Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Hỏi đáp môn tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 155 trang )

TS Nguyễn Thị Huệ (Chủ biên)
ThS Lê Minh Nguyệt

(Dùng cho học viên và sinh viên

,

các trường đại học cao đẳng)

GDG
HẢ NỘI

NHÀ X U Ấ T BẢN ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘI


Hỏi & Đáp
MÔN TÂM LÝ HỌC
ĐẠI CƯƠNG


TS. NGUYỄN THỊ HUỆ (Chủ biên)
ThS. LÊ MINH NGUYỆT

Hỏi & Đáp
MÔN TÂM LÝ HỌC
ĐẠI CƯƠNG
(Tái

bảnlần th ứ nhất có

bô’sung)



NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Quốc GIA HÀ NỘI
Hà Nội - 200.9


M ỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................... 11
Câu 1: Một lĩnh vực tri thức muốn trở thành một khoa học
phải có những điều kiện nào? Hãy chứng minh tâm lý
học là một khoa học?...................................................... 13
Câu 2: Trình bày tư tưởnc tâm lý học cùa một số tác giả thời
cổ đại: Khổng Tử, Xôcrat, Arixtôt.................................. 14
Câu 3: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học theo
quan điểm duy vật biện chứng?........................................15
Câu 4: Tâm lý là gì? Nêu khái quát về bản chất hiện tượng
tâm lý người.......................................................................16
Câu 5: Phân tích các chức năng cùa tâm lý. Lấyví dụ minh hoạ... 18
Câu 6: Hãy chứng tỏ rằng tâm lý có bàn chất phản xạ?..................19
Câu 7: Trình bày mối quan hệ giữa tâm lý học với một số bộ
môn khoa học: Triết học, Sinh lý học, Khoa học giáo dục.. 20
Câu 8: Trình bày cách phân loại hiện tượng tâm lý. Lấy ví dụ
cụ thể để minh họa............................................................ 22
Câu 9: Trình bày các nguycn tắc phương pháp luận cơ bản của
tâm lý học mácxít và ý nghĩa cùa nó đối với sự phát
triển tâm lý học?................................................................23
Câu 10: Quan sát là gì? Yêu cầu cơ bản cùa phương pháp quan
sát trong nghiên cứu tâm lý? Cho ví d ụ ?........................ 25
Câu 11 : Thế nào là Test tâm lý? Những ưu điểm và hạn chế của
phương pháp này trong nghiên cứu tâm lý?.................... 26
Câu 12: Trinh bày phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu

tâm lý? Phân loại thực nghiệm? Vì sao trong nghiên
cứu tâm lý học phải sừ dụng phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau?................................................................27
Câu 13: Vai trò cùa Vundt trong việc xây dựng tâm lý học trờ
thành một khoa học độc lập vào cuối thế ki XIX?.......... 28
5


Câu 14: Trình bày những quan điểm cơ bản của các trường phái
tâm lý học: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học Gestalt,
Phân tâm học.................................................................... 29
Câu 15: Nêu và phân tích những nội dung cơ bàn cùa tâm lý học
hoạt động?..........................................................................31
Câu 16: Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lý? Phân biệt
sự khác nhau cơ bản giữa tính chịu kích thích và tính
cảm ứng, mối quan hệ giữa chúng?.................................32
Câu 17: Trình bày các thời kì phát triển tâm lý người xét theo
nguồn gốc nảy sinh hành vi và theo mức dộ phàn ánh?... 33
Câu 18: Nêu các ngành cơ bản cùa tâm lý học? Vị tri cùa tâm lý
học trong hệ thống các khoa học?....................................35
Câu 19: Ý thức là gì? cấu trúc cùa ý thức? Hãy nêu một ví dụ
minh hoạ về hành vi có ý thức và hành vi không có ý
thức (vô thức) cùa con người?.......................................... 37
Câu 20: Vai trò cùa lao động và ngôn ngữ trong việc hình thành
ý thức cùa con người?....................................................... 39
Câu 21: Phân tích sự hỉnh thành ý thức và tự ý thức cùa cá nhân?.... 40
Câu 22: Phân biệt tâm lý và ý thức?...............................................42
Câu 23: Vô thức là gì? Các đặc điểm cơ bản cùa vô thức? Lấy ví
dụ minh hoạ và lý giải tại sao gọi hành vi đó là hành vi
vô thức?............................................................................. 42

Câu 24: Neu những biểu hiện của vô thức trong hoạt động nhận
thức, trong ngôn ngữ, trong hành động, trong giấc mơ
và trong nhân cách cá nhân?............................................. 43
Câu 25: Có quan điểm cho rằng: chỉ có những lời nói và hành vi
vô thức mới phản ánh đúng bàn chất cùa một con
người. Anh chị có ý kiến gì về quan điểm trên?............. 44
Câu 26: Trình bày khái niệm hoạt động ờ góc độ tâm lý học và
phân biệt chúng với góc độ sinh học và triết học?.......... 45
Câu 27: Phân tích vai trò của hoạt động trong sự hình thành tâm
lý, ý thức của con người (ví dụ cụ thể)?............................47
6


