Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẾM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HĐNT - PHẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.14 KB, 16 trang )

1.2 Cơ sở lí luận về kỹ năng đếm:
1.2.1Một số khái niệm:
- Phép đếm: Chính là một trong những cách thức dùng để kiểm tra số lượng
(STT) của các nhóm đối tượng hay các đối tượng trong nhóm. Nói cách khác, phép
đếm là một trong những cách thức dùng để kiểm tra số lượng (STT) của các tập
hợp hay các phần tử có trong tập hợp.
- Kỹ năng: Là khả năng con người thực hiện một hay nhiều hành động bất kỳ
nào đó có hiệu quả trên cơ sở của những kinh nghiệm cũ đã biết.
- Kỹ năng đếm: Là khả năng con người thực hiện hành động đếm để kiểm tra
số lượng (STT) của các nhóm đối tượng hay các đối tượng trong nhóm một cách có
hiệu qủa nhất trên cơ sở những kinh nghiệm cũ đã biết.
1.2.2 Đặc điểm phát triển hoạt động đếm của trẻ mầm non nói chung và
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng:
Ở ngay lứa tuổi mẫu giáo bé trẻ đã biết so sánh số lượng các nhóm vật bằng
các biện pháp xếp chồng, xếp cạnh. Trong quá trình so sánh số lượng của các nhóm
vật trẻ nắm được tính tương đối của các khái niệm như: Nhiều hơn, ít hơn, bằng
nhau,… Tất cả phụ thuộc vào việc ta so sánh số lượng nhóm vật này với nhóm vật
kia như thế nào với nhau.
Ví dụ: 3 con thỏ sẽ nhiều hơn 2 con mèo, nhưng lại ít hơn 5 con gà.
Trẻ so sánh số lượng các phần tử của các tập hợp bằng biện pháp thiết lập
tương ứng 1:1 giữa các phần tử của chúng. Điều này giúp trẻ hiểu rằng: Các tập
hợp có thể có độ lớn bằng nhau hay khác nhau, và để xác định được điều đó thì
phải biết được số lượng các phần tử và phải đếm. Nhờ vậy trẻ hiểu rõ hơn vai trò, ý
nghĩa của phép đếm, các con số và ở trẻ xuất hiện nhu cầu đếm với các số.
Đến 4 – 5 tuổi những biểu tượng tập hợp được phát triển và mở rộng, trẻ có
khả năng nhận biết tập hợp ngay cả khi các phần tử của chúng là những vật không
giống nhau.

1



Ví dụ: Tập hợp các hình học gồm các hình tròn, hình vuông, hình tam giác
có màu sắc khác nhau; hay một rổ bóng có màu xanh, đỏ.
Điều đó chứng tỏ đã có sự phát triển ở trẻ khả năng nhận biết các dấu hiệu
chung của tập hợp bất kỳ và bỏ qua các dấu hiệu khác của chúng.
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có kỹ năng phân tích từng phần tử của tập hợp, biết
đánh giá độ lớn của chúng theo số lượng các phần tử của tập hợp. Trẻ xuất hiện nhu
cầu đếm xác định số lượng phần tử có trong tập hợp. Vì vậy, khi thao tác với các
tập hợp cụ thể trẻ bắt đầu sử dụng tới con số và phép đếm, nhờ vậy mà trẻ bắt đầu
nắm được vai trò con số kết quả. Các thao tác đếm được hình thành trên cơ sở thiết
lập tương ứng 1:1 giữa các phần tử của các tập khi đếm, trẻ phải thực hiện một loạt
các thao tác thực tiến như: Xếp các vật của nhóm theo một trật tự nhất định (trẻ
thường xếp các vật thành hàng ngang, từ trái qua phải), rồi xếp mỗi vật của nhóm
khác tương ứng với một vật của nhóm vừa xếp trước. Như vậy bằng thực tiễn biến
đổi các khách thể, trẻ xác định được mối quan hệ số lượng: Bằng nhau, không bằng
nhau, nhiều hơn, ít hơn giữa các nhóm vật.
Dưới tác động của việc dạy học trẻ 4 – 5 tuổi nhanh chóng nắm được phép
đếm, dễ dàng phân biệt được quá trình đếm và kết quả của phép đếm, hiểu được ý
nghĩa khái quát của các con số chỉ là chỉ số cho số lượng các phần tử của tập hợp.
Trẻ hiểu rằng các tập hợp có số phần tử bằng nhau sẽ được biểu thị bằng cùng một
số, còn các tập có số phần tử khác nhau sẽ được biểu thị bằng các số khác nhau.
Tuy nhiên trẻ còn khó khăn khi đếm số lượng lớn các vật, vì vậy chỉ dạy trẻ đếm
trong phạm vi 5. Lứa tuổi này quá trình dạy học có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
đếm của trẻ, nếu không đạy trẻ hoặc dạy không đúng thì nhiều trẻ sẽ không nắm
được kỹ năng thiết lập tương ứng 1:1 giữa các số với các phần tử của tập hợp khi
đếm. Nhiều trẻ không nắm được trình tự các số, vì vậy mà kết quả đếm thường
không chính xác. Nhiều trẻ không biết khái quát kết quả của phép đếm, cho nên khi
đếm xong trẻ không ghi nhớ được kết quả đếm.

