Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH học THPT GHI NHỚ các dấu mốc LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.14 KB, 27 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC THPT GHI NHỚ
CÁC DẤU MỐC LỊCH SỬ"

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lí do chọn đề tài. Có triết gia đã nói:

2


“Điều quan trọng không phải dạy cho trẻ biết nhiều tri thức, mà gieo cho
chúng niềm khát khao học hỏi”. Đó là một câu danh ngôn là hành trang theo tôi trên
con đường dạy và học.
Thật vậy! Trong các môn học nói chung, môn học lịch sử nói riêng để quá trình dạy
và học thành công, có hiệu quả trước hết nhà sư phạm phải làm thế nào để khêu gợi hứng
thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập. Hoạt động học tập dần
dần phải được xem như là thoả mãn nhu cầu nhận thức.
Tuy nhiên, động cơ học tập của học sinh rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở
những thái độ nhiều khi mâu thuẫn từ rất tích cực đến thờ ơ, lười biếng. Từ nỗ lực học
tập đến thụ động học tập từng câu chữ, hứng thú học tập bài này, môn học này nhưng
hoàn toàn không hào hứng học bài khác, môn học khác.
Đặc thù của bộ môn lịch sử là tìm hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ tính từ khi
con người xuất hiện đến ngày nay.Những sự kiện lịch sử thường không bao giờ lặp lại,
chỉ xuất hiện trong bài giảng một lần và yêu cầu học sinh phải hiểu và ghi nhớ chính xác
theo các mốc thời gian. Đó là một khó khăn rất lớn đối với học sinh trong học tập bộ môn
lịch sử.


Vậy để tạo hứng thú học tập môn lịch sử giúp học sinh học tập tốt môn học lịch sử một môn học bị coi là khô khan, khó nhớ với hàng trăm nhân vật, hàng nghìn sự kiện

3


xảy ra trong quá khứ của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, tôi xin phép mạo muội trình
bày đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học ghi nhớ các dấu mốc lịch sử”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I-Cơ sở lí luận của vấn đề.
Lịch sử là một môn khoa học đồng thời là môn học ở nhà trường. Ngay từ khi mới
xuất hiện, con người đã có ý thức về lịch sử của cha ông mình và nhận thấy sự cần thiết
phải giáo dục cho các thế hệ sau những hiểu biết, những kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho
cuộc sống thực tiễn. Những hiểu biết, những bài học kinh nghiệm về nhiều mặt của lớp
người đi trước là tài sản vô cùng quý giá cho thế hệ trẻ noi gương.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng đến một ngày nào đó thế hệ trẻ không yêu thích học
môn lịch sử, không tìm bài học, kinh nghiệm của quá khứ cho hiện tại và tương lai thì
cuộc sống tiền đồ của đất nước, của dân tộc ra sao? Chắc chắn con người sẽ rơi vào trạng
thái mà Mác đã dự đoán: “Nếu như tất cả truyền thống của các bậc tiền bối đều chết,
thì đầu óc của người sống sẽ rối bời như một cơn ác mộng”.
Nhận thức được vị trí vai trò to lớn của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục tri thức,
đạo đức cho học sinh tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học
sinh ghi nhớ các dấu mốc lịch sử”. Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp sư
phạm giúp học sinh ghi nhớ hàng trăm nhân vật lịch sử, hàng ngàn sự kiện lịch sử một

4


cách nhẹ nhàng bền vững hơn. Từ đó giúp học sinh hiểu và giải thích, đánh giá sự kiện
lịch sử, nhân vật lịch sử để trình bày một vấn đề lịch sử, hoàn thiện một bài viết lịch sử,
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học bộ môn, góp phần đào tạo nên những con

người vừa hồng vừa chuyên, hội tụ cả đức lẫn tài.
II-Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
Bộ môn Lịch sử được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ bộ
môn cùng toàn thể tập thể giáo viên trong nhà trường.
Môn lịch sử có lợi thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành nhân cách đạo đức,
giúp các em trở thành những con người vừa nắm bắt được khoa học kỹ thuật tiên tiến,
vừa hội tụ đầy đủ những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Khó khăn
Hiện nay những tác động của cơ chế thị trường khiến cho không ít bậc cha mẹ học
sinh, kể cả một số người có trách nhiệm trong ngành giáo dục có thái độ xem thường bộ
môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng không cần làm bài tập, không
cần học thêm phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những kiến
thức lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong
thực tế ở nhiều trường học, trong các kỳ thi tuyển chọn hoặc các kỳ thi tốt nghiệp phổ