Câu 28: Phân tích đặc điêm tính chù thê và tính đôi tượng của
hoạt động (cho ví dụ minh hoạ)?...............................
48
Câu 29: Tại sao nói hoạt độnti cùa con người bao giờ cũng có
tính mục đích và vặn hành theo nguycn tắc gián tiếp? .... 50
Câu 30: I lãy chứng minh: cấu trúc của hoạt động là một cấu
trúc động? Ý nghĩa cùa sự hiểu biết này..........................51
Câu 31:1 loạt dộng được phân loại dựa trên những ticu chí nào?
Nêu ý nghĩa cùa nó trong nghicn cứu và trong thực tiễn?... 54
Câu 32: Ncu và phân tích vai trò cùa mỗi loại hoạt động xét
theo phương diện phát triển cá thể?................................ 56
Câu 33: Hoạt động chủ đạo là gì? Ý nghĩa của việc xác định nó
trong công tác giáo dục?................................................. 57
Câu 34: Hãy phân tích và chứng minh luận điểm: Hoạt động
vừa là nguồn gốc. vừa là động lực. vừa là nơi bộc lộ
tâm lý, ý thức?................................................................. 58
Câu 35: Giao tiếp là gì? Tại sao nói giao tiếp vừa mang tính

chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân?....................... 60
Câu 36: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là giao tiếp
và giải thích tại sao?........................................................ 61
Câu 37: Trình bày các chức năng cùa giao tiếp từ đó chứng tỏ
ràng: giao tiếp là một trong những động lực quan trọng
cùa sự phát triển tâm lý?...................................................63
Câu 38: Ncu và phân tích các cách phân loại giao tiếp?............... 65
Câu 39: Trình bày mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp? vai
trò cùa chúng đối với sự phát triển tâm lý, ý thức?......... 66
Câu 40: Có thể cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt
động được không?............................................................. 68
Câu 41: Chú ý là gì? Vai trò cùa chú ý trong cuộc sống?............. 68
Câu 42: Tại sao nói: chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức? . 69
Câu 43: Hãy trình bày các loại chú ý và ý nghĩa của nó trong
cuộc sống cá nhàn?........................................................... 70
7


Câu 44: Phân tích các phẩm chất (thuộc tính) cơ bàn cùa chú ý?
Làm thế nào để ròn luyện và phát triển các phẩm chất
chú ý cho cá nhân?............................................................ 72
Câu 45: Trình bày các khái niệm: con người, cá nhân, cá tính và
nhân cách?......................................................................... 74
Câu 46: Trình bày một sổ quan điểm về nhân cách trong tâm lý
học?...................
75
Câu 47: Hãy phân tích các cấp độ biểu hiện của nhân cách?......... 77
Câu 48: Trình bày các đặc điểm cơ bản của nhân cách?................ 77
Câu 49: Việc hiểu biết các đặc điểm của nhân cách có ý nghĩa gì
trong cuộc sống, đặc biệt là trong công tác giáo dục?....79

Câu 50: Hãy trình bày những quan điểm khác nhau về cấu trúc
của nhân cách?.................................................................. 81
Câu 51 : Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối
cùa những yếu tố nào? Vai trò của mỗi yếu tố trong
quá trình này?.................................................................... 83
Câu 52: Các thành phần cơ bản cùa xu hướng nhân cách. Mối
quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động trong sự phát triển
tâm lý theo quan điểm tâm lý học duy vật biện chứng?... 86
Câu 53: Tính cách là gì? cấu trúc của tính cách?.......................... 88
Câu 54: Khí chất là gì? Các kiểu khí chất, cơ sờ sinh lý và đặc
điểm của chúng?............................................................... 90
Câu 55: Trình bày khái niệm về năng lực? Các mức độ của năng
lực, cách phân loại năng lực?............................................93
Câu 56: Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, với tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo?..................................................................... 94
Câu 57: Tại sao xóa bỏ một thói quen lại khó khăn hơn xóa bỏ
một kĩ xảo?........................................................................ 95
Câu 58: Cảm giác là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại cảm giác?... 96
Câu 59: Chứng minh rằng: cảm giác con người có bàn chất xã
hội?....... ...............................
97
8


Câu 60: Các quy luật của càm giác và ý nghĩa cùa chúnư trong
dạy học và giáo dục?.........................................................98
Câu 61: Khái niệm tri giác, dặc điểm, vai trò và phân loại tri
giác?................................................................................ 100
Câu 62: Các quy luật cùa tri giác, ý nghĩa cùa chúng trong dạy
học, giáo dục và cuộc sống?............................................ 102