2



Đến 5 – 6 tuổi trẻ có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp,
các tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một tập lớn gồm nhiều tập con và
ngược lại nhiều tập con có thể gộp lại với nhau theo một đặc điểm chung nào đó để
tạo thành một tập lớn. Khi đánh giá độ lớn của các tập hợp trẻ MGL ít bị ảnh
hưởng của các yếu tố như: Màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt của các phần tử của
tập hợp.
Hoạt động đếm của trẻ MGL đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất hứng thú
đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự các số từ 1 đến 10, thậm chí còn nhiều số
hơn thế nữa. Trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi số ứng với
phần tử của tập hợp mà trẻ đếm. Trẻ không chỉ hiểu rằng: Khi đếm số cuối cùng là
kết quả ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn hiểu con số là chỉ số cho số lượng
phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn, không phụ thuộc vào những đặc
điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt chúng.
Trẻ 5 – 6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ liền kề của các dãy số tự nhiên (mỗi
số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị, và những số đứng sau lớn hơn số
đứng trước một đơn vị, trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy số tự
nhiên (n+1, n-1). Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ
đếm đúng số lượng các nhóm vật mà trẻ còn đếm được cả các âm thanh và các
chuyển động, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trò của con số kết quả. Mặt khác trẻ
không chỉ đếm từng vật mà đếm cả nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa
của khái niệm đơn vị, đơn vị của phép đếm có thể là cả nhóm vật chứ không phải
của từng vật riêng lẻ.
Mặt khác dưới tác động của dạy học trẻ MGL không chỉ biết đếm xuôi mà
còn biết đếm ngược trong phạm 10, trẻ nhận biết được các số từ 1 đến 10. Trẻ hiểu
rằng mỗi con số không chỉ được diến đạt bằng lời nói mà còn có thể viết được, và
muốn biết số lượng của các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải
đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng.

