Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đáp án chính thức kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn văn khối 11 của trường chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.21 KB, 4 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ VIII
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Khối 11
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu 1 (8 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, vận dụng tốt các thao
tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng tiêu biểu, xác
đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý
cơ bản sau:
1. Giải thích:
- So sánh bản thân bạn với bất kì ai trên thế giới: đặt bản thân trong thế đối sánh với mọi người.
- Tự xúc phạm chính mình: tự coi thường, hạ thấp và làm tổn thương bản thân mình.
 Ý nghĩa câu nói của Bill Gates: Khuyên mỗi người không nên so sánh mình với người khác
dẫn tới tự ti, coi thường, hạ thấp và làm tổn thương chính bản thân mình; cần biết tôn trọng bản
thân và tự tin khẳng định những gì mình có.
2. Bình luận:
Câu nói của Bill Gates là một lời khuyên đúng đắn và sâu sắc. Bởi lẽ:
- Con người thường so sánh bản thân với người khác:
+ Bản thân mỗi người là một cá thể, không ai giống ai về mọi mặt (ngoại hình, tính cách,
năng lực, phẩm chất, giá trị, hoàn cảnh, điều kiện, …)
+ Sự khác biệt đó dễ khiến con người có tâm lí so sánh bản thân mình với người khác.
- Song so sánh bản thân với người khác thực chất là con người đang tự xúc phạm chính bản
thân mình:
+ Thấy mình thua kém người khác về nhiều mặt, dẫn tới tâm lí tự ti.


+ Bất mãn, chán nản với những chênh lệch hơn thua, gây ra cho mình những tổn thương
về thể xác, tinh thần.
+ Không thấy được năng lực, phẩm chất của bản thân, vì thế cũng không nỗ lực, tự tin
thử sức để khẳng định giá trị, vị trí của mình.
(Học sinh làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục)
1
3. Mở rộng vấn đề:
- So sánh bản thân với người khác cũng cần thiết, có ý nghĩa tích cực, bởi:
+ Giúp mỗi người nhận ra được sự khác biệt và giá trị của bản thân, biết trân trọng mình
và tự tin, nỗ lực khẳng định những gì mình có.
+ Giúp mỗi người rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân hoặc có những tấm gương để
phấn đấu noi theo.
- Tránh, phê phán:
+ So sánh dẫn tới tâm lí tự ti, đố kị, bất mãn, chán nản.
+ So sánh dẫn tới thái độ tự kiêu, coi thường người khác và thỏa mãn với bản thân.
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Cần nhận thức được mỗi người đều có sự khác biệt và những năng lực, giá trị riêng.
- Cần nỗ lực trau dồi, rèn luyện, phấn đấu để khẳng định sự khác biệt và giá trị của mình một
cách tích cực nhất nhằm hoàn thiện bản thân và đóng góp cho cộng đồng, xã hội, nhân loại.
III. Cách cho điểm:
- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ ràng, dẫn
chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.
- Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng
và diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
Câu 2: ( 12 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết vận dụng linh hoạt các

thao tác lập luận, biết lựa chọn tác phẩm tiêu biểu, biết phân tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
- Làm thơ: quá trình sáng tác thơ, công việc của nhà thơ để tạo ra thi phẩm.
-…dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ: sử dụng ngôn ngữ (lời nói, chữ
viết) làm phương tiện, chất liệu sáng tác.
2
để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường: để thể hiện, giãi bày một
trạng thái tâm lý chân thành, mãnh liệt và khác thường, mới mẻ trong tâm hồn nhà thơ.
 Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định bản chất quá trình sáng tạo của nhà thơ: khởi
nguồn và cốt lõi là trạng thái tâm lý rung động mãnh liệt, khác thường, được thể hiện bằng
phương tiện ngôn ngữ.
2. Bình luận về ý kiến:
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là một nhận định đúng đắn về quá trình sáng tạo của nhà
thơ, đồng thời cũng cho thấy đặc trưng cơ bản của thể loại thơ:
- Gốc rễ, cội nguồn của sáng tạo thơ ca xuất phát từ trạng thái tâm lý rung chuyển khác thường
của người nghệ sĩ trước hiện thực đời sống:
+ Thơ là sự ký thác những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt, mới mẻ của nhà thơ
trước cuộc sống và con người, chẳng hạn như: niềm vui sướng hân hoan, tình yêu mãnh liệt, nỗi
khắc khoải lo âu, niềm cô đơn rợn ngợp, bi kịch đau thương, nỗi tuyệt vọng khôn cùng
+ Đó là những tình cảm, cảm xúc vừa riêng biệt, cụ thể, cá thể, vừa mang tính phổ quát,
có khả năng khơi gợi được sự đồng cảm, đồng điệu của người đọc.
- Những trạng thái tâm lý rung chuyển khác thường đó được thể hiện qua lời và chữ, có khi thể
hiện trực tiếp trên lời, có lúc gián tiếp ẩn phía sau câu chữ. Khi đó, nhà thơ tạo ra thi phẩm.
+ Ngôn ngữ chính là chất liệu đặc thù, là yếu tố thứ nhất của thơ ca nói riêng, văn học
nói chung.
+ Với thơ ca, đó phải là ngôn ngữ được nhà thơ chọn lựa, trau chuốt, tinh luyện đến độ

chuẩn xác, tinh tế, hàm súc, độc đáo….
3. Làm sáng tỏ qua một vài bài thơ trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao:
Học sinh có thể chọn lựa, phân tích một vài bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn
11 Nâng cao để làm sáng tỏ vấn đề: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn
Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư (Nguyễn Bính), Từ ấy (Tố Hữu), Chiều tối (Hồ Chí Minh)…
Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà
phải có định hướng bám sát các vấn đề được bàn luận.
Sự cảm thụ, phân tích, bình luận của học sinh phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục.
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề:
- Đó là một quan niệm đúng đắn, chỉ ra được bản chất của quá trình sáng tạo và đặc trưng của
thơ ca nói riêng, văn học nói chung.
- Định hướng, đòi hỏi đối với người sáng tác: cần bồi đắp những tình cảm thẩm mỹ chân thành,
mãnh liệt, phong phú trước cuộc sống, con người, cũng như trau dồi, tinh luyện ngôn ngữ văn
học để chuyển tải thành công tư tưởng, tình cảm của mình, tạo nên những thi phẩm hay, có giá
trị và sức sống trong lòng bạn đọc.
3
- Định hướng, đòi hỏi đối với người tiếp nhận: đọc thơ là phải qua cảm thụ ngôn từ văn học để
khám phá và đồng điệu với những trạng thái tâm lý rung chuyển khác thường của người nghệ sĩ.
III. Cách cho điểm:
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ ràng,
dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.
- Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc liệt kê dẫn chứng
đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn đạt và kĩ năng
viết văn nghị luận yếu.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
Lưu ý:

- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận

dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài
viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt
tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi là tổng điểm của 2 câu, làm tròn đến 0,5 điểm.
HẾT
4

×