Câu 63: Tại sao nói: năng lực quan sát là thuộc tính cùa nhân
cách? Làm thế nào để bồi dưỡng và nâng cao nàng lực
quan sát?......................................................................... 105
Càu 64: So sánh cảm giác với tri giác và phân tích mối quan hệ
giữa chúng?..................................................................... 106
Câu 65: Định nghTa, đặc điểm, vai trò và phân loại tư duy?....... 107
Câu 66: Phân tích bàn chất xã hội cùa tư duy?............................ 110
Câu 67: Trình bày các giai đoạn cùa quá trình tư duy (lấy ví dụ
minh hoạ)?.....................................................................111
Câu 68: Phân tích các phẩm chất cùa tư duy. Làm thế nào để
phát triển các phẩm chất tư duy cho bản thân và cho
học sinh?......................................................................... 113
Câu 69: Trình bày các thao tác tư duy và mối quan hệ giữa
chúng trong quá trình tư duy (lấy ví dụ minh hoạ)?..... 114
Câu 70: Khái niệm về tưởng tượng: định nghĩa, vai trò và phân
loại?............................... ................................................116
Câu 71: Phân tích mối quan hệ giữa tưởng tượng và sự sáng tạo? ..118
Câu 72: Trình bày các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng
tượng (lấy ví dụ cụthể để minh hoạ)?........................... 119
Câu 73: So sánh tường tượng với tư duy và mối quan hệ giữa
chúng?............................................................................. 120
Câu 74: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính và chi
ra mối quan hệ giữa chúng?............................................ 121
Câu 75: Khái niệm về ngôn ngừ, chức năng và vai trò cùa ngôn
ngừ?.................
123
9


Câu 76: Phân tích các loại ngôn ngữ và ý nghĩa cùa chúng trong

cuộc sống?....................................................................... 125
Câu 77: Định nghĩa, đặc điểm, vai trò và phân loại trí nhớ?.......126
Câu 78: Phân tích một số quan điểm trong tầm lý học về sự hình
thành trí nhớ?.................................................................. 128
Câu 79: Các quá trình cơ bàn cùa trí nhớ (cho ví dụ)?..................130
Câu 80: Bản chất cùa sự quên và cách chổng quên?...................132
Câu 81: Tình cảm là gì? Tại sao nói tình cảm là mặt tập trung.
mặt cốt lõi cùa nhân cách?............................................ 134
Câu 82: So sánh sự giống và khác nhau giữa phàn ánh cùa nhận
thức và phản ánh cùa tình cảm?.................................... 135
Câu 83: Phân biệt xúc cảm và tinh cảm? Ý nghĩa cùa chúng
trong công tác dạy học và giáo dục?...............................136
Câu 84: Phân tích các mức độ biểu hiện cùa đời sống tinh cảm?. 138
Câu 85: Trình bày các loại tình cảm cấp cao cùa con người và
mối quan hệ giữa chúng?................................................ 140
Câu 86: Trình bày những đặc điểm cơ bản cùa tình cảm ?..........142
Câu 87: Phân tích các quy luật cùa tình cảm và ý nghĩa cùa
chúng trong công tácgiáo dục và trong thực tiễn?........ 143
Câu 88: Ý chí là gì? Tại sao nói ý chí là mặt năng động của ý
thức?................................................................................ 145
Câu 89: Phân tích các phẩm chất cùa ý chí, mối quan hệ giữa ý
chí với các phẩm chất tâm lý khác? Làm thế nào để ròn
luyện ý chí?..................................................................... 146
Câu 90: Hành động ý chí là gi? Trình bày các khâu của hành
động ý chí?...................................................................... 148
Câu 91: Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm và ý chí? 150
Câu 92: Phân tích các quy luật hình thành kĩ xảo và ý nghĩa cùa
chúng trong giáo dục và trong thực tiễn cuộc sống?..... 151
Câu 93: Thế nào là hành động tự động hóa? Trình bày các loại
hành động tự động hóa?.................................................. 153


10


LOI N O I Đ A U

T ừ thời
cô’đạidã
xuất hiệnnhững
hiện tượng tâm
lý.Trong sô'đỏ có
tưởng
Khổng Tử b
đêh chữ
"Tâm",Xôcrat
nốitiếng

mình",
A
rixtôcó tác phẩm
"BànĐến
XIX, dã
xuất
hiện
thêm
nhiềucác học thuyết
hoá của
s.Đacuyn, Thuyết Tâm
lý học
quan

Hemhôn, Thuyết Tâm
vật lý họccủa

vào năm 1879,
nhàtâm
lýhọc
ra
phòng
thí
nghiệm tâm
lýhọc
lý học
chính
thức trở
thànhmột khoa học đ
Từ
xưa den nay, quan
hệcon người
luôn
làmôi quan hệ có biểu
hiệnphức tạp

cũng
sôidộng
nhất,
với nhiềucung bậc
của
nlĩiều
yếu
tố tự

nhiên,xã

tình cảm. Vì vậy
đê’hiểu,nhận thức và vận dụng nh
quyết
hàihoà các môĩ quan hệ đó, con người phải học tập và
nghiên
cứukhoa học tâm lý. Đó là cơ sở lý luận đế giải
một
cáchkhoa
học,có
sứcthuyết ph
sinh trong môĩ quan
hệcon người với con người, con
tự
nhiênvà con người
vớicác sự tượng.
Tám lý học
lâycon người là trung tâm của sự nghiê
thông qua các diễn biến tâm
,ýlình
t cảm, dưới
các
yếutô'bên trong
vàbên ngoài; là môn khoa học n
về bản
chất,quy
luật
sự
hìnhthành, vận hành