3



Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trừu
tượng cho trẻ, dạy trẻ thao tác với các ký hiệu – các con số.
Như vậy, hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo phát triển dần qua từng độ tuổi, và
đến tuổi mẫu giáo lớn hoạt động đếm của trẻ phát triển mạnh nhất, trẻ mong muốn
được tham gia vào hoạt động đếm để nhận thức thế giới xung quanh, nhờ đó mà
cũng phát huy cao được tính tích cực trong nhận thức của trẻ.
1.3 Một số lí luận về hoạt động ngoài trời:
1.3.1 Hoạt động ngoài trời:
- “Hoạt động” theo quan niệm thông thường là sự tiêu hao năng lượng thần
kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn nhu cầu
của mình.
Về phương diện triết học, tâm lí học người ta coi “hoạt động” là phương thức
tồn tại cảu con người trong thế giới. Đó là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người với thế giới để tạo ra sản phẩm về cả 2 phía: Thế giới và chủ thể. Trong mối
quan hệ đó có 2 quá trình đồng thời diễn ra và bổ sung cho nhau, thống nhất nhau.
+ Quá trình thứ nhất: Quá trình đối tượng hóa trong đó: Chủ thể chuyển năng
lực và phẩm chất tâm lí của mình thành sản phẩm hoạt động, tâm lí người được bộc
lộ, được khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm.
+ Quá trình thứ hai: Quá trình chủ thể hóa, nghĩa là khi hoạt động con người
chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới
để tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân bằng cách chiếm lĩnh thế giới.
Trong hoạt động, tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân được hình thành và
bộc lộ.
- “Ngoài trời” là khoảng không gian không có gì che chắn ở bên trên. Đó
chính là khoảng không gian tự nhiên.
- (HĐNT) là hoạt động được chủ thể tiến hành một cách có mục đích trong
môi trường không gian tự nhiên. Chẳng hạn như một buổi cắm trại hoặc một buổi
dã ngoại,…

4


1.3.2 Ý nghĩa của HĐNT đối với sự phát triển và giáo dục trẻ nói chung
và việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ nói riêng:
HĐNT ở trường mầm non cũng là HĐNT nhưng hoạt động ngoài trời ở
trường mầm non là một hoạt động dục rất đặc trưng ở trường mầm non. Nó là một
hoạt động nằm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Trong HĐNT trẻ được
tham gia các hoạt động như quan sát, tìm hiểu những thay đổi, phát triển của các
đối tượng trong tự nhiên, tham gia các hoạt động xã hội về nghề nghiệp của người
lớn, đi tham quan danh lam thắng cảnh, các ngày lễ, hội. Trẻ được tham gia các trò
chơi dân gian, được vận động tự do, thoải mái với các dụng cụ chơi ngoài trời như:
Xích đu, cầu trượt, bập bênh,… HĐNT được tiến hành sau hoạt động học tập của
trẻ với thời gian từ 30 đến 35 phút. Khi tổ chức cho trẻ HĐNT như vậy nó có một ý
nghĩa to lớn trong việc phát triển và giáo dục nói chung và đặc biệt việc rèn luyện
kỹ năng đếm cho trẻ nói riêng.
Như chúng ta đã biết, môi trường bên ngoài rất tốt cho sức khỏe và việc học
tập, vui chơi của người lớn nói chung và của trẻ nhỏ nói riêng. Có thể nói tiếp xúc
tự nhiên là một nhu cầu không thể thiếu của con người và nhất là trẻ nhỏ. Được
đắm mình trong thiên nhiên vốn hiểu biết cảu trẻ nhỏ được mở mang, óc quan sát
cùng với các giác quan, trí tưởng tượng, ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Với trẻ
đây là một hoạt động rất hứng thú, gây được sự chú ý, thu hút trẻ.
Khi HĐNT trẻ được tiếp xúc với tự nhiên, cỏ cây, hoa lá, sỏi đá, các con
vật…không chỉ đem lại niềm vui vô hạn cho trẻ mà còn hình thành và phát triển
tình yêu thiên nhiên, xã hội, con người. Đây là nguồn cảm hứng vô tận, qua tiếp
xúc với thiên nhiên những cảm xúc thẩm mĩ của trẻ ngày càng phát triển phong
phú, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ. Đây là một trong những ý
nghĩa giáo dục rất lớn đối với trẻ nhỏ.
Khi tổ chức HĐNT trẻ còn được tiếp xúc với môi trương xã hội, được tiếp
cận với con người và các sinh hoạt xã hội phong phú, đa dạng như: đi dạo, tham

quan,… Từ đó trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin và có thêm kinh nghiệm sống.
5