5


thông khiến nhiều nhà giáo dục, người giáo viên dạy học lịch sử có tâm huyết không khỏi
xót xa, đau lòng.
Do ảnh hưởng của thời kỳ hội nhập, của phim ảnh trên truyền hình, của mạng
internét, của các trò chơi điện tử…. đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu
động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành dẫn đến liệt môn, nhất là môn lịch sử.
Bản thân một số ít học sinh còn không xác định tương lai cho mình bằng con đường học
vấn .
Chưa loại bỏ được cách học tập thực dụng xem nặng môn này coi nhẹ môn kia, “học
gì thi nấy” làm cho học vấn của học sinh bị què quặt - thiếu toàn diện. Tình trạng “mù
lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là kết quả của việc học lệch không toàn
diện. Học sinh thường lựa chọn những ngành học thiên về kinh tế, xây dựng, tin học …để

khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc làm.
Môn học lịch sử chưa được các nhà giáo dục đánh giá đúng về ý nghĩa của nó như
lời một vị Bộ trưởng trả lời là bình thường khi có hàng ngàn thí sinh dự kỳ thi đại học
năm 2011 nộp giấy trắng vì không thể làm được bài. Lịch sử nước Mỹ mới được 236 năm
trong khi nước ta có tới gần 4000 năm lịch sử, vậy mà số giờ học lịch sử của ta mới chỉ
có một đến hai tiết trên tuần trong khi đó nước Mỹ là bảy tiết.

6


Ngoài những thực trạng trên đối với Trung tâm GDTX Triệu Sơn nói riêng và các
trung tâm khác nói chung một thực trạng mang tính chất căn bản đó là đối tượng học sinh
phần lớn là chưa có động cơ học tập đúng đắn, bền vững. Chất lượng đầu vào của các
Trung tâm thường thấp hơn so với các trường THPT vì thế gây ra khó khăn lớn cho giáo
viên giảng dạy ở tất cả các môn học nói chung và môn học lịch sử nói riêng.
Cuối năm học 2011-2012 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi đã làm một
phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái đôi học tập của 50 học sinh lớp 10B2, một
lớp chọn Văn của trường TTGDTX Triệu Sơn như sau:

STT Phương án
1

Lịch sử chỉ là môn học phụ

2

Lịch sử rất khô khan và dài dòng

3


Học lịch sử rất thú vị vì nó giúp em

Đúng

Sai

tim hiểu được lich sử loài người và
lịch sử dân tộc.
4

Học lịch sử chỉ cần học những gì
thầy cô giáo cho ghi là được.

5

Học lich sử để học tậpvà kế thừa
những truyền thống tôt đẹp, hào
7


hùng của dân tộc, rút ra những bài
học kinh nghiệm của quá khứ cho
hiên tại và tương lai.
Kết quả thu được như sau:

Số

Số câu

Phương án đúng


Phương án sai

SL

%

SL

%

HS

50

1

39

78

11

22

50

2

41


82

9

18

50

3

18

36

32

64

50

4

42

84

8

16


50

5

17

34

33

66

Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm ở một lớp học Văn, chúng ta có thể kết
luận: Đa sồ học sinh vẫn coi lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần học những
gì thầy cô cho ghi là đủ.
Từ những thực trạng trên và qua thực tế giảng dạy tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp
những kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ các dấu mốc lịch sử”.

