Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẾM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HĐNT - PHẦN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 13 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 35 – 40 phút
Số lượng trẻ: 30 – 35 trẻ
I. Mục đích giáo dục:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số cách chăm sóc cây cảnh như: Cách tưới nước cho cây,
không bẻ cành, hoa,…
- Trẻ biết được tên và một số đặc điểm của một số loại hoa.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Rèn luyện kỹ năng đếm số lượng đồ vật, hoa, cây xanh, đồ chơi... trong
phạm vi 10 cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ nghe và làm theo lời cô.
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ, hợp tác với các bạn trong quá trình hoạt động.
II. Chuẩn bị môi trường:
1. Không gian:
Khoảng không gian ngoài trời đủ rộng, râm mát, sạch sẽ, có các cây xanh.
2. Phương tiện giáo dục:
Hai chiếc rỗ, các lô tô về các loại hoa, cây, phấn.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Quan sát cây hoa hồng

Hoạt động của trẻ

“Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau quan sát một số - Trẻ trả lời
hoa ở sân trường nhé”!
Cô dẫn trẻ ra xem.


1


Cô đàm thoại với trẻ về một số loại hoa:
- Hỏi trẻ tên các loại hoa kết hợp giới thiệu cho trẻ.
- Cô giới thiệu cho trẻ đặc điểm của một số loại hoa
như: Cây hoa hồng: Hoa hồng có nhiều cánh, thân có
nhiều gai,…
- Cho trẻ đếm số bông hoa hồng, những chiếc lá trên - Trẻ thực hiện
cây hoa hồng.
* Hoạt đông 2: Trò chơi vận động:
- Phân nhóm trẻ thành 2 đội: đội sơn ca và đội họa - Trẻ lắng nghe và thực
mi.

hiện

- Trò chơi có tên: “Ai nhanh hơn”, cách chơi và luật
chơi như sau:
Cách chơi: Trẻ ở các đội sẽ thi đua xem ai nhanh hơn
bằng cách lấy các loại hoa mà cô yêu cầu, khi đã lấy
được rồi các con hãy chạy nhanh bỏ vào rổ ở trên
đây, rồi chạy thật nhanh về cuối hàng, tiếp tục bạn
khác.
Luật chơi: Các con sẽ chơi theo luật tiếp sức trong
thời gian là một bài hát đội nào lấy được nhiều hoa
hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
Lần 1: Đội sơn ca lấy cho cô 9 bông hoa hồng có
màu đỏ. Đội hoại mi lấy cho cô 9 bông hoa hồng màu
vàng.
Lần 2: Đội sơn ca lấy cho cô 10 chiếc lá trên cây có 9

bông hoa màu đỏ. Đội họa mi lấy cho cô 10 chiếc lá
trên cây có 8 bông hoa.
Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đếm kết quả giành được,
nhận xét, động viên khuyến khích trẻ.
2


* Hoạt động 3: Chơi dân gian.
Hôm nay cô thấy các con chơi rất là giỏi cô sẽ - Trẻ thực hiện
thưởng cho các con chơi thêm một trò chơi nữa đó là
trò chơi “Dung dăng dung dẻ”
Cách chơi: Bây giờ cô cháu ta cùng nắm tay lại và
đi vòng tròn đọc đồng dao dung dăng dung dẽ...ngồi
xụp xuống đây, thì tất cả các con cùng ngồi xuống.
Cho cháu chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 4: Chơi tự do:
Cho trẻ ôn luyện vẽ các loại cây, loại hoa mà trẻ
thích. Mỗi trẻ phải vẽ 10 loại cây, loại hoa.
3.2.2 Sưu tầm, lựa chọn các TCHT phù hợp với hoạt động rèn luyện kỹ
năng đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi:
* Mục đích sử dụng:
Rèn luyện kỹ năng đếm thông qua TCHT sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, trẻ giải
quyết các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra dưới hình thức chơi vui vẻ mà vẫn đạt
hiệu quả cao. Học đếm nhẹ nhàng mà không hề gò ép trẻ phải như thế này hay thế
kia.
* Cách tiến hành:
- Các TCHT phải phù hợp với mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của trẻ 5 – 6
tuổi. Nội dung dạy đếm của trò chơi phải hướng đến “vùng phát triển gần nhất” của
trẻ, không quá khó đối với trẻ và phải luôn có yếu tố mới mẻ.
- Các trò chơi được sử dụng phải hướng cho trẻ được luyện tập trí tuệ thực sự

và tạo nhiều cơ hội để trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào những hoàn cảnh
khác nhau.