11


các
hiệntượng tâm
lý;giáo dục cho con người về nhân
đức, hành
vi,
lôĩsôhg..., giúp con người nhận thức sáng tỏ
vấn đề như:
ý thức,
tình
,phẩm chất năng
cảm
quyết
hàihoà các môi
quan
hệ,hướng xây
gia đình, xã
hộivà thê'giới ngày càng tốt đẹp hơn.

ViệtNam, môn tâm lý
họcdược giả
tượng: từ cán bộ lãnh đạo quản lý đêh học
các cấp
học, cùa các
hệđào tạo, trong nhiều
vực,
dung lượn
thời lượng

khácnhau. Xuất phát từ yêu
công tác đào tạo
ở các trường đại học, cao đẳng, nhằm cung cấp cho học viên,
viên các hệ đào tạo, giảng viên, nghiên cứu
chuyên ngành có
thêm tài
liệuhọc tập, nghiên cứu và luyện
môn
TS.
Nguyễn
ThịHuệ

ThS.Lê Min
soạn
cuôh"HỎI & ĐÁP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG".
Nội dung cuốn sách được
trbày ngắ
cãu và cấu
trúccủa môn học, hệ thôhg hoá toàn bộ các kiêh
và khái quát những nội dung cơ bản, nhằm giúp học
nhanh
chóng nắm bắt được những nội dung quan trọng nhất phục vụ
việc học tập và
luyện thimôn học này.
Trong quá
trìnhbiên soạn, tác giả sẽ không trá
những
thiêusót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của đông dào bạn đọc, các nhà nghiên cứu
sách

được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới
thiệucuôh sách cùng bạn
CÔNG TV THÔNG TIN VÀ TRUYỀN thông v iệt nam

12


C â u 1:

M ột
• lĩnh vực
• tri thức muốn trở thành một
• khoa học

phải có những điều kiện nào? Hãy chứng minh tâm lý
học là một khoa học?

■ Một lĩnh vực tri thức muốn trở thành một khoa học phải
có đầy đù 4 điều kiện sau:
- Phải có đối tượng nghiên cứu rõ ràng (nghiên cứu cái gì
trong hiện thực khách quan).
- Có hệ thống cơ sở lý luận tương ứng (bao gồm các khái
niệm, các phạm trù, các quy luật, các quy tắc, các học thuyết, các
quan điểm... ).
- Có hệ thống các phương pháp nghiên cứu (bao gồm cả
phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu
định tính).
- Có ý nghĩa đối với cuộc sống con người (phục vụ thiết
thực cho đời sống con người).

■ Tâm lý học là một khoa học vì nó có đầy đủ 4 điều kiện
nói trên.
- Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý con
người. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát
triển của hoạt động tâm lý.
- Tâm lý học có một hệ thống lý luận đồ sộ bao gồm các
khái niệm về các hiện tượng tâm lý, quy luật của chúng, các
quan điểm các học thuyết khác nhau...
- Tâm lý học có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khá
hoàn chinh bao gồm cả các phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng (quan sát, thực nghiệm, trắc
nghiệm, đàm thoại, điều tra, phân tích sản phẩm hoạt động,
nghiên cứu tiểu sử, nghiên cứu điển hình cá nhân...).
13


- Từ khi ra đời trở thành một khoa học độc lập cho đến nay
tâm lý học đã góp phần thiết thực vào mọi mặt cùa đời sống xã
hội, góp phần mang lại hạnh phúc cho con người. Tâm lý học đã
tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế, thể
thao, du lịch, kinh doanh, lao động sản xuất, vui choi giải trí...

C âu 2:

Trình bày tư tưởng tâm lý học của một số tác giả thòi
cổ đại: Khổng Tử, X ôcrat, Arixtôt.

Các tư tưởng tâm lý học của một số tác giả thời cổ đại:
■ Khổng Tử (551-479 tr.CN) là một nhà giáo dục nổi tiếng
của Trung Quốc thời đầu phong kiến. Ông là người bàn đến chữ

“tâm” khá sớm và giáo dục con người các đức tính: nhân, nghĩa
lễ, trí, tín. Đó là những mầm mống đầu tiên của tâm lý học.
■ Xôcrat (469-399 tr.CN) là một hiền triết Hy Lạp cổ đại.
Tư tưởng nổi tiếng của ông là: Hãy tự biết mình. Đây là một
định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học. Đó là con người
không chỉ nhận thức thế giới khách quan bên ngoài mà phải
nhận thức cả chính bản thân mình, tự ý thức về cá nhân.
■ Arixtôt (384-322) cũng là một triết gia Hy Lạp cổ đại.
Ông là người đầu tiên có tác phẩm tưong đối gần gũi với tâm lý
học ngày nay, đó là cuốn Bàn về tâm hồn. Arixtôt là người có
quan điểm duy vật khi bàn về tâm hồn con người, ông cho rằng,
tâm hồn gắn liền với thể xác và tâm hồn có ba loại:
- Tâm hồn thực vật có chung cả ở người và động vật có
chức năng dinh dưỡng, gọi là “tâm hồn dinh dưỡng”.
- Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm
chức năng cảm giác, vận động, gọi là “tâm hồn cảm giác”.
14


