Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đề HSG Văn 11: BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HSG MÔN VĂN LỚP 11 KÌ THI HSG CẤP KHU VỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.29 KB, 98 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ VII

ĐỀ ĐỀ XUẤT
Đề thi gồm 01 trang

Môn: Ngữ văn lớp 11
( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề )

Câu 1 (8 điểm)
Xung quanh vấn đề tự do, Ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện nghiên cứu
và phát triển giáo dục IRED đã từng khẳng định:
“Tự do không có văn hoá là thứ tự do hoang dã”.
(Báo Lao Động, Thứ 5 ngày 17/07/2013)
Là một người trẻ tuổi, anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 2 (12 điểm)
Trong cuốn Không tưởng và thức tỉnh, Claudio Magris từng viết:
“Văn học giống như một tờ báo, và nhiều lúc, giống như một tờ báo lá cải về
cuộc sống, với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó”.
Qua một số sáng tác của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, anh (chị)
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------HÕt---------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.............................................................................................................


Số báo danh..........................................................Phòng thi.............................................

1


SỞ GD-ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ VII

(Hướng dẫn gồm có 03 trang)

TT

Câu 1 (8
điểm)

MÔN: NGỮ VĂN 11

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

1. Xác định yêu cầu của đề
- Nội dung: Bàn về tự do với những biểu hiện trái chiều của nó.
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận, bác bỏ.
2. Gợi ý dàn bài

2.1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
1
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2.2. Thân bài
2.2.1. Giải thích
-“Tự do”: Thoát khỏi/không bị ràng buộc, giải phóng cá nhân và xã hội 2
ra khỏi những khuôn khổ nhất định. Tiến trình phát triển của loài người
là đi từ tự do hoang dã tới tự do trong một xã hội văn minh.
-“Văn hoá”:
+ nghĩa hẹp: bản sắc,phong tục tập quán của một vùng, miền.
+ nghĩa rộng: hiểu biết về trật tự xã hội, ứng xử văn minh, làm cho
trí tuệ, tâm hồn con người trở nên đẹp hơn, xa rời cái tự nhiên hỗn
mang.
Câu nói trên dùng khái niệm theo nghĩa này, nhưng ở thể phủ định, để
nói đến vấn đề tự do nhưng không hiểu biết, không văn minh, không
làm cho mỗi cá nhân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- “Tự do hoang dã”: tự do thời nguyên thuỷ, hay là sự tự do của cái hỗn
mang trong nhận thức và tri thức.
→ Tóm lại, câu nói của ông Giản Tư Trung nhấn mạnh cách hiểu lệch
lạc về tự do khi tách nó xa khỏi những trật tự và ý thức văn hoá.
2.2.2 Bình luận
3
- Nhận định trên là đúng, bởi tự do cần hiểu và phân biệt theo hai khía
cạnh: Tự do có văn hoá và tự do không có văn hoá (hoang dã), trong đó:
+ Tự do có văn hoá: Niềm mơ ước, đích phấn đấu của loài người, là
tiêu chuẩn đề đánh giá sự tiến bộ của xã hội (loài người tạo ra máy móc
để giải phóng sức lao động, loài người đấu tranh dành tự do cho dân tộc,
cho mỗi cá nhân). Như thế, tự do có văn hoá là một giá trị lớn.
+ Tự do hoang dã: rũ bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, trật tự. Nếu

không có bản lĩnh đúng đắn, tự do hoang dã sẽ kéo con người đi ngược/
đi lùi lại với văn minh nhân loại.
- Trong xã hội, có một bộ phận thiếu bản lĩnh và tri thức, đã theo đuổi tự
2


do cá nhân tuyệt đối, tự do hoang dã của bản năng, không tôn trọng mọi
người xung quanh, đi ngược lại đạo đức và thẩm mĩ xã hội. (Ví dụ:
trong văn hoá: cách ăn mặc phản cảm, phát ngôn thiếu suy nghĩ; trong
pháp luật: những vụ giết người, cướp của, tham nhũng… đều xuất phát
từ sự tự do thiếu kiểm soát của lí trí này).
- Tự do hoang dã không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến quyền
tự do, quyền sống của những người xung quanh.
2.2.3 Bàn luận mở rộng
1
Suy nghĩ về lối sống tự do hoang dã của một bộ phận giới trẻ hiện nay:
- Nguyên nhân của lối tư duy “tự do hoang dã”:
+ Sự ích kỉ cá nhân.
+ Phong trào hô hào tự do cá nhân, "sống thật" của một bộ phận giới
trẻ khi chưa đủ bản lĩnh và tri thức, chưa có căn cốt đạo đức để nhận diện
trách nhiệm của cá nhân trong xã hội.
+ Giáo dục thiếu căn bản, chưa đi vào chiều sâu, chưa quan tâm đến ý
thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh.
+ Xã hội sống chưa thật lành mạnh để định hướng ý thức cho mỗi cá
nhân.
- Phương hướng khắc phục
+ Giáo dục: chú trọng giáo dục nhân cách, tạo nền tảng văn hoá xã hội
lành mạnh cho thế hệ trẻ.
+ Mỗi cá nhân vẫn phát huy bản sắc cá nhân, song sống sâu sắc, suy
nghĩ có trách nhiệm: trách nhiệm cá nhân trong xã hội: sống lương thiện,