HĐNT còn giúp trẻ giải tỏ căng thẳng sau thời gian phải tập trung chý ý
trong hoạt động học tập tạo điều kiện gần gủi giao lưu giữa giáo viên với trẻ, giữa
trẻ với trẻ.
HĐNT không chỉ có ý nghĩa trong sự phát triển và giáo dục trẻ, đặc biệt nó
có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện, cơ hội để rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ.
Bởi khi HĐNT trẻ có điều kiện để khám phá dấu hiệu số lượng có trong các sự vật,
hiện tượng ở ngoài trời. Trẻ đếm chúng với hứng thú cao thỏa mãn nhu cầu nhận
biết số lượng và mối quan hệ số lượng của trẻ mà không bị gò bó, trẻ được chỉ trỏ
thoải mái, phát hiện ra những điều chúng cho là thích thú.
Trong chương trình giáo đổi mới mầm non hiện nay tổ chức hoạt động ngoài
trời vừa là sự chuẩn bị, tạo đà cho hoạt động chung “Tiết học” tiếp theo của trẻ,
vừa là hình thức củng cố ôn luyện vận dụng những điều đã biết vào thực tiễn.
1.3.3 Nội dung của HĐNT:
HĐNT cho tuổi mẫu giáo gồm 4 nội dung sau:
Phần 1: Hoạt động có chủ đích:
GV tổ chức cho trẻ theo các nội dung sau:
- Quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, xã hội như: Quan sát các
cây cối, con vật, đồ vật, quan sát sự thay đổi của thiên nhiên theo mùa, quan sát
thời tiết khí hậu, quan sát các công việc, ngành nghề của những người gần gủi xung
quanh như: Công việc của các Hiệu trưởng, cô cấp dưỡng, cô lao công, chú bảo vệ,
cô giáo, người bán hàng,…
- Cũng cố kiến thức đã biết học làm quen với các nội dung giáo dục.
- Chăm sóc vật nuôi, cây trồng: Cho các con vật ăn uống, tưới cây, lau bụi
cho cây, xới đất, nhổ cỏ cho cây, nhặt lá rơi,…
Phần 2: Trò chơi vận động
Mỗi buổi hoạt động ngoài trời trẻ được chơi từ 1 đến 2 trò chơi vận động.

Các trò chơi vận động được sử dụng trong hoạt động ngoài trời bao gồm toàn bộ
những trò chơi vận động trong cuốn: “Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu
6


giáo”, các trò chơi vận động trong chương trình giáo dục thể chất, các trò chơi vận
động dân gian và trò chơi vận động sưu tầm ngoài chương trình phù hợp với lứa
tuổi của trẻ.
Phần 3: Trò chơi dân gian:
Ngoài trò chơi vận động ra thì khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ còn
được chơi các trò chơi dân gian như: Lộn cầu vòng, dung dăng dung dẻ, chi chi
chành chành, kéo cưa lừa xẽ...
Phần 4: Chơi tự do:
Phần này trẻ được tự do lựa chọn các trò chơi theo ý thích dưới sự hướng
dẫn, gợi ý của giáo viên. Có thể là một trong những nội dung sau:
- Chơi với các đồ chơi ngoài trời như: Xích đu, thang leo, cầu trượt, đu quay,
bập bênh,…
- Chơi với các đồ chơi mang ở lớp ra như: Bóng, vòng, phấn, cát nước,
bulling, cà keo, dây thung, lá cây,… hoặc đồ chơi do cô và trẻ tự tạo ra như: gấp
giấy làm thuyền, gấp máy bay, tàu thủy, gấp lá, cuống lá làm con trâu, đồng hồ làm
vòng cổ, vòng tay,…
- Tự củng cố, ôn luyện kiến thức được học trong hoạt động học tập: Vẽ, viết
trên sân,…
- Khi tổ chức thực hiện các nội dung trên, giáo viên cần tổ chức phối hợp
hợp lý nội dung hoạt động có tính động (chạy nhảy, leo trèo,...) với những nội dung
tĩnh như: Ngồi kể chuyện, hát, đọc thơ, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên.
Thông qua các nội dung của HĐNT giáo viên có thể lồng ghép việc rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ. Ở phần hoạt động có chủ đích GV có thể cho trẻ quan
sát rồi sử dụng các câu hỏi cảu đối tượng để cho trẻ phát hiện và trả lời. Chẳng hạn:
Khi cho trẻ quan sát bể cá cô có thể hỏi trẻ: Trong bể có tất cả bao nhiêu con cá?