3


- Các TCHT được lựa chọn cần được sắp xếp thành hệ thống từ dễ đến khó
để tiện sử dụng vào quá trình rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ trong quá trình tổ chức
HĐNT.
- Các TCHT phải phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất của từng trường lớp
như: Đồ dùng, đồ chơi, diện tích chơi ngoài trời. Chẳng hạn: Nếu chúng ta tổ chức
cho trẻ chơi “bịt mắt bắt dê” thì phải có diện tích rộng để trẻ chơi.
- Để rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ thông qua HĐNT chúng tôi sử dụng hệ
thống các TCHT sau:
+ TC: “Ai nhanh hơn”
+ TC: “Tìm vườn”
+ TC: “Thi ai tinh”
+ TC: “ Bật ô”
+ TC: “Cây nào quả ấy”…
- Khi tiến hành các trò chơi chúng ta phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nói tên trò chơi cho trẻ biết.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi rõ ràng.
Bước 3: Tiến hành chơi
Với những trò chơi khó cô có thể chơi mẫu cho trẻ quan sát và nắm cách
chơi. Sau đó cho một vài trẻ khá lên chơi, tiếp đó là cho cả lớp cùng chơi, một điều
cần chú ý là các trò chơi hướng đến nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ đòi
hỏi trẻ phải thực hiện được nhiệm vụ nhận thức khi trò chơi kết thúc và được khái
quát lại bằng con số kết quả. Vì thế GV cần bao quát trẻ sát xao trong khi tiến hành
chơi, hướng dẫn trẻ lúc cần thiết, tìm hiểu cách thức trẻ thực hiện các thao tác để
giải quyết nhiệm vụ chơi mà GV đưa ra cho trẻ. Sau mỗi lần chơi cho trẻ tự nhận

xét kết quả chơi của mình và sau đó là GV nói kết quả chơi; nhận xét rút kinh
nghiệm cho các buổi chơi lần sau.
3.2.3 Xây dựng hệ thống bài tập đếm đa dạng và phức tạp dần phù hợp với
khả năng đếm của trẻ.
4


* Mục đích sử dụng:
- Nhằm rèn luyện kĩ năng đếm và phát triển khả năng nhận biết số lượng cho
trẻ, và phát triển khả năng khái quát số lượng kết quả bằng các thẻ số tương ứng.
- Việc sử dụng bài tập đếm đa dạng, và phức tạp dần sẽ giúp trẻ hứng thú,
tích cực tham gia hoạt động nhờ vậy kĩ năng đếm của trẻ cũng được nâng cao.
* Cách tiến hành:
Bản chất của biện pháp sử dụng hệ thống bài tập đếm da dạng là nhằm: củng
cố kĩ năng đếm cho trẻ, khái quát lại những hiểu biết của trẻ về những sự vật, hiện
tượng, những âm thanh, chuyển động ở xung quanh trẻ. Mặt khác tư duy của trẻ là
tư duy trực quan hình tượng – chúng sẽ rất thú khi chúng được nhìn tận mắt, thao
tác trực tiếp bằng đôi tay của mình với những đồ vật xung quanh để thay đổi vị trí
các nhóm vật, lắng nghe và đếm số lượng các âm thanh, chuyển động; biến đổi số
lượng của chúng và khái quát số lượng đó bằng các con số. Trẻ thấy được 2 nhóm
vật tuy khác nhau nhưng có số lượng bằng nhau.
Để bài tập đếm trở nên đa dạng, phức tạp dần và đạt được hiệu quả cao thì
trước tiên: tìm hiểu, kghảo xát đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tư duy của trẻ, đồ
dùng trực quan... để đưa ra hệ thồng bài tập vừa sức với trẻ; hệ thống bài tập đó
phải được xây dựng từ dễ đến khó; từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ:
- Đếm theo hàng ngang; nhóm vật thuần nhất không thuần nhất
- Đếm theo các cách khác nhau: các vật được sắp sếp không theo một trình tự
nhất định ( Sắp xếp theo các cách khác nhau trong không gian ).
- Đếm từng vật riêng lẻ

