoài hay từ chính bên trong nội tâm tác giả,
thì nó cũng chỉ là cái cớ để Hàn Mặc tử bày tỏ nỗi nhớ thương với thôn Vĩ mà thôi.
+ Thôn vĩ là thôn nào vậy? Đó là một ngôi làng nhỏ nằm ở cạnh bên sông xương, ngoại ô xứ Huế.
Thôn này nổi tiếng với nhưng biệt tự nhà vườn, những cây xanh vườn tốt, với hoa thơm trái ngọt, phong
cảnh hữu tình, nên thơ nên họa. Nơi đây còn có các thiếu nữ đoan trang, dịu dàng, kín đáo làm say đắm lòng
người. Nhà thơ Bích Khê từng ca ngợi:
Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc xanh cành trúc không buồn mà say
Còn với Hàn Mặc Tử, thôn vĩ còn là nơi Hoàng Thị Kim Cúc đang sống_người mà khi theo cha về với, Hàn
Mặc Tử đã thốt lên những câu thơ thật nhớ thương:
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ
(Em lấy chồng)
Rõ ràng thôn Vĩ đang chiếm ngự trong lòng nhà thơ. Thôn Vĩ là nơi có cảnh đẹp nhưng thôn Vĩ cũng là địa
chỉ để nhà thơ dãi bày tâm tình sâu lắng của mình.
- Vĩ Dạ giờ đây hiện lên đẹp vô ngần:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Ba câu thơ diễn tả được cái thần của cảnh và người nơi thôn Vĩ. Hãy về chơi thôn Vĩ, từ xa anh sẽ thấy Vĩ
Dạ như một ốc đảo màu xanh được bao bọc bởi dòng sông Hương mơ mộng êm đềm. Sương khói lảng bảng
2 bên thần tiên. Con đường dân vào làng có 2 hàng cau thẳng tắp như vẫy chào người về thăm quê. Anh hãy
nhìn kìa: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Câu thơ 1 chữ mà có tới 2 từ “nắng”. Tưởng như Hàn Mặc Tử
Đây thôn Vĩ Dạ
1



Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
đã gợi đúng được cái nắng ở miền Trung_nắng nhiều và ánh sáng chói chang rực rỡ ngay từ lúc bình minh.
“Nắng mới lên” có thể hiểu là cái nắng ban đầu của một ngày nhưng cũng là cái “nắng mới” của một
năm_ánh sáng tinh khôi rực rỡ, trong lành gợi ý niệm về hồn xuân, tuổi trẻ và tình yêu. “Nắng mới lên” làm
cho Vĩ Dạ như bừng tỉnh sau giấc ngủ mơ màng. Linh hồn của làng quê Vĩ Dạ là những hàng cau thẳng tắp,
cao vút, vươn lên đón ánh nắng mặt trời. Những giọt sương đêm đọng trên tàu cau lấp lánh ánh vàng rực rỡ.
Đây là vẻ đẹp từ ngàn đời xưa của quê hương xứ Việt. Viết về hàng cau, trước nay các nhà thơ cũng đã viết
nhiều. Như Nguyễn Bính trong bài Tương tư có câu:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cao liên phòng
Trong bài thơ Nhớ, Hồng Nguyên cũng viết: “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau”. Nhưng hàng cau lấp
lánh dưới ánh hừng đông đầy sức sống và gợi cảm thì chỉ mới có trong thơ Hàn Mặc Tử mà thôi.
- Vào sâu trong nữa, dưới những hàng cau là vườn cây xanh tốt: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Câu
thơ không chỉ tả cảnh mà còn là một lời trầm trồ ngạc nhiên trước cảnh đẹp của thôn Vĩ. Này là màu xanh
mỡ màng non tơ của lá. Này là màu vàng tinh khôi của nắng. Muôn lá cây còn đọng sương đêm tắm mình
trong ánh sáng lung linh như ngọc bích. Phải là so sánh với “ngọc” thì mới diễn tả được hết vẻ đẹp trong
sáng lung linh của cây lá dưới ánh mặt trời. Vẻ đẹp đó đang lan tỏa khắp không gian và gây ấn tượng sâu
đậm đối với người đọc. Tinh diệu nhất là từ “mướt”. “Mướt” chứ không phải mượt. Mượt chỉ gợi ra vẻ bóng
loáng bên ngoài. Còn “mướt” lại lột tả được cả sức sống tràn trề ở bên trong, gợi cái vẻ thướt tha, rủ xuống,
nặng trĩu cành lá. Nhà thơ còn suýt xoa khen ngợi, trầm trồ ngạc nhiên tới sững sờ khi nhìn thấy mảnh vườn
tươi tốt: “mướt quá”. Làm nên những vườn cây ấy hẳn phải là những con người chịu thương chịu khó, yêu
cây, yêu đất như máu thịt.
- Câu thơ sau gợi ra bóng dáng của một giai nhân, làm cho vườn xuân thêm tình tứ và thơ mộng:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hàn Mặc Tử đã dùng một nét vẽ ước lệ để diễn tả gương mặt của giai nhân: “mặt chữ điền”. Có thể hiểu
đây là gương mặt của chủ nhân khu vườn hoặc khuôn mặt của người khách đến chơi. Nhưng cũng có người
cho rằng, đây là khuôn mặt tự họa của thi nhân. Về chơi thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử ngại không dám ra mặt mà
chỉ dám đứng sau lá trúc. Dù hiểu theo cách nào đi chằng nữa thì cũng phải hiểu rằng đây là gương mặt phúc
hậu, mộc mạc, khỏe khoắn của con người thôn quê. Ca dao cũng dành từ ca ngợi vẻ đẹp ấy:

Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung.
Khuôn mặt ấy lại được lá trúc che ngang. Đây là một nghệ thuật tạo hình của tác giả. Lá trúc nằm trong bộ
tứ quí: Tùng-Cúc-Trúc-Mai. Lá trúc biểu tượng cho sự thanh mảnh, tinh tế. Như vậy, câu thơ đã cho thấy sự
hài hòa giữa vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người, vẻ đẹp kín đáo, mộng mơ. Nhưng thơ trữ tình là tiếng nói
của tình cảm. Đằng sau bức tranh rất đẹp và thơ mộng ấy, ta nghe như có nỗi niềm nhớ thương đang hướng
về Vĩ Dạ. Giờ đây dù xa xôi cách trở, nhà thơ vẫn hướng về nơi ấy với một tình yêu thánh thiện và nỗi khát
khao mãnh liệt của hồn mình.
2. Cảnh sông nước đêm trăng:
- Vừa bình minh thoắt cái đã đến trời đêm huyền ảo. Thơ Hàn Mặc Tử thường hay đứt đoạn như thế. Nhìn
bề ngoài thì tưởng là đứt đoạn chứ trong diễn biến của tâm trạng thì vẫn là một sự nối kết chặt chẽ. Vừa nhớ
thương về thôn Vĩ, nhà thơ bỗng nhận ra căn bệnh hiểm nghèo kia sẽ mãi mãi không bao giờ cho mình về
thăm lại nơi chốn ấy. Cho nên mạch thơ mới đứt đoạn, chia lìa:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay?
Gió chầm chậm nhè nhẹ, mây lững lờ lang thang, nước chảy khẽ khàng vươn vấn, hoa nhẹ nhàng lay động,
trăng tắm mình dưới sông, thuyền chở trăng… Tất cả những hình ảnh ấy cộng hưởng, tạo nên một đêm trăng
trên sông hương tuyệt đẹp. Cảnh sông nước trữ tình, trầm mặc, êm đềm và thơ mộng: “Đây xứ mơ màng,
đây xứ thơ” (Tố Hữu)
Khổ thơ thứ hai mở ra như một bức tranh tâm cảnh đầy ắp tâm trạng của nhà thơ. Câu thơ nhịp 4/3 kết hợp
với điệp từ “gió”, “mây” cho thấy một không gian chia lìa xa cách. Gió đóng khung trong gió, mây cuộn
trong mây. Tựa như: “anh đi đường anh, tôi đường tôi”. Còn ở ngoài tự nhiên, gió thổi mây bay, nước chảy
hoa trôi. Chúng vốn khăng khít là vậy, cớ sao trong thơ “gió” – “mây” chia lìa đôi ngả? Rõ ràng đây là một
bức tranh tâm cảnh bởi cảnh vật trong thơ không còn giống cảnh ở ngoài tự nhiên nữa. Hàn Mặc Tử có lẽ vì
phải sống quá cô đơn, quá xa cách với bên ngoài nên mới viết ra những câu thơ xót lòng đến vậy. Sông
Đây thôn Vĩ Dạ