- l âm hồn trí tuệ chỉ có ở con người gọi là “tâm hồn suy
n ghĩ’.
Tư tưởng tiến bộ của Arixtôt đối lập với tư tưởng của nhiều
triết gia thời bấy giờ trong đó có Platôn. Những tư tưởng của ông
mặc dù hết sức sơ khai nhưng đến nay vẫn còn có những giá trị
nhất định trong quá trình nghiên cứu tâm lý học.

C â u 3:

Trình bày đối tirọng, nhiệm vụ của tâm lý học theo
quan điểm duy vật biện chứng?


■ Đối tượng của tâm lý học
- Có rất nhiều cách diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của
tâm lý học. Ban đầu người ta xác định nôm na tâm lý học là
khoa học nghiên cứu tâm hồn (khoa học về tâm hồn).
- Các nhà nghiên cứu đã cụ thể hóa đổi tượng của tâm lý
học là các hiện tượng tâm lý do thế giới khách quan tác động vào
não con người sinh ra. Tâm lý học nghiên cứu bản chất, quy luật
sự hình thành, vận hành và phát triển cùa các hiện tượng tâm lý
và ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống.
■ Nhiệm vụ cùa tâm lý học:
- Nghiên cứu bản chất hoạt động cùa tâm lý, các quy luật
nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý,
quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Cụ thể như
sau:
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt sổ
lượng và mặt chất lượng.
- Nghiên cứu, phát hiện các quy luật hình thành phát triển
tâm lý.
- Nghiên cứu để tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.
15


■ Nghiên cứu tâm lý học nhàm trả lời cho các vấn đề:
- Yếu tố khách quan, chù quan nào đã tạo ra tâm lý người?
- Cơ chế hình thành và biểu hiện tâm lý như thế nào?
- Tâm lý của con người hoạt động như thế nào?
- Chức năng, vai trò của tâm lý đổi với hoạt động của con
người?


C â u 4 : Tầm lý là gì? Nêu khái quát về bản chất hiện tượng tâm
lý người.
■ Theo quan điểm duy vật biện chứng thì tâm lý người
được hiểu là sự phản ánh hiện thực khách quan của não thông
qua chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử.
■ Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm duy
vật biện chứng.
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể:
+ Tâm lý người không do một lực lượng siêu nhiên nào sinh
ra, cũng không phải do não tiết ra theo cơ chế sinh học mà tâm
lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông
qua ”lăng kính chủ quan” của mỗi người.
+ Sự phản ánh này cao hơn hẳn về chất so với các loại phản
ánh vật lý, hóa học, sinh học. Phản ánh tâm lý là một loại phản
ánh đặc biệt, đó là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
người. Hình ảnh tâm lý khác xa về chất so với hình ảnh vật lý,
nó mang tính sinh động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt.
+ Hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc chủ thể (mang tính
riêng biệt £Ùa mỗi cá nhân). Nói cách khác, tâm lý là hình ảnh
16


chu quan của thể giới khách quan. Tính chủ thể của hiện tượng
tâm lý được thể hiện:
Cùng một tác động khách quan như nhau nhưng mỗi chù
thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý khác nhau về
mức độ, sắc thái...
Ngay cả cùng một tác động của hiện thực khách quan vào
một chủ thể nhưng trong những thời điểm khác nhau, trong

những điều kiện khác nhau cũng biểu hiện mức độ và sắc thái
tâm lý khác nhau.
+ Trước tác động cùa hiện thực khách quan với các mức độ
và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi người đều có thái độ và
hành vi khác nhau đối với hiện thực.
- Nguyên nhân sự khác nhau trong tâm lý của mỗi người:
+ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng về cơ thể (các
đặc điểm bẩm sinh và di truyền), khác nhau về hoàn cảnh sống,
diều kiện giáo dục, tính tích cực hoạt động...
+ Khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới, mỗi người đều đưa
vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, nhu cầu hứng thú, tình cảm...
của cá nhân vào hình ánh đó.
- Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
+ Tâm lý người là sự phàn ánh hiện thực khách quan của não,
là kinh nghiệm lịch sử xã hội biến thành cái riêng cùa mỗi con
người. Chính vì thế, nó có bàn chất xã hội và mang tính lịch sử.
Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người được thể hiện:
Nguồn gốc của tâm lý người là hiện thực khách quan, trong
đó hiện thực xã hội là cái quyết định. Đó là các quan hệ kinh tế,
xã hội, đạo đức, pháp quyềa. các mối quan-hệ giữa con người
ĐẠI H Ọ C Q U O C GIA HA NC.
TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VỊE