làm đúng và làm tốt vị trí của mình.
1
2.3. Kết luận
Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu
2
1. Yêu cầu chung
- Nội dung: bàn về những đặc điểm cơ bản của lí luận văn học: đặc
(12
trưng văn học: phản ánh về cuộc sống con người trong tính đời
điểm)
thường sinh động, đi sâu vào những ngóc ngách của số phận cá
nhân; do đó văn học cần chọn lựa chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và tinh
tế để tái hiện và tái tạo hình tượng đời sống trong tác phẩm.
- Thao tác: giải thích, phân tích, bình luận, tổng hợp.
2. Gợi ý dàn bài
2.1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, trích dẫn quan điểm của C.Magris.
1
2.2. Thân bài
2.2.1. Giải thích vấn đề
- Văn học giống như một tờ báo: văn học phản ánh cuộc sống.
3
- Văn học giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính
chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó:
+ “Báo lá cải” là báo đưa tin vặt, những tin không chính thống song
lại có ý nghĩa mở rộng và nhìn vấn đề từ những chiều kích khác,
nhiều khi ở góc độ đời thường cá nhân.
+ Văn học là một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất nhỏ
nhặt thường tình da diết: văn học phán ánh cuộc sống con người
3



trong cái bình thường nhỏ nhoi, đi vào khám phá những số phận cá
nhân trong cuộc sống nhân sinh bề bộn, khám phá phần khuất lấp
phức tạp đầy cảm xúc của cuộc sống. Đây chính là lí do để văn học
trở nên sâu sắc và nhân bản. Để tái hiện và tái tạo cuộc sống trở
thành một hình tượng nghệ thuật sinh động trong tác phẩm văn
chương, nhà văn cần phải tinh tế trong việc chọn lựa chi tiết tiêu
biểu, vừa đời thường vừa có giá trị khái quát.
Như vậy, nhận định của C. Magris khẳng định đối tưọng đặc thù của
văn học: cuộc sống nhân sinh đời thường phức tạp, sinh động và phương
tiện để xây dựng hình tượng văn học: các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong
tác phẩm.
2.2.2. Chứng minh trong sáng tác giai đoạn 1930-1945
7
- Bất cứ tác phẩm nào thành công cũng có thể minh hoạ cho vấn đề trên.
- Song theo yêu cầu của đề, HS có thể chọn những tác phẩm trước CM
như: truyện ngắn của Nam Cao (Chí Phèo, Đời thừa), Thạch Lam
(Hai đứa trẻ), Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), hay thơ của các nhà Thơ
mới. thơ Hồ Chí Minh (Chiều tối). Khi phân tích, HS cần làm sáng rõ
những điểm cơ bản như: số phận con người, thế giới tâm hồn tinh tế
phong phú nhạy cảm của con người trong cuộc sống đời thường, và đặc
biệt cần chọn – phân tích những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để thấy
sự khắc hoạ hình tượng cuộc sống chân thật sâu xa, tính chất thường
tình da diết của nó trong tác phẩm.
2.3. Kết luận.

1

Lưu ý khi chấm bài:

- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản có tính định hướng, khi chấm bài giáo viên cần
vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt.
- Khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng của học sinh.

4


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THI HSG ĐBBB VÀ DUYÊN HẢI
LẦN THỨ X, NĂM 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 11
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang

Câu 1: (8,0 điểm)
Lấy chữ “Hỏi” làm luận đề, anh (chị ) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vai
trò của việc hỏi trong cuộc sống.

Câu 2. (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Khi thơ ca viết về thiên nhiên, không chỉ có thiên nhiên mà
luôn có một người đang lặng lẽ ngắm nhìn, rung động, suy tư và gửi gắm bao niềm
tâm sự.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích bức tranh thiên nhiên
trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và bài thơ “Chiều tối” của Hồ
Chí Minh.

-----------------------Hết----------------------


(Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu,cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.)
Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:……………………

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG ĐBBB VÀ DUYÊN HẢI

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

LẦN THỨ X, NĂM 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 11
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang

* Câu 1 (8 điểm):
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảonhững yêu
cầu cơ bản sau:
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội (có luận điểm, luận cứ xác thực, lập luận
chặt chẽ, vận dụng các thao tác lập luận linh hoạt).
- Có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội và biết cách vận dụng kiến thức xã hội vào
bài văn một cách hợp lý.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt mạch lạc.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của bản thân theo những cách khác nhau nhưng cần
chân thành, hợp lí và thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số ý chính sau:
1. Giải thích khái niệm (2.0 đ)

-

Hỏi là khái niệm chỉ hoạt động của con người muốn tìm kiếm câu trả lời cho điều
mình đang quan tâm.