8


III-Biện pháp thực hiện:
1- Phải thổi hồn vào các con số.
Khác với các môn khác như toán học, vật lý, hoá học. Kiến thức có thể lặp lại nhiều
lần trong suốt quá trình học. Nhưng môn lịch sử các sự kiện, hiện tượng, khái niệm lịch
sử sau khi giảng một lần không còn lặp lại nữa. Điều này gây khó khăn nhất định cho
việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh một số
phương pháp ghi nhớ thời gian, sự kiện lịch sử như sau:
*Thứ nhất: Dạy cho học sinh kỹ năng tìm điểm tựa để nhớ các mốc thời gian,

sự kiện lịch sử.
Ví dụ một: Khi dạy bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến (TK X-XV)” trong phần nói về Ngô Quyền, học sinh cần ghi nhớ các niên đại:
- Năm 898-năm sinh của Ngô Quyền.
- Năm 938 - chiến thắng Bạch Đằng đất nước hoàn toàn độc lập tự do.
- Năm 939 - Ngô Quyền xưng vương.
- Năm 944 – Ngô Quyền mất.
Trong đó năm 938 là sự kiện trọng đại học sinh không thể quên sự kiện này - đây là
điểm tựa để nhớ các sự kiện khác.

9


Khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng ông tròn 40
tuổi, một năm sau ông xưng vương, năm năm sau ông mất. Như vậy từ sự kiện năm 938
học sinh có thể nhớ năm sinh, năm mất của Ngô Quyền một cách dễ dàng, nhanh chóng
và bền lâu.
Ví dụ hai: Trong phần lịch sử lớp 10 bài 38 “Quốc tế thứ nhất và công xã Pa ri năm
1871”, học sinh cần ghi nhớ sự kiện công xã Pa ri năm 1871, đây là một sự kiện quan
trọng. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử liên quan như
cũng trong năm 1871 quá trình thống nhất nước Đức hoàn thành. Trước đó một năm là
năm sinh của nhà lãnh tụ vĩ đại nước Nga: Vlađimi Ilích Ulianốp Lênin năm 1870, và
năm 1870 quá trình thống nhất nước Ý được hoàn thành.
Như vậy bằng cách nhớ một được hai, ba sự kiện như vậy học sinh sẽ rất thuận lợi
trong ghi nhớ sự kiện lịch sử.
*Thứ hai: Nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử với những con số có tính quy
luật hoặc đặc biệt.
Ví dụ một: Khi dạy học về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trong
chương trình lịch sử 10, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ những mốc thời gian sau:
+ Cuộc kháng chiến lần 1 xảy ra vào năm 1258.

+ Cuộc kháng chiến lần 2 xảy ra vào năm 1285.

10


+ Cuộc kháng chiến lần 3 xảy ra vào năm 1287 – 1288.
Nếu ghi nhớ đơn lẻ theo kiểu học vẹt thì rất dễ quên, giáo viên có thể chỉ ra điểm
chung của 3 cuộc kháng chiến này đều xảy ra vào thế kỷ XIII. Hơn nữa lần thứ nhất là
năm 1258 lần thứ hai chỉ cần đảo hai số cuối thành 1285 và lần ba là hai số liên tiếp 8788 là năm 1287-1288.
Bằng cách ghi nhớ các sự kiện lịch sử như vậy học sinh có thể ghi nhớ nhanh, bền
vững thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử.
Ví dụ hai: Khi dạy phần lịch sử VN lớp 10, học sinh phải nhớ thời gian xảy ra cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn là từ năm 1418-1427 và thời gian tồn tại của vương triều Lê sơ
(1428-1527). Nếu chỉ liệt kê những mốc thời gian như vậy học sinh rất khó nhớ. Giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh thấy được khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra 10 năm (14181427) thì thắng lợi và vương triều Lê sơ cũng tồn tại đúng 100 năm (1428-1527) kết thúc
với sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ. Với cách tìm những con số tròn chĩnh
như vậy giúp cho học sinh thấy lịch sử là những con số rất thú vị.
*Thứ ba: Ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử bằng cách lập dàn ý hoặc
bảng hệ thống hoá.
Ví dụ một: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến ở lịch sử lớp 10 giáo
viên cần cung cấp cho học sinh những bảng hệ thống kiến thức như:

11


Bảng hệ thống kiến thức về các triều đại phong kiến VN từ thế kỷ X-XIX.