Có tất cả bao nhiêu quả chín trên cây?.
Qua nội dung trò chơi vận động, dân gian trong hoạt động ngoài trời GV có
thể lồng ghép nội dung rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ vào các trò chơi vận động
7


hoặc tự thiết kế những trò chơi vận động có lồng ghép nội dung rèn luyện kỹ năng
đếm cho trẻ.
Trong nội dung chơi tự do trong HĐNT, khi trẻ chơi với các đồ chơi ngoài ở
ngoài trời GV có thể tích hợp cho trẻ đếm các đồ vật, đồ chơi hoặc gắn liền với các
nhiệm vụ chơi.
1.3.4 Các hình thức tổ chức HĐNT:
HĐNT ở trường mầm non có thể tổ chức bằng các hình thức khác nhau. Việc
lựa chọn hình thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nội dung, tính chất của hoạt
động, không gian hoạt động, phương tiện, điều kiện hoạt động,…
Có 3 hình thức cơ bản để tổ chức HĐNT cho trẻ đó là:
- Tổ chức theo lớp
- Tổ chức theo nhóm
- Tổ chức theo cá nhân
Trong các nội dung của HĐNT thì nội dung hoạt động có mục đích và trò
chơi vận động thường tổ chức theo hình tức lớp và theo nhóm. Vì thực tế, các lớp
của các trường công lập ở các phường thường có số lượng trẻ tương đối từ 30 – 35
cháu /lớp thì không thể tổ chức theo hình thức cá nhân và lớp được. Lớp thường
được chia thành các nhóm nhỏ để hoạt động ngoài trời.
Tuy nhiên, với 2 nội dung này cũng không nhất thiết sử dụng hình thức lớp
và nhóm mà tùy vào từng nội dung, đối tượng cụ thể vẫn có thể lựa chọn hình thức
tổ chức khác. Chẳng hạn trong hoạt động có mục đích nếu quan sát đối tượng quá
nhỏ, để trẻ quan sát có hiệu quả GV phải chia trẻ thành từng tổ, tổ chức cho trẻ
quan sát thành nhiều đợt khác nhau. Trong trò chơi vận động cũng tương tự như
vậy, nếu trò chơi mới và khó mà sân có nhiều lớp hoạt động, với lớp có số lượng

khoảng 30 trẻ mà có 2 cô phụ trách thì nên chia thành 2 nhóm nhỏ để GV có điều
kiện hướng dẫn tỉ mỉ hơn và trẻ có thể tham gia chơi được nhiều lần hơn.
Đối với nội dung chơi tự chọn, thường sử dụng hình thức tổ chức hoạt động
theo nhóm, cá nhân. Những trẻ thích chơi một trò chơi hoặc một loại hoạt động nào
8


đó GV có thể gợi ý để trẻ chơi cùng nhau hay hướng trẻ theo dụng ý của GV trong
một nhóm nào đó nhằm giúp trẻ cân bằng động và tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động phải luôn đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, hứng thú của trẻ.
Việc sử dụng hình thức nào trong quá trình tổ chức HĐNT cho trẻ là sự vận
dụng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo của GV phụ thuộc vào nội dung và các tình
huống cụ thể mà giáo viên đề ra hoặc do trẻ khởi xướng.
1.4 Biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
HĐNT:
- Biện pháp:
+ Phương pháp: Là cách làm, cách thực hiện nội dung giáo dục phù hợp với
mục đích giáo dục.
Phương pháp dạy học là cách thức dạy học của nhà giáo dục với học sinh
nhằm mục đích giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế
giới quan và các năng lực khác.
+ Biện pháp là một bộ phận của phưong pháp nó là cách thức, cách làm một
việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi: Là cách thức con
người thực hiện hành động đếm để kiểm tra số lượng (STT) của các nhóm đối
tượng hay các đối tượng trong nhóm trên cơ sở những kinh nghiệm cũ đã biết.
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT: Là
cách thức con người thực hiện hành động đếm để kiểm tra số lượng (STT) của các
nhóm đối tượng hay các đối tượng trong nhóm có mục đích, có kế hoạch trong môi
trường tự nhiên trên cơ sở những kinh nghiệm cũ đã biết.