- Hỏi còn thể hiện nhu cầu nhận thức, muốn tìm hiểu, khám phá, nâng cao tầm hiểu
biết.
- Hỏi còn thể hiện sự quan tâm đến người khác hay nhằm thỏa mãn tính hiếu kì của
con người.
 Hỏi là một hoạt động không thể thiếu của con người trong giao tiếp cộng đồng, là
nhu cầu tất yếu, là phương thức tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
2. Bàn luận và mở rộng (4,0 đ)
- Cuộc sống muôn màu, đa dạng và phức tạp còn sự hiểu biết của con người là hữu
hạn. Vì thế có rất nhiều điều con người cần hỏỉ và muốn hỏi.

2


- Hỏi đóng vai trò quan trọng:
+ Hỏi là cách thức để khám phá thế giới tự nhiên và đời sống tâm hồn con người
+ Là con đường rèn luyện trí tuệ, phát triển tư duy.
+Bộc lộ hành vi đạo đức, thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ giữa con người với con người.
+ Là cách thức hữu hiệu góp phần cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
- Trong xã hội có người ham hỏi, có người ngại hỏi.
+ Người ham hỏi là người có chí tiến thủ, có ý thức tự nâng cao năng lực bản thân...từ
đó sẽ giúp hoàn thiện bản thân, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Người ngại hỏi là người mang tư tưởng an phận, không có khát vọng, lý tưởng sống,
thờ ơ với thế giới xung quanh, dần dần sẽ tụt hậu, không được mọi người quý trọng....
- Tuy nhiên hỏi phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bản thân, chứ không phải hỏi
xong để đấy, hay hỏi chỉ để thỏa mãn tính hiếu kì, tò mò.

3. Bài học rút ra (2.0 đ)
- Luôn tự đặt ra những câu hỏi và cố gắng tự tìm câu trả lời.
- Cần “Hoài nghi tất cả” để tìm ra chân lý.
-

Hỏi mọi người, mọi nơi, mọi lúc.

- Phải có nghệ thuật hỏi. Tránh rơi vào “Ba thứ ngu dốt: Không biết điếu phải biết,
biết bậy điều đang biết và biết điều không nên biết” (L. Rô-sa-phô-cô)
*Câu 2 (12,0 điểm)
I .Yêu cầu về kĩ năng
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt
chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có hình ảnh; dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi
dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp.
- Biết vận dụng các thao tác nghị luận, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh
thuần thục.
- Biết cách đưa kiến thức lý luận văn học hợp lý.
II. Yêu cầu về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ
bản sau:
3


1.Trình bày những hiểu biết về thế giới hình tượng trong văn học và những hiểu biết
cơ bản về nội dung trữ tình trong thơ trữ tình. (4,0 đ)
- Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng, mơ ước của
con người thông qua thế giới hình tượng. Thế giới hình tượng được hiểu là bức tranh đời
sống mang những ý nghĩa mới, kết tinh chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của con
người.
-Văn học chuyển những cảm thụ, nhận thức về đời sống và truyền tải tư tưởng, cảm

xúc của người viết không chỉ bằng những lời lẽ đơn thuần mà chủ yếu bằng những đối
tượng cảm tính (như hình ảnh tự nhiên, đồ vật, con người...)
Theo Lưu Hi Tái: tinh thần của núi không bút nào tả được, phải lấy sương khói mà
tả, tinh thần mùa xuân không tả được, lấy cỏ cây mà tả.
- Vì thế, trong thơ trữ tình, ta không chỉ bắt gặp những cảm xúc, tâm trạng trực tiếp
mà có khi chỉ thấy những hình ảnh, chi tiết đời sống. Khi đó nội dung trữ tình không nằm
ở bề ngoài sự việc, ngoại cảnh được miêu tả mà ẩn đằng sau những diều đó.
- Cảnh vật, sự kiện trong thơ trữ tình không đơn giản là cảnh vật, sự kiện khách quan
mà đã là “tâm cảnh, ý cảnh, ý tượng, tâm sự, ý sự”. Vì thế “không chỉ có thiên nhiên mà
luôn có một người đang lặng lẽ ngắm nhìn, rung động, suy tư và gởi gắm bao niềm tâm
sự.”
2. Phân tích hai tác phẩm để làm rõ ý kiến.(8,0đ)
2.1 Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Khi Nguyễn Khuyến là một ông hưu quan về
ở ẩn.
- Phân tích bài thơ làm nổi bật những ý cơ bản sau:
+ Nhờ việc lựa chọn những hình ảnh bình di, quen thuộc, cách gieo vần, từ láy, bút
pháp chấm phá…đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa thu thanh sơ, tĩnh lặng, trong trẻo, đượm
buồn.
+Hồn thơ rung động trước vẻ đẹp của cảnh thu nơi làng quê
+ Tâm trạng suy tư, trầm lắng, chất chứa nỗi niềm thầm kín về cảnh tình đất nước.

