Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

L 10 32 thayviet CacQuaTrinhDangNhietDangTichDangApDoiVoiKHiLiTuong tomtat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.14 KB, 4 trang )

CÁC QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT, ĐẲNG TÍCH, ĐẲNG ÁP ĐỐI VỚI KHÍ LÍ TƯỞNG
I. TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI
1. Trạng thái
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái: áp suất p,
thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T.
Các thông số trạng thái của một lượng khí có mối liên hệ xác định.

2. Quá trình biến đổi trạng thái
Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình
biến đổi trạng thái.
Quá trình chỉ có hai thông số thay đổi, còn một thông số không đổi gọi là
đẳng quá trình.
Có ba đẳng quá trình: quá trình đẳng nhiệt (T = không đổi), quá trình đẳng tích
(V = không đổi), quá trình đẳng áp (p = không đổi).

II. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT
1. Định nghĩa
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
đẳng nhiệt.

2. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể
tích.

p

1
hay pV =const
V

T= const


Lượng khí biến đổi trạng thái từ 1p1 ;V1 ; T1 
  2 p2 ;V2 ; T2 thì:

p1 V1 = p2 V2
3. Đường đẳng nhiệt
Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.


Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

III. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH
1. Định nghĩa
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là
quá trình đẳng tích.

2. Định luật Sác-lơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ
tuyệt đối.

p

T hay

p
= const
T

V=const
Lượng khí biến đổi từ trạng thái từ 1p1 ;V1 ; T1 
  2 p2 ;V2 ; T2 thì:


p1 p2
=
T1 T2
3. Đường đẳng tích
Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ tuyệt đối khi thể tích
không đổi.
Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc
tọa độ O.


IV. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP
1. Định nghĩa
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình
đẳng áp.

2. Định luật Gay Luy-xác
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ
tuyệt đối.

V

T hay

V
= const
T

p=const
Lượng khí biến đổi từ trạng thái từ 1p1 ;V1 ; T1 

  2 p2 ;V2 ; T2 thì:

V1 V2
=
T1 T2
3. Đường đẳng áp
Là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất
không đổi.
Trong hệ tọa độ (V, T) đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc
tọa độ O.

4. Nhiệt độ tuyệt đối
Nhiệt độ 2730C là nhiệt độ thấp nhất không thể đạt được. Và nhiệt độ này gọi là
“không độ tuyệt đối”.
Nhiệt giai Ken-vin: khoảng cách nhiệt độ 1 Ken-vin (1 K) bằng khoảng cách 10C (nhiệt
giai Xen-xi-út).
Không độ tuyệt đối (0 K) ứng với nhiệt độ 2730C (chính xác là 273,150C).
Mối liên hệ giữa nhiệt độ tuyệt đối T(K) trong nhiệt giai Ken-vin và nhiệt độ t (0C)
trong nhiệt giai Xen-xi-út được biểu diễn bởi công thức:
T(K) = t(0C) + 273


V. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1
Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Tính thể tích của lượng khí
này khi áp suất là 1,25.105 Pa. Biết nhiệt độ được giữ không đổi.
Bài 2
Tính áp suất của một lượng khí ở 300C, biết áp suất ở 00C là 1,20.105 Pa và thể tích
khí không đổi.
Bài 3

Một khối khí chiếm thể tích 2 lít ở nhiệt độ 2270C. Tìm thể tích của nó ở nhiệt độ
5470C, nếu áp suất được giữ không đổi.
Bài 4
Một khối khí chiếm thể tích 2 lít ở nhiệt độ 2270C. Tìm thể tích của nó ở nhiệt độ
5470C, nếu áp suất được giữ không đổi.
Bài 5
Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 20C thì áp suất khí tăng thêm 1/300 lần
áp suất khí ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là bao nhiêu?



×