- Đếm với các cơ số khác nhau
- Đếm số lượng các chuyển động
- Đếm số lượng các âm thanh được phát ra.
Khi sử dụng các biện pháp này các giáo viên cần:

5


- Lựa chọn và bố trí đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, tất cả trẻ đều phải
tri giác được.
- Sử dụng đồ dùng trực quan một cách hợp lí vào hoạt động đếm.
- Sử dụng bài tập đếm dùng lời phải vừa sức với trẻ.
3.2.4 Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường cho trẻ thực hiện các
nhiệm vụ đếm khác.
* Mục đích sử dụng:
Nhằm giúp trẻ phát triển kĩ năng quan sát, được vui chơi và đặc biệt là kĩ
năng đếm cho trẻ. Nó giúp trẻ hứng thú hoạt động, tìm tòi, khám phá điều mới lạ,
các kiến thức, kĩ năng của trẻ được cúng cố và bổ sung. Trẻ có cơ hội bộc lộ khả
năng của mình.
* Cách sử dụng:
Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường là việc chúng ta tận dụng địa
điểm, không gian cho trẻ hoạt động, các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Khi
cho trẻ hoạt động các giáo viên cần chú ý: địa điểm cho trẻ hoạt động ở đâu? Cần
bố trí như thế nào? Khu vực cho trẻ hoạt động cần phù hợp với nội dung mà trẻ
hoạt động.
- Tận dụng địa điểm không gian trên sân trường để tổ chức các hoạt động vui
chơi nhằm rèn luyện kĩ năng đếm cho trẻ:
Ví dụ:
Hoạt động vui chơi với các trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, rồng rắn lên
mây; các trò chơi học tập như: tìm nhà, tìm đồ vật theo yêu cầu...Trong các trò chơi

này các GV cần lồng ghép các nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng đếm cho trẻ.
- Tận dụng các đối tượng có sẵn trên sân trường để giao các nhiệm vụ đa
dạng buộc trẻ phải sử dụng kiến thức, kĩ năng đếm đã có để thực hiện chúng.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ đếm số lượng các vật như: Đu quay, xích đu, con vật, số
lượng cây cói có trên sân trường...
Tận dụng không gian ngoài trời để tổ chức các hoạt động đa dạng cho trẻ.
6


Ví dụ: Hoạt động phát triển thể chất, hoạt động tạo hình, hoạt động tìm hiểu
khám phá thiên nhiên, khoa học cho trẻ. Trong các hoạt động này giáo viên giáo
viên tạo, điều kiện, tình huống cho trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm, những kiến thức,
kĩ năng đếm đã biết, đã học vào việc thực hiện , giải quyết các nhiệm vụ thonng
qua các hoạt động ngoài trời mà giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động như: Hoạt
động vận động thể chất cho trẻ tập các động tác thể dục sáng theo nhịp đếm từ 1- 8,
qua hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ chơi bật vòng và đếm số vòng trẻ bật được,
chơi ném bóng và đếm số bóng đã ném được hay chơi ném vòng vào chai cháu có
thể đếm số vòng, chai cháu vừa ném, ngoài ra còn có thể cho trẻ chơi nhật lá bàng,
hạt sỏi và đếm số lượng không phải dừng lại ở đó mà trẻ có thể đếm những gì mà
trẻ cảm thấy hứng thú: đếm số bạn chơi trong nhóm, đếm số lượng đồ chơi đang có
trên sân trường, số chậu kiểng, cây xanh, hoa, số lượng cánh hoa... t: trẻ có thể đếm
tự do hay đếm theo yêu cầu của cô. Giáo viên cần luuw ý các đồ dùng, đồ choei
được vận dụng cho trẻ sử dụng chơi ngoài trời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
trẻ, phù hợp với lứa tuổi nhưng đặc biết là phải có màu sắc đẹp đẹp thu hút được sự
chú ý của trẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng sẳn có ở trường, lớp hoặc có thể vận dụng
đồ chơi tự tạo hay khai thác các đồ vật, đồ chơi có sẳn trong thiên nhiên cho trẻ
hoạt động.
Để viện vận dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động rèn kĩ năng đếm cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao thì đồi hỏi giáo viên phải
thường xuyên thay đổi môi trương cho trẻ hoạt động nhất là việc thay đổi nguyên