LƯ/

¿ĩíĩ

17



với con người. Chính các mối quan hệ đó quyết định bản chất
tâm lý người. Vì thế mà Mác đã từng khẳng định: Bàn chất con
người là tồng hòa các mối quan hệ xã hội.
Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của
con người trong các mối quan hệ xã hội và con người là chù thể
của các quá trình đó. Vì thế, tâm lý người mang đầy đù dấu ấn
xã hội lịch sử của con người.
Tâm lý của mỗi cá nhân là quá trình cá nhân biến những
kinh nghiệm lịch sử xã hội thành cái riêng của bản thân thông
qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ
đạo, hoạt động của con người và các mối quan hệ giao tiếp của
con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.
+ Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và cộng
đồng.
Chính vì vậy, tâm lý của mồi người ngoài những cái riêng
của mỗi cá nhân đều có những đặc điểm chung của dân tộc, của
quê hưomg đất nước nơi sinh ra và lớn lên, của thời đại mà con
người đang sống...

C â u 5: Phân tích các chức năng của tâm lý. Lấy ví dụ minh hoạ.
■ Các chức năng của tâm lý
- Chức năng định hướng cho hoạt động.
■ Mỗi hoạt động của con người đều bị chi phối bời các yếu
tố tâm lý bên ừong như động cơ, mục đích, nhu cầu, hứng thú,
niềm tin, lý tường, lương tâm, trách nhiệm... Tâm lý con người
vừa có thể thúc đẩy hoạt động vượt qua mọi khó khăn để đi đến
18


mục đích vừa có thể kìm hãm các hoạt động không cần thiết để

ưu tiên cho hoạt động chủ yếu nhất.
- Chức năng điều khiển: Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá
trình hoạt động bằng chuông trình, kế hoạch, phương pháp,
phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động cùa con
người trở nên có ý thức và có hiệu quả nhất định.
- Chức năng điều chinh: Tâm lý giúp con người điều chỉnh
hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với
yêu cầu và hoàn cảnh cho phép.
Ví dụ: Chúng ta đi xe từ cơ quan về nhà, tâm lý định hướng
cho ta đi con đường nào là nhanh nhất, thuận lợi nhất, điều khiển
chúng ta phải đi đúng luật giao thông. Nếu đường chúng ta dự
định đi bị tắc thì buộc chúng ta điều chỉnh tìm con đường khác
hoặc ngồi nghi đợi đường thông rồi về...

C â u 6: Hãy chứng tỏ rằng tâm lý có bản chất phản xạ?
■ Tâm lý có bản chất phản xạ
■ Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não một tổ chức cao nhất của vật chất. Quá trình não nhận sự tác
động bên ngoài tạo ra hình ảnh tâm lý là hết sức phức tạp. Đó là
các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong hệ thần kinh, trong
não bộ.

■ v ề mặt cơ chế hình thành và diễn biến: tâm lý diễn ra
theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu:
- Khâu thứ nhất là tiếp nhận các kích thích tạo nên hưng
phấn dẫn truyền từ các cơ quan thụ cảm vào não theo đường
hướng tâm.
19


- Khâu thứ hai diễn ra ờ trung ương thần kinh cùa bộ não

tạo ra các hình ảnh tâm lý.
- Khâu thứ ba là khâu trả lời kích thích, đó là sự dẫn truyền
hưng phấn từ trung ương theo đường li tâm tạo ra phản ứng của
cơ thể.
Chính vì vậy, người ta xem cơ sở sinh lý của tất cả các hiện
tượng tâm lý là các phản xạ có điều kiện. Hay nói cách khác tâm
lý có bản chất phản xạ.

C â u 7:

Trình bày mối quan hệ giữa tâm lý học với một số bộ
môn khoa học: T riết học, Sinh lý học, Khoa học giáo
dục.

■ Mối quan hệ giữa tâm lý học với một sổ môn khoa học
Ngày nay không một khoa học nào tồn tại độc lập mà có thể
phát triển được. Chúng đan xen vào nhau, tương tác với nhau, hỗ
trợ cho nhau cùng phát triển. Tâm lý học cũng có mối quan hệ
với tất cả các ngành khoa học khác.
- Với triết học:
+ Tâm lý học được tách ra từ triết học và trở thành một
ngành khoa học độc lập vào năm 1879. Tâm lý học lấy triết học
làm nền tảng phương pháp luận cho việc nghiên cứu tâm lý. Các
luận điểm cơ bản của triết học chỉ đạo phương hướng phát triển
của tâm lý học và góp phần giải quyết các vấn đề cơ bản như:
bản chất tâm lý, động lực của sự phát triển tâm lý, xu hướng phát
triển tâm lý ..., giúp cho tâm lý học phát triển và đạt được những
thành tựu to lớn phục vụ đời sổng xã hội.
+ Ngược lại, tâm lý học cũng đóng góp những thành tựu
20



