Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de cuong on tap tieng viet lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.98 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
I. Tiếng Việt
Chủ đề
Các phương
châm hội
thoại

Thuật ngữ
Một số phép
tu từ, từ

Kiến thức cơ bản - Ví dụ
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có băng chứng xác thực.
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng đúng nhu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
- Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ
VD: Nước là thể lỏng, không màu không mùi, không vị
Thuật ngữ: Nước
- So sánh: Sự đối chiếu các sự vật, hiện tượng giống nhau hoặc có nét giống nhau, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD: Nam đen như cột nhà cháy. -> So sánh da của Nam đen như cột nhà cháy( rất đen)
- Ẩn dụ: Cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (giống nhau), nhằm tăng sức gợi hình
gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viễn Phương)
- Ẩn dụ: Mặt trời (câu thơ thứ 2): Bác Hồ -> Gọi Bác là mặt trời vì Bác là tấm gương sáng về lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức, hình
ảnh Bác trường tồn vĩnh cửu với thời gian giống như mặt trời.
- Hoán dụ: Cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận (gần gũi nhau), nhằm tăng sức gợi hình
gợi cảm cho sự diễn đạt.


- VD: Làng xóm ta xưa nay lam lũ.
- Hoán dụ: “ Làng xóm” - Chỉ người ở làng xóm -> lấy vật chứa để gọi vật bị chứa
- Nhân hóa: Cách dùng từ để gọi, miêu tả hoạt động, trạng thái của người dùng cho sự vật, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với
con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm như con người.
- VD: Ông trời, ông trăng …..
- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng
sức biểu cảm.
- VD: Cười vỡ bụng
- Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh
thô tục, thiếu lịch sự.
- VD: Cụ đã về nơi chín suối
-> Tránh gây cảm giác đau buồn.
- Điệp ngữ: Biện pháp tu từ lặp lại từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh nội dung nào đó.
- VD: “ Tiếng gà ai nhảy ổ


vựng

Cục, cục tác, cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Xuân Quỳnh)
-> Điệp ngữ: “ Cục”: nhấn mạnh tiếng gà nhay ổ, “nghe” -> nhấn mạnh, khẳng định tiếng gà trưa tác động đến tâm trí tác giả, làm dịu bớt
đi cái nắng oi ả, nóng nực của buổi trưa, xua đi những mệt mỏi khi hành quân xa, khiến cho tác giả nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ của
mình.
- Chơi chữ: Biện pháp tu từ lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
- VD:
“Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”
- Lợi (1): Thuận lợi, lợi ích
- Lợi (2,3): Bộ phận cơ thể, nằm trong miệng, nơi mọc răng.
-> Biện pháp chơi chữ dựa vào hiện tượng từ đồng âm. Nhằm phê phán chế giễu bà già, già rồi còn muốn lấy chồng. Qua đó chế giễu thầy
bói, những người chuyên hành nghề mê tín, dị đoan.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×