vật liệu, đồ dùng đồ chơi để gây được sự chú ý, kích thích sự hứng thú của trẻ khi
tham gia vào hoạt động, giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán và gò bó khi thay gia
hoạt động, từ đó tạo cho trẻ trang thái thoải mái, hưng phấn hơn khi tham gia vào
các hoạt nhưng đặc biệt là hoạt động đếm số lương của trẻ trở nên sinh động hơn.
Ví dụ: Hôm nay giáo viên cho trẻ chơi và đếm các đồ dùng có sẳn trong sân
trường, hôm sau có thể cho trẻ chơi với đồ chơi tự tạo của giáo viên hay đồ chơi mà
7


cô và trẻ cùng làm ra như: thắc chong chó bằng lá dừa, thắc vòng đeo tay, gấp giỏ
sách từ lá chuối, thắc con trâu từ lá xoài, lá mít, làm mũ mão từ các loại lá khác
nhau và cho trẻ đếm số lương đồ dùng vừa tạo ra. Ngơài ra yêu cầu giáo viên phải
tạo được bầu không khí thân mật giữa cô và trẻ, giũa các trẻ trong nhóm bạn trong
suốt quá trình diễn ra hoạt động chơi như: trẻ biết thảo luận nhóm trước khi chơi,
biết chia sẻ, nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi cùng bạn, phải hòa động và
hợp tác với các bạn trong nhóm chơi và biết phối hợp tốt giữa các nhóm chơi.
3.2.5 Sử dụng tình huôngd có vấn đề nhằm giúp trẻ rèn kĩ năng đếm.
* Mục đích sử dụng:
Giúp trẻ hứng thú, tích cực với các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong
việc rèn kĩ năng đếm cho trẻ qua hoạt động ngoài trời.
Trẻ có thể vận dụng vốn kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã biết, đã học vào
những hoàn cảnh, tình huống thực tế, cụ thể ở môi trường xung quanh, từ đó trẻ có
thể giải quyết các tình huống xãy ra trong cuộc sống một cách linh hoạt, khéo léo.
* Cách tiến hành:
Giáo viên có thể sử dụng các tình huống có vấn đề và tạo ra các tình huống
đó để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động, giáo viên chỉ dóng vai trò là người
hướng dẫn, là điểm tựa vững chắc cho trẻ trong quá trình tìm ra biện pháp giải
quyết vấn đề đó, bằng lời gợi ý thông qua các câu hỏi có chủ đích để tác động lên
vùng phát triển gần nhất của trẻ. Từ đó giúp trẻ tìm ra cách giải quyết các nhiệm vụ
được giao một cách nhanh chống và sáng tạo, trẻ thể hiện được vai trò chủ thể của