4


2.2 Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài “Chiều tối” của Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Trên con đường chuyển lao.
- Phân tích bài thơ làm nổi bật những ý cơ bản sau:
+ Bác sử dụng bút pháp chấm phá, vẽ mây nẩy trăng, tạo những hình ảnh hàm
súc…vẽ nên bức tranh chiều tối nơi xứ người bát ngát, yên ả, thơ mộng, đượm buồn

mang đậm vẻ đẹp cổ điển
+Người tù- thi nhân- chiến sỹ đã quên nỗi vất vả của bản thân đắm mình trong cảnh
vật, đồng thời gửi gắm nỗi buồn mất tự do, cũng như lòng thương nhớ cố hương.
2.3 Nhận xét chung
- Cả hai bài thơ đều vẽ nên những bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển trong
sáng. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
- Bài thơ “Câu cá mùa thu” mang nỗi buồn ưu thời mẫn thế, bất đắc chí của một
người thân nhàn mà tâm chẳng nhàn. Nên, cảnh đượm nỗi buồn man mác.
- Bài thơ “Chiều tối” mang tâm sự của một người tù- chiến sỹ cộng sản gặp hoạn lộ
mà không nguôi nỗi nhớ quê hương, đồng bào, đồng chí, khao khát tự do. Vì thế, tư
tưởng thơ vận động theo hướng khỏe khoắn, hướng về ánh sáng, sự sống, tương lai.
- Ý kiến trên đã giúp người đọc biết cách cảm thụ thơ khi tác phẩm viết về đề tài thiên
nhiên.

Người ra đề

Nguyễn Thu Trang

5


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

HƯNG YÊN

CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN


KHU VỰC DUYÊN HẢI- ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC: 2013 – 2014

(ĐỀ GIỚI THIỆU)

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8,0 điểm)
Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi
(Cantauzene)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn
giống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác
phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một vài
truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.

--------------- Hết ---------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM

HƯNG YÊN


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(ĐỀ GIỚI THIỆU)

KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC: 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11
Câu 1 (8 điểm)
A) Yêu cầu về kĩ năng
Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; bố cục mạch lạc, rõ ràng; lập
luận chặt chẽ; hành văn trôi chảy; không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
B) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể luận giải vấn đề theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí
và đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích
- Theo nghĩa thông thường, chết là trạng thái cơ thể con người dừng lại mọi hoạt động: hơi
thở chấm dứt, não bộ không còn tư duy, tim ngừng đập,...Đã sinh ra trong cõi đời, không ai
thoát khỏi cái chết, đó chính là cái “chết một lần” mà không người nào tránh được.
- Nhưng bên cạnh cái chết thể xác ấy, còn có những cái chết về tinh thần, về thanh danh, chết
trong khi còn đang sống. Chẳng hạn: khi con người không còn lí tưởng, mục đích sống,
không có ước mơ, hoài bão; chán nản, buông xuôi trước hoàn cảnh khó khăn; khi tâm hồn vô
cảm, đóng băng; khi đánh mất danh dự, lương tâm với những việc làm khiến đồng loại xa
lánh, chối bỏ...
- Tác giả của câu nói khuyên chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để không rơi vào những
cái chết về tinh thần, để chỉ một lần chết theo quy luật của kiếp nhân sinh.

2. Bình luận
- Sự cố gắng để “chỉ chết một lần thôi” là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Mỗi cá nhân
chỉ một lần được sống, vì vậy phải phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để tạo nên cuộc đời có ý
nghĩa, một sự sống đích thực, khi nhắm mắt xuôi tay được thanh thản.


- Chết trong khi còn đang sống là điều đáng sợ và đáng tiếc, cuộc đời con người uổng phí, vô
nghĩa, bị xã hội chê cười, khinh bỉ.
- Lấy dẫn chứng về những con người đã “cố gắng để chỉ chết một lần thôi”, đã tạo nên một
cuộc sống có ý nghĩa, được xã hội tôn vinh, trân trọng, thậm chí họ đã bất tử sau cái chết
“một lần”.
- Câu nói trên là một ý kiến đúng đắn, tích cực, một lời khuyên bổ ích và là phương châm
sống cần ghi nhớ đối với những ai đã may mắn có mặt trong cõi đời này
- Liên hệ với thực tế xã hội hiện nay, phê phán những kẻ đã “chết trong khi còn đang sống”:
sống buông thả, trác táng, vô cảm, để phần con lấn át phần người, làm những điều vô đạo
đức, phi nhân tính…
3. Bài học
- Mỗi người cần biết trân trọng sự sống hiện tại của mình, cố gắng tạo dựng một cuộc đời có
ích, có ý nghĩa
- Muốn “chỉ chết một lần thôi” thì phải tích cực sống đẹp, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện,
lánh xa những điều xấu xa, bạc ác, mở rộng cửa trái tim để trao gửi yêu thương, có ý chí
vững vàng trước những chông gai, thử thách của dòng đời...
*Cách cho điểm:
- Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, luận giải sắc sảo, tri thức
phong phú.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc vài lỗi về chính tả,
diễn đạt
- Điểm 4-5: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý cơ bản, ít mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2: (12 điểm)
A) Yêu cầu về kỹ năng:
- Làm tốt bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học: đặc trưng của thể loại truyện
ngắn; bố cục mạch lạc, rõ ràng; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình
luận, chứng minh…; hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B) Yêu cầu về kiến thức:


Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của thể loại truyện ngắn và kiến thức về một vài truyện
ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, thí sinh có thể trình bày bài viết theo
những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến của hai nhà văn
Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote tuy có cách diễn đạt khác nhau

nhưng đều nêu lên đặc điểm và phẩm chất của thể loại truyện ngắn:
- Về đặc điểm thể loại, truyện ngắn cần sự “cô đặc” (Trương Hiền Lương), “không
được dài” (Truman Capote):
+ Sự giới hạn về dung lượng - truyện ngắn có dung lượng nhỏ.
+ Truyện ngắn thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, tái hiện một
khoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực
+ Có ít nhân vật, ít sự kiện.
+ Kết cấu thường không phức tạp, cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian
hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo.
+ Chứa những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những
chiều sâu chưa nói hết.
- Tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng thể loại truyện ngắn có những phẩm chất thẩm mĩ đặc
trưng:
+ Ngắn gọn nhưng lại tinh túy như “nước hoa quả cô đặc” (Trương Hiền Lương): tập
trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất, ngắn gọn, hàm súc mà có khả
năng khái quát cao về hiện thực.

+ Phản ánh được những “bề sâu” (Truman Capote): Bề sâu của đời sống, bề sâu tư
tưởng và tấm lòng của nhà văn (tư tưởng về hiện thực, tấm lòng nhân đạo); bề sâu về tài năng
của người nghệ sĩ ngôn từ (tài năng xây dựng tình huống truyện, tài năng kể chuyện, xây
dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, tạo dựng chi tiết nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ…).
Thể loại này đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo của người cầm bút
- Cả hai ý kiến đều là những định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn
2. Chứng minh:
- Thí sinh cần lấy được dẫn chứng và phân tích một cách thuyết phục để làm sáng tỏ những
điều đã giải thích ở trên.


3. Bàn luận mở rộng:
- Để mỗi truyện ngắn thực sự là một cốc “nước hoa quả cô đặc” tinh túy,“có bề sâu” cả về nội
dung và nghệ thuật, người cầm bút phải không ngừng mài giũa tài năng, khổ luyện trong lao
động chữ nghĩa, gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người.
- Độc giả để có thể tiếp nhận, khám phá được những bề sâu đó thì phải sống hết mình với tác
phẩm, tích cực đồng sáng tạo với nhà văn.
* Cách cho điểm:
- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận
sắc sảo.
- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn
đạt
- Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt
- Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, sa vào phân tích tác phẩm đơn thuần, mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
* Lưu ý chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh hoạt,

trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí.

Người ra đề và làm đáp án:

Tiết Tuấn Anh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
ĐỀ NGUỒN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2014
Môn: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2014

Câu 1 (8,0 điểm).
“Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới ; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay

đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới”
(Osho, Sách về hiểu biết, Nxb Thời đại, H, 2011, tr 98).
Lời tâm sự trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm)
“Chi tiết nhỏ làm nên tài năng lớn” (Lép Tôn-xtôi).
Anh /chi hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.

..................................................................Hết..........................................................



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM 2014
Câu 1 (8,0 điểm).
I.Yêu cầu chung:
1. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận cũng như các
phương thức biểu đạt hỗ trợ.
2.Hiểu đúng bản chất tâm sự của Osho: Vai trò quyết định của mỗi cá nhân trong việc tạo lập
một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghị
luận. Trong đó, đặc biệt là những trải nghiệm sâu sắc, thấm thía và có ý nghĩa của bản thân
người viết.
II.Yêu cầu cụ thể:
Các ý cơ bản
1.Giải thích ngắn gọn.
- Cách hiểu khái niệm “thay đổi”? (“thay đổi” có nhiều chiều hướng: hoặc theo hướng
tích cực, tốt đẹp hơn hoặc theo hướng tiêu cực, xấu đi, tệ hơn,..Khái niệm “thay đổi”
trong lời tâm sự của Osho cần được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt
đẹp.)
-“Bạn không cần thiết phải thay đổi toàn bộ thế giới;” nghĩa là gì? Tại sao vậy?
-“ chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một
phần của thế giới” nghĩa là thế nào?
=> Bản chất tâm sự của Osho: Sự thay đổi của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định đến
sự thay đổi của thế giới. Sâu sa, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tạo lập
một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
2.Làm sáng tỏ:
a. Tâm sự của Osho đã được thể hiện như thế nào trong thực tế đời sống? (Thí sinh cần
chọn và đưa được những d/c tiêu biểu về vai trò quyết định của sự thay đổi của mỗi cá
nhân đối với sự thay đổi tốt đẹp ngày càng tiến bộ, văn minh, công bằng hơn của thế
giới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị; hoạt động xã hội; hoạt
động nghệ thuật,....)
b. Trải nghiệm của bản thân người viết: cá nhân mình đã có những thay đổi nào có ý

