Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 8 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.66 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 8 HKI
I. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm
phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao
hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có
nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
VD: Từ ‘thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ bác sĩ, y tá nhưng
có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của từ nghề nghiệp.
II. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Những lưu ý về trường từ vựng:
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
+ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác
nhau.
+ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng
cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngơn từ và khả
năng diễn đạt.
VD: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt,…
III. Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh
là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
VD: Lòng khòng, ngoằn ngoèo, tha thướt,…
VD: Ầm ầm, thánh thót, róc rách,…


- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có
giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.



IV. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một
số) địa phương nhất định.
VD: Cây viết – Cây bút
Đậu phộng – Lạc
- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội
nhất định.
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao
tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm
màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngơn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ
tồn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
V. Trợ từ, thán từ
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị
thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: Những, có, chính, đích, ngay,…
Chiếc mũ này giá những hai mươi nghìn đồng.
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dung để
gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc
biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
• Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: A, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…
• Thán từ gọi đáp: Này, ơi, vâng, dạ, ừ,...
VD: Than ơi ! Thời oanh liệt nay cịn đâu.
( Thế Lữ - Nhớ rừng)
VI. Tình thái từ


- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,

câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD: Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:


Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…(VD: Anh đọc xong cuốn

sách này rồi à?)


Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…(VD: Chớ vội!)



Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…(VD: Tội nghiệp thay con bé!)



Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…(VD: Con nghe
thấy rồi ạ!)

- Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp
(quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…).
VII. Nói quá
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD:

Cày đồng đang buổi ban trưa


Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
VIII. Nói giảm, nói tránh
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
IX. Câu ghép
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo
thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
VD: Đêm càng khuya, trăng càng sáng
- Có hai cách nối các vế câu:


Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;


VD: Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
VD: Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ
hô ứng);
VD: Ai làm người ấy chịu.
 Không

dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy,


dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm ;
VD: Bà đi chợ, mẹ đi làm, em đi học.
- Các vế của câu ghép thường có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những
quan hệ thường gặp là:
+ Quan hệ nguyên nhân (Vì trời mưa nên đường lầy lội.)
+ Quan hệ điều kiện(giả thiết) (Nếu trời mưa to thì nó nghỉ học.)
+ Quan hệ bổ sung (Bạn Lan khơng những học giỏi mà cịn hát rất hay.)
+ Quan hệ tiếp nối (Thầy giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào.)
+ Quan hệ đồng thời (Cô giáo vừa giảng bài chúng em vừa lắng nghe.)
+ Quan hệ giải thích
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc
cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế
câu trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hồn cảnh giao tiếp.
VD: Tuy lưng hơi cịng nhưng bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
X. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung
thêm).
VD: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối
cao là “chiến sĩ bảo vệ cơng lí và tự do”.
- Dấu hai chấm dung để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời
đối thoại (dùng với dấu gạch ngang);
XI. Dấu ngoặc kép


Dấu ngoặc kép dung để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
VD: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã

xoắn lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
VD: Kết cục, anh chàng “hầu cận ơng lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị
này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn;
*Viết đoạn văn
1.Trợ từ, thán từ, tình thái từ
Suốt cả buổi chiều hôm qua tôi chỉ làm được mỗi một bài tập. Sáng nay cô giáo
gọi tôi lên kiểm tra, hỏi tôi đã làm bài tập chưa. Tôi nhẹ nhàng lắc đầu: “Dạ! Chưa ạ”.
Cô giáo ngạc nhiên: “Ơ hay!”Có mấy bài tập mà làm khơng xong vậy?”. Tơi bẽn lẽn trả
lời: “Tại vì bài này khó quá ạ!”
2.Từ tượng hình, từ tượng thanh
Những chiếc lá rơi xào xạc, chợt nhận ra mùa thu đã về. Tôi cịn nhớ, vào ngày này
năm ngối khí trời đã bắt đầu se se lạnh, khơng cịn cái nắng gay gắt của mùa hè chói
chang. Bầu trời mùa thu trong xanh, cao vời vợi. Ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng
nhạt cho nhân gian. Năm nay,thời tiết như trái mùa. Vẫn còn những trận mưa rào xối xả
chợt đến rồi chợt đi hay những tiếng ve kêu râm ran.



×