9


KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Từ việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và khái quát các nguồn tài liệu có
liên quan việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT chúng tôi
đưa ra kết luận sau:
- Hoạt động đếm của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là
một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Trên cơ sở
đó hình thành các kỹ năng tư duy: So sánh, phân tích, quan sát, tổng hợp,… Tạo
tiền đề cho trẻ học toán ở trường tiểu học.
- Hoạt động ngoài trời là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với con
người nói chung và đối với trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Với trẻ đây là một hoạt động rất
hứng thú, thú vị đối với trẻ, thu hút trẻ, gây được sự chú ý với trẻ. Thông qua
HĐNT có thể tích hợp việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ: “Trẻ học mà chơi chơi
mà học”. Trong chương trình giáo dục đổi mới mầm non hiện nay tổ chức HĐNT
vừa là sự “Tạo đà” cho hoạt động tiếp theo vừa là nền tảng để hình thức ôn luyện,
củng cố vận dụng những điều đã biết, đã học vào thực tiễn.
Những kết luận trên đây chính là cơ sở lý luận để chúng tôi căn cứ vào đó để
xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT.

10


CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG ĐẾM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HĐNT
2.1 Mục đích điều tra thực trạng:
- Nhằm tìm hiểu thực trạng của việc dạy đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp tác động nhằm phát triển

khả năng đếm cho trẻ.
- Quan niệm của giáo viên mầm non về việc sử dụng một số biện pháp rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT.
2.2 Nội dung điều tra:
a. Thực trạng nội dung chương trình dạy đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi
b. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
về việc rèn luyện kỹ năng đếm và các biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm thông
HĐNT.
c. Thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện kỹ năng đếm
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT.
d. Thực trạng mức độ phát triển kỹ năng đếm của trẻ 5 – 6 tuổi dưới tác động
của các biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm đa dạng được giáo viên sử dụng.
2.3 Thời gian điều tra:
Chúng tôi tiến hành điều tra từ 18/10/2013 đến 29/01/2014 tại 2 trường Mẫu
Giáo Thuận Hưng 1, Mẫu Giáo Trung Nhứt:
Trường Mẫu Giáo Thuận Hưng 1 – Quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ.
Trường Mẫu Giáo Trung Nhứt – Quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ.
Tiến hành điều tra 16 GVMN dạy lớp MGL tại 2 trường Mẫu Giáo trên và
35 trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp MGL lá1 Trường Mẫu Giáo Thuận Hưng 1.
Trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non được tiến hành điều tra:
- Đại học: 2/16 (12,5%)
- Cao đẳng: 5/16 (31,25%)
11


- Trung cấp: 9/16 (56,25%)
Thâm niên công tác:
- Dưới 5 năm: 03 (18,75%)
- Từ 6 – 10 năm: 08 (50%)