nghĩa góp phần, tác động đến sự thay đổi tốt đẹp hơn của thế giới (trong những phạm vi
khác nhau: gia đình; nhà trường, nơi cư trú, các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu,...)
3.Bàn luận:
-Phê phán những nhận thức chưa đúng về cách thức thay đổi thế giới của con người:
+ chỉ hiểu “thế giới” là khái niệm chung chung, rộng lớn mà không biết rằng “thế giới”
ấy là chính ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học, vùng đất ta sinh ra, lớn lên,làm việc,...
+Ngộ nhận này dẫn đến nhận thức sai lầm: chỉ những vĩ nhân mới có thể thay đổi được
thế giới. Thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không phải là trách
nhiệm, càng không phải là sứ mệnh của những con người bình thường.

Điểm

1.5

1,5

2,5

1,5


+ Cách nghĩ này dẫn đến thái độ sống bàng quan, vô tâm, vô trách nhiệm trước mọi thay
đổi tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi của thế giới, nếu tốt đẹp thì vô tư tận hưởng, nếu tồi tệ thì
chỉ biết trách móc, giận dữ, kết tội xã hội, coi mình là kẻ “vô can”.
Thậm chí, tệ hại hơn, không ít cá nhân biết rõ mình có lỗi, mắc khuyết điểm,...nhưng
không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước những việc mình gây ra, thậm chí gây hậu
quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng.
-Ý nghĩa tâm sự của Osho:
+Nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thay đổi thế giới:
sự thay đổi dù rất nhỏ,thầm lặng, tích cực của mỗi người đã, đang và sẽ làm cho thế giới

dần có những thay đổi tốt đẹp hơn; nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện mình bởi hiểu
rằng, đó là cách thiết thực và ý nghĩa nhất góp phần quyết định một thể giới hòa bình,
dân chủ, tiến bộ, văn minh.
Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng, trình bày mạch lạc, bố cục rõ ràng, diễn
đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay
Câu 2 (12,0 điểm)

1,0

I.Yêu cầu chung:
1. Biết cách làm bài nghị luận văn học, kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận .
2.Hiểu đúng bản chất ý kiến của Lép Tôn-xtôi: Vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật
trongviệc nhận biết tầm vóc sáng tạo của mỗi nhà văn.
3.Biết huy động hợp lý, linh hoạt các loại kiến thức LLVH về Nhà văn và quá trình sáng tạo;
Đặc trưng thể loại tự sự; Tiếp nhận văn học; Kinh nghiệm đọc-hiểu tác phẩm tự sự của bản thân
người viết để giải quyết thuyết phục vấn đề cần nghị luận.

II.Yêu cầu cụ thể:
Các ý cơ bản
1.Giải thích ngắn gọn:
-Chi tiết nghệ thuật là gì? (đơn vị nhỏ nhất tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm; có nhiều loại chi tiết. Gắn với đặc trưng tác phẩm tự sự, có chi tiết về nhân
vật; có chi tiết về kết cấu tác phẩm; có chi tiết về cốt truyện,.... )
-“Chi tiết nhỏ”: quy mô nhỏ, có khi dễ bị người đọc bỏ qua, không hoặc ít chú ý
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
-“ làm nên tài năng lớn”: tài năng nghệ thuật của nhà văn không chỉ được thể hiện
hay khẳng định trong các yếu tố nghệ thuật ở cấp độ vĩ mô như xây dựng hình
tượng, lựa chọn kết cấu, cách kể,.. mà còn được bộc lộ ở cả những yếu tố nghệ
thuật ở cấp độ vi mô như chọn lọc chi tiết.
=> Cách nói nghịch lý đã khái quát cô đọng tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật

như một tiêu chí tin cậy nhận biết tầm vóc tài năng nhà văn.

Điểm
3,0


2. Làm sáng tỏ:
- Thí sinh có thể chọn chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự (truyện ngắn, tiểu
thuyết) thuộc nhiều thời kỳ văn học ( văn học Trung đại, văn học hiện đại), thuộc
các nền văn học khác nhau (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài).
- Hướng phân tích chi tiết phải đảm bảo bám sát bản chất đề: đó là chi tiết nhỏ
nhưng chính ở chi tiết đó lại chứa đựng chiều sâu giá trị nội dung, tư tưởng cũng
như kết tinh được đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm. Qua chi tiết đó,
nhà văn thể hiện, khẳng định được tầm vóc tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình.
3.Bàn luận:
- Khẳng đinh:Chi tiết nghệ thuật thực sự là một trong những thước đo tin cậy tầm
vóc tài năng của một nhà văn lớn.
- Sâu sa, ý kiến của Lép Tôn- xtôi cũng là khái quát một trong những quy luật
trong sáng tạo nghệ thuật “qua cây thấy rừng”, “qua giọt nước thấy cả đại
dương”- làm nên một trong những đặc trưng quan trọng của văn học là tính hàm
súc, cô đọng. Điều này càng rõ, trở thành yêu cầu sống còn với người viết truyện
ngắn, nhất là truyện ngắn mi ni.
- Bài học sâu sắc đối với chủ thể sáng tạo nhà văn: có ý thức hơn trong lao động
nghệ thuật từ những yếu tố nghệ thuật rất nhỏ. Tạo nên sức hấp dẫn, sức sống cho
“đứa con tinh thần” của mình chính từ việc sáng tạo chi tiết nghệ thuật.
- Định hướng cho người đọc biết nhận ra, biết thưởng thức vẻ đẹp tấm lòng, tài
năng nhà văn từ những yếu tố nghệ thuật nhỏ trong tác phẩm.