mình.
Giáo viên cần chú ý khi tạo ra các tình huống có vấn đề phải mang tính thiết
thực, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, gây sự hứng thú đối với trẻ, kích thích được tính tìm tòi,
ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ về thế giới xung quanh. Không phải lúc nào
cho trẻ đọc một bài thơ, hát một bài hát, kể một đoạn truyện hay tổ chức cho trẻ
nấu một bữa ăn mừng sinh nhật búp bê, mà các tình huống có vấn đề đó phải phù
hợp với đặt điểm nhận thức, lứa tuổi của trẻ, các tình huống mà giáo viên tạo ra
8


không quá rắt rối, dài dòng làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt
động để thực hiện nhiệm vụ được gao.
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần tạo mội cơ hội để trẻ tự tìm kiếm,
phát hiện những vấn đề mới, những vấn đề mà trẻ chưa biết qua đó sẽ kích thích
được tính tìm tòi ham hiểu biết khám phá xung quanh từ đó cuốn hút trẻ tích cực
tham gia vào hoạt động. Giáo viên có thể để trẻ tự chủ động lĩnh hội những kiến
thức, kĩ năng mới, năng lực sáng tạo, tính độc lập tích cực trong hoạt động đếm của
trẻ.
Vì thế giáo viên luôn luôn bổ sung và luôn tìm ra tình huống mới khi tổ chức
tiến hành cho trẻ 5-6 tuổi thực hiện hoạt động đếm thông qua hoạt động ngoài trời;
có nghĩa là yêu cầu trẻ phải vận dụng hết vốn kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã
có, đã học trên cơ sở đó trẻ phân tích suy luận, phấn đấu để tìm ra những điều kiện,
biện pháp, cách thức phù hợp để giải quyết tình huống một cách khoa học mang
tính sáng tạo. Qua sự mới mẽ, tìm ẩn trong các tình huống có vấn đề mà giáo viên
sử dụng và tạo ra trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động nhằm mục
đích làm tăng sự hấp dẫn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đếm của trẻ, ngoài ra
nó còn kích thích trẻ tìm tòi khám phá và suy nghĩ, đưa ra các cách đếm khác nhau
để khám phá thế giứoi xung quanh thông qua hoạt động ngoài trơi.
Giáo viên có thể sử dụng và tạo ra các tình huống có vấn đề ở các mức độ
khác nhau:

Mức độ một: giáo viên đặt ra các vấn đề và nêu cách giải quyết vấn đề, còn
trẻ thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên. Cuối cùng giáo viên là người đánh giá kết
quả giải quyết vấn đề của trẻ.
Mức độ 2: Giáo viên nêu ra vấn đề và gợi ý cách giải quyết đề, trẻ là người
giải quyết vấn đề có sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên khi cần thiết. Sau đó cô và trẻ
cùng đánh giá kết quả hoạt động.

9


Mức độ 3: Giáo viên chỉ cung cấp những thông tin để tạo thành tình huống
có vấn đề. Trẻ là người phát hiện vấn đề, tự đề xuất cách giải quyết. Cuối cùng trẻ
cùng cô đánh giá kết quả của hoạt động.
Mức độ 4: Trẻ là người phát hiện và tự nêu cách giải quyết, thực hiện, tự
đánh giá. Giáo viên chỉ có ý kiên bổ sung, trợ giúp trẻ khi cần thiết.
Khi sử dụng biện pháp này được tiến hành theo ba bước sau:
Bước1: Đặt vấn đề ( đưa nhiệm vụ nhận thức)
Tạo ra tình huống có vấn đề, được giáo viên vạch ra khi lập kế hoạch tổ chức
rèn kĩ năng đếm cho trẻ qua hoạt động ngoài trời hoặc có thể đề ra trong quá trình
tổ chức rèn kĩ năng đếm cho trẻ.
Phát hiện và nhận dạng vấn đề cần giải quyết, tùy thuộc vào nội dung hoạt
động và đặt điểm nhận thức của trẻ giáo viên có thể là người đưa vấn đề hoặc gợi ý
trẻ đưa ra vấn đề.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Đế xuất cách giải quyết vấn đề
Lập cách giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch giải quyết
Giáo viên cần xác định được đặc điểm nhận thức của trẻ để đưa ra cách giải
quyết vấn đề hay chỉ đóng vai trò là người gợi ý, còn trẻ tự tìm ra cách giải quyết
vấn đề.