- Từ 11 đến 15 năm: 02 (12,5%)
- Trên 15 năm: 03 (18,75%)
2.4 Phương pháp điều tra:
- Phương pháp quan sát: Quan sát toàn bộ quy trình tổ chức HĐNT cho trẻ 5
– 6 tuổi tại trường mầm non, chú ý đến các biện pháp tổ chức của giáo viên nhằm
rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket với các giáo viên mầm non và cán
bộ quản lí.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với giáo viên mầm non về
việc sự dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo
viên mầm non
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu điều tra.
- Phương pháp khảo sát mức độ nắm phép đếm của trẻ 5 – 6 tuổi.
2.5 Phân tích kết quả điều tra:
a. Thực trạng nội dung chương trình dạy đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi:
Thực trạng nội dung chương trình dạy đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non
được tiến hành theo chương trình đổi mới. chương trình dạy đếm cho trẻ mẫu giáo
bao gồm rất nhiều bài, riêng chương trình dạy đếm cho trẻ mẫu giáo lớn bố trí 19
bài bao gồm cả những bài ôn luyện củng cố (4 bài) và những bài cung cấp nội
dung kiến thức mới (15 bài) theo xu hướng phát triển những kiến thức, kỹ năng mà
trẻ đã được trang bị ở các lứa tuổi trước. Ví dụ: Cho đến lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ
mới được làm quen đến số 5, thêm bớt trong phạm vi 5. Đến tuổi mẫu giáo lớn trẻ
học đếm và thêm bớt, chia các đối tượng thành 2 phần, tách góp các nhóm đối

12


tượng và đếm theo các cách khác nhau và được khái quát thành các con số cụ thể
trong phạm vi 10
Chẳng hạn: Số 9 có 4 cách chia đó là: 1 và 8; 2 và 7; 3 và 6; 5 và 4.

Như vậy, về nội dung của trương trình dạy đếm cho trẻ mẫu giáo lớn, trẻ
phải biết đếm đúng đến 10, nhận biết các số từ 1 – 10; phân biệt liên hệ và mối liên
hệ số lượng trong phạm vi 10. Trẻ nắm được các phép biến đổi đơn giản như:
Thêm bớt, chia các nhóm đối tượng cụ thể trong phạm vi 10 ra làm 2 phần theo các
cách khác nhau.
- Về kỹ năng, đến lứa tuổi này trẻ phải thành thục các kỹ năng đếm, thêm
bớt, khái quát nhóm vật bằng các con số cụ thể. Đồng thời mở rộng biểu tượng của
trẻ về sự đa dạng của các nhóm vật có ở xung quanh. Trẻ phải thao tác với các
nhóm vật có số lượng trong phạm vi 10 và làm quen với cách chia một nhóm vật
thành 2 phần theo các cách khác nhau.
Nhìn chung, chương trình dạy đếm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được xây
dựng có hệ thống, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ và với tình hình thực tế giảng
dạy của mọi địa phương trong cả nước. Nội dung chương trình cho phép các giáo
viên ở các địa phương khác nhau có thể linh hoạt trong việc sử dụng các đồ dùng,
đồ chơi thay thế để dạy trẻ.
b. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 5 – 6
tuổi về việc rèn luyện kỹ năng đếm và các biện pháp rèn luyện kỹ năng đếm
cho trẻ thông qua HĐNT.
- 100% các GVMN trực tiếp dạy tại các lớp MGL đều thấy rằng việc rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ là rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nhận biết
nói chung và nhận biết số lượng nói riêng.
- 100% các giáo viên cho rằng việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi
có thể tiến hành thông qua hoạt động hình thành biểu tượn toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Ngoài ra việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi còn có thể tích hợp trong rất
nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó có thể rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ
13


trong các hoạt động học tập đa dạng như: Hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động
giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình,… và các hoạt động khác như: Hoạt động vui