nghiên cứu cùa mình làm phong phú cho triêt học. Chăng hạn,
những thành tựu về tâm lý học nhận thức đã làm sáng tỏ hơn
nhận thức luận trong triết học.
- Với sinh lý học:
+ Sinh lý học là cơ sờ khoa học trực tiếp cùa tâm lý học.
Các nhà khoa học khẳng định rằng: tâm lý học không dựa vào
sinh lý học cũng giống như sinh lý học không dựa vào giải phẫu
học đều không có căn cứ.
+ Theo Mác thì: tâm lý, ý thức chẳng qua là hiện thực khách
quan chuyển vào mong não và được cải tổ lại trong đó. Nó chính là
cơ sờ vật chất của hiện tượng tàm lý người. Chính vì thế, sinh lý
học nói chung hay sinh lý thần kinh nói riêng giúp cho tâm lý học
nghiên cứu, giải thích được các hiện tượng tâm lý khác nhau.
+ Ngược lại, khi nghiên cứu sinh lý học thần kinh cùa con
người phải gắn nó với các hiện tượng tâm lý người, nếu không
con người cũng chỉ là một động vật thuần tuý và sẽ rơi vào học
thuyết sinh vật hóa con người.
- Với giáo dục học:
+ Tâm lý học là cơ sở khoa học trực tiếp cùa công tác giáo
dục con người theo nghĩa rộng. Nói một cách cụ thể hơn, muốn
giáo dục thành công thì các nhà giáo dục phải hiểu biết tâm lý
con người để có biện pháp tác động phù hợp. Tâm lý học vạch ra
những quy luật hình thành và phát triển tâm lý cho khoa học
giáo dục căn cứ vào đó để đề ra nội dung, phương pháp và cách
thức giáo dục.
+ Ngược lại, giáo dục học góp phần minh chứng cho sự
đúng đắn của các nghicn cứu tâm lý, là mảnh đất màu mỡ cho
những ứng dụng của các thành tựu tâm lý học.

21


C â u 8:

T rình bày cách phân loại hiện tưọng tâm lý. Lấy ví dụ
cụ thề để minh họa.

■ Phân loại hiện tượng tâm lý
Có rất nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý trên cơ sở căn
cứ vào những tiêu chí khác nhau.
- Nếu căn cứ vào sự tham gia của ý thức thì người ta chia
thành:
+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức. Hầu hết các biểu hiện
tâm lý cùa con người bình thường, trong khi tỉnh táo đều là có ý
thức. Ví dụ học tập, lao động sản xuất, vui chơi...
+ Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức. Ví dụ như nói
mơ, mộng du, hành vi người đang say, người mất trí...
- Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của hiện tượng tâm lý thì
chia thành:
+ Các hiện tượng tâm lý sống động được thể hiện trong
hành vi hoạt động. Ví dụ, làm nhanh hay chậm, khéo léo hay
vụng về...
+ Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng được tích đọng trong sản
phẩm hoạt động (sản phẩm hoạt động của mồi cá nhân bao giờ
cũng phản ánh năng lực tâm lý của cá nhân đó). Ví dụ, trước một
dụng cụ đồ mộc có thể đánh giá được tay nghề cùa người thợ
mộc làm ra nó.
- Người ta cũng có thể chia thành các hiện tượng tâm lý
cùa cá nhân như nhận thức, tình cảm, cá tính... và các hiện tượng

tâm lý xã hội như phong tục tập quán, tin đồn, dư luận, tâm trạng
xã hội...
- Một cách phân chia thông dụng nhất hiện nay khá phổ
biến trong các tài liệu tâm lý học là căn cứ vào thời gian tồn tại
22


và vị trí của nó trong nhân cách. Theo cách này có ba loại:
+ Các quá trình tâm lý, như quá trình nhận thức, quá trình
cảm xúc, quá trình hành động ý chí.
+ Các trạng thái tâm lý, đó là những hiện tượng tâm lý diễn
ra trong thời gian tương đối dài có sự mở đầu và kết thúc không
rõ ràng như chú ý, tâm trạng.
+ Các thuộc tính tâm lý, đó là những hiện tượng tâm lý
tươnu đổi ồn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành
những nét riêng của nhân cách. Có các thuộc tính tâm lý cơ bản
của cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Có thể
thấy mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý qua sơ đồ sau:

C â u 9:

Trình bày các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản
của tâm lý học m ácxít và ý nghĩa của nó đối với sự
phát triển tâm lý học?