Bước 3: đánh giá kết quả giải quyết vấn đề
3.2.6 Sử dụng các hình thức thi đua để rèn kĩ năng đếm cho trẻ.
* Mục đích sử dụng:
Làm tăng hứng thú, cảm xúc của trẻ trong qua trình thực hiện nhiệm vụ được
giao. Từ đó làm tăng hiệu của việc rèn kĩ năng đếm cho trẻ, cũng cố kiến thức về số
lượng, con số cho trẻ. Góp phần cho trẻ tích cực khi tham gia các hoạt động đếm đa
dạng.
* Cách sử dụng:
10


Chúng ta sử dụng biện pháp này vào quá trinhg hoạt động của trẻ dưới các
dạng khác nhau trong thời gian trẻ học, trẻ thực hiện bài tập, trong thời gian trẻ
chơi ngoài trời.
Có nhiều hình thức thi đua khác nhau:
Thi đua cá nhân
Thi đua theo nhóm, theo tổ, theo đội, theo cập ...
Khi sử dụng hình thức thi đua, chúng ta thường có các hình thức khen ngợi,
phần thưởng cho trẻ: phiếu bé ngoan, cấm cờ, thưởng một tràng pháo tay, nhận giải
nhất nhì...
Chẳn hạn khi giao viên tổ chức các trò chơi, sau mỗi lần trẻ thực hiện đúng
giáo viên có thể khen trẻ bằng cách thưởng một tràng pháo tay, hay cấm cờ ...
3.2.7 Đánh giá kết quả rèn kĩ năng đếm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài
trời.
* Mục đích sử dụng:
Nhằm thu nhận thông tin ngược từ trẻ, qua đó giáo viên nắm được mức độ
kiến thức kĩ năng của trẻ.
Dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên có thể điều chỉnh bổ sung các biện
pháp dạy học sau cho phù hợp với trẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ
năng đếm cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.

* Cách sử dụng:
Đánh giá có ý nghĩa thiết thực đối với việc điều chỉnh hoạt động của trẻ theo
mục đích giáo dục. Trước hết các giáo viên cần đánh giá sau mỗi hoạt động để từ
đó có sự điều chỉnh sau cho phù hợp với nhận thức của trẻ.
Việc đánh giá không chỉ được thực hiện trên giáo viên, mà chúng ta còn loi
cuốn trẻ cùng tham gia đánh giá cùng cô. Từ đó trẻ không những chỉ biết đánh giá
bạn mà trẻ còn biết tự nhận xét đánh giá bản thân mình.
Trên cơ sở đó giáo viên lập phiếu đánh giá hoạt động đếm của trẻ có thể theo
năm, tháng hoặc tuần. Việc lập phiếu đánh giá không những giúp giáo viên nắm
11


được mức dộ kiến thức, kĩ năng đếm của trẻ để từ đó có biện pháp tác động phù
hợp. Phiếu đánh giá còn được sử dụng cho phụ huynh nắm được kết quả học tập
của con mình. Từ đó nắm được mức độ nhận thức của con mình: tốt ở mặt nào và
yếu ở mặt nào để đưa ra các kế hoạch giáo dục sau cho phù hợp với trẻ. Như vậy
việc rèn kĩ năng đếm của trẻ không chỉ được thực hiện ở trường, ở lớp mà việc rền
luyện đó có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi. Do đó hiệu quả của việc rèn luyện
kĩ năng đếm của trẻ sẻ được nâng cao.
Ví dụ: Chúng ta có thể lập phiếu đánh gia trẻ như sau:
Mỗi trẻ là một phiếu theo dõi có thể là một tuần, một tháng hoặc cả năm. Sau mỗi
lần trẻ thực hiện tốt hoặc chưa tốt chúng ta sẽ ghi vào mỗi ô tương ứng.

12


13




×