chơi, HĐNT, hoạt động độc lập của trẻ vào thời gian chiều,…
- 100% GV được điều tra cũng cho rằng có thể tiến hành việc rèn luyện kỹ
năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT, song có 3/16 GV (18,75%) cho rằng
việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT nên tiến hành
thường xuyên, 2/16 GV (12,5%) thỉnh thoảng mới tiền hành rèn luyện kỹ năng đếm
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT.
- Về mức độ rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT của
giáo viên: Kết quả điều tra còn cho thấy 100% GV thỉnh thoảng có tiến hành rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT. Phần lớn GV cho trẻ chơi
trong thời gian HĐNT nhiều hơn là học. Ở trường Mấu Giáo Thuận Hưng trong
thời gian trẻ HĐNT thì thời gian dành cho hoạt động học có chủ đích với trẻ
thường diễn ra rất ngắn, sau đó trẻ thường được chơi với một vài trò chơi vận động
quen thuộc, phần lớn thời gian còn lại trẻ được chơi tự do với các đồ chơi ngoài
trời. Như vậy thời gian trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời là nhiều nhất. Các
hoạt động hay được các GV lồng ghép trong HĐNT đó là hoạt động cho trẻ khám
phá môi trường xung quanh, HĐ tạo hình, âm nhạc,… còn hoạt động đếm ít được
các GV quan tâm, chú ý.
- Có 5/16 (31,21%) số GV thường tổ chức rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ
vào phần đầu của HĐNT: Đó là HĐ học có chủ đích. Trong hoạt động này GV
thường tổ chức cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng theo các chủ điểm giáo dục, kết
hợp cho trẻ đếm số lượng các vật chẳng hạn như: Các con hãy quan sát xem có tất
cả bao nhiêu bông hoa, bao nhiêu quả,… Có 3/16 (18,75%) GV cho rằng nên tiến
hành rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ vào phần trò chơi vận động; ở phần này các
GV thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian quen
thuộc như: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây,… Tuy nhiên trong phần này nội
dung rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ thường hạn chế, nội dung tích hợp ít và đơn
14


giản. Đến phần chơi tự do các GV thường tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi sẵn

có ngoài trời hoặc cho trẻ vẽ, hoặc xếp hột hạt theo yêu cầu của GV. Ở phần này
chỉ có 4/16 (25%) số GV có tiến hành rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ. Số còn lại
2/16 (12,5%) số GV thường tổ chức rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ qua cả 3 phần
của HĐNT. Như vậy có thể cho rằng, một số GV đã chú ý đến việc rèn luyện kỹ
năng đếm cho trẻ thông qua HĐNT, tuy vậy nội dung hoạt động này còn đơn giản,
chưa phong phú; việc rèn luyện kỹ năng đếm của trẻ còn ở mức độ đơn giản. Như
vậy, có thể thấy rằng trẻ chưa có được cơ hội học tập và hoạt động thực sự.
Nguyên nhân có thể là do các GV chưa coi trọng việc tổ chức HĐNT, chưa thấy
được ý nghĩa sâu sắc cảu nó và đặc biệt chưa thấy được ý nghĩa to lớn của HĐNT
trong việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ.
- Về mục đích cho trẻ 5 – 6 tuổi rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ thông qua
HĐNT:
100% số GV cho rằng việc tiến hành rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua HĐNT đều nhằm được mục đích củng cố những kiến thức, kỹ năng
đã học cho trẻ và cho rằng đây là mục đích đầu tiên, quan trọng nhất trong việc rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ thông qua HĐNT. 3/16 số GV (18,75%) được điều tra
cho rằng việc rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐNT nhằm mục
đích hình thành cho trẻ kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
9/16 số GV (56,27%) được điều tra cho rằng mục đích của việc rèn luyện kỹ năng
đếm cho thông qua HĐNT là để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của trẻ. 7/16 số GV
(43,75%) cho rằng mục đích là để tăng hứng thú nhận biết của trẻ trong HĐNT.
Còn lại số ít GV cho rằng việc tiến hành rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ thông qua
HĐNT còn nhằm cho trẻ làm quen với kiến thức, kỹ năng mới mặc dù nội dung
này ít được tiến hành hơn. Thông qua HĐNT GV có thể cung cấp những nội dung
toán học mới, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng đếm với điều kiện là có sự giúp đỡ của
các đồ dùng trực quan. Nội dung dạy mới thường được GV tiến hành dạy vào phần

15



HĐ có chủ đích; còn trò chơi vận động và chơi tự do ở ngoài trời giúp trẻ củng kiến
thức, kỹ năng vừa được học bằng hệ thống các bài tập, trò chơi đa dạng.

16



×