■ Các nguyên tắc phương pháp luận cùa tâm lý học mácxít
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Nguyên
tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan
23



bên ngoài tác động vào bộ não cùa con người và mang tính chủ
thể. Như vậy, nội dung tâm lý là hình ảnh của thế giới khách
quan trong đó quyết định xã hội là quan trọng nhất (tâm lý người
chù yếu là hệ thống kinh nghiệm lịch sử xã hội được cải biến lại
trong não). Tâm lý phản ánh thế giới, có tác dụng điều chinh,
điều khiển hành vi con người tác động trở lại thế giới thông qua
đó cải tạo thế giới và cải tạo bản thân.
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt
động: Hoạt động là nguồn gốc, là phưcmg thức hình thành, phát
triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Ngược lại, tâm lý, ý thức, nhân cách
chi đạo, điều hành hoạt động. Vì thế, chủng thống nhất với nhau.
- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối
quan hệ biện chứng với nhau và quan hệ giữa chúng với các hiện
tượng khác. Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách độc
lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chuyển hóa
cho nhau, chi phối lẫn nhau và cũng có quan hệ chi phối với các
hiện tượng khác.
- Nguyên tắc nghiên cứu tàm lý ở một con người hay một
nhóm người cụ thể. Tâm lý bao giờ cũng tồn tại trong một con
người cụ thể hay trong một nhóm người cụ thể. Không có tâm lý
chung chung ở một con người hay một nhóm người trừu tượng.
■ Ý nghĩa của việc nắm vững các nguyên tắc này trong
nghiên cứu phát triển tâm lý học.
- Từ nguyên tắc quyết định luận cho thấy vật chất là cái có
trước ý thức và quyết định ý thức. Tâm lý người có nguồn góc là
thế giới khách quan trong đó tồn tại xã hội là cái quan trọng nhất.
- Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức, nhân cách với
hoạt động khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển.
Vì thế, phải nghiên cứu tâm lý trong trạng thái vận động và phát

triển của nó, qua sự diễn biến cũng như qua sản phẩm hoạt động.
24


Nguyên tắc thứ ba cho thấy, cần phải nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý trona mối liên hệ, quan hệ qua lại biện chứng với
nhau và trong mối quan hệ, liện hệ với các hiện tượng khác.
- Nguyên tắc thứ tư giúp cho các nhà nghiên cứu xác định
rõ việc nghiên cứu tâm lý phải được tiến hành trên những con
người cụ thể và nhóm người cụ thể.

C â u 10: Quan sát là gì? Yêu cầu cơ bản của phương pháp quan
sát trong nghiên cứu tầm lý? Cho ví dụ?
■ Phưcmg pháp quan sát trong nghiên cứu tâm lv học
- Quan sát là một phương pháp nghiên círu được dùng
trong nhiều khoa học trong đó có tâm lý học.
sát
quá
trình
trigiác có
mục
đích
nhằmthu thập thông
nghiên
cứu.
- Có rất nhiều hình thức quan sát: trực tiếp, gián tiếp; tự
nhiên hoặc có bố trí; quá trình hay giai đoạn, toàn thể hay bộ
phận... tuỳ theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
- Quan sát cho phép nhà nghiên cứu thu thập được thông
tin trực tiếp, sống động, khách quan nhưng nhược điểm của nó là

mất thời gian, tốn công sức, hạn chế trong một không gia và thời
gian cụ thể.
■ Yêu cầu sử dụng phương pháp quan sát khi nghiên cứu
tâm lý học
- Xác định trước mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.
- Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt phục vụ cho quá trình quan
sát (thời gian, không gian, trang thiết b ị...).
- Tiến hành quan sát một cách cẩn thận, ti mi có hệ thống.
- Ghi chép tài liệu một cách khách quan trung thực...
25


■ Bất cứ nghiên cứu hiện lượng tâm lý nào người ta cũng
dùng phương pháp quan sát. Ví dụ, nehiên cứu hứng thú học tập
môn toán của học sinh một lớp học nào đó, người ta có thể đến
dự giờ trực tiếp nhiều lần để quan sát tinh thần thái độ học tập
của học sinh, có thể dùng máy quay tự động, chụp ảnh, ghi âm...
Từ những thông tin thu được qua quan sát, cùng với kết quả
nghiên cứu của những phương pháp khác để nhà nghiên cứu có
những căn cứ kết luận về hứng thú của các em học sinh đối với
việc học môn toán...

C â u 11: Thế nào là Test tầm lý? N hững ưu điểm và hạn chế của
phưong pháp này trong nghiên cứu tâm lý?
■ Test tâm lý là một phép thử để đo lường tâm lý đã được
chuẩn hóa trên một số lượng người đù tiêu biểu. Test trọn bộ
gồm 4 phần:
- Văn bản test.
- Hướng dẫn quy trình tiến hành.
- Hướng dẫn đánh giá.

- Bảng chuẩn hoá.
Trong tâm lý học ngày nay người ta đã xây dựng và chuẩn
hóa được rất nhiều bộ test về nhận thức, năng lực, nhân cách...
Ví dụ, test trí tuệ của Raven, test nhân cách của Rorschach...
■ Ưu, nhược điểm của test
- Ưu điểm cơ bản của test là có khả năng làm cho hiện
tượng tâm lý cần đo được bộc lộ trực tiếp qua hành động giải bài
tập test để nhà nghiên cứu quan sát. Có khả năng tiến hành
nhanh, tương đối đơn giản bàng các phương tiện sẵn có như
26


×