Bài viết đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng: trình bày mạch lạc; bố cục rõ ràng;
diễn đạt gãy gọn, trong sáng, có đoạn, câu hay, sáng tạo.


6,0

2,0

1,0


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ

KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN VII
Môn Ngữ văn lớp 11

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

Câu 1 (8.0 điểm)
Trong một chuyến công tác nhằm thúc đẩy sản xuất tại bang Winconsin, Tổng
thống Barack Obama đã có phát biểu: Người lao động có thể làm ra nhiều tiền nhờ vào
việc sản xuất buôn bán lành nghề hơn là dựa vào một tấm bằng lịch sử mĩ thuật.
Và sau đó không lâu... ông đã viết thư tay gửi lời xin lỗi đến tập thể giáo viên mĩ
thuật bang Winconsin.
(theo New York Post, ngày 18 tháng 02 năm 2014)

Hành động đó của vị Tổng thống khiến em suy nghĩ gì?

Câu 2 (12.0 điểm)

“Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn của thơ. Chưa
nắm bắt được nó, nghĩa là chưa tới được cõi thơ thực sự”.
(trích Thơ – điệu hồn trong kiến trúc ngôn từ của Chu Văn Sơn)

Bằng kiến thức về Thơ mới được học trong chương trình, em hãy bình luận ý kiến
trên.

--------Hết--------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB NĂM 2014

Đề thi môn Ngữ văn lớp 11
---------------------Câu 1 (8 điểm)
Phía sau lời nói dối.

Câu 2 (12 điểm)
Nhà phê bình văn học người Nga Biêlinxki từng viết:
“Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay
niềm vui sướng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi.”
Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Hãy chọn và phân tích một vài tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ
Văn 11 để làm rõ ý kiến của mình.

-------------------HẾT------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐÁP ÁN
ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB NĂM 2014

Môn Văn – Lớp 11
Câu 1
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
- Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi
về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, có thể có những cách triển khai bài viết khác nhau, tuy
nhiên, về cơ bản, học sinh cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giải thích (2 điểm)
- Nói dối: lời nói, phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm mục đích hướng người
tiếp nhận tin vào điều sai khác đó. Đây là hành vi được điều khiển bởi ý thức của
con người.
- Phía sau: sự khuất lấp, không hiển hiện trên bề mặt mà ẩn chứa ở bề sâu của lời
nói dối. Nó là động cơ, là nguyên nhân của lời nói dối. Nó bao gồm cả mặt tiêu
cực và tích cực.
→ Đặt ra yêu cầu về cách nhìn nhận nhiều chiều đối với một hiện tượng quen
thuộc trong đời sống.
2. Bình luận (5 điểm)
a) Phía sau lời nói dối là một cái tôi vị kỉ
Khi đó, nói dối là sự che đậy, giấu giếm thậm chí xuyên tạc sự thật khách quan
nhằm chuộc lợi cá nhân, lừa dối, gây tổn thương, tổn hại cho người khác. Khi sự
thật được phơi bày cũng là lúc lòng tin đổ vỡ cùng nhiều hậu quả khó lường (hành
động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất

ổn nhiều mặt trong xã hội,...)
→ Nói dối đáng bị phê phán.


(HS đưa dẫn chứng cụ thể phù hợp).
b) Phía sau lời nói dối là một cái tôi vị tha
Khi đó, lời nói dối xuất phát từ một tấm lòng chân thành, bao dung, yêu thương,
muốn né tránh đi sự thật quá phũ phàng, có thể gây tác động tiêu cực cho người
tiếp nhận. Sự thật không được tiết lộ nhưng những giá trị nhân văn đẹp đẽ từ tình
người sẽ được thắp lên.
→ Nói dối không đáng bị phê phán.
(HS đưa dẫn chứng cụ thể phù hợp).
3. Bài học (1 điểm)
- Phía sau mỗi lời nói dối không chỉ là một sự thật, nó còn là nhân cách con người.
Con người cần rèn cho mình phẩm chất trung thực.
- Phía sau mỗi lời nói dối là muôn mặt của cuộc đời. Cho nên cần “cố tìm mà
hiểu” cho thấu đáo bản chất sâu xa của mỗi lời nói để sống và ứng xử sâu sắc hơn.
- Cần có thái độ cẩn trọng, cân nhắc khi phát ngôn cũng như khi đánh giá, phán
xét mỗi sự việc, hành vi, lời nói. Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con
người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Cái
đích hướng tới vẫn phải là những giá trị nhân văn cao quý Chân – Thiện – Mĩ bền
vững trong cuộc đời.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7 - 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn
đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 5 - 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ
ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 3 - 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không
quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 1 - 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi

diễn đạt (>7 lỗi).
Câu 2
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận văn học


- Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau. Về cơ bản, cần nêu
được các ý sau:
1. Giải thích ( 2 điểm)
- Tiếng thét khổ đau, niềm vui sướng hân hoan: sự phong phú và mãnh liệt của
cảm xúc.
- Đặt ra câu hỏi hay trả lời những câu hỏi: sự sâu sắc trong tư tưởng của tác phẩm
trong việc đưa ra và trả lời những câu hỏi trong cuộc sống.
=> Nhận định suy tư về sức sống và sự bất tử của tác phẩm văn học.
2. Bình luận ( 9 điểm)
a) Vì sao sức sống của tác phẩm văn học lại phụ thuộc vào sự mãnh liệt của cảm
xúc?
- Đối tượng phản ánh của văn học là toàn bộ thế giới. Nhưng trung tâm của nó,
mối quan tâm hàng đầu của nó vẫn là con người bởi “văn học là nhân học”
(M.Gorki). Khi quan tâm đến con người, văn học lại đặt trọng tâm vào thế giới
tâm hồn với đủ mọi cung bậc của nó.
→ Tác phẩm văn học là bách khoa toàn thư về thế giới tâm hồn con người. Chính
sự phong phú của cảm xúc giải thích vì sao tác phẩm văn học luôn là người bạn tri
âm với mỗi con người trong toàn bộ cuộc đời của mình. Nói cách khác, tác phẩm
văn học sống với buồn vui của con người và qua đó, văn học tìm thấy sức sống
của nó.
- Tác phẩm văn học trước tiên là sang tác, rung động của một cá nhân. Nhưng khi
những cảm xúc đó đạt đến giới hạn sâu xa nhất, đến cường độ mãnh liệt nhất

(“tiếng thét”, “hân hoan”) thì nó lại tác động tới mẫu số chung của mọi người.
Khi ấy, tình cảm riêng của mỗi cá nhân trở thành trải nghiệm chung của con người
ở nhiều thế hệ, nhiều thời đại.
→ Sự mạnh mẽ, mãnh liệt trong cảm xúc giúp tác phẩm văn học có khả năng lan
truyền và cộng hưởng với cảm xúc của người đọc, tạo ra sức lan tỏa trong không
gian, thời gian. Từ đó, làm nên sức sống lâu bền, sự bất tử của tác phẩm văn học.


HS đưa dẫn chứng cụ thể, phù hợp.
b) Vì sao sức sống của tác phẩm văn học lại phụ thuộc vào việc đặt ra câu hỏi hay
trả lời những câu hỏi?
- Văn học có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi bao quát trên tất cả mọi bình diện
khác nhau trong đời sống con người. Tuy nhiên, thấm thía và sâu xa nhất vẫn là về
sự tồn tại, sự trải nghiệm của con người trong cuộc đời.
- Trả lời câu hỏi rất quan trọng nhưng nhiều khi và thường khi văn học chỉ là đặt
ra những câu hỏi. Vì câu trả lời chỉ có một mà cuộc đời rất nhiều cảnh ngộ, nhiều
số phận cho nên khó có câu trả lời trọn vẹn cho tất cả mọi con người. Tuy nhiên,
những câu hỏi chung vẫn luôn luôn tồn tại (về tình yêu, về niềm tin,..). Nó giúp
mài sắc những cảm nhận của chúng ta về cuộc đời, khơi gợi và đánh thức ở chúng
ta những khát vọng sống. Mỗi tác phẩm lớn lại là một câu hỏi lớn.
HS lấy dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ.
c) Mối quan hệ hai chiều giữa sự phong phú mãnh liệt của cảm xúc với việc đặt ra
hay trả lời những câu hỏi trong tác phẩm văn học
- Sự phong phú mãnh liệt của cảm xúc là cội nguồn sâu xa để chúng ta quan tâm
tới những câu hỏi, bận tâm về câu hỏi, thôi thúc chúng ta tìm kiếm câu trả lời.
- Sự hiểu biết sâu sắc về thế giới, khả năng biết đặt ra những câu hỏi đã khiến cảm
xúc của chúng ta trở nên tinh tế hơn, mãnh liệt hơn.
3. Mở rộng vấn đề (1 điểm)
Làm thế nào để tác phẩm văn học có một sức sống bất tử?
- Nhà văn: trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình, lao động

công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tạo.
- Bạn đọc: tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình trên tinh
thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn.
III. Biểu điểm:
- Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo,
diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ
ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.


- Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không
quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi
diễn đạt (>7 lỗi).
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi
diễn đạt.
Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho
những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến
0,25.


×