THỜI

NGƯỜI


QUỐC

TT TRIỀU ĐẠI
1

KINH ĐÔ
GIAN

SÁNG LẬP

Triều Ngô

939-967

Ngô Quyền

Triều Đinh

968-980

Đinh Bộ Lĩnh

HIỆU
Cổ Loa
Đại

Cồ Hoa Lư

Việt

Tiền Lê

980-1009 Lê Hoàn

Triều Lý

1010-

Hoa Lư

Lý Công Uẩn

Đại Việt

Thăng Long

Trần Cảnh

Đại Việt

Thăng Long

Hồ Quý Ly

Đại Ngu

Tây Đô

Lê Lợi


Đại Việt

Đông Đô-HN

1225
5

Triều Trần

12261400

Nhà Hồ

14001407

Lê sơ

14281527

Nhà Mạc



1527-

Mạc

1595

Dung


Trung 1533-

Đăng

Lê Duy Ninh

Đông Đô-HN

Đại Việt

Đông Đô-HN

12


Hưng
10 Tây Sơn

11 Nguyễn

1788
1778-

Ng Nhạc, Ng

Phú

1802


Huệ

Huế

1802-

Nguyễn Ánh

Việt Nam

1945

Xuân-

Phú

Xuân-

Huế

Ví dụ hai: Lập bảng hệ thống kiến thức về một số cuộc kháng chiến tiêu biểu chống
giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.
TÊN
TT
1

5

CUỘC


KHÁNG NGƯỜI

LÃNH

THỜI GIAN
CHIẾN

ĐẠO

Năm 79 TCN

K/c chống quân Triệu Đà

Thục Phán (ADV)

Năm 40-43

K/c chống quân Hán

Hai Bà Trưng

Năm 248

K/c chống quân Ngô

Bà Triệu

Năm 542

K/c chống quân Lương


Lý Bí

Năm 722

K/c chống quân Đường

Mai Thúc Loan

Năm 776-791

K/c chống quân Đường

Phùng Hưng

Năm 905

K/c chống quân Đường

Khúc Thừa Dụ

Năm 938

K/c chống quân Nam Hán

Ngô Quyền

Năm 981

K/c chống quân Tống


Lê Hoàn

13


10

15

18

Năm 1075-1077

K/c chống quân Tống

Lý Thường Kiệt

Năm 1258

K/c chống quân Mông Cổ

Trần Thai Tong

Năm 1285

K/c chống quân Nguyên

Trần Quốc Tuấn


Năm 1287-1288

K/c chống quân Nguyên

Trần Quốc Tuấn

Năm 1406-1407

K/c chống quân Minh

Hồ Quý Ly

Năm 1418-1427

K/c chống quân Minh

Lê Lợi

Năm 1785

K/c chống quân Xiêm

Nguyễn Huệ

Năm 1789

K/c chống quân Thanh

Nguyễn Huệ


Năm 1858-1884

K/c chống quân Pháp

Bằng cách hệ thống những bảng kiến thức như vậy giúp học sinh học tập lịch sử
thuận lợi, dễ dàng hơn.
*Thứ tư: Nhớ một mốc thời gian để ghi nhớ nhiều sự kiện:
Ví dụ một: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Trong năm đó ở
Việt Nam chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá 29 vạn
quân Thanh. Như vậy nhớ sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh để ghi nhớ sự kiện
cách mạng tư sản Pháp.

14


Ví dụ hai:Thảm án Lệ Chi Viên gây ra cái chết oan khiên cho anh hùng Nguyễn
Trãi vào năm 1442, cũng năm 1442 là năm sinh ra vị vua xuất sắc nhất của vương triều
Lê sơ Lê Thánh Tông chính ông là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau này.
Lịch sử có muôn vàn sự kiện khác nhau vì thế người dạy sử và học sử cần phải tìm
ra những quy luật, những điểm chung để ghi nhớ bền vững các sự kiện.
*Thứ năm: Có thể gắn các sự kiện lịch sử với những thứ gần gũi như ngày sinh
bản thân và những người đặc biệt trong cuộc đời mình.
Ví dụ một: Tôi sinh vào ngày 7/5/1981 đúng vào ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ví dụ hai: Bạn tôi sinh vào ngày 20/12/1981- hơn ngày 19/12 là ngày toàn quốc
kháng chiến chống Pháp đúng một ngày.
Bằng cách gắn các sự kiện khô khan khó nhớ với những gì gần gũi với bản thân là
cách để học sinh ghi nhớ vô vàn các sự kiện lịch sử.

2 - Ghi nhớ chọn lọc các sự kiên lịch sử tiêu biểu và lập bảng niên biểu để học
tập .