2


Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
Hương của xứ Huế vốn đẹp một vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng, thì nay vào trong thơ Hàn Mặc Tử, nó bỗng như
có tâm hồn, biết buồn vui như một con người thực. “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Nỗi “buồn thiu” là
nỗi buồn nặng trĩu, như chỉ muốn rủ xuống, rũ xuống, lặng lẽ đến u uẩn, triền miên và dài dặc. “Hoa bắp” thì
nghẹn ngào lay động bên dọng nước. Hình ảnh này gợi cho ta nhớ đến những bãi ngô bạt ngàn ở Cồn Hến,
đối diện với bến Vĩ Dạ_một hình ảnh thực rất đẹp và cũng rất thơ. Người đọc cảm nhận được một nỗi buồn
thật lớn, nỗi buồn ấy không chỉ có từ trong lòng thi nhân mà nó còn dâng trào, tràn cả vào dòng sông mặt
nước…
- Buồn đau là vậy đấy nhưng không hoàn toàn tuyệt vọng. Hồn thơ của Hàn Mặc Tử cứ bám riết lấy sự sống.
Nhà thơ như lạc vào cõi mơ, cõi mộng để mà đợi chờ và hy vọng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay?
Hàn Mặc Tử vốn rất yêu trăng. Hàn Mặc Tử ám ảnh bởi trăng. Trăng là vương quốc bá quyền của Hàn Mặc
Tử. Trăng trong thơ ông hiện lên với thật nhiều màu sắc:
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra
Hay đôi khi, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử cũng rất khêu gợi:
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Và:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe (Bẽn lẽn)
Hoặc:
Trời hỡi làm sao cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
Không gian dày đặc với trăng. Nhưng trăng trong “Đây thôn Vĩ Dạ” đẹp nhất, huyền ảo nhất, lung linh nhất
và gợi cảm nhất. Trăng sáng vằng vằng chiếu xuống sông Hương để trở thành “sông trăng” và thuyền là

thuyền “chở trăng”. “Sông trăng” có hai cách hiểu. Có thể hiêu đó là một đường sáng in hình trên dòng
sông. Hình ảnh này cũng từng có trong ca dao:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Ngoài ra, ta cũng có thể hiểu “sông trăng” là ánh sáng từ trên trời rớt xuống. Đó là dòng ánh sáng lấp lánh,
dòng bạc lai láng cảm giác như có thể đưa tay hứng lấy những giọt bạc lóng lánh tràn trề. Nhưng ở câu thơ
cuối này lại diễn tả một phi lí. Con thuyền đã dưng lại rồi, đậu bến rồi. Vậy mà sao cứ khắc khoải hỏi: có kịp
không? Bài thơ như đi từ cõi thực đến cõi mơ và cõi ảo. Nếu khổ 1 là cõi thực thì khổ 2 rõ ràng là cõi mơ.
Cho nên, nhãn tự của câu thơ này rơi vào chữ “kịp”. “Kịp” hé mở cho người đọc biết Hàn Mặc Tử đang vội
vàng, đang sống chạy đua với thời gian. Quĩ thời gian của ông đang trôi đi từng ngày. Bởi vậy ông mới hỏi:
Có kịp không? Con thuyền ấy không về bến thực đâu, mà nó đang cập về bến ảo xa cách_bến của cõi mơ.
Như vậy, cái chữ “kịp” ấy có thể được coi như một tiếng nấc của cõi lòng. Hàn Mặc Tử khắc khoải đến đau
thương trước hiện thực của cuộc đời ngắn ngủi. Ta chợt nhớ tới Xuân Diệu. Xuân Diệu cũng vội vàng và
Hàn Mặc Tử cũng vội vàng. Nhưng cái vội của Xuân Diệu là để tận hưởng, tận chiếm cái thời gian. Còn Hàn
Mặc Tử vội vàng vì thời gian của ông chẳng còn nhiều. Từ “kịp” đã gợi nỗi lo âu, sợ muộn màng lỡ dở, sợ
không chờ được nữa. Cảnh vật hiện lên trong tâm tưởng nên huyền ảo. Lắng nghe trong đó ta thấy có niềm
khắc khoải đợi chờ, mong được gặp gỡ hội ngộ và cả niềm khao khát hạnh phúc. Câu thơ vì thế làm cho
người đọc day dứt, ám ảnh mãi không thôi.
3. Thiếu nữ Huế:
Nhưng chờ đợi mãi cũng thế thôi. Thuyền chẳng “chở trăng về kịp tối nay” nên người đợi chờ chỉ còn
biết mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu thơ điệp tới 2 lần “khách đường xa” lại càng gợi cảm giác xa mãi, không bao giờ gặp lại. “Khách đường
xa” ở đây có thể là người con gái ở thôn Vĩ mà nhà thơ đang mơ về, đang mong đợi. Nhưng tại sao nhà thơ
lại gọi là “khách đường xa”? Nghe có chút gì đó như xa xôi, như cách trở, như lạnh lùng. Nhà thơ như đang
ngậm ngùi về cuộc đời. Bởi mỗi người đi qua đời ta cũng chỉ như một người khách qua đường. Và đôi khi
chính ta cũng chỉ là một lữ khách trên con con đường đó thôi. Dầu vậy, nhà thơ vẫn mơ về em: “...

Đây thôn Vĩ Dạ

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×