Lịch sử loài người và lịch sử dân tộc Việt Nam có muôn vàn sự kiện lớn nhỏ xảy ra
ở trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Vì vậy để ghi nhớ các sự kiện lịch sử một

15


cách bền vững thì trước hết nhà sư phạm phải làm cho học sinh hiểu sâu sắc sự kiện và
chọn lọc các sự kiện để ghi nhớ.
Ví dụ: Để học sinh hiểu và ghi nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản trong giai đoạn từ
1930-1945 giáo viên cần yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện sau:

Thời gian

Sự kiện

3-2-1930

Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.

1930-1931

Phong trào cách mạng Xô Viết NGhệ Tĩnh.

9-1930

Chính quyền các xô viết ra đời ở Nghệ -Tĩnh.

10-1930

Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm

thời Đảng cộng sản Việt Nam.

3-1935

Đai hội đại biểu lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông
Dương.

7-1936

Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Đông Dương.

8-1936

Phong trào Đông Dương Đại hội.

1-5-1938

Mít tinh kỉ niệm ngày quốc tế lao động ở nhà Đấu Xảo Hà Nội.

11-1939

Hội nghị ban chấp hành Đảng cộng sản Đông Dương.

16


27-9-1940

Khởi nghĩa Bắc Sơn.


23-11-1930

Khởi nghĩa Nam kì.

13-1-1940

Binh biến Đô Lương.

5-1941

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại
Pác Pó (Hà Quảng-Cao Bằng).

19-5-1941

Việt Nam độc lập đồng minh ra đời (Việt Minh).

22-12-1944

Đôi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập.

6-1945

Khu giải phóng Việt Bắc thành lập.

15-5-1945

Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng

quân..

13-8-1945

Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được triệu tập,phát lệnh
tổng khởi nghĩa.

14-15-8-1945

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào.

16-17-8-1945

Đại hội quốc dân tân trào.

18-8-1945

Bắc Giang,Hải Dương Hà Tĩnh,Quảng Nam giải phóng.

19-8-1945

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

23-8-1945

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.

17



25-8-1945

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

28-8-1945

tổng khởi nghĩ tháng Tám giành thắng lợi trong cả
nước.

30-8-1945

Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam
hoàn toàn sụp đổ.

2-9-1945

Bác hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

3- Nắm sự kiện lịch sử bằng cách trả lời 5 câu hỏi trong tiếng Anh.
Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần không lặp lại, nó phản ánh một tiến trình lịch sử
được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người… chẳng hạn khởi
nghĩa Tây Sơn, cuộc đấu tranh nhà ngục Baxti, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến
dịch Hồ Chí Minh…
Để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, hiểu sâu sắc và giải thích sự kiện lịch sử,
hiện tượng lịch sử, giáo viên có thể đặt ra 5 câu hỏi để học sinh trả lời như sau.
1- What? (Cái gì?)
2- Who? (Ai?)
3- When? (Khi nào?)


18


4- Where? (Ở đâu?)
5- Why? (Tại sao?)
Ví dụ một: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình lớp
10 khi giải thích chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên có thể đặt những câu hỏi sau:
What? Tên có nghĩa là gì?
- Đây là một chiến công oanh liệt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam.
Who? Nó liên quan đến ai?
- Liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
When? Nó liên quan đến thời gian nào?
-Thời gian năm 938.
Where? Xảy ra ở đâu?
- Ở dòng sông Bạch Đằng nay thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Why? Tại sao lại có sự kiện đó?
Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội tên là Kiều Công
Tiễn ám hại. Tháng 10-938 Ngô Quyền từ Ái Châu đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều

19


Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, nhân cơ hội đó quân Nam Hán đem quân xâm lược
nước ta.
Nghe tin quân Nam Hán xâm lược nước ta Ngô Quyền cho xây dựng trận địa bãi cọc
ở lòng sông Bạch Đằng để tiêu diệt giặc.

Ví dụ hai: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam trong lịch sử lớp 12 để giúp học sinh ghi
nhớ Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi sau:

What? Đây là sự kiện gì?
- Đây là Hiệp định kí giữa Việt Nam và Pháp.
Who? Liên quan đến ai?
- Người kí là chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Việt Nam và Xanhtơni đại diện cho
nước Pháp.
When? Diễn ra thời gian nào?
- Ngày 06 tháng 03 năm 1946.
Why? Tại sao lại có Hiệp định đó?

20


- Sở dĩ có Hiệp định đó vì chúng ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc
kháng chiến lâu dài với Pháp mà biết rằng không thể tránh khỏi. Còn thực dân Pháp mới
thoát khỏi thế chiến thứ hai đất nước còn kiệt quệ nên cần hoà hoãn tạm thời.

IV- Kết quả thực hiện
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã áp dụng những biện pháp sư phạm trên để
giúp học sinh tiếp cận ghi nhớ và học tập tốt môn lịch sử. Kết quả là học sinh có sự ham
thích và hứng thú học tập hơn.
- Học sinh từ chỗ thờ ơ, chưa tích cực đã bắt đầu có hứng thú học tập, yêu thích, ham
tìm hiểu về kiến thức lịch sử, đặc biệt là những mốc son lịch sử những chiến công lẫy
lừng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Học sinh đã hình thành cho bản thân một số kỹ năng.
+ Kỹ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, bản đồ.
+ Kỹ năng một số thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh
giá sự kiện, hiện tượng lịch sử, rèn luyện phong cách học tập chủ động tích cực.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm tổ, kỹ năng ghi nhờ sự kiện lịch sử.

21



- Học sinh chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới, phát huy tư duy tích cực của
mình.
- Trên cơ sở hiểu biết lịch sử học sinh có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong
tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nhân phẩm của bản thân.
- Kết quả cụ thể năm học 2012-2013 đã đạt kết quả cao hơn so với năm 2011-2012.
Ở khối 10 của TTGDTX Triệu Sơn. Cụ thể là:
Kết quả học tập môn lịch sử khối 10 từ năm 2010-2012

CUỐI
NĂM
LOẠI
2011-

NĂM 2011-2012
GIỮA

CUỐI

GIỮA

CUỐI

ĐẦU
KỲ

I KỲ

I KỲ


II NĂM

(%)

(%)

(%)

(%)

NĂM(%)

2012(%)
Giỏi

0

0

0

0

2,5

5,0

Khá


5,5

5,7

6,0

7,5

12,5

20,5

T.bình 30,5

30,7

33,5

35,5

40,6

60,3

Yếu

48,5

47,6


45,5

43,5

35,0

14,2

Kém

16,4

16,0

15,0

13,5

9,4

0

22


C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính là con
người có ích cho xã hội và gia đình.
Đúng như lời Bác Hồ đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Nhà văn Lỗ Tấn đã nói “Chữa bệnh trong người không quan trọng bằng chữa
bệnh trong đầu”. Với thực trạng học tập và hiểu biết về lịch sử hiện nay của học sinh
các cấp là một vấn đề cần quan tâm của toàn xã hội trong việc xây dựng đất nước ta trở
thành một nước tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy
môn lịch sử rất tâm huyết và trăn trở về vấn đề trên, sẽ cố gắng đem hết khả năng để
truyền đạt lại cho các thế hệ học sinh và thắp lên ngọn lửa tự hào về truyền thống lịch sử
của dân tộc cho các em.
Trong cuốn lịch sử nước ta Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”. Mong muốn một ngày nào đó trong thời gian gần nhất bộ
môn lịch sử nhận được sự quan tâm đúng đắn của các ban ngành và toàn xã hội về sự cần
thiết của nó đối với việc trang bị cho thế hệ trẻ những hành trang cần thiết để kế tục và
23


phát huy các truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông ta để lại. Từ đó kế thừa và phát
huy cao hơn nữa những giá trị lịch sử trong việc xây dựng nước ta trở thành một nước
công nghiệp tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, định hướng XHCN.

2. Đề xuất:
- Đối với cấp sở giáo dục: thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh
nghiệm cho giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ nhưng khó khăn trong quá
trình dạy học.
- Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao trong các kì thi viết sáng kiến
kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào thực tiễn dạy học.
- Đối với cấp trường:
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn lịch sử .Mặc dù có nhiều cố gắng song sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và xây dựng của các đồng nghiệp để tôi có thêm

kinh nghiệm trong giảng dạy.

24


Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử.
2- Phương pháp dạy học lịch sử.
3- Sách giáo viên, sách giáo khoa lịch sử 10, 11, 12.

25


×